Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
818
116.684.878
 
Chiến lược Tằm ăn dâu
Đinh Kim Phúc

Ngày 4/1/2010, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc ngày 31/12/2009, Quốc Vụ viện Trung Quốc công bố “Một số ý kiến về việc đẩy mạnh phát triển xây dựng đảo du lịch quốc tế Hải Nam”, trong đó có việc thúc đẩy phát triển du lịch tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói:

“Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc làm nêu trên của phía Trung Quốc là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông”, “Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động này”.

Ngay sau đó, ngày 5/1/2010, trả lời báo Global Times, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung quốc Jiang Ju (Khương Du) nói: “Thực sự chẳng có tin gì mới cả. Họ đã đòi cái gọi là chủ quyền trên những hòn đảo đó”. “Tôi nghĩ rằng những tuyên bố họ chẳng hề trở gây trở ngại lớn lao gì đến kế hoạch phát triển của Trung Quốc trong khu vực, cũng chẳng gây thiệt hại đáng kể gì đến quan hệ song phương giữa hai nước láng giềng”…

 

Để phụ họa thêm, Giáo sư Ji Qiufeng thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế của Đại học Nam Kinh đã phản ứng một cách gay gắt: “ Bắc Kinh cần theo dõi quan điểm của Hà Nội về vấn đề này”.

 

Bên cạnh đó, trả lời hãng tin AP ngày 6/1/2010, Bí thư Tỉnh ủy Hải Nam, Vệ Lưu Thành đã khẳng định: “Chúng tôi sẽ phát triển du lịch, kinh tế và xã hội trên vùng đất và đại dương thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Tôi không nghĩ phát triển kinh tế tại đảo Hải Nam sẽ ảnh hưởng đến nước khác”.

 

Để hiểu rõ quan điểm của Khương Du, chúng ta hãy đọc trên trang mạng Phương Đông dẫn tin của báo Earthtimes ngày 7/8/2009, cho biết Hải quân Trung Quốc sẽ dành khoản tiền 315 triệu USD để mua 4 tàu đệm không khí quân dụng lớp ZUBR của Ukraina, nhằm phục vụ tác chiến ở Biển Đông. Hai chiếc đầu tiên sẽ đóng ở Ukraina; 2 chiếc còn lại sẽ chế tạo tại Trung Quốc với sự giám sát của nhân viên kỹ thuật Ukraina. Tàu đệm không khí lớp ZUBR có thể chở 3 xe tăng, 10 xe thiết giáp chở quân, hoặc có thể chở 500 quân với vận tốc 63 hải lý/giờ. So với tàu đệm không khí cỡ nhỏ, tàu loại này có thể vận hành tốt hơn trong môi trường hải dương khắc nghiệt. Một khi Trung Quốc trang bị loại tàu đệm không khí này, tất sẽ làm phức tạp hoá kế hoạch phòng ngự của các nước Biển Đông.


Và mới đây, ngày 29/12/2009, hai tàu tuần tra trên biển của Trung Quốc biên chế cho đảo Hải Nam với số hiệu 183 và 1823 đã chính thức nhận nhiệm vụ quản lý kiểm tra an toàn trên khu vực biển Đông của Việt Nam. Đây là những tầu được trang bị rất mạnh, có hệ thống thông tin liên lạc tiên tiến. Tầu 1823 có chiều dài 61,2m vận tốc tối đa 21,5 hải lý, tầu 183 có chiều dài 33,2m tốc độ tối đa 22 hải lý.

Người phát ngôn Cục hải sự Hải Nam Trương Tiệp ngang nhiên tuyên bố “Việc đưa hai tàu hải tuần số hiệu 183 và 1823 vào phục vụ sẽ là một điều kiện thuận lợi để tăng cường khả năng kiểm tra trên biển tại khu vực biển Đông. Việc 2 tàu này đi vào phục vụ sẽ góp phần khắc phục hạn chế đồng thời tạo thuận lợi để Trung Quốc duy trì quyền lợi trên biển, tăng cường công tác đảm bảo an ninh cho tàu bè Trung Quốc đi lại trên vùng biển này”.

Thế mà, tại buổi họp báo sáng ngày 6/1/2010 ở Hà Nội, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường cho rằng giải pháp thiết thực hiện nay, đó là tạm gác lại tranh chấp Biển Đông, chờ điều kiện chín muồi giải quyết, trong khi ưu tiên cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội ở hai nước: "Là láng giềng, là đồng chí, anh em, hai nước có hàng trăm lý do để hợp tác và không có một lý do nào làm hỏng quan hệ Trung - Việt. Đảng, Nhà nước và Chính phủ Trung Quốc coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam, đặt mối quan hệ hợp tác hữu nghị toàn diện giữa Trung - Việt ở vị trí quan trọng và trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, không ngừng làm hết sức đóng góp cho sự nghiệp chung của hai bên”. Và lại còn lên giọng đe nẹt: “kinh nghiệm quý báu nhất rút ra trong tiến trình 60 năm quan hệ Trung – Việt đó là “hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại”.

Cuối cùng, xin mượn những dòng này trên Asia Times Online ngày 8/12/2009 trong bài “Sự mơ hồ tính toán ở Biển Đông” của tác giả Peter. J. Brown để kết luận cho bài viết:  “Trung Quốc đang theo đuổi một chính sách về sự mơ hồ có tính toán. Họ sẽ trì hoãn các cách giải quyết về tranh chấp trên biển cho tới thời điểm lợi cho họ (Bắc Kinh)”.

 

Tất cả những điều kể trên, ngẫm lại 16 chữ vàng trong quan hệ Việt-Trung, ta mới thấy họ thâm biết chừng nào./.

 

Đinh Kim Phúc
Số lần đọc: 2645
Ngày đăng: 07.01.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Kỷ niệm 180 năm ngày sinh Hoàng Diệu (1829-2009) : Thân thế, tiết nghĩa, di biểu - Nguyễn Tam Phù Sa
Trần Cao Vân : Suốt một đời gian nan vì vận nước - Lê Ngọc Trác
Ngũ Hà Miên , Nhân chứng một thời - Lê Ngọc Trác
Truyền thông và vai trò cảnh báo thiên tai, bảo vệ môi trường - từ góc nhìn lỊch sử - Nguyễn Thị Hậu
Nhân cách Trương Đăng Quế - Trương Quang Cảm
Từ “bãi cát vàng” cho đến “”hoàng sa-trường sa” không phải là “bãi hoang chim ỉa” - Đinh Kim Phúc
Sự Hoang Tưởng về Chủ Quyền Lãnh Thổ của Một Số Phần Tử Dân Tộc Cực Đoan ở Campuchia hiện nay - Đinh Kim Phúc
Đổi tên gọi Biển đông – Cần thiết hay không? - Đinh Kim Phúc
Tăng Bạt Hổ- Tấm Gương Kiên Trung của Phong Trào Đấu Tranh Giải Phóng Dân Tộc ở Việt Nam đầu thế kỷ XX - Trần Minh Đức
Trạng chết thì chúa cũng băng hà - Đinh Kim Phúc
Cùng một tác giả
Game Over! (lịch sử)
Đọc thơ xưa (tạp văn)