Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.389 tác phẩm
2.747 tác giả
747
116.713.222
 
Đỗ Hồng Ngọc
Phạm Thanh Chương

 

 

  “Em có về thăm Mũi Né yêu

                        Mười năm như một thoáng mây chiều…

Đỗ Nghê

Hai câu này trong khổ cuối một bài thơ của Đỗ Nghê đăng trên tạp chí Bách Khoa trước năm 1975( Đỗ Nghê là bút danh của Đỗ Hồng Ngọc).

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc là người tiếng tăm lừng lẫy nên đã có rất nhiều ngườiviết về anh, riêng tôi cứ ray rức, muốn nói “một điều gì đó”, dẫu biết rằng nếukhông đủ“nội công thâm hậu” mà cứ viết về vị bác sĩ đã có quá nhiều người biết nầy sẽ chẳng khác gìnhư Tây độc Âu Dương Phong vì nóng lòng luyện Cửu Âm Chân Kinh, một bí kíp võ công thượng thặng nên bị “tẩu hỏa nhập ma” phải đi đầu xuống đất.

      Vào khoảng cuối năm 1977, thời điểm mà cuộc sống mọi người bị xáo trộn và đầy rẫy khó khăn khi cuộc chiến tranh vừa chấm dứt,gia đình tôi đưa cháu trai mới sinh còn trong tháng, từ Vũng tàu lên bệnh viện Nhi Đồng 1 chữa bệnh vàng da. Lúc đó anh Đỗ Hồng Ngọc là Bác sĩ Trưởng Khu phòng khám của Bệnh viện.

 Bệnh viện còn thiếu thốn đủ thứ từ thuốc men, phòng ốc, nhân sự mà  lúc nào cũng “quá tải”. Tôi lại không có kiến thức về Y học để hiểu rõ căn bệnh của cháu bé nên rất lo lắng.     Không có cách nào khác là tìm cớ gặp anh để “nhờ vã” mặc dù tôi không hề quen biết anh, tôi chỉ là một công nhân lam lũ, cũng như bao nhiêu người đến đây chăm sóc bệnh nhân.

  Để gặp được anh không hề là chuyện dễ, chẳng phải anh “quan liêu” hay khó khăn gì, mà vì anh quá bận rộn,  khi nhờ các cô Y tá để xin gặp anh thì lúc nào họ cũng bảo tôi chờ, tôi bèn viết mấy chữ trên tờ giấy nhờ trao giúp cho anh, nhưng khi mở ra xem nội dung, cô Y tá liền trả lại tôi với cái lắc đầu quầy quậy : “Anh lầm rồi, ở đây không có ai là Bs. Đỗ Nghê.”Làm sao tôi “lầm” được? Tôi muốn tạo ra một cái gì “là lạ” để thu hút sự chú ý của anh trong lúc anh quá bận rộn đó thôi, thật may vừa lúc đó anh đi ngang qua và nghe loáng thoáng câu chuyện  anh liền đứng lại hỏi và nhân cơ hội hiếm hoi này, tôi đã “gặp” được anh.

Ngay buổi sáng hôm đó anh đến thăm cháu bé, tôi thấy anh đứng  trao đổi với Bác sĩ điều trị rất lâu. Lúc ra cửa anh bắt tay tôi và nói : “Cháu bé bị chứng vàng da sinh lý, khi ra tháng sẽ từ từ biến mất, bạn cứ an tâm” và  chiều hôm ấy tôi được giấy xuất viện cho cháu về nhà.

Anh Đỗ Hồng Ngọc tốt nghiệp Tiến sỹ Y khoa Quốc gia năm 1969.      Là một thầy thuốc nhưng anh lại vướng víu với văn chương như một “món nợ”mà học giả Nguyễn Hiến Lê đã nói về anh : “Một bác sĩ mà lại là một thi sĩ thì luôn luôn làm cho chúng ta ngạc nhiên một cách thú vị”

Anh tâm sự “ …Khi mới ra trường tôi viết cho học trò như người bạn, người anh viết cho bạn mình, em mình. Khi tôi có con, tôi viết: Cho Các Bà Mẹ Sinh Con Đầu Lòng. Đến 50 tuổi tôi cảm thấy chút heo may già, và tôi đã viết: Gió Heo May Đã Về. Sáu mươi tuổi về hưu, tôi viết : Già Ơi ! Chào Bạn”. Anh nói : “Cuộc sống là vô thường, ai cũng phải già đi, muốn trẻ vĩnh viễn chỉ có thể sống trong môi trường không có thời gian như Từ Thức tới động tiên”.

  Anh có cái nhìn để biết mình đang ở giai đoạn nào của cuộc đời, thật thú vị : “Tôi đo tuổi mình qua cách xưng hô của các bà mẹ bế con đến khám bệnh. Trước đây họ gọi tôi bằng anh, sau gọi tôi bằng chú, rồi bằng bác và mới đây thôi, một chị hãy còn rất trẻ bế đứa bé đến khám bệnh, lúc bé la khóc, chị dỗ nín đi cho ông… ngoại khám con, thì tôi biết mình lên đến ông ngoại rồi mà không hay…”

Năm 1993 anh tu nghiệp y tế Công cộng tại Đại học Harvard ở Hoa Kỳ, năm 1997 anh tu nghiệp giáo dục sức khỏe tại CFES (Pháp), anh cũng là Giảng viên thỉnh giảng bộ môn Nhi tại Đại học Y dược Tp.HCM từ 1981 đến 1995 và là Chủ nhiệm Bộ môn Khoa học hành vi Giáo dục Sức khỏe, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ 1989 đến 2016

 Sau này, khi“mởphòng mạch” trên Mưc Tím, anh dành thời gian nhiều hơn để cộng tác với các tờ báo, trong đó có tờ Áo Trắng nơi tôi đang làm việc

       Khi anh Đỗ Hồng Ngọc về làm Giám đốc Trung tâm Truyền thông – Giáo dục sức khỏe ở đường Nguyễn thị Minh Khai gần vườn Tao Đàn, thỉnh thoảng tôi ghé lại chỗ anh làm việc, lúc gởi anh nhuận bút, lúc trao thư bạn đọc gởi anh. Anh nói năng từ tốn, nhỏ nhẹ, lúc nào cũng có nụ cười, phải chăng đó là thói quen của một người thầy thuốc hàng ngày tiếp xúc với bệnh nhân là những cháu bé lúc nào cũng cần sự dịu dàng?

    Gần năm mươi năm ngoài lĩnh vực chuyên môn của một người thầy thuốc, anh đã xuất bản trên 40 tác phẩm với nhiều thể loại, trong đó có những tác phẩm được tái bản nhiều lần,như : Những Bệnh Thông Thường Trong Lứa Tuổi Học Trò, Viết Cho Các Bà Mẹ Sinh Con Đầu Lòng (trước 1975), Gió Heo May Đã Về, Già Ơi Chào Bạn,  Nghĩ Từ Trái Tim, Sức Khỏe Gia Đình, Những Người Trẻ Lạ Lùng…

   Một buổi sáng tôi ngồi bán báo ở vỉa hè đầu đường Nguyễn Trãi, khi lướt qua phần tin tức tôi bị cuốn hút vào mẫu tin đội tuyển VN thắng Indonesia trong những giây phút đá bù giờ, khi ngước nhìn lên tôi giựt mình thấy anh Bùi Nghi Trang chở anh Đỗ Hồng Ngọc ngồi trên xe gắn máy đậu sát bên tôi, anh cười đôn hậu:

         -Đọc tin gì mà chăm chú vậy?

     Lúc nào anh Đỗ Hồng Ngọc cũng từ tốn, thân thiện và nụ cười thường trực ở trên môi

     Khi đi ngang qua nhà anh, tôi vẫn thấy bảng hiệu ghi phòng mạch Bs. Đỗ Hồng Ngọc nhưng anh không còn khám nữa, người thay anh là: Thạc sĩ. Bs. Đỗ Châu Việt hiện là Trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2 là con trai thứ của anh.

     Xuyên suốt những tập thơ của anh đã xuất bản, khi đọc tôi có cảm nhận: Trong biết bao điều anh muốn nói, có một điều dường như lúc nào cũng lẫn khuất từ trong sâu thẳm của tâm hồn anh, đó là niềm luyến tiếc, thương nhớ khôn nguôi người con gái của anh đã mất: La Ngà, một nữ sinh viên trường Y nết na, thùy mị đã bị tai nạn giao thông trên đường đi công tác xã hội từ thiện.

    Hômgặp mặt nhân dịp phát hành tác phẩm “Tinh Hoa Triết Học Vedànta” của nhà biên khảo Huỳnh Ngọc Chiến tại quán cà phê Đông Hồ ở cuối đường Cao Thắng, một quán cà phê sân vườn thoáng mát, có hồ nước, có cỏ xanh mượt bao quanh lối đi, một nơi yên tĩnh mà anh Đỗ Hồng Ngọc rất thích. Anh kể chúng tôi nghe những lần anh đi nói chuyện tại các đạo tràng hay giao lưu với người đọc, anh nhận được những lẵng hoa từ những ngưởi ngưỡng mộ đôi khi có cả bì thư mà về nhà khi mở ra anh mới biết là tiền. Tôi nói với anh :

- Anh biết đó là gì không? Theo nhà văn Nguyễn Quang Sáng thì đó  là «  nhuận bút nhân dân »màkhông phải ai cũng nhận được !

      Thời gian những năm sau này, thỉnh thoảng bạn bè chuyển lại cho tôi qua email hay bắt gặp các trang trên mạng những bài viết ký tên Bs. Đỗ Hồng Ngọc, nhưng khi đọc  tôi thấy có cái gì “khôngổn” vì văn phong trong các bài này không hề giống lối viết của anh, có cái gì “dữ dằn” “cứng cỏi” không dí dỏm nhẹ nhàng đôi khi rất mộc mạc như cách viết của anh, tôi thấy là lạ nhưng rồi cũng quên đi. Nhưng khi có vài người bạn nhắn tin, rồi “meo” hỏi tôi : Sao Bs. Đỗ Hồng Ngọc độ rày “đanh thép” quá vậy? Có phải ổng viết hay không?Câu hỏi lẽ ra người nhận không phải là tôi mà lại làm tôi đâm ra bâng khuâng…bối rối.Tôi liền gọi điện thoại cho anh. Từ đầu giây bên kia Bs. Đỗ Hồng Ngọc nói với tôi: “ Vụ này làm anh mệt mỏi lắm rồi, Chương đính chính với bạn em giùm anh  đi”. Thì ra các bài viết khác ký tên tắt là Bs.Ngọc (không ghi đầy đủ họ tên), người đọc “cứ tưởng” là của Bs. Đỗ Hồng Ngọc bèn viết thêm họ và chữ lót vào thành Đỗ Hồng Ngọc rồi chuyển đi, phát tán trên mạng mà khi đọc chúng ta thấy một văn phong rất khác cách viết của Bs. Đỗ Hồng Ngọc. Bản thân tác giả Bs.Ngọc cũng đã viết “Tôi đã từng đính chính rằng chủ blog này không phải là Bs. Đỗ Hồng Ngọc. Nay xin đính chính một lần nữa. Xin các bạn đồng nghiệp đừng gán ghép như thế mà làm khổ vị đồng nghiệp đàn anh” Sau này có các bài của Họa sĩ Đỗ Duy Ngọc và của tác giả Đỗ Hồng cũng bị sửa thành Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc rồi phát tán trên mạng. Có nơi biết nhầm và đã đính chính

 

Cũng  giống như Bùi Giáng, người ta gán cho Đỗ Hồng Ngọc nhiều tên gọi: nhà Phật học, nhà Thiền học,  nhà văn, nhà thơ, thầy thuốc… Dù bất cứ tên gọi gì, dù nổi tiếng cỡ nào thì anh cũng vẫn là một con người, một con người bình thường như bao nhiêu người khác, cũng buồn vui, cũng bệnh tật, cũng… già đi theo năm tháng như mọi người, khác chăng là anh đã đến và đem những kiến thức của mình giúp cho đời giảm bớt nỗi đau, đem lại những phúc lạc, bình yên cho những người đọctác phẩm của anh qua từng trang viết.

Saigon, những ngày vào hạ, 2018

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

,

 

Phạm Thanh Chương
Số lần đọc: 1312
Ngày đăng: 01.06.2018
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đỗ Trung Quân - Phạm Thanh Chương
Nguyễn Nhật Ánh - Phạm Thanh Chương
Đọc tập thơ Đủng đỉnh trăng về - Bùi Minh Vũ
Nhà văn Hồ Việt Khuê với tác phẩm mới - Phan Chính
Trần Hoàng Vy “những trang thơ thơm ngát gió sông Trà” - Lê Ngọc Trác
Hai văn tài trên hai cuốn sách - Chế Diễm Trâm
Tôi sinh ra để cháy - Nguyễn Thánh Ngã
Đọc “Dấu hỏi” của Đặng Xuân Xuyến - Đặng Xuân Xuyến
Đọc “Miền thơ thao thức” - Bùi Minh Vũ
Biển của Nguyễn Thanh Lâm trong Rừng Xanh Mưa - Đặng Xuân Xuyến