Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.405 tác phẩm
2.747 tác giả
467
116.824.539
 
Mai Văn Hoan – Hồn thơ nồng nàn và đa cảm
Hoàng Thị Bích Hà

 


LỜI MỞ ĐẦU 

Một trong những tác giả đương đại chiếm được sự mến mộ của không ít độc giả đó là nhà thơ, nhà giáo, nhà nghiên cứu MAI VĂN HOAN. Tôi tiếp cận với văn thơ của ông qua lời giới thiệu của mẹ tôi, tác phẩm đầu tiên tôi được đọc là tập tản văn NHỮNG CHIẾC THUYỀN VỎ BÒNG. Với sự hấp dẫn lôi cuốn qua từng trang viết đó đã dẫn dắt tôi tìm đọc những tập thơ của MVH trên giá sách của mẹ tôi. Sau này có dịp gặp gỡ nói chuyện với ông, được nhận những tác phẩm từ chính tay MVH đề tặng thì quả thật tôi càng hiểu vì sao thơ MVH chiếm được sự mến mộ trong lòng bạn đọc !

Chúng ta hãy đi vào thế giới thơ Mai Văn Hoan để khám phá : điều gì đã khiến những bài thơ tình của ông được chép chuyền tay nhau trong sổ tay mực tím của học trò? Thơ MVH có khả năng biểu hiện nhiều sắc thái tình cảm, có sự đóng góp vào vận động trong dòng chảy kế thừa và phát huy của thi ca đương đại. Dù là thời đại công nghệ phát triển như vũ bão nhưng thi ca nói chung và thơ MVH nói riêng vẫn được yêu thích, vẫn rung động lòng người.
Viết về tác giả MAI VĂN HOAN tôi xin được trình bày theo các mục sau đây:
1. Vài nét khái quát về văn nghiệp của Mai Văn Hoan 
2. Thơ tình Mai Văn Hoan 
3. Mai Văn Hoan với quê hương 
4. Thơ Mai Văn Hoan luôn dạt dào với Huế 
5. Nỗi trăn trở trong thơ thế sự thơ Mai văn Hoan 
6. Thi pháp Mai Văn Hoan 
1/Vài nét khái quát về văn nghiệp của Mai Văn Hoan 
Tôi được biết đến tên tuổi của mai Văn Hoan trước hết qua những sáng tác của ông. Mai Văn Hoan là một nhà giáo, đồng thời là một nhà thơ, đặc biệt là thơ tình. Thơ và các bài viết của MVH đã được đăng trên nhiều tạp chí và hợp tuyển thơ.Tính đến nay MVH đã xuất bản được 17 tác phẩm: bào gồm thơ, phê bình tiểu luận và tản văn. Ngoài ra ông còn rất tâm huyết với công việc nghiên cứu. MVH đã phát hiện, lý giải công phu và đầy thuyết phục qua những bài viết đã được công bố. Ông có một giọng đọc thơ hào sảng và lôi cuốn với phong cách tự nhiên nghiêm túc mà dí dõm: Thơ MVH  được các thế hệ học trò yêu mến thơ tình MVH. Có người còn thuộc lòng cả tập thơ ẢO ẢNH . Khi được trò chuyện với ông tôi nhận thấy MVH là một nhà thơ có cá tính khí khái và đôn hậu . Cuộc đời ông lắm truân chuyên cũng như những người sống trong buổi giao thời, trải qua nhiều biến cố với những thăng trầm của đất nước…cuộc đời riêng cũng lên thác xuống ghềnh. Nhưng vượt lên nỗi đau sống lạc quan, yêu đời làm tốt vai trò giảng dạy của mình và đam mê sáng tác. MVH làm thơ cũng là cách bày tỏ thái độ trước cuộc đời. Bên cạnh những bài thơ tình lãng mạn vẫn có những bài thơ chất chứa những dằn vặt, ưu tư về nhân tình thế thái. Có những bài thâm trầm, có tính triết luận nhẹ nhàng và mang hơi thở nóng hổi của cuộc sống .MVH thổ lộ bộc bạch không chút ngại ngần. Nhiều bài ông đấu tranh với những thói hư tật xấu trong xã hội, sự xuống cấp của đạo đức, hay những qua niệm lệch lạc về cuộc sống. Đó chính là tính nhân văn trong thi ca thời đại .Phải nói rằng MVH trút cả bầu nhiệt huyết cho thơ . Tôi ngưỡng mộ và kính trọng MVH, một mặt vì yêu quý thơ ông, mặt khác quý trọng tính trung thực, thẳng thắn và lao động nghệ thuật không mệt mỏi. Thơ ông mang vẻ đẹp của ngôn từ giản dị mà hiện đại. Nhịp điệu và hình thức thơ không có gì mới so với hơi thở của thi ca từ thế kỷ trước. Có sự kế thừa của thi ca truyền thống nhưng hồn thơ MVH vẫn có nét rất riêng không lẫn vào đâu được. Phải là người giàu lòng can đảm và đức tính tự tin trước tâm cảm và bút lực của mình. Cuộc đời mà, tránh sao khỏi những góc nhìn thị phi, hệ lụy đa đoan của trần gian vạn kiếp. Thơ MVH vẫn có chỗ đứng trong thi đàn đương đại .
MAI VĂN HOAN Sinh ngày 20 / 01 / 1949. Quê: xã Thanh Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. Hiện thường trú tại: 12A Nguyễn Hữu Đính, phường An Cựu, thành phố Huế. Thạc sĩ chuyên ngành Lý Luận VH. Nguyên giáo viên Chuyên văn trường Quốc Học. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Kiều học Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Chi Hội trưởng Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế, Ủy viên Ban chấp hành Hội Kiều học Việt Nam. 
Hơn bốn mươi năm viết văn và làm thơ ông đã xuất bản được nhiều tác phẩm: Ảo ảnh (thơ, 1988); Giai điệu thời gian (thơ, 1989); Hồi âm (thơ, 1991); Trăng mùa đông (thơ, 1997); Giếng Tiên (thơ, 2003); Lục bát thơ (thơ, 2006); Điếu thuốc và que diêm (thơ, 2009); Rượu quê (thơ, 2011); Quân vương và Thiếp (thơ, 2015); Lục bát cho em (thơ, 2016); Cảm nhận thơ Hàn Mặc Tử (phê bình tiểu luận, 1999); Cảm nhận thi ca (phê bình tiểu luận, 2008); Nhà thơ Xuân Hoàng - “trên con tàu trần thế” (phê bình tiểu luận, 2008); Đọc và suy ngẫm (phê bình tiểu luận, 2010); Truyện Kiều – đọc và suy ngẫm (phê bình tiểu luận, 2013); Ngẫm về thơ (phê bình tiểu luận, 2018); Những chiếc thuyền vỏ bòng (tản văn, 2012)…
Giải thưởng tác phẩm xuất sắc trong năm 2013 của Hội Nhà văn ThừaThiên Huế cho tập Phê BìnhTiểu Luận Truyện Kiều - đọc và suy ngẫm; Giải thưởng tác phẩm xuất sắc trong năm 2013 của Quỹ Phùng Quán cho tập PBTL Truyện Kiều - đọc và suy ngẫm. Giải thưởng tác phẩm xuất sắc trong năm 2018 của Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế cho tác tập PBTL Ngẫm về thơ.
Mai Văn Hoan tâm niệm: Sống chân thật, giản dị; viết giản dị, chân thật .Thể hiện qua những câu thơ cô đúc và dứt khoát như một lời tuyên ngôn về thơ nói riêng và văn nghiệp nói chung của ông .

Cứ nói điều gan ruột
Hay, dở có thời gian
Mong sao đừng bỏ cuộc
Dù còn chút hơi tàn! 
2. THƠ TÌNH MAI VĂN HOAN 
Nói đến chuyện tình yêu là chuyện muôn đời của nhân gian. Từ thuở hồng hoang đến nay đã có biết bao nhiêu văn nhân, thi sỹ tốn không biết bao nhiêu giấy mực cho đề tài này. Nhưng thơ tình Mai Văn Hoan vẫn có những nét rất riêng. Là tình yêu mãnh liêt, nồng nàn. Điều đó thể hiện rất rõ qua các sáng tác của ông, chân thực và sinh động .Thơ MVH có sức hấp dẫn bạn đọc nhiều thế hệ. Đặc biệt là nhiều bài thơ, nhiều câu thơ hay đã ở lại trong lòng lòng học sinh của thầy giáo MVH, và công chúng văn học. Thơ MVH là tiếng lòng của thi nhân, chân chất mà giản dị nhưng vô cùng đắm say và lãng mạn. Ở đó chứa đựng tâm trạng, cảm xúc một cách sâu sắc và tinh tế. Thể hiện vai trò sáng tạo của nhà thơ khi phản ánh hiện thực phong phú của cuộc sống. Một hồn thơ đa cảm, chứa chan tình đời, tình người. Khi trái tim rung động , tràn đầy nguồn cảm xúc thì những câu thơ tự nhiên đến với tác giả .Để thi nhân giải bày nỗi lòng của mình, của công chúng và nói hộ cho biết bao tình yêu của đôi lứa đang yêu. Người đọc yêu mến thơ MVH tìm thấy một tiếng nói đồng cảm sẻ chia, của tri âm hội ngộ . Ta bắt gặp những điều đó qua những câu thơ rât đỗi chân thành được viết nên từ những cung bậc của tình yêu: nhớ , mong , mộng mơ, khao khát…da diết đến nao lòng : 
-“Màu hoa ấy chỉ còn trong ký ức
Sao chiều nay lại xao động lòng tôi?
Có một thời tôi thầm yêu hoa cúc
Trước sân chùa, ngơ ngác lá thu rơi 

- Lá thu rơi, lá thu rơi ngơ ngác
Chiều thu nao ai tặng đóa cúc vàng
Để tôi cứ mộng mơ, khao khát...
Để chiều vàng, tôi cứ bước lang thang...”
( Màu hoa ấy) 
Thơ tình của MVH không có tuổi. Dù viết lúc thanh xuân hay đến khi tóc đã ngã màu phai MVH vẫn thiết tha, lãng mạn với những vần thơ tình bỏng cháy.Và bao giờ cũng nhẹ nhàng đằm thắm và man mác buồn.

“Chập chờn say, chập chờn say cánh bướm...
Để chiều nay tôi lại nhớ về ai
Dẫu đất trời có mưa chiều, nắng sớm
Sắc hoa vàng, thu ấy...chẳng phôi phai!” 
( Màu hoa ấy) 
Thơ MVH giàu suy tưởng ,có chất men say trong ngôn ngữ thơ . Ở đó chứa những cảm nhận về cuộc sống, về  tình yêu đôi lứa và những ưu tư về thân phận con người . Có những bài đầy nhung nhớ chia xa của câu chuyện tình dang dở với triết luận nhẹ nhàng.
“Em nhặt được bao nhiêu vỏ ốc, vỏ sò
Cái vừa ý thì chẳng còn nguyên vẹn
Bởi tại em hay tại vì sóng biển?
Em lặng im và sóng biển trầm tư

Ra cuộc đời cũng như thế thôi ư?
Đau xót quá! Nhưng biết làm sao được
Thời tuổi trẻ tôi sống bằng mộng ước
Có để ý chi chuyện vỏ ốc, vỏ sò!”
(Chuyện vỏ ốc, vỏ sò) 
Ai mà chẳng muốn mọi điều như ý. Nhưng mà cuộc đời hay tình yêu đôi khi khó tránh khỏi những điều ngoài ý muốn. Yêu thiết tha là thế! Nhưng không tránh được  lỡ làng, đau xót chia xa.Và cuộc đời cũng vậy, có những điều nuối tiếc không thể nào khác được, đành chấp nhận an bài. 
“Thôi đi em, tìm chi nữa trên bờ
Tìm chi nữa, mặt trời sắp gác núi
Hoa chong chóng bay theo chiều gió thổi
Xác sò nằm trên bãi vắng chơ vơ...” 
(Chuyện vỏ ốc, vỏ sò)

Những chốn thân quen đã từng chung lối với cố nhân, vẫn là những kỷ niệm đẹp. Hình bóng ngày nào, làn hương thân quen, con đường xưa , bãi cỏ, bờ mương…Trở thành ký ức khó phai, thành những hoài niệm đẹp, đọng lại nhiều man mác bâng khuâng:
“Đôi khi mơ về nơi ấy
Con đường xưa vẫn thường đi
Bây giờ trở nên hoang vắng
Hai bên cỏ mọc xanh rì
( Đôi khi) 
Đôi khi nhớ về nơi ấy
Bờ mương thoang thoảng hương nhài
Cái mùi hương huyền hoặc ấy
Cứ thơm , thơm suốt canh dài” 
( Đôi khi) 
Nhà thơ nếu không có một cái nhìn rất đẹp về cuộc sống, không thể vẽ nên cảnh cánh bướm vờn hoa sinh động và nên thơ như thế! MVH quả là nhà thơ tình lãng mạn , với cách viết ví von ,giàu hình ảnh tinh tế và gợi cảm.
“Cứ chơi vơi, chờn vờn đôi cánh mỏng
Mùa thu vàng, vàng rực cả chân mây
Xin suốt đời được làm người mơ mộng
Được làm đôi cánh bướm, chập chờn say...”
( Mùa thu ấy) 
Trong văn chương, những cây bút gạo cội có nhiều cách thể hiện khác nhau. Nhưng trong nghệ thuật dù có tinh xảo đến đâu tự nó cũng không thể đem lại giá trị thẫm mỹ mà cốt lõi tạo nên giá trị chính là ở trái tim đa cảm, yêu mãnh liệt và tâm hồn lãng mạn . Mai Văn Hoan làm thơ tình với lòng yêu mến và tình đắm say. Thơ tình của MVH lúc nào cũng tươi mới, trẻ trung. Đó là những dòng thơ chuyên chở nỗi lòng, là tâm sự giàu tính hiện thực của MVH. Những cung bậc của tình yêu tha thiết, nhớ nhung, khát khao hạnh phúc …Qua những ngôn từ dung dị dễ hiểu, gần với lời nói hàng ngày mà có sức lay động con tim. 
“Đôi khi ước về nơi ấy
Được cùng sánh bước bên nhau
Dừng chân trên cây cầu gỗ
Chỗ trao cái nụ hôn đầu” 
Thơ tình MVH ngọt ngào và lãng mạn nhưng vẫn không tránh được nỗi buồn cô đơn mà thi nhân đã hơn một lần đối diện . Nghệ thuật của thi ca chính là nơi cho thi nhân gửi gắm nỗi buồn và tâm sự riêng mang.
“Đôi khi... giật mình... nhìn lại...
Non xa chiều ngả màu sương
Đôi khi thấy lòng trống trải
Hồn vương vương một nỗi buồn...” 
Dẫu vẫn biết yêu là đau khổ bởi tình yêu có vị ngọt ngào mà cũng đầy đắng chát.“Yêu là chết trong lòng một ít” 
Nhưng “con người sinh ra có linh hồn chính là để yêu’’ 
(Văn hào Maksim Gorky) 
Còn xuân Diệu
“Làm sao sống được mà không yêu 
Không nhớ, không thương một kẻ nào” 
Như vậy tình yêu là nhu cầu tình cảm tất yếu, tự nhiên, là khát vọng hạnh phúc . Tình yêu đã đồng hành cùng với sự tồn tại của con người với bấy nhiêu cung bậc yêu thương nhưng ở mỗi người có cách thể hiện khác nhau. Ở nhà thơ Mai Văn Hoan, ông có cách nói dỗi hờn đáng yêu: nhưng trước sau vẫn tha thiết , nồng nàn và khát khao trọn vẹn với tình yêu .
“Đã bao lần ta tự hỏi vì sao 
Trái tim ta không trơ lỳ như đá 
Để được sống những tháng năm nhàn nhã 
Không ưu tư không thương nhớ đợi chờ”
( Quân vương và thiếp) 
Nhưng chắc chắn là thi nhân không muốn thế! Vẫn muốn được rung động, xao xuyến và được say đắm với tình yêu dù tình yêu đó đơm hoa kết trái ngọt lành hay dang dở ,đắng cay.
Đọc thơ MVH khiến nhiều con tim xao xuyến và có người đã trở thành nhân vật trữ tình trong suốt một tập thơ,khơi nguồn cảm xúc dạt dào cho MVH viết nguyên cả một tập thơ đối  đáp cho một chuyện tình thơ thật đẹp : Hãy đến với tâm sự của một độc giả và cũng từng là nhân vật trữ tình trong thơ nói gì:
“Quân vương ơi , thơ người tha thiết quá! 
Trái tim ta đã vỡ vun mất rồi! 
Giây phút này ta chỉ muốn buông xuôi 
Cho trôi mãi bến bờ nào xa thẳm”
(Quân vương và thiếp) 
Trong mười tập thơ có những nàng thơ chỉ ở lại trong một vài bài thơ, nhưng cũng có những nàng thơ là nhân vật trữ tình trong suốt cả tập thơ đó. Dù là nàng thơ đã gắn bó với MVH hay có khi chỉ nghe qua giọng nói hay chưa từng gặp mặt thì thơ tình MVH bao giờ cũng chứa đủ những nồng nàn tha thiết của một trái tim lãng mạn và một tâm hồn đa cảm . Đọc hết một tập thơ, ta như đi một cuộc tình của MVH. Thơ tình của MVH đã làm bao trái tim xúc động bồi hồi. Tôi cũng đã cảm nhận nhiều bài thơ, nhiều tập thơ, được tiếp cận với những nét đẹp và cái hay, cái độc đáo riêng của từng tác phẩm. Những quan niệm về tình người, tình đời, tình yêu trong đời sống tâm thức …tạo nên những giá trị riêng làm nên những sự khác biệt trong những áng thơ tình. Tôi vẫn tâm đắc một điều là thơ tình Mai Văn Hoan: nồng nàn , say đắm, là sản phẩm tình thần cao quý của một trái tim yêu nồng cháy. Đọc thơ tình của Mai văn Hoan tôi thấy tình yêu trong thơ ông luôn mãnh liệt bởi cảm xúc luôn dạt dào tươi trẻ, bất kể những bài thơ MVH viết lúc ở độ tuổi nào của cuộc đời thì tình yêu ấy vẫn nóng bỏng , vẫn nồng nàn, tan chảy. 
3. MAI VĂN HOAN VỚI QUÊ HƯƠNG 
Ông sinh ra tại vùng đất trù phú có tên là Thanh Khê, thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Nơi có dòng sông Danh xanh mát, hiền hòa, cùng với lời ru của mẹ, những câu chuyện của cha, quầy sách bác Ròn và những ngôi trường từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành …đã góp phần hun đúc và nuôi dưỡng hồn thơ của MVH. Rồi những năm tháng sinh viên đầy nhiệt huyết MVH được đào tạo ở trường ĐHSP Vinh, ra trường được trở về công tác ngay trên chính mảnh đất quê hương. tình cờ có đợt công tác tìm kiếm tài năng của cán bộ sở giáo dục Tỉnh Thừa Thiên Huế, sau khi dự giờ MVH đã được lọt vào tầm ngắm của cán bộ quản lý ngành giáo dục. Thế là thầy giáo MVH được điều về giàng dạy ở trường PTTH Hai Bà Trưng rồi trường chuyên Quốc Học Huế. Và từ đó đến nay đã mấy chục năm MVH gắn bó với thành phố Huế mộng mơ, nhưng trong lòng ông vẫn luôn hướng về quê hương.Tình cảm dành cho quê hương trong thơ MVH rất dạt dào, trìu mến. Điều đó thể hiện một cách chân thực và sinh động qua những bài tản văn trong cuốn” Những chiếc vỏ bòng” và qua những vần thơ rất đỗi chân thành của MVH. Những mẫu chuyện bao giờ cũng đầy ắp kỷ niệm của tuổi thơ không thể phai mờ theo năm tháng. Trong tập tản văn tác giả bồi hồi nhớ lại và sau sưa kể những kỷ niệm đẹp đẽ thuở ấu thơ của mình ở làng với những trò chơi ngộ nghĩnh: Đua thuyền vỏ bòng, câu chuồn chuồn bầu, mê quầy sách của bác Ròn, làm “Vè ngủ gật “ để chọc bạn. Nhờ đó bạn quyết tâm học giỏi và sau này thành công v.. v..
“ Thời thơ ấu chúng mình tổ chức đua thuyền bằng những chiếc vỏ bòng. Lớn lên một chút thì đua bằng thuyền gỗ hoặc thuyền nan. Riêng mình mình không thể nào quên được những buổi đua thuyền làm bằng vỏ bòng thời thơ ấu”. 
Khi trưởng thành tâm hồn lãng mạn của nhà thơ lại tiếp tục với việc thả thuyền thơ: 
“ Trong ba anh em, mỗi mình mình là còn chơi trò thả thuyền. Nhưng không phải là những con thuyền bằng vỏ bòng mà là những con thuyền giấy. Trên những con thuyền giấy mình không đặt một bông hoa dại mà đặt một bài thơ. Có hàng trăm bài thơ của mình đã rơi vào hư vô như trò chơi vô tăm tích”. Mình chỉ dám cầu mong một vài bài neo đậu lại ở bến bờ nào đó như những chiếc thuyền vỏ bòng được cô bé thắt nơ hồng nâng niu trên đôi bàn tay xinh xắn trong giấc mơ thời thơ ấu của mình”. 
Vâng! Và bây giờ thơ văn của MVH đã neo đậu trong lòng độc giả nhiều thế hệ học sinh , sinh viên và công chúng văn học. Ước ao khiêm nhường của nhà thơ bây giờ không những đã trở thành sự thật mà còn hơn thế rất nhiều, thoát ra ngoài mong ước của nhà thơ. 
Dù đi góc biển chân trời thì quê hương đối vớí Mai văn Hoan là những ký ức ngọt ngào, những cảnh vật thân thương đã in sâu vào tâm trí.
“Có một mảng trời trong ký ức 
Thuở lên mười ta đến động Phong Nha 
Mặt trời ấy lặn sâu vào tiềm thức 
Cứ âm thầm theo suốt cuộc đời ta” 
( Mảng trời xanh )
Chỉ bằng vài nét liệt kê phác thảo, cảnh vật hiện ra như một bức tranh giới thiệu về vùng quê tươi đẹp của tác giả: 
“Quê anh có biển, có sông 
Có đèo , có suối, có thông , có rừng 
Quê anh cát trắng một vùng 
Nguyễn Du quá bước đã từng lưu thơ” 
( Quê anh )

Mai Văn Hoan không những dành nhiều bài thơ cho quê hương in rãi rác trong các tập thơ mà ông còn dành cả tập thơ để viết về quê hương như tập “ Rượu quê’. Những cảnh vật quen thuộc bình dị của quê nhà như: sân đình, cây đa, ngôi chùa , bến nước… đều được đi vào thơ MVH như những ký ức không thể tàn phai theo năm tháng. 
-“ Sân đình không còn thấy nữa 
Cây đa ai đốn mất rồi” 
-“ Có một dòng sông mờ tím 
Nước xanh in bóng mẹ nghèo”. 
Có thể nói những nỗi niềm tâm sự về người thân rất sâu đậm. MVH đã dành những vần thơ yêu thương giàu cảm xúc trữ tình để viết về ông bà, nội ngoại, cha mẹ… Hình ảnh người mẹ đảm đang, người cha tháo vát … được khắc họa rất đậm nét một cách tự nhiên mà rung động lòng người: 
“Cha ra đánh cá ngoài khơi 
Những chiều con đứng trông vời chân mây’’ 
Hình ảnh mẹ  với những phẩm chất đáng quý, là biểu tượng của người phụ nữ việt nam giỏi giang chịu thương chịu khó, yêu chồng thương con… 
Qua nhiều bài thơ có tựa đề : “ Gốc dứa mẹ trồng”, “ Bờ sông nhớ mẹ”, “Giỗ mẹ”,” Nói với hương hồn mẹ”, “ Có một dòng sông”, “ Mỗi năm cứ đến mùa đông” , “ Cánh buồm tuổi thơ” . Thơ MVH viết về mẹ đầy ắp kỷ niệm, có chiều sâu cảm xúc và đầy ý nghĩa : 
“ Bâng khuâng cầm lại mái chèo 
Đưa dòng kỷ niệm ngược xuôi tháng ngày 
Cũng trời cũng nước cũng mây 
Cũng con sông , cũng bóng cây đôi bờ 
Cũng chiếc đò của tuổi thơ 
Cũng dòng nước chảy lững lờ mẹ ơi! 
Mẹ đi mấy chục năm rồi 
Bờ sông nhớ mẹ bồi hồi sóng xao 
Bến xưa đò mẹ cắm sào 
Cành sung nghiêng bóng ngày nào cũng mong’ 
( Bến xưa) 
Bằng thể thơ ngũ ngôn MVH viết như một lời tâm tình nhân ngày giỗ mẹ: 
“ Con mong mẹ ngon giấc 
Đừng lo nghĩ sớm hôm 
Các con mẹ nuôi nấng 
Bây giờ đều lớn khôn’ 
Me, 1995( Viết trong ngày giỗ mẹ) 
Viết về quê hương ngoài những người thân trong gia đình, bạn bè….không thể không có những bóng hồng đi qua thời tuổi trẻ. 
Lỡ tay thương chiếc gàu rơi 
Làm xao lòng giếng một thời vụng yêu 
( Giếng tiên) 
MVH có những bài thơ làm theo thể lục bát vần thơ mượt mà, diễn đạt cảm xúc rất đậm đà và cũng rất tinh tế .Tạo nên âm hưởng trữ tình, hấp dẫn lôi cuốn người đọc, người nghe khi viết về một mối tình thoáng qua trong quãng đời xuân xanh của thi sỹ. 
Những địa danh nơi nhà thơ đã đi qua hay gắn bó ít nhiều trong quãng đời tuổi trẻ cũng đi vào thơ MVH rất ấn tượng và lãng mạn. 
-“ Chiều nay vượt đèo Đá Đẽo 
Một mình một ngựa ruỗi rong 
Tuẫn mã tung bờm kiêu hãnh 
Đưa ta vượt đèo như không” 
… 
-“ Ta đúng trên đèo Đá Đẽo 
Ngước nhìn về phía xa xa 
Bên suối ai đang chải tóc 
Phải chăng đang đứng chờ ta” 
( Trên đèo Đá Đẽo) 
Hồi mới ra trường,thầy giáo trẻ MVH đã dạy văn rất lôi cuốn. Thầy truyền cảm hứng tới cho học trò yêu thích môn văn , yêu thích những bài giảng của thầy và cũng yêu mến thầy của mình cũng là điều dễ hiểu. Những bài giảng của thầy làm rung động, xao xuyến không ít tâm hồn ,con tim những nữ sinh... để rồi đọng lại những kỷ niệm trong trẻo, khó phai.Thế rồi thời gian trôi đi, hoàn cảnh đưa đẩy, thầy trò xa nhau. Mấy mươi năm trở lại thăm trường lòng thầy không khỏi bồi hồi xúc động khi cảnh cũ,.. người đâu? Cảm xúc dồn nén bật ra theo thể thơ lục ngôn trĩu nặng ân tình, của một hoài niệm nhiều man mác buâng khuâng.
“ Người ấy… chân trời góc bể 
Lonh đong bèo dạt mây trôi … 
Cuộc sống áo cơm vất vả 
Chuyện xưa chắc đã quên rồi” 
( Tiếng chim hoàng hôn) 
Những câu thơ “ tả cảnh ngụ tình” đầy tâm trạng, thật đẹp và thật buồn: 
“ Tôi đành ngậm ngùi quay gót 
Trái tim trĩu nặng u buồn 
Bỗng nghe tiếng chim lãnh lót 
Làm xao động cả hoàng hôn” 
( Tiếng chim hoàng hôn) 
Những phút giây thầy trò hội ngộ sau mấy mươi năm xa cách thật xúc động qua những vần thơ viết theo thể lục ngôn. 
“ Thầy trò…rưng rưng nước mắt 
Bạn bè tay nắm chặt tay 
Ba ba năm trời xa cách 
Ai ngờ có ngày hôm nay” 
( Phút giây gặp lại ) 
Những ký ức lại gọi về bao kỷ niệm: 
“Ngày xưa em như chim sáo…” 
Nhẹ nhàng đôi gót chân son 
Vũ khúc Cham Pa em múa 
Khiến tôi ngây ngất cả hồn” 
( Phút giây gặp lại ) 
Những vần thơ cho quê hương bao giờ cũng đầy ắp tình đời, tình người. Thơ trĩu nặng tâm tư thương từng phận người còn lam lũ mưu sinh nói lên tình yêu sâu nặng qua tâm trạng của nhà thơ đối với quê hương. Từ cảnh vật đến con người, từ hoài niệm đến hiện tại, hình bóng quê hương luôn ngự trị trong tâm tưởng nhà thơ bằng cảm xúc thiết tha qua ngôn ngữ giàu hình tượng. 
“ Lâu lắm rồi chưa trở lại làng quê 
Chỉ gặp cánh cò trong câu hát cũ 
Thương thân cò như kiếp người lam lũ 
Trên những cánh đồng trên dọc triền sông” 
( Trở lại làng quê) 
Bài thơ trở lại làng quê được trích dẫn trên đây có sáu khổ, mỗi khổ chứa đựng một tầng cảm xúc, gói ghém nhiều kỷ niêm, nhiều hồi ức qua những hình ảnh ẩn dụ. Từ cái hữu hạn của chốn quê, nhà thơ đã mở ra nhiều chiều kích của không gian tâm trạng. Diễn tả tấm chân tình dào dạt với quê hương 
Những địa danh, ga tàu nơi MVH đã đi qua và lưu giữ nhiều kỷ niệm với bạn bè. Tất cả đi vào thơ ông cất lên nghe như tiếng tâm tình với bao trìu mến. 
“Thuận Lý đây rồi!  Anh đứng lặng hồi lâu 
Sân ga mới vừa san, nhà ga vừa dựng tạm 
Chừng ấy thôi đủ làm anh rung cảm 
Đủ cho những sợi bạc trên tóc anh xanh lại tuổi thiếu thời …” 
( Ga Thuận Lý) 
Những vần thơ MVH dành tặng quê hương với cội nguồn: Ông bà, cha me…người thân, bạn bè ..và cả tuổi thơ của MVH đầy ắp nghĩa tình như dòng sông Danh cuộn chảy. Đằng sau những câu chữ hiện diện còn ẩn chứa không ít hàm ngôn: Ở đó có những trăn trở, suy tư , chiêm nghiệm và đặc biệt có niềm tự hào về nơi chôn rau cắt rốn. Tất cả được nhà thơ chưng cất cảm xúc, gửi gắm những ân tình vào những vần thơ rất thiết tha , đằm thắm. Ở đó có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố tự sự và trữ tình. Kết hợp giữa bút pháp hiện thực với bút pháp lãng mạn . Tạo nên những vần thơ trữ tình đằm thắm dành cho quê hương của một tấm lòng đầy vơi thương nhớ!


4/THƠ MAI VĂN HOAN DẠT DÀO VỚI HUẾ . 
Mấy mươi năm, gần như suốt quãng đời dạy học nhà thơ - nhà giáo MVH gắn bó với Huế. Có thể nói là công việc giảng dạy chọn MVH và ông đã chọn Huế làm nơi “ Đất lành chim đậu”. MVH  xem Huế như quê hương thứ hai nên ông cũng rất yêu Huế. MVH cũng là một trong những nhà thơ viết về Huế hay nhất. Những hình ảnh kinh đô một thời, cầu Trường tiền lộng gió và những tà áo trắng buổi tan trường đã đi vào thơ ông không chỉ một lần. Tình yêu dành cho Huế trong thi nhân tạo nên cảm hứng dạt dào khi MVH  viết về Huế .Nói đến Huế không ai không nhớ đến thời tiết Huế với những cơn mưa dài ngày, dầm dề. Không ít nhà thơ đã phải thốt lên rằng: 
“Nỗi niềm chi rứa Huế ơi! 
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên” 
( Tố Hữu) 
Còn thi sỹ Nguyễn Bính thì: “ Giời mưa ở Huế sao buồn thế ! 
Cứ kéo dài ra đến mấy ngày” 
Còn nhà Thơ Mai Văn Hoan viết về Mưa Huế : mạnh mẽ , ào ào, mưa bao vây tứ phía, bao trùm cả không gian và thời gian.
“Mưa trắng đất, mưa trắng trời
Mưa thời Trịnh - Nguyễn qua thời Tây Sơn
Mưa xuống biển, mưa lên nguồn
Mưa cầu Bạch Hổ, mưa đường Nam Giao
Mưa từ Tứ Hạ mưa vào
Rêu phong chùa cổ ào ào tuôn mưa...” 
(Huế…mưa)
Và dù có tả mưa đi nữa thì không thế không có bóng hình giai nhân cùng với nỗi buồn cố hữu của thơ tình vạn kiếp. 
“Bồi hồi nhớ những mưa xưa
Đi chơi mưa thuở em chưa lấy chồng
Bây chừ “sáo đã sang sông”
Chim đã vào lồng, cá đã vương câu
Mưa nhòe chẳng thấy em đâu
Trường Tiền mưa lấp nhịp cầu nhớ mong
(Huế…mưa) 
Những bài thơ MVH viết cho Huế, phải kể đến bài Nữ Sinh Đồng Khánh” . Theo tôi đó là một áng văn tuyệt tác . Một bài thơ mà hình ảnh cô gái Huế được khắc họa từ dung nhan đến tính cách, phong thái, tâm tình … chi tiết, súc tích cô động mà đầy đủ đến thế! Bài thơ lục bát đã được các nghệ sỹ ca Huế diễn ngâm theo điệu vè.Thường xuyên được biễu diễn trong các buổi du thuyền Trên Sông Hương và đã trở thành một tác phẩm ở lại trong lòng công chúng. ít ai ở Huế, yêu Huế mà không thuộc bài này! 
Thơ MVH viết về Huế, về những cảnh đẹp làm nao lòng người và dĩ nhiên không thể thiếu hình bóng giai nhân xứ Huế. Có những bóng hồng đã đi vào thơ MVH  không chỉ một bài . Bởi nàng thơ xứ Huế đã đưa đến nguồn cảm xúc dạt dào để cho MVH viết, có khi là cả một tập thơ dành cho người ấy. 
“ Như là trong một giấc mơ 
Mới nghe giọng nói đã ngơ ngẩn rồi 
Dòng thơ cứ thế trào tuôn 
Cảm ơn em đến khơi nguồn cho thơ » 
( Xin cho anh được biết tên) 
Qua hình ảnh hoa phượng ( hoa học trò) tác giả đã kín đáo gửi gắm lòng mình với tình thương mến đến với nàng thơ: 
“ Cảm ơn anh những vần thơ 
Cho em mong nhớ, thẫn thờ Huế thương! 
Em là hoa phượng bên đường 
Tháng Năm mùa hạ tan trường biệt ly” 
( Em là hoa phượng) 
-“ Khi em thắp lửa mùa hè 
Sao anh không đến con ve ngủ rồi 
Tháng Năm hẹn nhé anh ơi! 
Hoa về đỏ thắm khắp trời Huế thương” 
( Em là hoa phượng) 
Yêu Huế và yêu em. Tác giả đã dành những vần thơ nồng nàn, tha thiết.MVH dùng phương ngữ Huế để tăng tính biểu đạt cho thơ: 
“Răng mà nhớ, răng mà thương? 
Răng mà dạ cứ vấn vương thế này 
Không muối mặn chẳng gừng cay 
Nào đâu đã uống mà say rượu nồng” 
( Hỏi )
Những cảnh đẹp nao lòng của xứ Huế đều để lại dấu ấn trong thơ MVH: 
“ Một chiều xứ Huế mờ sương 
Dạo quanh núi Ngự, ngược đường Nam Giao 
Đôi ta quấn quýt bên nhau 
« Oanh vàng thỏ thẻ’’ngọt ngào nụ hôn 
Chuông vàng Thiên Mụ nhẹ buông 
« Gửi hương cho gió » thả hồn cho mây 
Một chiều em đến nơi đây 
Tam Thai, Vọng Cảnh ngất ngây… một chiều » 
(Một chiều em đến nơi đây) 
Yêu đắm say, mãnh liệt và khát khao hướng đến bến bờ hạnh phúc là chất men say trong ngôn ngữ thơ Mai Văn Hoan 
« Ta như bến hẹn cuộc đời 
Một chiều xứ Huế em cười bên anh 
… 
Ngắm trăng trước động phòng sau 
Gối chăn cũng đượm cái màu ái ân »
( Ước gì ngày tháng trôi nhanh) 
Tình yêu dành cho giai nhân xứ Huế thật lãng mạn,đắm say. MVH đã trang trải lòng mình bằng những câu thơ ngọt ngào như vị ngọt của dòng nước Hương Giang. 
“Vẫn là em những sớm chiều 
Cho thơ anh với bao điều ước mong 
Hoa phượng đỏ đến cháy lòng 
Con ve xứ Huế chờ trông phương nào” 
( Chiêm bao) 
Tình yêu đến, thi nhân như được hồi sinh, cuộc đời lại tràn đầy sức sống. Cảnh vật xung quanh lại đẹp hơn bội phần. 
« Giấc mơ buồn đã qua rồi 
Em là hoa lửa suốt đời trong anh 
Sáng nay trời lại trong xanh 
Sông Hương in bóng kinh thành vàng son 
Rồng bay trước cửa Ngọ Môn 
Rêu phong Thượng Tứ vẫn còn uy nghi’’ 
( Chỉ thương cho dòng sông thơ) 
Thi nhân yêu Huế rồi mới yêu em hay yêu em rồi yêu Huế? điều đó khó lý giải một cách tách bạch rõ ràng. Chỉ biết rằng bây giờ anh yêu cả Huế và em. Trong Huế có em và trong em có Huế. 
“ Huế giờ đã ở trong em 
Sông Hương, núi Ngự có thêm một người 
Dù cho xa cách đôi nơi 
Núi sông đồng vọng những lời thiết tha 
Như là tiếng sáo ngân nga 
Để cho trời đất giao hòa âm dương 
Vòng tay ôm trọn Huế thương 
Em về rực rỡ con đường phượng bay” 
( Huế giờ đã có trong em ) 
Những vần thơ của thi nhân dành cho nàng thơ xứ Huế như một lời tâm tình nhẹ nhàng,  duyên dáng và không kém phần lãng mạn. Có tình yêu của em, Huế bỗng đẹp hơn, tươi trẻ hơn bội phần.
“ Huế đang vui, Huế đang say 
Huế đang sống lại tháng ngày mộng mơ 
Huế thêm đẹp, Huế thêm thơ 
Huế đang trẻ lại từng giờ , từng giây… 
( Huế giờ đã ở trong em ) 
Thi nhân yêu bằng cả trái tim và vẫn mãnh liệt như thời trai trẻ. Tình yêu trong MVH bao giờ cũng đẹp, cũng nồng cháy và tươi mới ngọt ngào. Điều đó thể hiện qua những vần thơ mượt mà phảng phất chất ca dao giản dị .Những câu thơ lục bát chứa hồn dân tộc mà có lẽ đã được hun đúc vào hồn thơ Mai Văn Hoan trong tiếng mẹ ru từ thuở ấu thơ. 
“ Ước gì ngày ấy đến rồi 
Anh là tất cả trên đời của em 
Anh sung sướng đến hóa điên 
Cúi đầu anh tạ “cả miền nhân gian” 
Tình yêu đâu có muộn màng 
Anh xin đổi cả ngai vàng lấy em” 
( Mượn câu lục bát) 
Những vần thơ cho Huế, cho em như một lời thủ thỉ tâm tình nhẹ nhàng mà sâu lắng. Ngôn từ giản dị, tự nhiên như lời nói nhưng vể mặt thi ca đã tạo nên những hình ảnh đặc sắc, ấn tượng. 
“ Em từng ngắm Huế trong mưa 
Em từng qua Huế sao chưa ghé Tuần” 
Bằng vài nét phác thảo theo thể thơ lục bát tả ít , gợi nhiều với thi ảnh đầy màu sắc, hương vị và ngôn từ biểu cảm, bóng dáng người thơ đã hiện ra thật quyến rũ. 
“ Em cười đôi mắt long lanh 
Má em chợt ửng như nhành lay-ơn 
Da em vừa mát vừa thơm 
Môi em rực lửa còn hơn phượng hồng 
Anh thả mình giữa dòng sông 
Hương giang lượn những đường cong tuyệt vời 
Trèo lên Vọng Cảnh ta ngồi 
Tránh cho xa” tấn trò đời “nhố nhăng. 
( Tưởng tượng) 
Tình yêu dù có đủ hương vị ngọt ngào , đắm say nhưng đôi khi không tránh khỏi đắng cay của dang dở không thành. Bởi không phải tình yêu nào cũng đơm hoa kết trái. Dù thế nào đi nữa MVH vẫn đọc thơ và sáng tác thơ như là một nỗi đam mê. Và MVH cũng mong những vần thơ của mình “ neo lại trong lòng độc giả tri âm” .
“ Dẫu là duyên số không thành 
Đường đời còn lại vẫn dành cho thơ” 
Nhớ ta ai đó cúi đầu 
Trong khuya vắng đọc những câu thơ này » 
( Mai sau) 
Đối với MVH có lẽ còn sống là còn yêu và còn tiếp tục với đam mê sáng tác. Lao động nghệ thuật vẫn miệt mài bên cạnh chuyên môn chính là giảng dạy là truyền tình yêu văn chương đến với học trò. 
« Bầy ong xây tổ chuyên cần 
Như anh mải miết tìm vần cho thơ » 
MVH vẫn lại yêu bằng cả trái tim. Thơ tình của ông nói chung và thơ tình dành cho Huế nói riêng vẫn say đắm như thuở ban đầu. Hình như có ai đó đã gọi MVH là nhà thơ tình không tuổi. và tôi cũng đồng ý với kiến này. 
« Biết tóc đã trắng trên đầu 
Mà sao cứ thích cái màu xuân xanh » 
Dù nàng thơ có khi không phải là nàng thơ xứ Huế thì tình yêu ấy vẫn vẫn đầy đủ hương sắc, vẫn lại mặn nồng như nghĩa trầu cau. Ông lại mải miết kiếm tìm hạnh phúc như mải miết tìm vần cho thơ.
« Nghĩa là ta phải tìm nhau 
Như ong tìm mật như cau với trầu 
Bỏ công ai bắc nhịp cầu 
Sài Gòn- Huế nói hai đầu nhớ thương « 
( Nếu …) 
MVH cũng đã nói lên tình yêu Huế với nàng thơ phương xa bằng những vần thơ giới thiệu những địa danh, những danh lam thắng cảnh của đất Thần Kinh, của thành phố sông Hương Núi Ngự. 
“Nếu em về với Cố Đô 
Anh xin làm gã xe thồ riêng em 
Đèo em lên hồ Thủy Tiên 
Ngất ngây ngắm cảnh thiên nhiên hữu tình 
Đèo em xuôi mạn Bao Vinh 
Để em lặng lẽ ngăm nhìn Bãi Dâu 
Đèo em đến Phu Văn Lâu 
Đưa em nhẹ bước lên lầu Tàng Thơ 
Đông Ba tấp nập bán mua 
Tháp chùa Linh Mụ nắng mưa dải dầu » 
( Nếu em về với Cố Đô) 

5/ NỖI TRĂN TRỞ TRONG THƠ THẾ SỰ CỦA MAI VĂN HOAN

Một mảng thơ không kém phần quan trọng của Mai Văn Hoan từ cảm hứng thế sự . Đó là cảm hứng về cuộc sống đời thường, về nhân tình thế thái, về con người thực tại. Đừng tưởng Mai Văn Hoan say đắm với tình yêu như vậy thì quen sáng tác thơ tình . MVH còn sáng tác về thơ thế sự, ngoài ra còn có những bài thơ trào lộng, thâm thúy nhẹ nhàng mà sâu cay được đăng tải trên trang facebook của ông. MVH đã không ngần ngại khi phê phán những tệ nạn xã hội như tham nhũng, những thói hư, tật xấu xảy ra trong cuộc sống xung quanh. Đó là những bài thơ giàu ý nghĩa xã hội và cũng giàu tính nhân văn. Có cảm hứng trữ tình đậm đà đan xen trong đó. Những bài thơ với nỗi lòng trăn trở, chiêm nghiệm về bao nỗi vui buồn trong dâu bể cuộc đời. Với cách diễn đạt phong phú khi dạt dào trìu mến , lúc lắng động xót xa hay trào phúng sâu cay…Chính chiều sâu trí tuệ được thể hiện bằng cảm xúc trữ tình đã khiến thơ MVH để lại ấn tượng khó quên trong lòng độc giả.

Mới đây nhất MVH  đăng bài thơ có cảm hứng thế sự và cảm hứng sử thi đầy niềm tự hào, khơi gợi những chiến công lẫy lừng của cha ông thuở trước.

“Ngày Hội Thơ hướng về biên cương

Các nhà thơ đọc thơ sang sảng

Ngợi ca những thiếu niên quả cảm

Ngợi ca những người mẹ anh hùng

Ngợi ca những chiến công lẫy lừng

Những Bạch Đằng, Chương Dương, Vạn Kiếp…

Những Hưng Đạo vương, Lê Lợi, Quang Trung… lẫm liệt

Thơ bay lên trời xanh”

Chiến tranh không chỉ có những bản anh hùng ca mà còn có cả bi ca. Có cuộc chiến nào mà không mất mát khổ đau, Đằng sau những câu chữ, bài thơ còn ẩn chứa những hàm ngôn. Chúng ta những người đọc hôm nay hãy đọc kỹ, thật chậm để khám phá thêm nhiều tầng nghĩa của bài thơ. Trong cảm hứng sử thi vẫn có nét gì rất mới đầy tính thời sự của hiện thực cuộc sống hôm nay.

« Đất nước từng điêu tàn vì chiến tranh

Máu chảy thành sông, xương chất thành núi”

“Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi”…

Nghệ An muốn an mà bất an

Phú Yên muốn yên mà li loạn

Cả Quảng Bình ngập chìm trong lửa đạn

Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang… vật vờ hàng vạn sinh linh…"

Cuối cùng MVH ao ước cũng như muôn người ao ước:

"Tôi thầm ước mong: Đất nước tôi chỉ có Thơ Tình

Không tráng ca, không anh hùng, không liệt sĩ

Không theo đuôi Tàu, không hùa theo Mỹ

Mà vẫn Thái Bình, độc lập, tự do

Mà dân tình vẫn áo ấm, cơm no!"

( Thơ ngày hội thơ )

Có những bài thơ được thi nhân đan xen cảm hứng thế sự và cảm hứng trữ tình nhằm tăng thêm sức biểu cảm. Tiếp nối sứ mệnh của thi ca, Thơ MVH góp phần đem đến những giá trị thẩm mỹ của cuộc sống xung quanh từ những nỗi vui buồn nhân thế và kiếm tìm hạnh phúc của con người. Trong thời đại hội nhập, hiện thực đất nước thời mở cửa với nhiều mặt trái của xã hội hiện đại, tránh sao khỏi đâu đó có vàng thau lẫn lộn.

-“Con ơi con, hãy chọn bạn mà chơi

Thời buổi nhố nhăng, nhiễu nhương, lộn xộn

Ma với bụt, quỷ với người lẫn lộn

Vàng hay thau khó phân biệt lắm thay!”

-“Có kẻ đăng đàn diễn thuyết rất hay

Đừng vội bùi tai trước lời đường mật

“Hãy dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật”

Con nên chọn cho mình một lối đi riêng.”

( Đầu năm dặn con )

MVH đề cập đến những vấn đề thời sự, đầy nhức nhối, nhạy cảm và day dứt về thế sự nhân sinh. Có những bài thơ giàu tính thời sự hướng đến tầm vóc thời đại. Trong thơ MVH  ta thấy được dù xã hội có có đổi thay đến chóng mặt của thời đại công nghệ thì vẫn có những giá trị tinh thần: lòng nhân ái và niềm tin yêu vào cuộc đời.

 Những vần thơ MVH bình dị mà mang ý nghĩa xã hội , có cả tính triết luận nhẹ nhàng đầy chiêm nghiệm. Với trách nhiệm công dân của một người cầm bút MVH  trân trọng nâng niu từng di sản còn ẩn khuất sau lớp bụi thời gian. Nhà thơ- nhà giáo MVH  rưng rưng xúc động trước những dấu vết của người xưa để lại. Tôi có cảm giác như MVH  thấy được hồn người trong từng kỷ vật hay dấu vết của người xưa.

Chí làm trai có lẽ ai cũng có mong muốn như tiền bối Tản Đà “Lo nước, lo nhà, lo thế giới” Dẫu đôi khi thi sỹ tự nói về mình : “Khắp bốn phương trời không thước đất/ Địa cầu những muốn ghé bên vai”

Mỗi người có một cách riêng để đóng góp cho đời. Với Mai Văn Hoan, hạnh phúc lớn nhất của con người chính là tìm thấy được niềm vui trong những thành công và thành quả trong sự nghiệp của mình. Trong mấy mươi năm giảng dạy, thầy giáo  MVH có hàng mấy mươi học trò giỏi văn cấp quốc gia .Như vậy MVH  đã thành công trong công việc giảng dạy của mình . Đã truyền được niềm cảm hứng, niềm yêu thích văn chương đến với bao thế hệ học sinh. Đặc biệt đào tạo được những học trò  tiếp nối nghiệp thầy: Dạy văn và làm thơ. Học sinh yêu mến thầy giáo - nhà thơ Mai Văn Hoan có lẽ còn là ở phẩm cách khí khái, trung thực mang dáng dấp của kẻ sỹ xưa. Điều này bộc lộ trong những câu thơ  mà tôi vô cùng tâm đắc.

“Một đời không luồn cúi

Chẳng vướng bận chức quyền”

Mặc dù còn đó những bộn bề cuộc sống nhưng vẫn luôn với tâm thế an nhiên:

“Chỉ trầm ngâm như núi

rượu thơ với bạn hiền”

Thơ đối với Mai Văn Hoan như một niềm đam mê, một phương tiện nghệ thuật để gửi gắm những tâm sự của mình về con người, về tình yêu đôi lứa. Chứa đựng trong những vần thơ là tấm lòng, là trách nhiệm công dân của nhà thơ trước cuộc đời.Tôi yêu những câu thơ của Mai Văn Hoan như :

 “Huế đang nghĩ ngợi điều chi

Phong phanh một tà áo mỏng

Cuộc thế bao nhiêu biến động

Mai mốt biết còn gặp nhau”

( Bài thơ gửi lại)

Đây là những dòng tự bạch của tác giả để thấy cuộc đời cũng lắm nỗi ưu tư:

Cùng nhau đi một nẻo đường

Không dưng mang nợ văn chương vào mình

Tôi từng lên thác xuống ghềnh

Tôi từng phiêu bạt lênh đênh quê người ”

( Tự bạch)

Vì sao thơ ông được công chúng đón nhận?  Hãy đi tiếp vào thế giới thơ ông để tìm câu trả lời. Một thi hào lớn của nước Đức :  Hen-ri hai nơ (1797-1856) đã từng nói : « Phải tìm hiểu các thi nhân ngày trong tác phẩm của họ. Chính ở trong các tác phẩm ấy mới thấy hết những lời bộc bạch sâu kín nhất của tác giả ».  Qua tác phẩm của Mai Văn Hoan ta thấy cuộc đời của tác giả nếm đủ những ngọt bùi và cay đắng. Phải chăng những chất liệu của cuộc sống từng trải đã làm cho thơ MVH đầy nỗi ưu tư, chiêm nghiệm và bao giờ cũng đẫm chất tình yêu cuộc sống.

Nhà thơ  dành cho người vợ tảo tần hôm sớm, chăm lo gia đìnhbằng những câu thơ rất cảm động:

“Vợ thì cặm cụi sớm hôm

Chồng thì thơ phú văn chương làng nhàng

Chẳng nên bia đá bảng vàng

Sá chi bia miệng thế gian lưu truyền”

(Thơ đề quán nghèo )

MVH  còn trăn trở với từng phận người còn vất vả mưu sinh nơi góc phố, làng quê.

Cứ thương một tiếng rao đêm

Vọng từ hẻm đường khuya khoắt

Thương bác xích lô chở khách

Vai áo bạc màu nắng mưa

( Bài thơ gửi lại)

Từng phận người: như bác xích lô, ông lão bán phở rong …được đi vào thơ MVH  với nỗi lòng đầy thương cảm:

“Cóc cóc… Cóc cóc… Cóc cóc

Lưa thưa từng tiếng rã rời

Còng lưng đẩy xe trên dốc

Con cháu đâu rồi lão ơi! ”

( Lão bán phở rong)

Tấm lòng nhà thơ đầy nhân ái thể hiện qua những vần thơ trăn trở với nỗi cô đơn của mẹ già thôn Vỹ khi tuổi già bóng xế:

“Có một mảnh vườn Thôn Vỹ

Bóng cau che mái nhà xưa

Con cháu đi đâu vắng cả

Mẹ già lủi thủi sớm trưa”

- “Mái tóc đã bạc trắng rồi

Chân mẹ đi không vững nữa

Chiều chiều mẹ ngồi tựa cửa

Lá vàng, lá vàng…rơi..rơi”

( Gửi người xa xứ)

Ta thoáng gặp lại một thời bao cấp điện không đủ sáng còn nhiều khó khăn của đất nước qua những vần thơ:

Thương em những đêm học bài

Điện mất, đèn không đủ sáng

Lặng giấu bao điều mặc cảm

Khi em chớm hiểu cuộc đời

( Bài thơ gửi lại )

Thi nhân đau với nỗi đau của bất công ngược dòng lịch sử: đã giáng xuống bậc trung nghĩa tài danh như ánh sao Khuê: Nguyễn Trãi.

“Quân bạo chúa vung lưỡi gươm oan nghiệt

Máu đỏ bầm lịch sử đến ngàn năm

Nhân nghĩa thế sao Ức Trai bị giết ?

Sao triều đình dung túng lũ bất nhân ? ”

Những câu hỏi như xoáy sâu vào tâm can người đọc trước nhưng bất công đó:

- Chữ “an dân” suốt đời mơ ước

“Tóc bạc rồi mà dân vẫn chưa an

Thức nhẵn đêm với nỗi lo dân nước

Thơ đọng buồn với bao tiếng oán than

Người chính trực quặn lòng không dám khóc

Chỉ âm thầm than thở với non sông

Môi mím chặt để khỏi trào nước mắt

Thương anh hùng đành nuốt lệ vào trong”

( Lưỡi gươm oan nghiệt)

Trước cảnh vật gợi nhớ những thi nhân tiền bối, tác giả dâng trào cảm xúc

“Giữa vùng đời cô tịch

Trơ một nấm mộ hoang

Ẩn mình trong lau lách

Xạm mưa nắng thời gian”

( Mộ thân sinh Hàn Mạc Tử)

Nhà thơ  cũng dành những bài thơ đầy xúc động cho bạn bè một thuở. Giờ kẻ mất người còn:

-“Nén nhang tiễn bạn ngậm ngùi

Ngoài trời Huế cứ sụt sùi gió mưa”

( Nén nhang tiễn Trương Biên Thùy )

-“Mình qua quê bạn hoàng hôn

Bóng hình bạn vẫn như còn đâu đây”

( Tìm mộ bạn)

Cuộc sống thanh đạm đơn sơ của nhà giáo trong thời kỳ bao cấp, dẫu còn đó những khó khăn, thiếu thốn nhưng tình bạn vẫn tràn đầy qua những câu thơ tả thực mà đậm chất trữ tình sâu lắng:

-“Phòng mình chỉ nửa gian thôi

Mái tranh lớp đã lâu rồi chưa thay

Thơ mình chưa mấy bài hay

Rươu ngon chưa đủ làm say bạn bè

Đôi khi chỉ cố nước chè

Trên bàn sách vở bộn bề lung tung

Vẫn mong gặp bạn quá chừng

Nhìn thấy nhau thế là mừng kể chi”

( Gặp bạn thơ )

Tâm hồn thi sỹ tinh tế và đa cảm thương từng cánh hoa mai nở sớm trong gió đông lạnh lẽo:

-“ Lòng ta buồn tê tái

Nghĩ thương mai đứt ruột

Bên mai ta thầm ước

Hoa đừng rụng hoa ơi”

-“ Sáng dậy thấy hoa rơi

Mặt đất vàng lấm chấm

Trách mùa xuân đến muộn

Hoa rụng hết còn đâu"

( Hoa nở sớm)

So với những nhà thơ đương đại, thơ Mai văn Hoan có tìm tòi đổi mới trong cảm xúc và cách thể hiện. Nhưng không phải lao vào những sự tìm tòi khác lạ, lập dị hay cách tân gì cả.Thi nhân vẫn trung thành với các thể loại thơ truyền thống với tứ tuyệt tình yêu, Ngôn ngữ thơ mang vẻ đẹp của thi ca hiện đại. Trong thơ MVH có đủ những suy tư nhiều chiều của cuộc sống . Ẩn sau những câu chữ là tầng tầng lớp lớp cảm xúc của tấm lòng thi sỹ. Nhà giáo Mai Văn Hoan trong vai trò người cầm bút với cuộc đời, với tình yêu. MVH chọn thơ văn là một hình thái nghệ thuật làm phương tiện giải bày. Và thơ MVH góp phần  làm phong phú cho cuộc sống tinh thần của công chúng yêu thơ. Tô đẹp cho cuộc đời bằng những cảm xúc được chắt lọc đưa vào hình tượng thơ, ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu …Thi nhân đã lao động nghệ thuật một cách cần mẫn, nghiêm túc để đóng góp cho đời những bài thơ tâm đắc. Nếu ai đó nói rằng: trong thời buổi kinh tế thị trường, sự phát triển nhanh như vũ bão của tin học và báo chí người ta không còn mặn mà với thơ thì không đúng. Thực tế cho thấy thơ hay vẫn hấp dẫn người đọc. Những áng thơ từ trước tới nay giàu chất trí tuệ trữ tình, giàu tính nhạc vẫn được bạn đọc yêu quý và đón nhận,thưởng thức.

MVH đã từng nói thơ quan trọng phải có hồn, có cảm xúc , là tiếng nói từ trái tim sẽ rung động trái tim. Dù kỹ thuật có điêu luyện đến mức nào mà không có cảm xúc thì cũng sẽ không được bạn đọc đón nhận. Công chúng văn học vẫn luôn đòi hỏi, thưởng thức những áng văn thơ hay vì nó thể hiện được ước vọng của con người hướng về chân thiện mỹ.

 Trong các cuộc hội thảo hay nói chuyện thông thường, nhà thơ MVH thường bộc lộ hết chính kiến của mình.khi tranh luận, biện luận đến nơi đến chốn. Trong giảng dạy thầy giáo chuyên văn biết khơi dậy tiềm năng trí tuệ, thức dậy niềm hứng thú cho người học. Khi bình giảng phân tích MVH  có những phát hiện ra tầng nghĩa của câu thơ, câu văn rất thuyết phục. MVH  còn là một cây bút phê bình công tâm khi đánh giá, thẩm định tác phẩm. Ông sưu tầm, thẩm định để tìm ra cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Nhiều bài viết phê bình, tiểu luận của MVH  được đăng trên các báo. Những bài về nghiên cứu đều được dụng công tra cứu, so sánh nhiều nguồn tài liệu khác nhau để tìm ra được mấu chốt của vấn đề và được trình bày với những dẫn chứng, lập luận mang tính khoa học khi nhận định về những vấn đề mà từ trước tới nay chưa được quan tâm đúng mực. Lúc còn đang giảng dạy , Thấy giáo MVH vẫn tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần để đi tìm tòi những di tích có nguy cơ rơi vào quên lãng. Ví dụ đi tìm nơi an táng của thi hào Nguyễn Du trước đây ở thành phố Huế  .MVH  đi nhiều nơi, gặp gỡ với nhiều người để sưu tầm, nghiên cứu. Ông đã bỏ nhiều công sức và thời gian trong công việc thầm lặng, trong nhiều năm để có những bài viết có gíá trị : ( Dấu tích Nguyễn Du ở Huế- “Của tin còn một chút này” tập 1)( Lại bàn về nơi an táng Đại thi hào Nguyễn Du-“ Của tin còn một chút này”tập 2) …Khi có cơ hội tham gia các cuộc hội thảo MVH trình bày, phân tích cặn kẽ những phát hiện của mình.

Người ta yêu quý MVH  phần nữa là ở bản tính trọng nhân nghĩa , đậm đà tình cảm với gia đình, họ hàng, làng xóm . Cuộc đời từng trải của ông vất vả gian truân là thế nhưng MVH vẫn tràn đầy nhiệt huyết trong công việc : giảng dạy, sáng tác và nghiên cứu. Những bạn bè đồng nghiệp và nhiều thế hệ học trò và công chúng văn chương dành cho  MVH  những tình cảm trân quý, thân thương và khích lệ. Dó cũng là nguồn động lực lớn để MVH  bước đi trong dâu bể cuộc đời và cháy lòng với đam mê sáng tác .

Có dịp được trò chuyện với ông ở ngoài đời tôi cảm nhận thêm nhiều nét đẹp trong tính cách cũng như trong bản lĩnh nghề nghiệp của MVH.. Ở MVH  vẫn luôn toát lên tinh thần lạc quan yêu đời , yêu cuộc sống . Tôi cảm phục tính khiêm tốn, kiệm lời khi nói về mình của ông. Ở đâu đó đôi khi không tránh khỏi những nỗi ngờ vực , oan ức, tị hiềm mà ai đó đã không phải với ông. Dù thế nào đi nữa thì nhà giáo -nhà thơ ấy vẫn đắm đuối suốt đời cho thơ và những hoạt động nghệ thuật khác nữa. Khi khơi được nguồn cảm hứng, MVH  mới say sưa tâm sự nhiều điều về cuộc đời, về thơ ca, về những câu chuyện tình đã qua đẹp như cổ tích của ông. Tôi cũng đã có dịp trò chuyện với một số người bạn . Họ là những học trò chuyên văn của thầy giáo Mai Văn Hoan. Hãy nghe họ nói về người thầy đáng kính của họ: Thầy đã truyền cho học trò niềm say mê văn học. Phong cách giảng dạy của thầy rất ấn tượng. Những giờ lên lớp của thầy để lại cho học trò những kỷ niệm khó quên , giúp trò hiểu sâu về nội dung bài giảng. Thầy có một chất giọng trời phú trầm ấm, ngân vang rất truyền cảm . lúc giảng bài học trò cảm thấy như thầy đã đi ra từ không khí văn học thuở ấy để giới thiệu, bình giảng cho học trò. Từ đó học trò yêu thích, cái hay, cái đẹp của tác phẩm rồi dần dần yêu thích văn học từ lúc nào không hay. Thầy nắm chắc vấn đề thuộc nhiều thơ văn để trích dẫn. Hầu như khi lên lớp thầy chẳng bao giờ nhìn giáo án hay tư liệu liên quan đến bài giảng như một số giáo viên khác vẫn làm. Thầy đề cập đến những vấn đề gai góc còn gây nhiều trang cãi. Trong một giai đoạn lịch sử còn khắt khe cực đoan trong việc đánh giá tác giả, tác phẩm như bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, bài” Màu tím hoa sim” của Hữu Loan… được thầy phân tích , bình giảng một cách khách quan, có lý, có tình . Thầy còn có những cảm nhận sâu sắc về một số vấn đề mang tính thời sự của báo chí, văn học…

Có thể nói cuộc đời nhà giáo, nhà thơ Mai văn Hoan thật phong phú sinh động chẳng những là một người thầy giỏi , có khiểu thẩm định văn học sâu sắc, tinh tế , phương pháp giảng dạy thuyết phục . MVH mộc mạc, từng trải và tài hoa. Cuộc đời ông đã trải qua không ít gian nan nhưng vẫn giữ được phong thái ung dung,  đầy nhiệt tâm với công việc và sáng tác…Nay MVH đã bước vào tuổi xưa nay hiếm vẫn nhanh nhẹn yêu đời , vẫn tham gia nhiều hoạt động văn học trên khắp cả nước. Chúng ta - những độc giả trân trọng kết quả lao động nghệ thuật của thi nhân , được thưởng thức những sản phẩm tinh thần cao quý là những bài thơ lay động lòng người.

6/ THI PHÁP THƠ MAI VĂN HOAN

Để hiểu hơn về thơ Mai Văn Hoan chúng ta hãy đi tìm thi pháp . Bởi vì thi pháp là mấu chốt của thơ, là toàn bộ các đặc điểm về hình thức và nghệ thuật trong thơ.

“ Văn chương cũng như tình yêu, có hàng trăm cách làm duyên, làm dáng khác nhau ở những cây bút có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghệ thuật. Kỹ thuật dù có khéo léo tinh xảo đến đâu tự nó cũng không thể tạo nên một giá trị thẫm mỹ nào. Bí quyết thần thông nhất vẫn là ở trái tim , ở tâm hồn”( Nguyễn Đăng Mạnh) .

Vâng đúng vây! Thi Pháp của nhà thơ Mai Văn Hoan trước hết là tiếng nói chân thành từ trái tim, của một hồn thơ đa cảm và lãng mạn. Việc sáng tác thơ và những đặc điểm nghệ thuật trong thơ mà MVH đã sử dụng như là một thủ pháp để chuyển tải thông điệp từ trái tim đến trái tim. Từ những rung cảm của thi nhân đến với nhân vật trữ tình và độc giả .

Để thưởng thức thơ Mai Văn Hoan Chúng ta không chỉ nhìn nhận tác phẩm ở bề mặt mà hãy khám phá chiều sâu ngôn từ và nội dung tư tưởng qua năm lớp nội dung như :đề tài, chủ đề cảm hứng, ý nghĩa triết lý và sắc điệu thẫm mỹ sẽ đem đến cho chúng ta nhiều thú vị văn chương ở một giọng thơ thâm trầm và hồn hậu.

Ngôn ngữ thơ MVH không dùng những lời lẽ bay bướm hay khác lạ phi thường… Mà chỉ là những ngôn từ dung dị trong giao tiếp hằng ngày. Được gieo vần khéo léo phù hợp với ngữ cảnh, vận dụng phép tương xứng trong ngôn từ để có những câu thơ đẹp:

“Tôi đứng lặng trước sân nhà vắng vẻ

Chiều âm u , ảm đạm đến não lòng

Gốc mai già cứ thu mình lặng lẽ

Hoa trái mùa thưa thớt cuối chiều đông”

( Thăm lại vườn xưa)

Để tăng tính biểu đạt, MVH  sử dụng phép tiểu đối ở trong câu thơ qua những những thi ảnh, thi liệu, ngôn từ:

“ Chẳng hiểu sao khi tôi đến với em

Tôi trở thành con chiên ngoan đạo

Chẳng hiểu sao đất trời đang giông bão

Đến với em tất cả hóa bình yên”

( Lời thú nhận)

Đôi khi MVH Sử dụng những điệp từ, điệp ngữ lặp đi lặp lại diễn đạt lúc cuộn trào như ngọn sóng. Lúc lắng đọng xót xa…

“Bao thăng trầm gốc sứ vẫn như xưa

Vẫn trầm tĩnh ngu ngơ và đa cảm

Vẫn thầm yêu những tâm hồn lãng mạn

Vẫn mộng mơ như không biết mình già”

( Quân Vương và Thiếp)

Những hình ảnh nửa vầng trăng, con én, áng sương mù huyền ảo, tàn thu, bến tương tư…không phải là mới. Bởi vì những hình ảnh này đã quen thuộc. Chúng ta từng bắt gặp trong thơ ca từ nhiều thế kỷ trước. Nhưng khi được MVH kế thừa và sáng tạo thì cách diễn đạt của ông hoàn toàn mới trong những từ ngữ rất đời thường nhưng mang vẻ đẹp của thi ca hiện đại.

“Em về để nửa vầng trăng

Anh ngồi ngắm mãi dấu nằm của em”

( Đêm ái tình)

Thơ ông có chịu ảnh hưởng một cách tự nhiên của một số nhà thơ đi trước. Song ông có sáng tạo riêng về tứ thơ, hình tượng thơ ngôn từ và nhạc điệu và dụng công trong việc chắt lọc cảm xúc để có những bài thơ tâm đắc. MVH sử dụng các thủ pháp ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ …để đạt tới ngôn ngữ thơ như quy luật thi ca truyền thống. Các sáng tác của ông có sự kế thừa của thi pháp truyền thống. Có những bài thơ, có nguyên cả một tập thơ ( Lục bát cho em ) rất đặc trưng, cấu trúc ngữ nghĩa chỉnh chu. Câu thơ nền nã , lắng dịu với giai điệu trầm buồn.

Hiện thực cuộc sống là nguồn đề tài phong phú cho MVH viết văn và làm thơ

Cuộc sống vốn đa chiều , nhiều gam màu và nhiều cung bậc tình cảm thì thi pháp hiện đại mới đủ để ngòi bút của MVH diễn đạt cảm xúc một cách phóng khoáng hơn, bay bổng hơn. Ông làm nhiều thể loại thơ: Trong đó có cả thơ theo thể Thơ Đường Luật nhưng nhiều nhất vẫn là thơ ngũ ngôn, thơ lục ngôn, thơ thất ngôn, thơ bát ngôn …Ưu điểm của thơ MVH là giàu chất trữ tình . Thi ý ngọt ngào . trong sáng, giản dị , chân thành và dễ hiểu. Chất văn, chất thơ mượt mà , biểu cảm . Có những bài chỉ đọc qua một lần nhưng cái điệu thơ, hồn thơ làm ta bâng khuâng mãi . Bài « Nữ sinh Đồng Khánh là một ví dụ. Nó trở thành tác phẩm nổi tiếng, bởi vì nó tiêu biểu, đầy đủ nội dung biểu đạt và hình thức thể hiện. Tài năng của nhà thơ là vẫn sử dụng những hình ảnh so sánh, hình ảnh ẩn dụ có trong truyền thống văn hóa cổ truyền để khắc họa nên những đường nét của đời sống thực trong xã hội hiện đại. Phép đảo ngữ trong thơ rất có giá trị thẫm mỹ tạo nên ngữ điệu êm ái có sức biểu đạt cao.

“Mát lành ngọn gió mùa thu

Nhắc ta nhớ giọng mẹ ru thuở nào”

( Chia sẻ)

Từ những đặc điểm nghệ thuật nói trên, thơ Mai Văn Hoan hiện ra những nét riêng để khẳng định phong cách,  của tác giả từ nội dung đến hình thức thơ . Ông là một trong những nhà thơ đương đại đã đóng góp những ánh thơ hay , có ý nghĩa xã hội sâu sắc qua nỗi lòng của chủ thể trữ tình. Bút pháp của MVH vừa hiện thực vừa lãng mạn, đậm chất trữ tình : trong đó có đủ trữ tình tâm tình, trữ tình thế sự, trữ tình phong cảnh và trữ tình công dân. Có khi tách bạch rõ ràng, có khi hoà quyện đan xen để đạt được sứ mệnh chuyển tải cảm xúc đến người đọc một cách hiệu quả nhất. Thông qua tư tưởng, tình cảm để phản ánh cuộc sống bằng ý tứ chân thành. Cảm hứng thể hiện trong những cảm xúc  dạt dào.Vì thế thơ MVH để lại ấn tượng khó quên trong lòng độc giả. Không ồn ào khoa trương , những câu thơ tự nhiên, cô động về tình yêu, tình đời.

Thơ Mai văn Hoan thiết tha yêu cuộc sống thể hiện một hồn thơ bát ngát tình. Xuyên suốt toàn bộ các sáng tác của ông là một tình thần nhân văn đáng trân trọng.

Tất cả làm nên tên tuổi của Mai Văn Hoan.

Thành phố Huế, ngày 25/2/2019

  

(Bài đã được in trong tác phẩm BÌNH LUẬN VĂN HỌC của tác giả Hoàng Thị Bích Hà- từ trang 105 đến trang148, NXB Thuận Hóa tháng 6/2019 và in trong tác phẩm THƠ MAI VĂN HOAN của tác giả Mai Văn Hoan–trang 420 đến trang430, NXB Thuận Hóa Huế tháng 4 năm 2019) 

 

 

Hoàng Thị Bích Hà
Số lần đọc: 868
Ngày đăng: 05.08.2020
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nguyên Sa: Thơ thời hải ngoại - Nguyễn Vy Khanh
Những cái “tôi” và tiếng lòng của Trần Bảo Định - Trương Văn Dân
Về cách-tân tiểu-thuyết - Nguyễn Vy Khanh
Hoa Nhài và những vui buồn quanh hoa Nhài - Nguyễn Anh Tuấn
Trò chuyện với thiên thần, Lắng nghe. Dừng lại và Suy ngẫm - Elena Pucillo Truong
Đặng Đình Hưng, đời của thơ… - Đỗ Quyên
Tư tưởng - Võ Công Liêm
Khoa học và tôn giáo - Võ Công Liêm
Vụ án hơn 900 năm trên hồ Mù Sương - Nguyễn Anh Tuấn
Thế giới ngủ trong đường viền và giấc mơ con chữ - Nguyễn Tiến Nên
Cùng một tác giả
Chị Xíu của tôi! (truyện ngắn)
Anh tôi! (truyện ngắn)
Chủ nghĩa cưới vợ (truyện ngắn)
Nước tràn ly (truyện ngắn)
Giận kẻ bạc tình (truyện ngắn)
Đời là thoáng chốc (truyện ngắn)
Chú Nghĩa cưới vợ (truyện ngắn)