Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.427 tác phẩm
2.747 tác giả
452
117.033.154

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

văn hóa
23.09.2011
Văn Hiến Nền Tảng Của Minh Triết - 6 - Nguyễn Đăng Trúc
Hùng-Vương nghe được mới triệu quần-thần hỏi về kế-hoạch đánh hay giữ. Có nhà phương-sĩ dâng lời nói rằng: - Không gì bằng cầu Long-quân để nhờ âm-phù. Hùng-Vương nghe theo mới đắp đàn trai-giới, đặt vàng bạc lụa là ở trên bàn, đốt hương cầu tế ba ngày thì trời cảm sấm mưa, thoắt thấy một ông già cao hơn sáu thước mặt vuông, bụng lớn, râu mày bạc phơ, ngồi ở ngã ba mà nói cười ca múa; người ta trông thấy, ngờ là người phi-thường mới tâu với vua. Vua thân-hành ra bái-yết, rước vào trong đàn; ông già không ăn uống, không nói năng gì cả. ... <chi tiết>
22.09.2011
Văn Hiến Nền Tảng Của Minh Triết - 5 - Nguyễn Đăng Trúc
Truyện Trầu Cau Đời thượng cổ có một chàng tên là Quan Lang, trạng mạo cao lớn, Quốc vương cho họ là Cao, nhân lấy chữ Cao làm họ, sinh được hai trai, người đầu tên là Tân, người thứ tên là Lang, học với thầy đạo sĩ họ Lưu. *** Nhà họ Lưu có một người con gái, tuổi chừng mười bảy hay mười tám muốn tìm đôi bạn, nhưng không biết người nào là anh em, bèn bưng một bát cháo và một đôi đũa mời hai người ăn để xem ai là anh ai là em. Thấy người em nhường cho người anh ăn trước, nàng bèn ghi nhớ lấy, đem tình thực trình bày với cha mẹ. Cha mẹ gả cho người anh kết làm vợ chồng, tình ái càng ngày càng thân mật. ... <chi tiết>
21.09.2011
Văn Hiến Nền Tảng Của Minh Triết - 4 - Nguyễn Đăng Trúc
Thời thượng-cổ có loài cá mặt giống như mặt người, thường đi chơi trên bờ Đông-Hải, hóa thành hình người, ngôn-ngữ thông-hoạt dần dần sinh lớn ra người trai gái, lấy cá tôm, hến ốc làm vật ăn; lại có giống người mọi sinh ở hải-đảo lấy sự bắt người làm sinh-nhai, cũng thành ra người, cùng với đàn ông đổi chác các phẩm-vật như muối gạo, áo quần, dao búa, thường qua lại ở biển Đông-Hải; trong đó có núi Ngư-Tinh, miệng, răng nhô ra ngoài bờ biển; ở dưới núi có một chiếc hang lớn, đó là nơi cư-trú của Ngư-Tinh; thuyền nhân-dân qua lại phần nhiều bị hại; phong-ba hiểm-yếu, họ không có đàng nào mà tránh; muốn mở một lối đi ngả khác thì họ lại gặp cát đá không thể nào đào được. ... <chi tiết>
20.09.2011
Văn Hiến Nền Tảng Của Minh Triết - 3 - Nguyễn Đăng Trúc
Cháu ba đời Viêm-Đế họ Thần-Nông tên là Đế-Minh, sinh ra Đế-Nghi, rồi đi nam-tuần đến Ngũ-Lĩnh, gặp được nàng con gái Vụ-Tiên đem lòng yêu-mến mới cưới đem về, sinh ra Lộc-Tục, dung-mạo đoan-chính, thông-minh túc-thành; Đế-Minh lấy làm lạ, cho nối ngôi vua; Lộc-Tục cố nhường cho anh. Đế-Minh lập Đế-Nghi làm tự-quân cai-trị phương Bắc, phong Lộc-Tục làm Kinh-Dương-Vương cai-trị phương Nam, đặt quốc-hiệu là Xích-Quỉ-Quốc. Kinh-Dương-Vương xuống Thủy-phủ, cưới con gái vua Động-Đình là Long-Nữ, sinh ra Sùng-Lãm tức là Lạc-Long-Quân; Lạc-Long-Quân thay cha để trị nước, còn Kinh-Dương-Vương thì không biết đi đâu. ... <chi tiết>
19.09.2011
Văn Hiến Nền Tảng Của Minh Triết - 2 - Nguyễn Đăng Trúc
Theo Georges Gusdorf "Huyền thoại là một tư tưởng nhập thể; nếu phải tách huyền thoại ra khỏi kinh nghiệm sống, thì khó tránh được tình trạng làm thay đổi bản sắc của nó, bởi lẽ huyền thoại cống hiến ý nghĩa bên trong của kinh nghiệm sống nầy. Một huyền thoại được giải thích, hoặc được kể lại, thì đã mất đi yếu tố linh hoạt thiết yếu, và bấy giờ chỉ còn là cái bóng của chính nó thôi. Ngược lại, một nhận thức phản tỉnh thì được định hình rõ rệt theo thứ tự của việc trình bày bằng lời nói; nhận thức nầy hướng đến một cấu trúc nhằm giải thích một cách có hệ thống" 31. Ta có thể nói: ... <chi tiết>
18.09.2011
Văn Hiến Nền Tảng Của Minh Triết - 1 - Nguyễn Đăng Trúc
Sử và huyền sử Chương I Sử và huyền sử trong truyện Họ Hồng Bàng Toàn bộ truyện Họ Hồng Bàng được chép thành văn trong cuốn Lĩnh Nam Chích Quái. Về tác giả và niên kỷ của cuốn sách nầy, các nhà nghiên cứu văn học đưa ra một số giả thuyết khác nhau. Một số chủ trương rằng đây là công trình của Kiều Phú và Vũ Quỳnh vào đời Hậu Lê, thế kỷ thứ 15; một số khác lại quan niệm đó là sáng tác của Trần Thế Pháp vào thời kỳ cuối của nhà Trần khoảng từ năm 1370 đến 1400 . ... <chi tiết>
17.09.2011
Chí-Tôn Ca - Bhagavad Gìtà 6. hết - Nguyễn Quỳnh USA
Bạch Đức Thế-Tôn. Có những người khi hành-lễ bỏ những lời khuyên trong kinh-sách ra ngoài, nhưng lòng đầy đức-tin (Sraddhayànvitàs), vậy những người đó sẽ ra sao? Như thế là Chân-tính hay là Ngu-lậu? ... <chi tiết>
16.09.2011
Anh-Hùng Ca Mahàbhàrata Và Xuất-Xứ Của Chí-Tôn Ca - Nguyễn Quỳnh USA
Bài đính kèm để júp độc-jả hiểu thêm Chí-tôn Ca. Bài này đã được cắt xén và thêm đôi chút.-----Văn-hóa cổ Ấn-độ có hai tập Anh-hùng ca; Mahàbhàrata và Ràmàyana. Tập Mahàbhàrata, khi đọc nhấn mạnh vào âm thứ ba (bhà), là nguồn-gốc của Chí-Tôn Ca. Câu-chuyện được truyền-tụng trong nhân-gian bắt đầu khoảng 1400 trước Công-Nguyên. Nhưng Mahàbhàrata chỉ được san-định thành sách giữa khoảng từ 200 năm trước Công-Nguyên và 200 năm sau sau Công-Nguyên. Toàn-tâp khoảng 5800 trang, dài bằng cả hai tập Iliad và Odysey của Homer cộng lại, và dài gần gấp ba lần cuốn Thánh-kinh Thiên-chúa-Do-thái-giáo. ... <chi tiết>
16.09.2011
Chí-Tôn Ca - Bhagavad Gìtà 5 - Nguyễn Quỳnh USA
Ta nghe có cây Bồ-đề vĩnh-cửu (Asvattha) 1 , rễ nó mọc ngay dưới cành, lá của nó là những bài kinh Vệ-đà (Chandàmsi). Ai biết cây Bồ-đề ấy, người ấy là người uyên-bác những tập Vệ-đà (Vedavit). ... <chi tiết>
15.09.2011
Chí-Tôn Ca - Bhagavad Gìtà 4 - Nguyễn Quỳnh USA
Krishna: “Người nào không nệ tiếng khen chê, biết yên-lặng, hài lòng với bất cứ cái gì mình có, không cần nhà cửa, tâm-tư trì-cửu, lòng tràn-trề kính-ngưỡng, người ấy thân Ta.” ... <chi tiết>
14.09.2011
Chí-Tôn Ca - Bhagavad Gìtà 3 - Nguyễn Quỳnh USA
Bạch Đức Thế-Tôn. Đấng Vô-Thượng ấy là gì? Tâm-tư sâu-thẳm hay Đại-ngã (Adhhyàtman) là gì? Nghiệp (Karma) là gì? Những đẳng-tính thấp của Đấng Vô-Thượng là gì (Addhibùtam)? Những đẳng-tính linh-thiêng của Đấng Vô-Thượng là gì? ... <chi tiết>
13.09.2011
Chí-Tôn Ca - Bhagavad Gìtà 2 - Nguyễn Quỳnh USA
Người ra đời sau Vivasvat. Làm sao Người có thể mặc-khải Tri-thức cho Vivasvat được? ... <chi tiết>
12.09.2011
Chí-Tôn Ca - Bhagavad Gìtà 1 - Nguyễn Quỳnh USA
Nguyễn Quỳnh, PhD, EdD Dịch, Ghi-chú và Giới-Thiệu Nghiêng-mình trước cổng Trời cao vút Thành mây thu hun-hút về đâu? Hỗn mang sông nước đổi mầu, Rụng rơi sương đọng trên đầu cỏ non. ... <chi tiết>
31.08.2011
Ngồi Bên Lề Rất Trái - Nhiều Tác Giả
Không khốc liệt theo kiểu trên đe dưới búa trong lò rèn, nhưng “vẫn cuồn cuộn và mạnh mẽ” (Tuấn Khanh) để ngồi bên lề rất trái của lịch sử, chính trị và xã hội đương thời. ... <chi tiết>
25.08.2011
Về một nhà thơ mới qua đời - Lê Văn Ngăn
Trước năm 1972, thầy giáo Văn Hữu Tứ đã từng thể hiện lòng yêu nước yêu người trong những bài thơ được lưu truyền trong một số người bạn. ... <chi tiết>
09.08.2011
Gặp Nhau Lúc-O-Giờ Với Trần Hữu Dũng - Nhị Ka
Tập thơ “Lúc O giờ” của Trần Hũu Dũng (*) trình diện và tặng bạn bè văn nghệ tại cà phê lề đường 58 Trần Quốc Thảo, quận 3; ngày 6/8/2011 tập hợp lại ở nhà hàng Việt Xưa số 65 Tú Xương gần bên; ... <chi tiết>
01.08.2011
Bản Quyền Lục Bát 2-Trong-1, Tại Sao Không? - Bùi Hoằng Vị
Người Việt Nam làm lục bát đã bao thế kỷ, có truyền thống, có biến thể, có cách điệu, có thể nghiệm, cũng lại đã có đủ các thương hiệu: lục bát ca dao, lục bát Nguyễn Du, lục bát Nguyễn Đình Chiểu, lục bát Tản Đà, lục bát Huy Cận, lục bát Nguyễn Bính, lục bát Bùi Giáng, lục bát Phạm Thiên Thư, thậm chí cả lục bát Bút Tre, … Nay tôi muốn “trói” nó lại, đặt vào một “góc chết”, như thế này, để từ nay có ai yêu lục bát, sẽ phải lao động nhiều hơn, không hồn nhiên như trước nữa. ... <chi tiết>
27.07.2011
Bát Cú 6-Trong-1, Tại Sao Không? - Bùi Hoằng Vị
Năm 2003 Nhà Xuất Bản Văn Học phát hành quyển “HÀN MẶC TỬ - THƠ và ĐỜI” do ông Lữ Huy Nguyên sưu tầm và tuyển chọn, “căn cứ vào các tài liệu của Chế Lan Viên, Quách Tấn, Quỳnh Giao, và Trần thị Huyền Trang”, ở trang 10 có bài thất ngôn bát cú “Cửa Sổ Đêm Khuya”, trích từ “Lệ Thanh Thi Tập”: ... <chi tiết>
26.07.2011
Thông báo: Về lễ tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hi sinh - Nhiều Tác Giả
Về lễ tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc,phía Tây nam và ở Hoàng Sa,Trướng Sa. ... <chi tiết>
24.07.2011
Tiến sĩ Huỳnh Văn Tòng đã từ trần vào lúc 11 giờ 00, ngày 22 tháng 7 năm 2011 - Nhiều Tác Giả
Được tin Tiến sĩ Huỳnh Văn Tòng, nguyên Phó Trưởng Khoa Lịch Sử Trường ĐHSP Thành phố HCM, nguyên Trưởng khoa Báo chí, Đại học Mở Bán công Tp.HCM, một nhân chứng lịch sử đã cùng sinh viên Nguyễn Hữu Thái đã chứng kiến Đại úy Bùi Quang Thận cấm lá cờ của MTDTGPMN Việt Nam lên nóc Dinh Độc Lập ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 121 - 140 / 638 tác phẩm