Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
949
116.656.420
 
Tết Ở Đình Bảng Xưa
Nguyễn Khôi

Ấy là vào thời trước năm 1945...

Sắp đến tết,bọn trẻ con chúng tôi thích lắm.cứ ngóng đợi từng ngày: thích tết là vì được nghỉ học, tha hồ chạy nhảy vui đùa không bị ai trông nom đe nẹt. Thích tết vì được Mẹ may cho quần áo mới, được theo Mẹ về chúc tết bên ngoại và chắc mẩm là được ông bà ngoại, các dì các cậu "mừng tuổi thằng Cò" những đồng xu đồng kẽm xâu đầy nặng trĩu 2 đầu giải rút quần, còn những đồng hào bằng kền thì phải buộc thắt nút trong một miềng lụa giấu nhờ vào trong cạp váy hay hầu bao của Mẹ. Tiền xu thì để đánh đáo, ăn quà dần và mua quà cho em, mua bánh đa cho ông nội nhắm rượu; tiền hào thì để mua giấy bút mực đi học. Thích tết nữa là vì sáng mùng một, ăn mặc chỉnh tề, sau một tràng pháo chuột khai xuân nổ đì đẹt, khói mù ở giữa sân, tôi theo Thầy tôi-2 bố con lên nhà trên thắp hương trên bàn thờ lễ gia tiên (mà bàn thờ bao giờ cũng hướng ra đường) rồi xuống nhà ngang chúc tết ông bà nội...xong. Thầy tôi bưng mâm cỗ, tôi xách cút rượu lũn cũn chạy theo lên đền Đô dâng "ngự thiện" cúng các bậc tiên Vương ( 8 vị Vua nhà Lý).

 

Ở nhà...ông nội tôi, sau mấy tuần trà, ông dạo bước trước hiên nhà ngắm dò lan, dò huệ, dò thủy tiên, trông chậu quất, gốc đào mà Bác trưởng mua từ Hà Nội về biếu ông từ hôm 23 tháng chạp. Khi con yểng kêu lên"nhà có khách" là bố con tôi đã đi lễ về. Mâm cỗ dược Thầy tôi hạ xuống đúng cái vòng tròn giữa chiếu cạp điều trải trên phản gỗ.

 

Bà nội tôi đi lấy thêm mấy thứ đồ ăn, chai rượu Làng Vân do bác rể gửi tết...Vào mâm, ông nội tôi ngồi trên đúng vị trí số 1, số 2 bên phải là Thầy tôi, rồi tới tôi, bà nội ngồi bên trái phía ngoài đầu nồi. Thầy tôi rót rượu mời ông bà rồi mới rót cho mình. Ông tôi nâng chén chúc bà và các con cháu một năm mới mọi điều tốt lành,hanh thông...Riêng thằng Cò-cháu nội (con của con trai út), ngồi cạnh ông đây thì được"hớp" theo ông một ngụm rượu cay, thơm ngào ngạt bừng nóng cả mặt. Ông tôi trân trọng xem (bói) đôi chân gà,đồng thời giảng giải cho Thầy tôi thế nào là"cát", "hung", là"xái"...và hứng khởi ngâm một câu thơ chữ Hán "tiền lộ định tri thiên hữu nhãn"...rồi rung đùi cùng cả nhà nâng chén mừng xuân mới.

 

Tết ở Đình Bảng xưa nay không phải là tết để ăn (vì cả năm trong làng có trên 200 ngày cỗ đám khao vọng linh đình. Sự ăn uống của dân làng hàng ngày cơm thịt cá giò chả là chuyện thường). Tết ở Đình Bảng là tết thăm viếng, đi lễ cầu may, cầu tài lộc...Dân Đình Bảng,phải có đến non nửa là đi buôn bán kinh doanh lập nghiệp khăp nơi (kể cả sang Âu Mỹ...) Gia đình và Tổ quốc là rất thiêng liêng...Do vậy, tết là dịp về thăm quê, lễ các Vua nhà Lý. Người Đình Bảng xưa, ngày tết gặp nhau, câu cửa miệng là chào rồi chúc: năm mới...làm ăn phát tài bằng mười năm ngoái. Trời ren rét, nhưng không khí thì đầm ấm vui vẻ...

 

Ăn tết ở Đình Bảng ngoài các món cổ truyền: giò, nem, ninh, mọc, thịt gà lá chanh, cá chép kho khô, chân giò nấu măng, thịt quấn(mỡ), dưa hành...Phong phú nhất là các món bánh:xu xuê, bánh gio, bánh chưng, bánh gai, bánh mật...rồi chè lam,kẹo lạc,xôi vò chè đường, chè kho, hạt dưa, các loại mứt ...tùy đối tượng khách đến chúc tết mà gia chủ bày ra tiếp.

           

Về sinh hoạt văn hóa:ban ngày ở bãi sân đình,sân chùa có đánh đu,đánh cờ người,chọi gà,kéo co,đá cầu..có múa rối trên hồ bán nguyệt ở cửa đền Đô,.tối có hát tuồng,chèo,diễn kịch ở rạp,sân đình đông vui không khác gì ngày hội -thật là vui như tết là vậy...

Nguyễn Khôi
Số lần đọc: 2391
Ngày đăng: 28.01.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bài chòi ngày xuân Xưa và Nay - đi tìm lời giải mã - Phạm Phù sa
Tục Ngữ Khánh Hoà - Lê Khánh Mai
Tìm Hiểu Thang Âm Ngũ Cung Trong Âm Nhạc Huế - Nguyễn Phú Yên
Cây dừa trong văn hóa Tây Nam Bộ - Tiền Văn Triệu
Hệ Thống Phân Loại Nhạc Cụ Trung Quốc - Vương Trung Hiếu
Ma Quỷ Trong Văn Học Việt Nam - Trần Minh Thương
Cách Nói Của Người Miền Tây Nam Bộ Qua Ca Dao - Trần Minh Thương
Cây Bần Trong Văn Hoá Dân Gian Tây Nam Bộ - Trần Minh Thương
Hình Tượng Con Rùa Trong Văn Hoá Dân Gian Nam Bộ - Trần Minh Thương
Cây Cầu Trong Đời Sống Người Tây Nam Bộ - Trần Minh Thương
Cùng một tác giả
Xuân (thơ)