Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.395 tác phẩm
2.747 tác giả
697
116.729.758
 
Autumn Prayer By Alexandra Huynh
Đỗ Quý Dân

 

       Dịch và giới thiệu

           Tác giả : Đỗ Quý Dân

Hôm trước chúng ta được nghe Amanda Gorman, Thi Khôi (Poet Laureate) của giới trẻ Mỹ, đọc bài thơ của mình trong buổi lễ nhậm chức của tân tổng thống Joe Biden. Ngay sau đó một ngày, một sinh viên gốc Việt của đại học UC Davis thuộc tiểu bang California đã được chọn làm thi khôi đại diện cho miền Tây nước Mỹ tham dự giải Thi Khôi Toàn Quốc (National Youth Poet Laureate), mà cô Gorman là người đầu tiên thắng giải. Thi sĩ trẻ tuổi kia là Alexandra Huỳnh.

 

Tôi xin được đăng một bài thơ của cô thi sĩ trẻ tuổi này. Bài thơ này có tựa là “Lời khấn nguyện mùa thu” (Autumn prayer). Đây là một bài thơ rất khó dịch ra Việt ngữ. Khó không phải vì từ vựng rắc rối, khó không phải vì cú pháp, vì thể thơ, mà khó vì “dòng tâm thức” của cô thi sĩ trôi theo một hướng nằm ngoài phạm vi của thơ Việt và tâm thức thơ Việt mà tôi được đọc, kể cả những bài thơ mà giới thi sĩ Việt hôm nay gọi là thơ đương đại. Đọc thơ của Alexandra Huỳnh ta thấy được khoảng cách giữa cô và thế hệ của bố mẹ cô, và thấy được sự trăn trở của cô vì sự khác biệt đó. Nếu thế hệ của bố mẹ cô đã cố gắng để hội nhập vào xã hội Mỹ, vào đời sống Mỹ, cô và thế hệ của cô hôm nay lại phải cố gắng hòa nhập, hoặc ít ra thông cảm, với thế hệ của bố mẹ. Sự cố gắng này tạo ra một mối giằng co giữa hai bên, đưa đến hiểu lầm và tranh chấp, làm căng sợi dây nối quá khứ và tương lai, của cộng đồng người Việt tị nạn, để sợi dây đó trở nên mong manh, dễ đứt.

Tôi thú nhận là không có khả năng chuyển ngữ bài thơ này. Tôi cố gắng “dịch nghĩa”, nhưng vì tôi cũng thuộc cái thế hệ giằng co với thế hệ của cô, tôi cũng không chuyển tải được ý tưởng, và nghệ thuật, của cô trong bài thơ này, một phần vì ngôn ngữ Việt hiện chưa phù hợp với nghệ thuật thi ca của cô. Tôi chỉ đăng “bài dịch” để gợi ý cho người đọc, nhưng lại mong là người đọc không để ý đến ngôn ngữ yếu kém của nó, mà chỉ sử dụng nó để có được một khái niệm tổng quát, dù không vững chắc, về tư tưởng của nhà thơ trẻ này, và từ đó người đọc có thể định ra hướng đi của chính mình trên con đường tìm hiểu tài năng và tư tưởng của cô.

* * * * *

Autumn Prayer

By Alexandra Huynh

 

it is here I receive all news,

old news of the world,

not my own

but with a passable scent

 

from an old man

with passable pity

 

he tells me about

unit title lesson number

& I swallow

 

until he mentions Vietnam

(the war)

that is

when I really start to listen

 

if I can’t be heroine

call me ornament immigrant

o the boats &

the people on those boats

so brave so different from

the refugees now we owed them

 

I moisten my tongue

at the sound of

almost home as the name

 

Duong Thu Huong loses

its river in the teacher’s mouth

and no one asks why

my face is wet.

 

& remembering my one sad desk,

in the desolation of that classroom

I write a prayer

for the children who fill it next:

 

let the children speak their names as their mothers do.

let the chorus sing it back or try & try.

let the stories have no accent.

& some sounds stay untranslated.

let the children fill the space with memory.

 

yes the coriander. yes the silk. yes the stomp. the duplex. the honey. the beads. yes the asphalt. the drum. the sneakers. the curls. yes the incense. yes the white bread. yes the chainlink. the copper. yes the stars. the ballads. the cable buzz. the river. yes the multiple. the many. yes the love. yes the love.

 

let the memories be told by the hearts they tumored.

let the children know the name of their melancholy.

let them shape the vowels into hope.

& draw from ancestral hymn.

let honor make no hostages of them.

let their bloodlines become primary text.

let what they’ve seen become their language.

* * * * *

Lời khấn nguyện mùa thu

thơ của Alexandra Huỳnh

đây là nơi tôi nhận được tin

những mẩu tin cũ xưa của thế giới

không phải của tôi

nhưng cái hương vị cũng tạm được

 

từ một ông già

đại khái cũng đáng thương

ông ta đang giảng

tiết học này gọi là gì bài học này số mấy

& cứ thế tôi nuốt vào

 

cho đến lúc ông ta nhắc đến Việt Nam

(chiến tranh)

là lúc

tôi thật sự bắt đầu lắng nghe

 

nếu tôi không phải là vai nữ chính

hãy gọi tôi là người di dân kiểng

 

ôi những chiếc thuyền

những người trên những chiếc thuyền đó

dũng cảm biết bao khác hẳn

những người tị nạn hiện nay chúng ta đã mang nợ họ

 

Tôi liếm lưỡi

khi nghe thấy âm thanh

quen thuộc gần như ở nhà như cái tên

 

Dương Thu Hương đánh mất

dòng sông âm thanh từ miệng người thầy

và chẳng ai hỏi tại sao

mặt tôi lại ướt nhẹp

 

& trong lúc nhớ đến cái bàn làm việc buồn bã của tôi

trong hoang vắng của cái lớp học kia

tôi viết một lời khấn nguyện

cho lũ trẻ sắp vào ngồi đầy lớp này

 

hãy để lũ trẻ xưng tên chúng như mẹ chúng đã từng làm thế.

hãy để ban hợp xướng đáp lại bằng lời ca hoặc cố gắng & cố gắng làm thế.

hãy để cho những câu chuyện kể được phát âm thật chuẩn.

& có những nguyên âm không phiên dịch.

hãy để lũ trẻ điền vào những khoảng trống bằng ký ức.

 

ừ thì búi rau ngò. ừ thì giải tơ lụa. ừ thì tiếng giậm chân. nhà đôi. mật ngọt. tràng hạt. ừ thì nhựa đường. tiếng trống. những đôi dép. những lọn tóc. ừ thì nén hương. ừ thì bánh mì mềm. mắt xích. đồng kẽm. ừ thì những ngôi sao. những ca khúc. những xôn xao trên truyền hình dây cáp, dòng sông. ừ thì những số nhân. số nhiều. ừ thì tình yêu. ừ thì tình yêu.

 

hãy để ký ức đã tụ lại thành khối u trong những trái tim được những trái tim đó thuật lại

hãy để lũ trẻ biết tên của nỗi buồn

hãy để chúng kết âm thanh thành hy vọng

& rút tỉa từ những bài hùng ca dân tộc

đừng để danh dự bắt chúng làm con tin

hãy để dòng máu chúng biến thành phiên bản gốc

hãy để chúng thấy ngôn ngữ chúng biến đổi ra sao.

 

ĐQD dịch nghĩa

 

 

 

Đỗ Quý Dân
Số lần đọc: 568
Ngày đăng: 02.06.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Le Pont Mirabeau – Vượt qua cầu ảo ảnh - Đỗ Quý Dân
Những nhà văn Việt Nam ở hải ngoại đã qua đời năm 2020 - Đỗ Nguyễn
Sách đọc vài quyển trong mùa đại dịch - Nguyễn Vy Khanh
Con Nghê chỉ là linh vật hài hước - Hoàng Xuân Hoạ
Huế - quê hương đi để mà nhớ … - Bùi Hoàng Linh
Dịch và giới thiệu: Thơ và tranh của tác giả Đỗ Quý Dân - Đỗ Quý Dân
“Bước chậm bên dòng Hương Giang” Nghe và nhìn thấy… - Võ Quê
“Văn Học Miền Nam 1954-1975” - Nguyễn Vy Khanh
Lục Bát Huy Tưởng - Nguyễn Vy Khanh
Nhà sử học Trần Huy Liệu trong tôi - Nguyễn Anh Tuấn