Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
673
116.669.429
 
Nhà văn Murakami Haruki nói về tiểu thuyết “1Q84”.
Nguyễn Quốc Vương

Nguyễn Quốc Vương dịch từ báo Mainichi (Nhật Bản)

 

Nhà văn Murakami Haruki, người vừa công bố tiểu thuyết “1Q84”, cuốn tiểu thuyết đang được bàn luận sôi nổi vào tháng 5/2009 (tập 1, 2 do nhà xuất bản Shincho ấn hành) đã đồng ý trả lời phỏng vấn báo Mainichi. Cuốn tiểu thuyết là câu chuyện đa tầng khắc họa “sự đối lập giữa cá nhân và hệ thống” trên vũ đài Nhật Bản thập kỉ 80 của thế kỉ XX .

 

PV: Tiểu thuyết “1Q84” đến thời điểm hiện tại tính chung cả hai tập đã được in 18 lần. Tập 1 in được 1.230.000 bản, tập hai in được 1 triệu bản và tác phẩm đã gây ra hiệu ứng kinh ngạc.


Nhà văn Murakami: Tôi nghĩ rằng độc giả trung thành của tôi có khoảng từ 15 đến 20 vạn  người. Nếu ở chừng đó thì điều mình muốn gửi gắm sẽ được tiếp nhận đúng như thế. Nhưng một khi lên đến 50 vạn, 100 vạn thì không thể biết được những ai đã đọc và họ có cảm tưởng như thế nào”.


PV: Tiêu đề bí ẩn vốn bắt nguồn từ tác phẩm “Năm 1985” của George Orwell (xuất bản năm 1949) cũng chứa đầy đầy ma lực và ẩn chứa bí mật?

 

Nhà văn Murakami: Lúc đầu tôi định lấy tiêu đề là “1985”. Tuy nhiên trong quá trình viết, tôi có trò chuyện với đạo diễn Michael Radford người đã chuyển thể tác phẩm của Orwell thành phim và nhận ra nhà văn người Anh Anthony Burgess đã viết tác phẩm có tên “1985”. Sau khi suy nghĩ rất nhiều tôi đổi tên thành “1Q84”. Khi viết xong, tôi tra trên internet và  nhận ra Asada Akira cũng công bố một cuốn sách trùng tên  có kèm theo băng cát-sét. Nhưng do đã mất nhiều công sức vì thế mà tôi đã thông báo cho Asada Akira. Câu chuyện rắc rối như thế đấy.

 

PV: Đã hơn 3 tháng kể từ khi phát hành. Trong thời gian này khi nghe những lời phê bình thì…


Nhà văn Murakami: Tôi hoàn toàn không đọc. Tôi thường không đọc các lời phê bình đặc biệt lần này tôi lại đang viết tập 3. Đó là do tôi muốn tập trung hoàn toàn để viết. Khi viết xong tập 1, tập 2 tôi nghĩ rằng thế là tất cả đã kết thúc. Tôi lúc đầu muốn viết hai tập nhưng sau một thời gian thì lại có cảm xúc muốn thử viết đến tập 3. Không biết rồi từ giờ trở đi sự thể sẽ ra sao nữa. Tôi dự định sẽ công bố nhanh nhất vào đầu mùa hạ năm tới.

 

PV:  Nhân vật chính là người phụ nữ 30 tuổi có tên “Aomame” và người đàn ông có tên “Tengo” cũng 30 tuổi. Câu chuyện càng tiến triển thì mối quan hệ cả hai người cũng không ngờ đến càng hiện rõ. Aomame, người thông thường làm việc với tư cách là huấn luyện viên thể thao, đã bí mật nhúng tay đưa người đàn ông có hành vi bạo lực gia đình khó tha thứ vào “thế giới đó” một cách bí mật là nhân vật vốn không có trong tác phẩm của Murakami?


Nhà văn Murakami: Trong quá khứ tôi không giỏi về việc khắc họa phụ nữ nhưng dần dần thì tôi đã có thể khắc họa một cách vui thích và tự do. Aomame cũng nằm trong lộ trình mở rộng đó chứ không phải là một sự tạo hình có ý thức đặc biệt. Thêm nữa, ở thời hiện đại phụ nữ lại sắc sảo và can đảm hơn  vì thế với tôi việc tự tin khắc họa sẽ dễ dàng hơn. Đàn ông gần đây không có gì là khỏe (cười) và cũng có thể việc khắc họa đàn ông khỏe mạnh đang dần trở nên khó khăn. Cho dù thế nào đi nữa thì tôi vẫn muốn từng bước một mở rộng nhân vật được khắc họa và làm câu chuyện thêm hấp dẫn.


PV: Vũ đài thập niên 80 so với những năm 60-70 chao đảo bởi các cuộc tranh đấu trong trường đại học và thập niên 90 với sự sụp đổ của cơ cấu chiến tranh lạnh nhìn có vẻ hòa bình hơn. Tác giả, một người thuộc thế hệ “đấu tranh” đã trải qua “mùa chính trị” tại sao lại chú ý đến thời kì này?

 

Nhà văn Murakami: Lịch sử tinh thần của thế hệ chúng tôi có một đại tiền đề. Văn hóa  phản kháng, cách mạng, chủ nghĩa Mác đã rất thịnh hành từ nửa cuối thập niên 60 đến đầu thập niên 70 và nó va đập với điều đó gây ra sự phân liệt. Phương hướng bạo lực và cực đoan như “Liên hợp hồng quân” hay tư tưởng công xã. Và rồi sau khi phong trào cách mạng bị sụp đổ bởi vụ án “Liên hợp hồng quân” thì lại đi tới  chuyện “Sinh thái học mới” và “Thời đại mới”. Tôi có nhận thức rằng chuyện sinh ra và hành động của “Liên hợp hồng quân” cũng giống như sự sinh ra và hành động của giáo phái Aum. Không phải việc tôi muốn khắc họa bản thân Aum mà tôi muốn khắc họa trong tiểu thuyết thế giới của Aum nơi đưa vào một hiện thực khác giống như “hộp trong hộp” của thế giới chúng ta đang sống.

 

PV: Trong “1Q84”, con người đến lúc nào đó sẽ chuyển sang thế giới của ngôi nhà “1Q84” . Và ở đó xuất hiện những tổ chức gợi nhắc đến “Liên hợp hồng quân” và Aum như “Akebono” và “Sakigake”.


Nhà văn Murakami: Đó là sự ngẫu nhiên. Aum lần đầu tiên mở đạo trường vào năm 1984. Thập niên 80 sau khi chủ nghĩ lý tưởng của nửa sau thâp niên 60 sụp đổ là thời đại nằm giữa cuộc khủng hoảng dầu mỏ và sự đổ vỡ kinh tế bong bóng. Tôi nghĩ rằng nó mang tính chất tượng trưng đậm nét. Ở đó quyền lực có ở nửa sau thập niên 60 đã nằm ở dưới lòng đất như mắc-ma và cuối cùng thì xuất hiện dưới hình thức như là bong bóng. Bong bóng cuối cùng đã làm sụp đổ thể chế hậu chiến bằng việc nổ tung. Thập niên 80 đã dần tiến về sự sụp đổ như thế. Sau khi chủ nghĩa lý tưởng sụp đổ người ta không biết sẽ lấy gì làm chỗ dựa tinh thần. Sự hỗn mang hiện nay thực ra cũng là kết quả của điều đó mà thôi.


PV: Sau khi phỏng vấn những người bị hại trong vụ án xả khí độc Sarin ở ga tàu điện ngầm năm 1995, ông đã viết các tác phẩm “non fiction” khác như “Underground”. Trong bài phát biểu tại lễ nhận giải thưởng văn học Israel vào tháng 2 năm nay ông cũng có nói về “hệ thống” đối lập với tinh thần của cá nhân con người?


Nhà văn Murakami:  Sự đối lập, xung khắc giữa cá nhân và hệ thống là chủ để quan trọng nhất đối với tôi. Mặc dù không thể không có hệ thống nhưng nó cũng làm cho con người phi nhân hóa ở nhiều phương diện. Đối với những người bị giết và bị thương trong vụ án khí độc Sarin thì hệ thống Aum là thứ làm cá nhân tổn thương. Đồng thời những kẻ phạm tội cũng bị áp bức trong hệ thống Aum. Tôi nghĩ rằng cấu tạo áp bức hai tầng đó thật đáng sợ. Chuyện bản thân tự do đến đâu là điều bất cứ khi nào cũng phải suy ngẫm. 

 

PV: Cả tôn giáo và tư tưởng cách mạng đều có điểm chung là có thể tạo ra “hệ thống ác”?

 

Nhà văn Murakami: Trong xã hội hiện nay tính bất khoan dung ví dụ như chủ nghĩa lý tưởng mang tính tôn giáo, chủ nghĩa quốc gia giống như cựu Yugoslavia (chủ nghĩa khu vực) đã nổi lên thành vấn đề. Trong quá khứ đã có sự đối lập  trong cái khung lớn giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản, giữa phản đối chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa thực dân nhưng rồi dần dần nó trở thành thứ mang tính khu vực, phe phái và sinh ra tình trạng khó mà nhìn thấy tổng thể.

 

PV: Trong “1Q84” có xuất hiện nhân vật bí ẩn gọi là “Little People” có sức mạnh phá hoại. “Little People” là người như thế nào, thiện hay ác không rõ nhưng ở tình huống nọ thì là thứ có sức mạnh tạo ra câu chuyện ác. Mặc dù tôi nghĩ rằng “Little Peole” ở trong rừng sâu vượt qua thiện ác nhưng bằng việc có liên quan với mọi người đi ra từ rừng sâu thì cũng có trường hợp có sức mạnh tạo nên thất bại .Cho dẫu nói vậy thì thiện ác hay sự đối lập về giá trị quan không phải là thứ tương đối hóa một cách dễ dàng?

 

Nhà văn Murakami: Thứ mà tôi thực sự muốn khắc họa là sức mạnh tốt đẹp mà câu chuyện có. Việc con người bị trói buộc trong câu lạc bộ nhỏ hẹp đóng kín như Aum là quyền lực xấu xa của câu chuyện. Nó sẽ lôi kéo, dẫn dụ con người theo hướng sai lầm. Điều mà tiểu thuyết gia muốn làm là đưa lại cho mọi người câu chuyện có ý nghĩa rộng lớn trong đó tạo ra sự rung động tinh thần. Chỉ ra thứ gì là sai trái. Tôi tin vào sức mạnh tốt đẹp của câu chuyện như thế và tôi viết trường thiên tiểu thuyết và phạm vi câu chuyện rộng lớn là vì muốn tác động đến nhiều người dù là nhỏ bé. Nói thẳng ra tôi nghĩ rằng cần phải viết nên những câu chuyện có thể đối kháng với chủ nghĩa khu vực và chủ nghĩa lý tưởng một cách tối đa. Ở đó việc đầu tiên phải xác định cho được “Little People” là gì. Và đó là công việc của tôi./.

 

Nguyễn Quốc Vương dịch từ báo Mainichi (Nhật Bản)

 

 

Nguyễn Quốc Vương
Số lần đọc: 3209
Ngày đăng: 26.03.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tinh Thần Nguyễn Trường Tộ - Lê Trân
“…trong môi trường không được thông thoáng, cơ thể văn học thiếu máu thiếu oxy…” - Vũ Trọng Quang
Nhà văn Nguyễn Đức Linh : Với tôi, viết cho thiếu nhi mãi là niềm đam mê ! - Thế Dũng
Nguyễn Hữu Hồng Minh - Nhà thơ hiện nay như con sói trụi lông... - Nguyễn Hữu Hồng Minh
Nhà thơ - nhà nghiên cứu Inrasara: Sự thật lịch sử là bất khả, nhưng vẫn được kể lại - Inrasara
Nhà thơ Phạm Tấn Dũng: Không muốn chấm, phẩy vào mạch thi ca... - Phạm Tấn Dũng
Về Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Sài Gòn - Nguyễn Thị Hậu
NHÃ THUYÊN : Mỗi tác phẩm là một sự vong thân…? - Nhã Thuyên
Nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu: Đi tìm “Hoa mộc miên biên giới” - Nguyễn Linh Khiếu
Bài phỏng vấn nhà thơ Ðặng Hiền - Đặng Hiền