Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
832
116.680.046
 
44 Năm Văn-học Việt-Nam Hải-ngoại (1975-2019)
Nguyễn Vy Khanh

 

 

Tuyển tập 44 Năm Văn Học Việt-Nam Hải Ngoại (1975-2019) do nhà văn/họa sĩ Khánh Trường, nhà thơ Luân Hoán và nhà biên khảo Nguyễn Vy Khanh thực hiện, đã được nhà Mở Nguồn (Hoa-Kỳ) xuất-bản trong tháng 3-2019, được thực hiện với mục-đích ghi dấu lịch sử và những thăng trầm, biến đổi của dòng văn học Việt-Nam vì hoàn cảnh đã phải thiên cư ra khỏi nước. Dòng văn-học này với nội dung cá biệt và những nhân tố rõ rệt, đã góp phần gìn giữ văn hóa Việt Nam.

 

Cộng đồng Việt Nam hải-ngoại hình thành được 44 năm vào cuối tháng Tư năm nay! Thời gian đủ dài để một lớp người, do hoàn cảnh lịch sử, phải bỏ nước ra đi và dần dà tạo được một cộng đồng không ngừng phát triển, lớn mạnh, từ non trẻ đến trưởng thành về nhiều mặt, trong đó không thể không nói đến văn học - khối óc và trái tim của cộng đồng. Cũng do hoàn cảnh lịch sử, người Việt ngụ cư khắp nơi trên thế giới, lớp sau tiếp nối lớp trước, rồi thế hệ thứ 2, thứ 3,... làm nên một nền văn-học viết bằng tiếng Việt ở hải-ngoại rất đỗi phong phú , đa dạng, đa văn hóa, và nhất là dân chủ, tự do, khai phóng! 

Trước ngày 30 tháng Tư 1975, văn học miền Nam từng phát triển và hiện đại hóa không ngừng, đã được những người ra đi mang theo, để rồi trải dài hơn bốn thập niên, cho đến hôm nay. Chúng ta hãy nhìn lại quá trình hình thành nền văn học này. 44 năm, đã có nhiều giai đoạn: di tản, lưu vong (phôi thai, 1975-1979), trở nên tị nạn chính trị (hình thành, 1980-86), rồi thời hy-vọng và hợp lưu (trưởng thành, 1987-1991), kế tiếp là hoài niệm (1992-2000) và sau cùng là lão hóa và chuyển động thế kỷ (2001-2019).

"Văn-học hải-ngoại" là gì, do ai, của ai và để làm gì? Tùy theo cách nhìn hoặc ý đồ, có những định nghĩa, thảo luận về sự hiện hữu của một "nền văn-học hải-ngoại"? Hay tất cả trong ngoài, trước sau, đều là văn-học Việt-Nam? Hay là văn-học miền Nam 1954-1975 nối dài?

Trước hết và trãi qua nhiều thập niên, văn-học hải-ngoại có một đặc điểm có tính bao trùm là tính "chính-trị" vừa là động cơ, là lý do tồn tại, hiện hữu, vừa là mục-đích. Nếu không tranh đấu tiêu diệt chủ nghĩa cộng-sản và những thế lực làm kiệt quệ đất nước, làm dân tộc mất quyền tự chủ, thì là tranh đấu, vận động cho tự do dân chủ và quyền làm người. Mà nhân quyền và quyền dân sự thì phải đấu tranh mới có. Lưu vong vì đất bằng nổi sóng, vì "vua quan" thời mới độc ác, mất nhân tính, vì xã-hội nhiểu nhương, khủng hoảng mà bản thân không được quyền hay không thể ra tay; lưu vong do đó là để sống còn đồng thời để thực hiện những mục-đích và công tác này dưới nhiều hình-thức mà văn-chương là một. Di tản, tị nạn, lưu vong, định cư, di trú,… qua nhiều giai đoạn, người miền Nam rồi cả nước và rồi cả những người từng theo chủ nghĩa cộng-sản. Tính chính-trị đã bớt nồng độ ở các thế hệ nhà văn xuất hiện gần đây. Tuy nhiên, tất cả đã xây dựng, góp phần làm nên nền văn-học hải-ngoại. Từ đó là chính nghĩa, có chính nghĩa khiến công tác văn-học trở thành bổn phận, có lý do tồn tại, có nội-dung, để đi tới trước, khiến văn-học hải-ngoại khác và đối nghịch với thứ gọi là "văn-học chính thống" nhưng thật ra chỉ là "minh họa" và một giọng điệu "lưỡi gỗ" của trong nước.

Nội-dung và các khuynh hướng văn học, ít ra là các tác phẩm xuất hiện trên tạp-chí văn-học và được xuất bản thường thay đổi theo những biến cố quan trọng về chính trị, xã hội và văn chương. Suốt 44 năm văn-học hải-ngoại đã cho thấy sức sống của một số khuynh hướng, nội-dung. Nói chung, đặc điểm đầu tiên của văn-học hải-ngoại từ 44 năm qua, là sự gắn liền mật thiết với thời gian dù yếu tố không gian cũng quan trọng không kém. Do đó, cần có những nghiên cứu chuyên biệt về các giai đoạn, về nội-dung, các thể-loại, cách tân văn-chương và các hiện-tượng của nền văn-học này.

 

Văn-học hải-ngoại từ hai thập niên qua đã và tiếp tục bị lão hóa và phần nào yếu hơn so với những giai đoạn đầu; hơn lúc nào hết, sau 44 năm, những người còn tâm huyết với văn-hóa và văn-học Việt-Nam cần phải nghĩ đến và làm công việc bảo tồn văn-học hải-ngoại – như lịch-sử, gia tài, ký ức,... Cộng đồng hải-ngoại không có Thư viện hay Văn khố quốc-gia, chúng ta chỉ có một số cơ sở văn-hóa như Viện Việt Học ở California và ở các quốc-gia Âu Mỹ có các Thư viện Quốc-gia tùy theo chính sách mỗi nước mà sách báo tiếng Việt được lưu trữ phần nào (đây là nói thư viện quốc-gia, với luật lệ nộp bản, vì các thư viện công cộng hoặc đại học thì họ thường có chương trình hủy bỏ sách báo cũ hoặc đã hư hại). Các nguồn điện toán Internet dù công lao cá nhân đáng phục nhưng không thể tin tưởng về lâu dài, bao nhiêu trang Internet với đủ sách và bài vở đã đóng cửa/biến mất vì nhiều lý do. Dĩ nhiên cần có những công trình Thư Mục ghi chép thông tin thư-tịch về toàn thể sách báo của người Việt hải-ngoại cũng như các biên khảo, nghiên cứu về văn-học hải-ngoại. Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Hùng Cường, Nguyễn Hưng Quốc, Nguyễn Hữu Nghĩa,… đã bắt đầu, rồi đến những Du Tử Lê, Nguyễn Vy Khanh, Nguyễn Đức Tùng, v.v. Khi văn-học hải-ngoại được 15, 20, 25 và 30 năm hiện diện, đã có những số đặc-biệt của các tạp-chí Văn Xã, Văn Học (thời Nguyễn Mộng Giác rồi Cao Xuân Huy), và bộ 20 Năm Văn Học Việt-Nam Hải Ngoại 1975-1995 (Đại Nam, 1995), sau đó là một khoảng trống vì các tạp-chí văn-học lần lượt đình bản báo giấy. Và càng về sau thì càng khó khăn hơn vì người viết và người đọc đang dần mất.

Đó là một phần lý do xuất bản bộ 44 Năm Văn Học Việt-Nam Hải Ngoại (1975-2019). Đây không phải là một bộ lịch-sử văn-học – dù phần Tựa dẫn nhập đã trình bày lược sử và nhân tố của nền văn-học này; đây là một tuyển tập các tác-giả gồm hơn 300 nhà văn nhà thơ và phê-bình, biên-khảo văn-học góp mặt là những người đã từng hoặc đang sinh hoạt văn học nghệ thuật ở hải ngoại và gần 50 vị sinh sống ở trong nước nhưng đã cộng tác, đăng bài hoặc xuất bản tác phẩm ở ngoài nước. Chúng tôi cũng cố gắng giới thiệu một số các tác-giả đã quá cố. Có những nhà văn thơ không có mặt trong tuyển tập hoặc do chúng tôi không liên lạc được hoặc vì một lý do nào đó đã không tham gia. Riêng các tác giả văn-học từng có mặt trong tuyển tập 20 Năm Văn Học Việt-Nam Hải Ngoại 1975-1995 do nhà Đại Nam xuất-bản năm 1995, chúng tôi giữ nguyên phần giới thiệu nếu như không thể liên lạc được và nhận cập nhật.

Trân trọng giới thiệu với quý độc giả bộ tuyển tập văn-học gồm 7 tập, mỗi tập trên dưới 700 trang, bìa cứng.

 

TÁC GIẢ GÓP MẶT TRONG TUYỂN TẬP

44 NĂM VĂN HỌC VIỆT-NAM HẢI NGOẠI (1975-2019)

 

Tập 1

Ái Cầm, Bạt Xứ, Bắc Phong, Bùi Bảo Trúc, Bùi Bích Hà, Bùi Vĩnh Phúc, Cái Trọng Ty, Cao Bình Minh, Cao Đông Khánh, Cao Mỵ Nhân, Cao Nguyên, Cao Tần (Lê Tất Điều), Cao Xuân Huy, Chân Phương, Chim Hải, Chu Vương Miện, Cung Tích Biền, Cung Trầm Tưởng, Cung Vũ, Diên Nghị, Doãn Quốc Sỹ, Du Tử Lê, Duyên Anh, Dư Mỹ, Dương Kiền, Dương Như Nguyện, Dương Thu Hương, Đặng Hiền, Đặng Mai Lan, Đặng Phú Phong, Đặng Phùng Quân, Đặng Thơ Thơ, Đặng Tiến, Đinh Cường, Đinh Huyền Dương, Đoàn Nhã Văn, Đoàn Nhật, Đoàn Thêm, Đoàn Xuân Kiên, Đỗ Hoàng Diệu, Đỗ Kh., Đỗ Quí Toàn, Đỗ Quyên, Đỗ Trường, Đông Duy, Đức Phổ.

Tập 2

Giang Hữu Tuyên, Hà Huyền Chi, Hà Kỳ Lam, Hà Nguyên Du, Hà Thúc Sinh, Hà Thượng Nhân, Hạ Quốc Huy, Hạ Uyên, Hàn Song Tường, Hoa Văn, Hoài Ziang Duy, Hoàng Anh Tuấn, Hoàng Chính, Hoàng Du Thụy, Hoàng Khởi Phong, Hoàng Lộc, Hoàng Mai Đạt, Hoàng Nga, Hoàng Ngọc-Tuấn, Hoàng Phủ Cương, Hoàng Quân, Hoàng Thị Bích Ti, Hoàng Xuân Sơn, Hồ Đình Nghiêm, Hồ Minh Dũng, Hồ Phú Bông, Hồ Trường An, Huy Trâm, Huy Tưởng, Huỳnh Hữu Ủy, Huỳnh Liễu Ngạn, Hư Vô, Khánh Trường, Khế Iêm, Kiệt Tấn, Kiều Diễm Phượng, Kinh Dương Vương, Lâm Chương, Lâm Hảo Dũng, Lãm Thúy, Lâm Vĩnh Thế, Lê An Thế (Lê Bi), Lê Cần Thơ, Lê Đại Lãng, Lê Gi-ang Trần, Lê Hân, Lê Lạc Giao, Lê Mai Lĩnh, Lê Minh Hà, Lê Nguyên Tịnh, Lê Phương Nguyên, Lê Thị Huệ, Lê Thị Nhị, Lê Thị Thấm Vân, Lê Thị Ý, Lê Uyên Phương, Lê Văn Tài, Lệ Hằng, Liễu Trương, Linh Vang, Luân Hoán, Lương Thư Trung, Lưu Diệu Vân, Lưu Nguyễn, Lữ Quỳnh.

Tập 3

M.H. Hoài Linh Phương, Mai Khắc Ứng, Mai Ninh, Mai Thảo, Mai Trung Tĩnh, Miêng, Minh Đức Hoài Trinh, Nam Dao, Nghiêu Đề, Ngọc (Ngọc Nguyễn), Ngọc Khôi, Ngô Du Trung, Ngô Nguyên Dũng, Ngô Thế Vinh, Ngu Yên, Nguyên Lương, Nguyên Nghĩa, Nguyên Sa, Nguyên Vũ, Nguyễn Âu Hồng, Nguyễn Bá Trạc, Nguyễn Chí Kham, Nguyễn Đăng Thường, Nguyễn Đăng Trúc, Nguyễn Đăng Tuấn, Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Đông Giang, Nguyễn Đông Ngạc, Nguyễn Đức Bạt Ngàn, Nguyễn Đức Lập, Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Hàn Chung, Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Hoàng Văn, Nguyễn Hưng Quốc, Nguyễn Hương, Nguyễn Hữu Nhật, Nguyễn Lương Vy, Nguyễn Mạnh An Dân, Nguyễn Mạnh Trinh, Nguyễn Minh Nữu, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Nam An, Nguyễn Ngọc Ngạn, Nguyễn Phước Nguyên, Nguyễn Sao Mai, Nguyễn Tấn Hưng, Nguyễn Tất Nhiên, Nguyễn Thanh Châu.

Tập 4

Nguyễn Thị Hải Hà, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Thị Vinh, Nguyễn Tiến, Nguyễn Trung Hối, Nguyễn Vạn Lý, Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Vy Khanh, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Xuân Thiệp, Nguyễn Xuân Tường Vy, Nguyễn Ý Thuần, Nhã Ca, Nhật Tiến, Như Quỳnh de Prelle, Phạm Cao Hoàng, Phạm Chi Lan, Phạm Công Thiện, Phạm Hải Anh, Phạm Hồng Ân, Phạm Miên Tưởng, Phạm Ngũ Yên, Phạm Nhã Dự, Phạm Quốc Bảo, Phạm Thăng, Phạm Thị Hoài, Phạm Thị Ngọc, Phạm Trần Anh, Phạm Văn Nhàn, Phạm Việt Cường, Phan Huy Đường, Phan Lạc Tiếp, Phan Nguyên, Phan Nhật Nam, Phan Nhiên Hạo, Phan Ni Tấn, Phan Quỳnh Trâm, Phan Tấn Hải, Phan Tấn Uẩn, Phan Thị Trọng Tuyến, Phan Việt Thủy, Phan Xuân Sinh, Phùng Nguyễn, Phương Tấn, Phương Triều.

Tập 5

Quan Dương, Quyên Di, Quỳnh Thi, Sĩ Trung, Song Hồ, Song Nhị, Song Thao, Song Vinh, Sương Mai, Sỹ Liêm, Tạ Tỵ, Tâm Thanh, Thái Tú Hạp, Thái Tuấn, Thanh Nam, Thanh Tâm Tuyền, Thành Tôn, Thảo Trường, Thận Nhiên,Thế Giang, Thế Uyên, Thi Vũ, Thu Nga, Thu Thuyền, Thụy Khuê, Thường Quán, Tiểu Thu, Tiểu Tử, Tô Thùy Yên, Tôn Nữ Thu Dung, Trạch Gầm, Trang Châu, Trầm Phục Khắc, Trân Sa, Trần Dạ Từ, Trần Diệu Hằng, Trần Doãn Nho, Trần Đại Sỹ, Trần Hạ Vi, Trần Hoài Thư, Trần Hồng Châu, Trần Hồng Hà, Trần Long Hồ, Trần Mộng Tú, Trần Phù Thế, Trần Thị Diệu Tâm, Trần Thị Hương Cau.

Tập 6

Trần Thị Kim Lan, Trần Thị Lai Hồng, Trần Thu Miên, Trần Trúc Giang, Trần Trung Đạo, Trần Văn Nam, Trần Văn Sơn, Trần Vũ, Trần Yên Hòa, Triều Hoa Đại, Triệu Châu, Trịnh Gia Mỹ, Trịnh Khắc Hồng, Trịnh Thanh Thủy, Trịnh Y Thư, Trung Hậu, Trùng Dương, Trương Anh Thụy, Trương Văn Dân, Trương Vũ, Túy Hồng, Tường Vũ Anh Thy, Tưởng Năng Tiến, Uyên Nguyên, Vi Khuê, Vĩnh Hảo, Võ Đình, Võ Hoàng, Võ Kỳ Điền, Võ Phiến, Võ Phú, Võ Phước Hiếu, Võ Quốc Linh, Võ Thị Điềm Đạm, Vũ Huy Quang, Vũ Kiện, Vũ Quỳnh Hương, Vũ Quỳnh N.H., Vũ Thị Thanh Mai, Vũ Thùy Hạnh, Vũ Thư Hiên, Vũ Trà My, Vũ Uyên Giang, Vương Đức Lệ, Vương Trùng Dương, Xuân Vũ, Xuyên Trà, Y Chi, Yên Sơn.

Tập 7

TÁC GIẢ TRONG NƯỚC

Bùi Chát, Bùi Ngọc Tấn, Bùi Thanh Minh, Cao Thoại Châu, Dung Thị Vân, Dương Nghiễm Mậu, Đặng Châu Long, Đoàn Văn Khánh, Hoàng Hưng, Khoa Hữu, Khuất Đầu, Lê Văn Trung, Lê Vĩnh Thọ, Nguyên Cẩn, Nguyên Minh, Nguyễn An Bình, Nguyễn Dương Quang, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Lệ Uyên, Nguyễn Thành, Nguyễn Thụy Long, Nguyễn Văn Gia, Nguyễn Viện, Như Không, NP Phan, Phạm Hiền Mây, Phạm Ngọc Lư, Phan Huyền Thư, Phùng Cung, Thiếu Khanh, Tiêu Dao Bảo Cự, Trần Dzạ Lữ, Trần Mạnh Hảo, Trần Thị Ng.H., Trần Vạn Giã, Trần Vàng Sao, Văn Quang, Vy Thượng Ngã, Xuân Thao.

Bộ sách hiện đã được phát hành toàn cầu trên hệ thống Amazon.com, giá mỗi tập bìa cứng $40 và bìa thường $35.

 

 

 

 

Nguyễn Vy Khanh
Số lần đọc: 1354
Ngày đăng: 16.09.2020
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Khát vọng lớn của nhà thơ Trần Vàng Sao - Võ Quê
Nguyễn Tấn Hải – Gã nhà quê trên cánh đồng chữ nghĩa - Mai Bá Ấn
Văn-học hải-ngoại 20 năm đầu thế kỷ XXI - Nguyễn Vy Khanh
Yếu tính của thi ca tân hình thức - Võ Công Liêm
NNND Thanh Hương “Giọng ca đồng điệu tài danh đã ra đi” - Võ Quê
Nhân sinh thất thập : “cổ lai hi” hay “nhi tòng tâm bất du củ” ? - Phan Văn Thạnh
Tấc lòng son của một người tha hương mang tội phản quốc cho đến chết - Nguyễn Anh Tuấn
Ngôi chùa thiêng lưu giữ “Văn chiêu hồn” của Nguyễn Du - Nguyễn Anh Tuấn
Từ tro tàn bóng chữ bay lên - Trương Văn Dân
Đọc lại hồi ký Nguyễn Huy Tưởng, nghĩ về bài học cho văn nghệ hôm nay - Cảnh Thụy
Cùng một tác giả
Thơ Du Tử Lê (tiểu luận)
Thơ Hôm Nay (phê bình)
Lục Bát Huy Tưởng (nghệ thuật)