Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.400 tác phẩm
2.747 tác giả
518
116.780.253

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Chương trình Festival biển Vũng Tàu 2006 và Lễ Hội bắn súng thần công
Trong ngày khai mạc 11-4 biểu diễn bắn súng thần công tại Bạch Dinh; khai mạc phòng trưng bày tư liệu, di vật về vua Thành Thái; tham quan tác phẩm điêu khắc đá; khai mạc cuộc thi đắp tượng cát ở khu du lịch Biển Đông; Thời gian: 7 giờ 15 ngày 11 và 16/04/2006 .Địa điểm: Bạch Dinh ,12 Trần Phú, Vũng Tàu. Lễ Hội bắn súng thần công được tái hiện bằng tiếng trống xung trận và việc thực hiện bắn súng theo các bước trong việc bắn súng thần công

CHƯƠNG TRÌNH LẼ HỘI

-  Tham quan bộ sưu tập súng thần công.

-  Giới thiệu cấu tạo, quy trình, nghi thức bắn thần công.

-  Sân khấu hóa nghi thức bắn thần công.

ÂM VANG CỦA BIỂN

Chương I   : Ước vọng

Chương II  : Âm vang

Chương III : Chiến thắng

-   Bắn thần công chào đón du khách đến với Lễ Hội Festival Biển Bà Rịa Vũng Tàu 2006.

 

TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC LỄ HỘI:

Ông : Nguyễn Văn Sơn – Phó giám đốc Sở Du Lịch tỉnh BR-VT.

Kịch bản, Đạo diển Chương Trình:

Ông: Đinh Văn Hạnh – Tiến sĩ Sử học- Phó tổng thư ký Hội Sử Học tỉnh BR-VT.

- CỐ VẤN KỊCH BẢN: Nhà Văn SƠN NAM

- CHỊU TRÁCH NHIỆM KỸ THUẬT:Đại tá, Tiến sĩ, chỉ huy trưởng – Cơ sở II Viện Vũ Khí, Bộ Quốc Phòng.             

 

            Khu di tích Bạch Dinh là nơi diễn ra Lễ hội bắn súng thần công. Dây vốn là pháo đài Phước Thắng cổ xưa, một pháo đài hùng mạnh trên vùng biển cửa ngõ phương Nam, được trang bị những cỗ thần công uy dũng, oai linh.

            Mùa xuân năm Kỹ mùi 1859, sấm sét thần công pháo đài Phước Thắng đã trái phá vào 12 chiến hạm của liên quân Pháp – Tây Ban Nha, mở màn cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Bộ.

            Lễ hội bắn súng thần công với chủ đề “ Âm vang của Biển” là chương trình văn hóa đặc sắc nhằm tái hiện quy trình, nghi thức bắn thần công của cha ông. Đây là dịp ôn lại truyền thống hào hùng của quan, dân Bà Rịa Vũng Tàu đi dầu đánh Pháp ở nam Bộ từ mùa xuân 1859.

            Tái hiện bắn thần công theo nghi thức truyền thống lần đầu tiên đựơc thực hiện trên pháo đài Phước Thắng và cũng là lần đầu tiên thực hiện ở Việt Nam.

 

BIÊN CHẾ CỦA MỘT PHÁO ĐÀI

 

            Chỉ huy thần công của một phái đài là Suất đội (theo tài liệu của người Pháp thì Suất Đội tương đương với Đại úy chỉ huy đại đội).

            Theo ngạch trận quan chức nhà Nguyễn thì:

            Suất đội là chức Võ quan chỉ huy một đội (hoặc một liên đội tùy điều kiện) gồ có hai bậc:

            + Chánh Suất đội: Hàm Tòng Ngũ Phẩm.

            + Suất đội: Hàm Chánh Lục phẩm Võ Giai.

-    Một Suất đội thần công biên chế khỏang 30 người (Pháo thủ).

            Ngoài ra, dân ba thuyềnb Thắng Nhất, Thắng Nhị và Thắng Tam có trách nhiệm lập thành 4 đội hỗ trợ cho bão Phước Thắng khi cần đến.

 

QUY ĐỊNH LƯỢNG THUỐC NỔ

CHO MỖI PHÁT SÚNG THẦN CÔNG

 

Cỡ nòng(mm)

Lượng thuốc súng mỗi phát (Gam)

220

12.100

169

7.868

148

4.840

135

3.932

127

3.365

 

            Trên đây là quy định lượng thuốc nổ tiêu chuẩn cho mỗi phát. Muốn tăng sức công phá tối đa thì tăng thêm thuốc nổ, nhưng không quá 25% quy định.

 

SỐ LƯỢNG, KIỂU DÁNG THẦN CÔNG

PHÁO ĐÀI PHƯỚC THẮNG – VŨNG TÀU:

            Theo Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ thì năm Minh Mạng thứ 16 (1835), đồn Phước Thắng (Vũng Tàu) được trang bị:

-         6 cỗ súng gang Hồng y.

-         2 Khẩu súng đồng Quá sơn.

+ Quá sơn: là súng đồng bắn qua núi.

Súng này đường kính rộng 8 phân (34mm), mỗi phát dùng 2 lạng thuốc nổ (75.6g).

 

Và Chương trình Festival biển Vũng Tàu 2006 :

 

 

Khai mạc 11-4  biểu diễn bắn súng thần công tại Bạch Dinh; Phòng trưng bày tư liệu, di vật về vua Thành Thái; Tham quan tác phẩm điêu khắc đá; Thi đắp tượng cát ở khu du lịch Biển Đông;

Các môn thể thao biển; Biểu diễn múa rối nước...; tổ chức tour về nguồn tham quan các di tích nhà tù Côn Đảo; Biểu diễn nghệ thuật khai mạc Festival Biển 2006 tại bãi Trước. Hội chợ  có 800 gian hàng với tổng diện tích 15.000m2 đã khai mạc lúc 9 giờ tại khu du lịch Paradise (bế mạc ngày 16-4).

 

-Ngày 12-4 Chung kết cuộc thi Hoa hậu biển VN ,sân khấu bãi Trước; Phòng trưng bày cổ vật khai quật tại vùng biển Bà Rịa-Vũng Tàu ,Nhà văn hóa Thanh niên; Thể thao diễu hành trên biển; Biểu diễn nghệ thuật của các đoàn ca múa nhạc: Đà Nẵng, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Cung đình Huế, Nhà hát ca múa nhạc Trung ương...

- Ngày 13-4 Các môn thể thao đua thuyền thúng; nhảy dù biểu diễn; chung kết hội thi “Hát về Bà Rịa-Vũng Tàu”; Ca nhạc - thời trang Lung linh biển của các đoàn nghệ thuật: Quân khu 7, đờn ca tài tử, Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long (Hà Nội), Ninh Thuận...

- Ngày 14-4 Biểu diễn máy bay mô hình, canô; tiếp tục cuộc thi thời trang biển; biểu diễn của đoàn xiếc TP.HCM...

- Ngày 15-4 Lễ bế mạc với cuộc diễu hành đường phố sôi nổi và biểu diễn nghệ thuật hoa đăng trên biển với nhiều màu sắc hấp dẫn.

- Ngày 16-4 bế mạc các hoạt động hội chợ, triển lãm, lễ hội bắn súng thần công tại Bạch Dinh.

 

Ảnh : Tiếng trống xung trận,SCL

Thảo Nguyên - SCL
Tin tức khác