Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
804
116.617.752
 
Trong nỗi âu lo
Phạm Thanh Chương

                 

 

Bằng một giọng trầm tĩnh và từ tốn Đại sư Ajahn Chah giảng cho người nữ đệ tử già yếu sắp mạng chung những lời giản dị nhưng vô cùng sâu sắc như lời tâm tình của một người cha với đứa con trước lúc đi xa . Ngài nói “ …Con phải hiểu rằng Đức Phật với phước huệ vô biên cũng không thể tránh được cái chết. Bây giờ con phải tập bằng lòng với những năm tháng con ở trong thân xác này, con phải cảm thấy rằng như vậy cũng đã đủ rồi…”.

 Tất cả những gì hiện hữu ở đây cũng sẽ thay đổi, tàn phai. Vạn vật trong vũ trụ đều bị hủy hoại theo thời gian, sắt thép rồi cũng phải mục rã, rắn chắc như đá rồi cũng bị bào mòn.

 Người già có cái khổ của người già, cái khổ của tật bệnh, đau yếu. Người nghèo mang cái khổ của của người nghèo, cái khổ của sự túng quẩn, nợ nần. Người giàu có họ cũng có cái khổ riêng của họ.

 Không có nơi nào an lạc thực sự cho con người nếu ở đó không có sự chân thực,  thiện lành, và từ bi hỉ xả.

 Trong đời sống của một kiếp người, niềm vui, hạnh phúc thường rất ít ỏi, nhỏ nhoi. Nhưng nỗi thống khổ, đau buồn, bất hạnh thì lúc nào cũng có, nơi nào cũng có, ở đâu cũng có.

 Đức Phật ra đời như một niềm an ủi lớn lao cho tất cả chúng sinh vốn đã ngập chìm trong khổ đau và phiền não. Người chỉ nhận mình là bậc đạo sư tức là người chỉ đường để diệt khổ tìm sự an lạc cho con người.  Cái khổ cùa chúng sinh thì muôn hình vạn trạng… khổ vì nghèo đói, khổ vì tật bệnh, khổ vì tham ái, khổ vì trái ngan trắc trở,  khổ vì sinh ly tử biệt... Niềm vui nếu có cũng chỉ thoáng qua trong phút chốc để rồi sau đó còn lại là nỗi ngậm ngùi.

  Đại sư nói tiếp với người đệ tử “…Con đã sống một thời gian dài, mắt con đã thấy được nhiều hình sắc, tai con đã nghe bao nhiêu âm thanh, con đã có bao nhiêu kinh nghiệm trong đời…và chúng chỉ thế thôi… Đức Phật dạy rằng mọi chúng sinh dù người hay thú, dù giàu hay nghèo, già hay trẻ không ai có thể tồn tại mãi mãi trong một tình trạng, chúng chỉ là một thực tại tạm thời, mọi thứ đều phải thay đổi, suy tàn và hoại diệt”.

 

  Ajahn Chah (1918-1992) là một vị cao tăng người Thái Lan tu theo truyền thống khổ hạnh, ngài chỉ sống ở rừng già hay những nơi xa xôi hẻo lánh, theo lối sống của các vị du tăng đầu đà. Những lời giảng của ngài bình dị, thiết thực, mộc mạc và  hết sức gần gủi trong cuộc sống.

 Người đệ tử chăm chú, run rẫy nghe từng lời nói của Đại sư :

“…Con hãy buông xả, quên đi, quên hết mọi việc, con đừng ôm ấp bất cứ điều gì. Hãy để tâm tĩnh lặng. Đức Phật dạy chúng ta phải buông bỏ hết mọi sự giả hợp không thật trên thế gian này. Con đường đưa đến giải thoát khỏi vòng sinh tử là việc chúng ta phải tự mình làm…”

 

Kiếp sống của tất cả chúng sinh cũng tựa như giòng nước chảy xuôi từ nguồn về biển cả, thân xác trải qua những thời kỳ :  thơ ấu, trẻ trung, già yếu, tật bệnh rồi tiến dần tới cái chết. Không thể khác được và cũng không thể thay đổi được. Đó cũng là lẽ tự nhiên, vì cái gì do duyên hợp thì dù mau hay chậm rồi cũng phải tan rả theo luật vô thường.

 

     Saigon, tháng 4.2015

                                                                        

 

 

 

Phạm Thanh Chương
Số lần đọc: 2248
Ngày đăng: 19.04.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Từ nay khép lại - Phạm Thanh Chương
Hồi quang từ một “ Bến Xuân” - Nguyễn Nhã Tiên
Dáng xưa tôi tìm - Phan Trang Hy
Cây Sài Gòn - Nguyễn Đức Tùng
Tình và Thơ Xuân Năm Mùi - Nguyễn Nguyên Phượng
Giao thừa, phút giây đầu tiên Xuân mới - Nguyễn Nguyên Phượng
Hương bánh quê nhà - Lương Anh Đào
Hà Giang "Mùa Hoa Tam Giác Mạch lại về" - Minh Nguyễn
Ngày Giỗ Mẹ - Tuệ Thiền
Đường thi thấm đẫm mùa xuân - Huỳnh Minh Tâm