Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
730
116.708.870
 
Xóm NB ở cây số 6
Nguyễn Văn Hoa

1

Nhà tôi ở xóm cây số 6. Do nắn đường nên đoạn đường qua nhà tôi không còn bám vào đường quốc lộ mới nữa.

 

Vì xóm này ở cách trung tâm thành phố 6 kilomet. Thi thoảng tôi cũng đến chơi ở trung tâm thành phố.Trung tâm thành phố có cái hồ quanh năm songs sánh n­ứoc xanh rờn. Quanh hồ là v­ờn hoa rực rỡ theo bốn mùa xuân hạ thu đông.

 

Nói là 6 cây số , nhưng tôi thấy rất xa, từ nhà tôi vào trung tâm  cái thành phố nhỏ bé này, ruộng lúa xem kẽ với những nhà dân.

 

Hồi tôi còn bé thì cây số 6 nằm gọn trong một nông trường trồng chè. Sau tôi nhơ nhỡ thì thấy mọc lên trại điều dưỡng và nay thì nó là điểm tập kết xe hoa quả của cánh tài xế miền Nam chở Hoa quả ra bán ở thành phố này.

 

Ngoại tôi có một quán nước bên đường , nó đơn sơ , chỉ có 4 cột tre , mái lợp bằng lá mía khô, chung quanh che bằng những những tấm cót . Cái chõng tre và ghế ngồi ông ngoại tôi làm bằng cách chôn cọc tre xuống đất và ghép các cây tre nằm ngàng theo chóng tre. Quán lèo tèo hàng họ thế ,nhưng rất đông khách,nhất alf khách buôn hoa quả từ miền Nam ra,.

 

Bà ngoại tôi bán nước chè , thuốc lá , mấy củ lạc và r­ợu trắng.Nếu lái xe nào cần chè đá bà ngoại tôi cũng phục vụ. Bà ngoại tôi đã hơn 80 tuổi ,người nhỏ bé ,những còn nhanh nhẹ lắm. Tiền to tiền nhỏ , tiền thật tiền giả bà ngoại tôi còn tinh t­ờng phân biệt rành rẽ. Tiền lẻ bà tôi để trong cái bị cói ,không bao giờ thiếu của khách một xu một hào.

 

Vườn nhà ngoại tôi lại rộng, nên cánh lái xe buổi tối hay gửi xe ở v­ờn ngoại tôi.

Bà ngoại tôi chỉ có hai người con, cậu tôithì đã mất thời chiến tranh.. Còn mình mẹ tôi, , ông bà ngoại tôi kén chọn mãi mới được bố tôi gửi rể.

 

Bố tôi nhà chín người con 5 trai bốn gái . Do là con thứ nên việc gửi rể của bố tôi cũng khôg gặp khúc mắc gì , mặc dù trong họ bố tôi có ông chú vẫn thậm tệ chửi bố tôi: " Thằng hèn , mày định suốt đời làm chó nằm gầm trạn à!?".. Mẹ tôi là dân kế toán nông trường chè , còn bố tôi là dân thu thuế. Bố tôi và ông ngoại hoà thuận lắm. Khách khứa cứ t­ởng bố tôi là con trai , còn mẹ tôi chỉ là con dâu của ngoại tôi.

Quán nước chè cây số 6 , nếu hỏi bất kỳ lái xe chạy Bắc Nam nào cũng biết.

 

2

Xóm tôi trước thuộc đất Nông trường NB , Gọi là Nb vì hầu hếtanh em công nhân đều quê ở NB.. Ngày x­a  nơi đây trồng và chế biến chè đen để xuất khẩu . Chè ở đây quý như vàng. Từ khâu trồng đến khâu chế biến đều được quản lý rất chặt chẽ. Nhiều nông trường viên gốc người NB , nên dân gian quanh vùng gọi dân nông trường là dân NB. Nhưng thực ra bà ngoại tôi trước cũng là dân nông trường này. Bà tôi thuộc đội chăn nuôi lợn. Vì thời ấy phân lợn còn dùng để ủ mục để bón chè. Bà tôi tháo vát tổ chức mua sắn , ngô, đậu ... để làm thức ăn cho lợn. Ông giám đôc người NB rất quý tài năng tổ chức của bà ngoại tôi. Khi bà tôi nghỉ h­u, ông giám độc Nb đồng ý để mẹ tôi đựoc thế chân vào việc làm của bà tôi.

Chiến tranh Mỹ ném bom miền Bắc leo thang , khu nông trường NB mọc thêm khu điều dưỡng cho thương binh ở chiến trường miền Nam ra.. Mẹ tôi được diều về tổ nấu cơm cho thương binh và  d­yên trời thế nào mẹ tôi lại gặp được bố tôi trong trại điều dưỡng này.

 

Bố mẹ tôi chỉ có một mình tôi. Tôi được bố mẹ đều quý như vàng. ông bà ngoại đã nghỉ h­u.

Gia đình tôi sống rất hoà thuận và hạnh phúc.

Vì thi tr­ợt đại học , nên bố mẹ tôi cho tôi học Trung cấp kế toán, sau 3 năm học,ở vùng này nghề kế toán xin việc rất dễ . Nhưng bà ngoại tôi và mẹ tôi vẫn khuyên tôi xin vào Nông trường NB làm việc . Vì uy tín của bà tôi và mẹ tôi , rồi lý lịch bố tôi là thương binh , nên việc làm của tôi ở nông trường NB này khá thuận lợi. Hàng ngày tôi đi bộ đến phòng kế toán của Nông trường.

 

3

Đoạn đường " chết " vì không có xe cộ qua lại cũng chỉ yên được thời gian ngắn. Sau đó không hiểu sao cánh xe tải Bắc Nam ùn tùn về đỗ nghỉ ngơi ở đoạn đường này. Thế là quán ăn, quán giải khát , nhà nghỉ mọc nên nhan nhản. Riêng nhà tôi vẫn buôn bán như x­a. Vốn liếng nhỏ, lấy công làm lãi. Hôm nào có việc bận , đóng cửa cũng chả  sợ ế hàng. Nhịp sống nhà tôi cứ  đơn điệu như vậy.

 

Bỗng một hôm có anh lái xe Bắc Nam đến quán nhà tôi thưa chuyện :

- Cháu qua lại đây nhiều lần rồi , thấy nhà mình có thể tin cậy được .

Mẹ tôi ngắt l­òi :

- Sao anh  muốn gì ở nhà tôi?

- Chả là xe cháu chở d­a hấu đến chợ biên giới bán , nhưng bị  nó ép giá quá. Cháu quay về đây, nhờ nhà mình mấy ngày để bán số d­a này trong nội địa . Cháu mong gia đình giúp đỡ.

- Nhà tôi chật chội thế này thì giúp gì được anh ?

- Dạ cháu chỉ xin m­ợn một chút ở góc v­ờn , còn d­a cháu vẫn để trong xe.

- Nếu thì thì được.Mẹ tôi ­ng thuận. ông bà và bố tôi cũng không phàn nàn

gì ?

 

Anh lái xe Bắc Nam này lấy miếng cát tông viết mầy chữ "Đây bán Bán d­a hấu " treo ngay vào cành cây bên đường.

Vì đây là tụ điểm ăn uống , đổ xăng , đổ nước vào xe tải , xe khách , xe du lịch ... nên nườm n­ợp người.

Đang mùa nóng bức ,nên việc bán d­a hấu cũng không khó khắn , chỉ có vài ngày  anh ta đã bán hết số d­a hấu định " xuất khẩu " ở nhà tôi.

 

Anh ta cảm ơn gia đình tôi ;

- Thế là cháu hoà vốn và có lời chút ít để ăn đường. Thật may nếu cứ ì ra ở biên giới thì lỗ to. Cháu cảm ơn gia đình rất nhiều.

Anh ta rút ra 200 nghìn để trả tiền thuê " mặt bằng " bán d­a ở góc v­ờn . Mẹ tôi kiên quyết phản đối :

- Anh ch­a biết nhà tôi đấy thôi. Gia đình tôi đã ba đời làm việc ở nông trường NB này. Đất đây là đất nông trường cấp cho nhà tôi, nếu trả tiền thuê mặt bằng thì anh vào nông trường NB mà trả !

- Dạ, Gia đình không nhận , cháu quay về Nam rằng rặc hàng nghìn cây số áy náy quá!

 

Không đợi mẹ tôi đồng ý hay không ,anh ta bê quả d­a lớn nhất xe và 200 nghìn đồng và rút 3 ném nhang thắp  và vái lia lịa :

- Con là Tr­ơng Văn Bé  quê ở ấp Dừa nước , xã Cầu Chùa huyện Châu Thành Tiền Giang , Trời run rủi được gia đình đây c­u mang , con đã bán hết xe d­a , con xin cảm tạ thổ công thổ  địa thân linh tiền chủ đã che chở cho con . Con xin đựoc che chở khi quay về Nam an toàn !

Ông bà , bố tôi và mẹ tôi đều ngỡ ngàng trước cách ứng xử quá lanh lẹn của anh lái xe NB.

 

Bố tôi mời anh lại bàn uống nước.

- Anh không cần phải áy náy gì cả. Hồi chiến tranh tôi đã tham dự trận ấp Bắc ở quê anh , nếu không có chẻ chở của bà con cô bác thì làm sao tôi còn sống!

- Thế ra bác cũng đã qua quê cháu ! Thật may mắn cho cháu. Ông cháu và bố cháu trước cũng tập kết ra Bắc . Ông cháu mất ở Bắc , còn bố cháu thương binh  nay cũng đã nghỉ h­u ở quê.

 

Mẹ tôi chen ngang hỏi :

- Anh có biết ông và bố anh trước tập kết ở tỉnh nào không ?

-Ông cháu trước làm giám  đốc nông trường NB, còn bố cháu trước học trường miền Nam Đông Triều , sau đi học nứoc ngoài , rồi về Nam trước năm 1975.

Nhưng y bố cháu đã nghỉ h­u mấy năm nay rồi !

Tôi thấy mẹ tôi ngồi thừ ra , không hỏi thêm gì  nữa !

 

4

Không phải chí có nhà tôi ngẫu nhiên thành nơi bán hoa quả mà nhiều gia đình khác ở " vành khuyên ' con đường t­ởng chết này đều dựng lán bán hoa quả miền Nam . Nhà thì bán sầu riêng , nhà thì bán chôm chôm , nhà thì bán măng cút , nha thì bán b­ởi Năm Roi... Mùa nào quả ấy, quãng đường nầythnhf chự Hoa Quả miến Nam từ lúc nào cũng không ai biết.

Bắng đi một tháng, lại thấy anh lái xe Tiền Giang lại nhà tôi:

- Cháu chào ông bà , hai bác .

 

Mẹ tôi mời nước anh ta ở cái quán nước lèo teò của nhà tôi:

- Thế nào anh vẫn khoẻ chứ ?

- Đấy bác thấy đấy ,khoẻ cháu mới v­ợt hàng nghìn cây số ra đây với gia đình ta.

- Thế anh vẫn bán hoa quả xuất khẩu à ?

- Dạ ,cháu muốn thưa chuyện với gia đình  : Cháu muốn liên kết với gia đình để bán hoa quả trong nội địa ạ!

- Nhà tôi đều người già , có mỗi cháu gái còn đang đi làm kế toán ở nông trường NB , làm gì có ai mà liên kết được với anh !

- Dạ , bác có địa điểm , cháu có hàng ,chỉ cần thuê thêm vài người phụ việc khi có hoa quả thôi bác ạ!

Mẹ tôi nói phải bàn với ông bà, với tôi đã , hẹn mai sẽ trả lòi anh ta.

Mai anh lái xe Tiền Giang lại đến cùng với phụ xe.

- Dạ,gia đình ta có nhất trí không ạ !

- Gia đình tôi , neo người lắm , nhất trí cho anh m­ợn góc v­ờn phía Tây để anh bán hàng. Gia đình tôi không liên doanh liên kết gì cả!

- Bác cho cháu dựng nhà lá nhỏ để đứng bán hàng và tối chúng cháu ngủ luôn ở đó có được không ạ !

 

Tôi đồng ý ! Mẹ tôi nhẹ nhàng trả lời.

- Dạ, bố cháu còn giao nhiệm vụ cho cháu là nhờ bác đến thăm laị nông trường NB mà ông cháu đã làm giám đốc sau năm 1954. và muốn thăm ngôi mộ của ông cháu để hương khói nữa ạ!

- Thế bao giờ anh có thời gian vào thăm nông trường và mộ ông anh ?

- Bác cho cháu chuẩn bị hương lễ ,sáng mai được không bác !

- Sáng mai anh nhé! Tôi chờ anh ở đây

 

5

Như­ hẹn sáng hôm sau mẹ tôi , anh ta và trên đường đi làm tôi đi cùng luôn.

Con đường đến trụ sở nông trường đã trải nhựa bóng loáng , hai bên là phượng vĩ  rợp bóng mát .

Mẹ tôi và tôi đư­a anh ta vào phòng Giám Đốc.

 

Anh Giám đốc còn rất trẻ mới du học đậu Thạc Sỹ ngành chè ở Đài Loan về. Sau lời giới thiệu của mẹ tôi về anh Bé Tiền Giang:

- Đây là cháu nội cụ Năm Nghĩa nguyên giám đốc nông trường ta những năm 50 . Anh muón đến thăm lại nơi cụ Năm Nghĩa đã làm việc và thăm lại mộ cụ nữa.

 

Anh bắt tay Bé và mời mọi người ngồi vào bàn nước:

- Thật quý hoá quá! Thế thì mời anh Bé thăm luôn Phòng Truyền thống của Nông trường NB này .

Anh Bé tiếp lòi :

- Ba cháu về Nam , sau đó lại tham gia mặt trận  Tây Nam , rồi bị thương năng cụt hai chân . Do vậy gia đình lân cấn mãi bậy giờ mới ra thăm lại nơi ông nội tôi đã làm việc . Và theo ý nguyện gia đình,tôi cũng muốn xin phép Nông trường cho đưa hài cốt của ông nội tôi về Tiến Tiền Giang .

 

Anh Giám đốc nói với anh Bé:

- Xin mời mọi người sang Phòng truyền thống

Phong truyền thống to hơn Phòng Giám đốc ở sát ngay hành lang, phóng treo nhiều cờ đỏ có tua vàng và nhiều tranh ảnh và tủ tr­ng bày hiện vật .

Mẹ tôi đưa anh Bé đến bức ảnh đen trắng ở chính giữa t­ờng từ cửa bước vào nhìn thấy ngay :

- Đây là ông nội anh , cụ Năm Nghĩa .

 

Bức ảnh cụ Năm Nghiã chụp với rất nhiều người , đấy là hội nghị tuyên d­ương cụ là Anh Hùng Lao động.Theo mẹ tôi thì bà ngoại tôi đứng ở hàng thứ hai từ trái vào người thứ 7. Bà ngoại tôi , mẹ tôi đến tôi , thế là gia đình tôi đã qua ba thế hệ làm việc ở nông trường NB này .

 

Anh Giám đốc giới thiệu cặn kẽ cho anh Bé nghe về  lại những mẫu chè qua các thời kỳ , chè đen xuất khẩu đi Liên Xô và Đông Âu ( thời cụ Năm Nghĩa )và mẫu chè Ô Long mới nhất xuất khẩu đi Đài Loan.( thời anh giám đốc mới ). Thế mà đã hơn 50 năm rồi .

 

Sau đó mọi người đưa  bé ra thăm mộ cụ năm Nghĩa. .Mẹ tôi kể rằng , năm 1968 Mỹ ném bom miền Bắc , nông trường là nơi chúng trút bơm thừa trên đường tháo chạy. Hôm ấy bom trúng ngay vào khu văn phòng nông trường, hơn chục người hy sinh, cụ Năm Nghĩa bị nhà sập đè chết. Khi bới đống đổ nát  ra thì  cụ đã tắt thở.Năm ấy cụ mới ngoài 40 tuổi. Bố của Bé đã quay lại NB.Không có ai thân thích , Nông trường đã chôn cất cụ ở nghĩa trang Nông trường NB.

 

Nghĩa trang ở sau khu văn phòng.Đó là ngọn đồi thấp , chung quanh trồng cây trám đen, hồi bé đi qua khu nghĩa trang này mỗi khi buổi tối từ nhà tôivào liên hoan văn nghệ ở hội trường Nông trường NB, chân tôi đều ríu lại, mặc dù mẹ tôi đi bên cạnh .

 

Nghĩa trang rất yên tĩnh .Hoa m­ời giờ trồng thành vạt tròn ngay cồng nghĩa trang , trổ hoa đỏ rực. Các mộ đều được xây gạch và có bia mộ ghi rõ họ tên quê quán từng người. Thoáng thấy nào người quê  Cà Mâu, Tiền Giang , Trà Vinh, Đồng Tháp , An Giang , Kiên Giang ...

 

Mẹ tôi dẫn anh Bé đến mộ cụ Năm Nghĩa . Anh Bé đặt lễ và thắp hương cho ông nộivà tất cả các mộ của nghĩa trang này.

 

Tôi thấy nghĩa trang này chủ yếu phần trong là anh em công nhân quê NB và phía gần cổng là phần mộ những người công nhân nông trường hy sinh hoặc ốm đâu già cả chết.

Anh Bé nhìn thấy mộ ông nội có nhiều chân hương mới, anh Bé cảm động lắm :

- Tôi xin thay mặt gia đình ,xin đưa tạ Nông trường đã chăm sóc chu đáo phần mộ của ông nội tôi !

- Uống nước nhớ nguồn mà . Cụ Năm Nghĩa là người có công đầu đưa anh em NB đến đây lập nông trường.Đồi dôc thế cụ cho trồng điền thanh như ruộng bậc thang , nên giữ đựoc ẩm và đất mầu không bị trôi. Cụ còn cho nuôi lợn để có nguồn phân bón cho chè. Và cụ còn lập Trạm an dưỡng cạnh ngay suối nước khoáng.Sau này trở thành trại điều dưỡng NB. Công lao của cụ Năm Nghĩa lớn lắm! Anh Giám độc giảng giải cho anh Bé nghe.

 

Từ bé tôi đã thấy bà ngoại tôi cứ Rắm Tháng Bày là sắm lễ lên thăm nghĩa trang này ! Lớn dần lên tôi mới hiểu công việc bà ngoại tôi làm ! Chân hương mộ cụ năm Nghĩa ,có lẽ cũng của bà ngoại tôi thắp vào rằm và Mồng Một hàng tháng ở nghĩa trang NB này.

 

Anh Bé chụp ảnh mộ cụ Năm Nghĩa và nhờ tôi chụp ảnh Anh với anh Giám đốc trước cổng nghĩa trang . Nắng chiếu vào vạt hoa m­ời giờ đỏ loá cả mắt . Tôi phải nheo mắt mãi mới đưa hai người vào khuôn hình được. Những cây trám cổ thụ rì rào lay nhẹ , những tia nắng lọt xuống lốm đốm chiếu vào bờ t­ờng nghĩa trang.

 

6

Cơ sở bán d­a hấu của anh Bé đã trụ lại ở xóm NB ở cây số 6 này .Từ tháng 1, 2, 3 và 4 thì bán d­a hấu, Tháng 8 đến tháng 11 thì bán b­ởi Năm Roi , Sầu siêng thì chủ yếu bán loại mỗi mũi có 5 hạt.Loại này cơm nhiều và béo  ngậy . Lúc đầu chầy chật khó bán . Nay thì lúc nào cũng " cháy " hàng. Măng cụt , chôm chôm , vú sữa cũng đ­ọc anh Bé đưa ra. Thương Hiêu Bé Tiền Giang ở xóm NB này đã nổi tiếng khắp các tỉnh miền Bắc . Những người mua buôn đều đến cây số 6 này . Trước nhà tôi đã mọc lên Quán lẩu mắm của Cô T­ Vân Sóc Trang , rồi quán cơm Tấm của cô Ba Dung  Cần Thơ. Tôi thấy tấp nấp nhất là quán Mat sa của cô út Lan Cà Mâu . Mấy cô nhân viên Mat sa sang  quán nhà tôi uống chè đá. Đều là gái miền Tây trắng nõn như ngó sen. Nói năng nhỏ nhẹ như mật ong đổ vào tai. Tôi thèm giọng nói của họ.

Nông trường NB  sầm uất nhất là sau 1954 , rồi lèo tèo lúc Mỹ đánh phá ác liệt , anh em NB về quê vãn , khi ấy bà ngoại tôi cũng được tín nhiệm lắm.Thời anh em thương binh NB ra điều dưỡng thì con gái nông tr­ớng đua nhau xung phong lấy thương binh. Nhà " hạnh phúc " xây không kịp..Sau 1975 nông trường lại lao đao vì anh em NB cùng vợ con kéo về hết NB , lao động thiếu trầm trọng , thờig ấy mẹ tôi cũng được quý như vàng. Thời của tôi nông trường đã liên doanh với Đài Loan , giống chè đã cho năng suất cao hơn, phân bón chất lượng cao, công nghệ chế biến hiện đại ,hàng xuất khẩu luôn không đủ.

Xóm NB cây số 6 , hơn 50 năm sau sầm uất hơn nhờ cái chợ hoa quả Nam Bộ này!

 

"Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén ", anh Bé đã có nhời với ông bà , bố mẹ tôi để xin ở rể nhà tôi. Không biết có phải bà ngoại tôivà mẹ tôi là " quân " của cụ Năm Nghĩa  mà chấp thuận anh Bé nhanh lắm !

Riêng tôi còn đang l­ỡng lự.

 

Vì bố anh Bé cụt hai chân ở mãi Tiền Giang , dù anh ấy ở rể , nhưng một năm mình lại không v­ợt hàng nghìn cây số vào thăm quê anh ấy à ?

 

Có đứa bạn thân ở Phòng kỹthuật Nông trường NB thì bảo tôi : " Mày phải cân nhắc cho kỹ , biết đâu nó chỉ lợi dùng thuê v­ờn nhà mày bán hoa quả  ,không may bị bọn lái buôn biên giới ép giá hoặc nhỡ nó bị phá sản , nó xấu hổ bỏ về quê thì mày có theo nó về Tiền Giang không , nhà mày có mỗi mày là gái , mày có nỡ bỏ ông bà bố mẹ mày không. Mày cũng phải xem bé nó co vợ cả ch­a , chứ như mấy bà công nhân nông trường Nb này ,vớ phải mấy ông có vợ cả ghen qúa lại " bật bãi ' về nông trường này , thấy gia cảnh thiếu đàn ông của  họ cũng tồi tội  ./.

 

Nguyễn Văn Hoa
Số lần đọc: 2956
Ngày đăng: 21.01.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tình già - Đặng Hoàng Thái
Bữa tiệc của bầy chuột - Võ Tấn Cường
Người vác chõng tre - Trần Trung Sáng
Đêm giáng sinh - Trần Trung Sáng
Tiếng quốc cuối cùng trong thành phố - Hoa Ngõ Hạnh
Người đàn bà,cánh dã quỳ và miền mơ tưởng - Nguyễn Lệ Uyên
Tam ngưu tương mệnh - Vũ Ngọc Tiến
Khoảng cách em và tôi là gió - Nguyễn Nguyên An
Ông Cử - Đoàn Hữu Hậu
Tiếng Nhục - Giang Tâm
Cùng một tác giả
Bàn thiên Nam bộ (dân tộc học)
Vườn ổi ngự (truyện ngắn)
Tấm thiếp cưới (truyện ngắn)
Xóm NB ở cây số 6 (truyện ngắn)