Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.395 tác phẩm
2.747 tác giả
735
116.736.114
 
Hiền tài là nguyên khí của đất nước
Nguyễn Kim Bảng

Những hàng bia đá trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội dưới triều nhà Lý. Lý Thánh Tông cho xây dựng năm Canh Tuất (1070) để lưu danh các bậc học rộng tài cao, ích quốc lợi dân làm vẻ vang cho đất nước. Trong văn bia có câu: "Hiền tài là nguyên khí của đất nước, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà tiến lên, nguyên khí suy thì thế nước yếu và đi xuống". Một sự việc đã là chân lý mà là sự tôn vinh bản thân hiền tài, vẻ vang cho dòng họ và còn động viên con cháu đời sau noi gương. Cho nên các bậc vua thánh tôi hiền xưa nay giữ nước, làm vẻ vang cho nước thường lao tâm khổ tứ cầu cạnh người hiền. Đào tạo và chăm bón nhân tài là bồi đắp nguyên khí, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Bồi đắp cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết". Cũng chính là lòng mong mỏi của các thế hệ cha ông, Bác căn dặn học sinh, sinh viên "Đất nước có giàu mạnh, sánh vai ngang các cường quốc năm châu là một phần lớn nhờ ở sức các cháu".

 

Như vậy có nghĩa nguyên khí là những giá trị tiềm ẩn của mỗi con người có học vấn, có đạo đức tốt, nó phát tiết trong quá trình lao động không mệt mỏi. Với khát vọng có tính thực hiện cao, luôn tìm tòi đổi mới, sáng tạo trong mọi lĩnh vực hoạt động, kinh tế, xã hội đó là những thành quả tất yếu của nguyên khí quốc gia. Nói rõ hơn, nguyên khí là chất xám của nguồn trí tuệ con người có cái "tâm". Sự hòa nhập sâu sắc, phẩm giá, đạo đức nhân bản cách mạng của một dân tộc giàu tài năng và phát triển. Một trong những tiềm năng cơ bản là phải biết khai thác triệt để nguồn vốn nhân lực của đất nước. Giáo sư kinh tế học thuộc Đại học London nhận định rằng "Vốn nhân lực là toàn bộ trình độ của mỗi người lao động tích lũy được vì nó có tiềm năng đem lại thu nhập cho đất nước".

 

Như nước ta một phần tư thế kỷ chiến tranh chống ngoại xâm; nhà máy, hầm mỏ, trường học bị tàn phá nặng nề. Việc đào tạo giáo dục có nhiều điều bất cập. Hiện nay số người lao động chưa qua đào tạo có tới 87%, người lao động lành nghề 8%, số có bằng kỹ sư khoảng 5%; có kỹ sư đi làm lại trái với ngành nghề mình học. Đó là những điều cần phải có kế hoạch khắc phục, phải phát huy khả năng tối đa để đáp ứng mục tiêu mới của đất nước là tiến lên "Hiện đại hóa, công nghiệp hóa, phấn đấu hòa nhập với nền kinh tế thế giới".

 

Việc tất yếu của mỗi quốc gia phải có sự nhìn nhận, với quan điểm nghiêm túc mà xem xét toàn diện các vấn đề xã hội, không sao quên việc lựa chọn con đường tối ưu, tạo nguồn vốn năng lực phong phú cho mình. Phải được sự hội nhập giữa tinh hoa văn hóa truyền thống, kinh nghiệm giáo dục, đào tạo nhân bản dân tộc với những thành tựu khoa học giáo dục hiện đại, phục vụ tốt việc cải cách nền kinh tế mở cửa và phát triển bằng sự đóng góp to lớn của lớp người trẻ có tri thức, có đạo đức, sức khỏe, lớp người hiền tài sẵn sàng đảm nhận mọi nhiệm vụ mới.

 

Chúng ta thực sự đang đứng trước bao thách thức sự tiến bộ của bánh xe lịch sử. Chúng ra rất vững vàng quyết tâm đi theo con đường đổi mới của đất nước mà Nghị quyết Trung ương lần thứ 7 của Đảng đề ra. Vậy nếu hiền tài là nguyên khí của nước nhà, thì nguồn nhân lực trí tuệ là động lực phát triển kinh tế xã hội. Giáo dục đào tạo có sứ mạng lịch sử chăm bón nhân tài, bồi đắp nguyên khí của đất nước và các ngành chức năng chiêu hiền đãi sĩ, sử dụng nhân tài một cách thích hợp. Tất cả cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngang tầm thời đại là điều mong muốn của toàn dân mà Đảng và Bác Hồ dày công vun đắp.

Nguyễn Kim Bảng
Số lần đọc: 6046
Ngày đăng: 19.01.2005
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ook – Om –Bok Hay Sampeah Preah Khe của đồng bào Khmer ở Trà Vinh - Hồng Băng
Đi tìm - Võ Tấn Cường
Văn xuôi ĐBSCL qua cái nhìn của những người trong cuộc - Trương Trọng Nghĩa
Có một loài rau dân dã - Nhật Linh
Hành trình cây khóm - Nhật Linh
Sóng Trắng - Lê Ái Siêm
Cà Mau và hạt ngọc phù sa - Lê Tương Ứng
Chùa cổ Tiên Châu - Trần Thành Trung
Đặt trúm ở rừng U Minh - Phan Trung Nghĩa
Đọc “Diện mạo văn học dân gian Nam bộ” của Nguyễn Văn Hầu - Nguyễn Viết Chung