Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
821
116.684.621
 
Bài thơ “Cái tôi” của nhà thơ Ái Nhân Thi Sĩ
Đặng Xuân Xuyến

 

*

Nhà thơ Ái Nhân Thi Sĩ (có thêm các biệt danh là Ái Nhân Bùi, Vua Mộng...) viết bài thơ “Cái Tôi” từ 26 tháng 04 năm 2020, như tự răn mình, như trách người, trách đời... đã để "cái tôi tiêu cực” chi phối cuộc sống, phủ mờ và làm tổn thương các mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội.

 

CÁI TÔI

.

Cái tôi mày xấu quá chừng

Vì mày tao cũng đã từng đắng cay

Ngạo đời, kệch cỡm khoe say

Biết đâu cũng giống mây bay vô thường

.

Oai phong vênh váo hoang đường

Hư danh bao gã cũng phường thảo mai

Vì mày ối đứa tưởng oai

Kiêu căng một đám choai choai khoe tiền

.

Cái tôi gieo rắc tỵ hiềm

Tan như bong bóng rơi miền… ảo hoang

*.

Hà Nội, 26 tháng 4, 2020

 

ÁI NHÂN BÙI CAO THẾ

 

Những câu thơ hao hao dáng dấp “văn nói xếp vần” (có thể do Ái Nhân Bùi vội viết theo cảm hứng) của "Cái Tôi" có hiệu ứng tức thì với người đọc bởi sự trút giận thẳng tưng theo lối chì chiết chẳng cần e dè, chẳng cần kiêng nể của nhà thơ Ái Nhân Thi Sĩ với thói kiêu ngạo, đố kỵ, điêu chác, háo danh, hoang tưởng... của lòng người, của thói đời mà bất kỳ ai cũng ít nhiều đều có.

Đọc “Cái Tôi” của anh, tôi tin nhiều người bằng trực cảm sẽ giật mình ngờ ngợ nhà thơ Ái Nhân Thi Sĩ chủ ý mượn thơ để "cay cú trả treo" mình, “đá xoáy” mình, “hậm hực chửi đổng” mình vì thấy bóng dáng mình hiển hiện trong những dòng thơ đó.

Bài thơ hay hay không hay không bàn luận, cũng chẳng nên lấy tiêu chí thơ ra làm quan trọng, chỉ nên biết “Cái Tôi” được nhà thơ Ái Nhân Thi Sĩ viết bằng cảm xúc của những tâm thế: thở than, oán thán, cay cú, trút giận... rất thật nhưng cũng lại rất ngạo nghễ, chả cần giấu diếm che đậy những bời bời tâm trạng trách mình, trách người, trách đời... cũng chẳng cần ý nhị nhẹ nhàng mà thẳng tưng bỗ bã, thậm chí là chì chiết cay nghiệt với những: “Ngạo đời, kệch cỡm”, “gieo rắc tỵ hiềm”,... của “phường thảo mai”, của “đám choai choai khoe tiền”... nên “Cái tôi” đã không còn là “cái tôi ấm ức”, “cái tôi hậm hực” của riêng tâm thế nhà thơ Bùi Cao Thế (họ tên đầy đủ theo giấy khai sinh của nhà thơ Ái Nhân Thi Sĩ) mà là tấm gương phản chiếu thói hư tật xấu làm giật thót khối người, thế là nhà thơ Ái Nhân Thi Sĩ đã thành công với mục đích sáng tác “Cái tôi” của mình!

Tôi nghĩ, làm thơ, đôi khi cũng nên tự cho phép bỏ qua những thủ pháp này nọ, những tiêu chí này kia để bài thơ vừa cất lên được tiếng nói thật của lòng mình, vừa góp phần lên án thói hư tật xấu của người đời lại tự an ủi được bản thân chút ít bằng “phép thắng lợi tinh thần” như “Cái tôi” của nhà thơ Ái Nhân Thi Sĩ thì cũng nên đấy chứ!

*.

Hà Nội, chiều 28 tháng 11-2022

 

 

 

Đặng Xuân Xuyến
Số lần đọc: 244
Ngày đăng: 07.12.2022
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Để cho ngày ngắn thơm hoài tình thơ - Trang Thùy
Tháng mười một về thăm trường cũ - Nguyễn Nguyên Phượng
Yếu tố đồng tính trong thơ Đỗ Anh Tuyến - Đặng Xuân Xuyến
Văn chương để làm gì? - Vinh Anh
Khi nhà văn trả thù - Nguyễn Anh Tuấn
Miền yêu thương trong thơ thiếu nhi Tôn Nữ Thu Thủy - Trần Hoài Anh
Thơ Mới và sự hiện hữu trong văn học miền Nam 1954 -1975 (Viết nhân 90 năm Thơ mới) - Trần Hoài Anh
Nhân vật bình dân trong một dòng văn xuôi tự sự địa phương - Yến Nhi
Thanh Thảo, hát giữa gió mưa - Nguyễn Đức Tùng
Về 2 chữ “Te tẻ” trong bài thơ “Chiều lạ” - Đặng Xuân Xuyến
Cùng một tác giả
Tim đau (thơ)
Khát (thơ)
Lỡ (thơ)
Kim yêu (truyện ngắn)
Chuyện của Gã Khờ (truyện ngắn)
Em (thơ)
Chuyện của anh T... * (truyện ngắn)
Chuyện ngủ (truyện ngắn)
Lỡ (thơ)
Chàng lùn nể vợ (truyện ngắn)
Đuối (thơ)
Nhé em (thơ)
Biết (thơ)
Lắng (thơ)
Trả em (thơ)
Lạc (thơ)
Em đi (thơ)
Tò he (thơ)
Chia tay (thơ)