Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.416 tác phẩm
2.747 tác giả
558
116.880.995
 
Luận ngữ cải biên-1
Nguyễn Hồ

Nhà văn nguyễn Hồ viết Luận ngữ cải biên,một chuyên mục trào phúng mỗi kỳ một trăm chữ cho Tạp chí Điện ảnh Tp.HCM từ năm 1988 đến 1995 nay VCV được tác giả gửi đến và đăng dần trong mục truyện ngắn dù đây là truyện cực ngắn.

 

CÁI GÌ QUÝ?

 

Vua Tuyên Vương nước Tề bảo Nhan Súc: Súc lại đây.

Súc đáp: Vua lại đây.

Vua giận gắt: Vua quí hay sĩ quí?

Súc đáp: Sĩ quí, vua không quí.

Vua hỏi: Có sách nào nói vậy không?

Súc đáp: Có. Ngày trước, vua Tần đánh Tề có hạ lệnh: Ai đến gần mộ ông Liễu Hạ Quí thì bị xử tử. Lại có lệnh: Ai lấy được đầu vua Tề thì được thưởng.

Thế mới biết, cái đầu vua không bằng cái mả kẻ sĩ.

 

Hãng phim tính: Để làm phim theo kịch bản của anh, chúng tôi tốn X cây vàng, ngân hàng nhà nước ăn phân nửa, các thứ phí khác ăn phân nửa, thành phần sáng tác ăn Yphần trăm, chỉ riêng tác giả ăn hơn một chỉ, vậy là quá lắm.

Tác giả hỏi: Một chỉ là bao nhiêu?

Đáp: Là bốn chục “đô” là lương một ngày bên tây, một quí bên ta, còn đòi gì nữa?

_ Vậy, phim quí hay vàng quí?

_Vàng quí. Vàng làm được phim, mua được tất.

_ Nhưng vàng không biết viết.

_ Vậy, người viết quí hay vàng quí?

_ Vàng quí.

_ Tại sao?

_ Có vàng thì có khối thằng viết, không vàng thì dù có khối thằng viết cũng chẳng để làm gì.

Than ôi, biết được cái gì quí không phải là chuyện dễ.

 

TCĐA Số 46, Ngày 1-11-1988

 

CÓ... CHƯĆ

 

Một nghệ sĩ trước đây có chút đỉnh tiếng tăm, nhưng vài năm qua tên tuổi mất hút tận đâu đâu.

Hỏi ra mới biết anh sa đà vào quá nhiều chức. Đồng nghiệp có người lấy làm tiếc cho sự nghiệp dang dở của anh. Nhưng cũng có người cho đó là chuyện đáng mừng.   

 

Người này giải thích: “Anh ta mà có tiếp tục làm nghệ thuật thì cũng chỉ trở thành nghệ sĩ...quèn. Nếu có chức thì khác. Đạp xe mười năm, chỉ một ngày có chức là đã chễm chệ trên xe con rồi. Đơn xin nhà bị lưu lại... mấy đời, vừa có chức là đã có người xoa tay bảo: anh cho phép chúng em đưa... về nhà mới. Bệnh đau dạ dày hai mươi năm uống toàn bột nghệ cầm hơi chỉ cần có chức là được trị ở nước ngoài...

 

Có gì đâu, trăm sự chỉ tại vì mấy bậc lương lên cùng một lúc..Lương lên danh giá, tiện nghi trăm thứ đều lên theo, cả nhà cả họ được nhờ.

_ Nhưng có chức chắc là mệt lắm_ Có người cãi.

_ Người không có chức thường lầm ở điểm này. Thật ra, có chức khỏe ru. Mọi việc đã có đàn em lo liệu, bổn chức chỉ cần lắc và gật là quá đủ.

Người khác kết luận:

_ Những người có tài thì nên dùng tài. Còn những người không có tài thì nên kiếm chức mà vinh thân. Đó mới là kẻ trí. Kinh nghiệm của thời nay là vậy.

Than ôi: Bất tài mà có chức thì thời nào mà chẳng sướng, bởi vậy ai cũng ham.

Còn làm nghệ sĩ dù có tài mà không có chức, chắc gì đã sống nổi bằng tài (?), bởi vậy ai sống được thì đáng quí cho người đó!

 

TCĐA Số 47, Ngày 15-11-1988

 

Ê-CÔ

 

 

 

 

Ecô (écho) có nghĩa là tiếng vang, tiếng vọng, tiếng dội.

Trong điện ảnh, êcô quan trọng lắm.

_ Mình ơi...

Ba Đô gọi Sáu Xoa một cách tuyệt vọng. Chỉ nghe tiếng đáp lại của ...Cánh Đồng Hoang.

_Mình... mình...mình...ơi...ơi...ơi

Trong cuộc đời, lắm khi tiếng êcô vượt cả thời gian cả không gian.

“Cái Đêm Hôm Ấy Đêm Gì” tưởng là sản phẩm độc quyền của thời gian chống quan liêu, chẳng ngờ cách đây đã lâu, dịch giả Tam quốc chí cũng đã từng kêu lên: Ôi, cái đêm hôm ấy đêm gì (Đó là cái đêm Tào Tháo lăng nhăng với vơ Trương Tế).̣

 

Rồi đến “Những Việc Cần Làm Ngay”, tưởng chỉ có thời đổi mới nào ngờ từ hơn trăm năm trước, Nguyễn Trường Tộ cũng đã từng viết” Tế Cấp Bát Điều” (tức tám việc cần làm ngay)

Thế mới biết, điện ảnh và cuộc đời, mỗi thứ êcô đều có ép phê riêng.

Điện ảnh càng dùng êcô càng gây ấn tượng.

Còn cuộc đời mà cứ lặp lại một kiểu êcô thì càng chứng tỏ xã hội tiến chậm như rùa.

Bởi vậy, ước gì tiếng dội trong cuộc đời đừng nên cách khoảng quá lâu.

 

TCĐA Số 48, Ngày 1-12-1988

 

TỰ ĐÁNH MẤT MÌNH

 

Ngày xưa, có anh chàng say rượu bị chúng bạn cạo trọc đầu, chừng tỉnh lại, không xác định được mình hay là ông sư. Anh chàng bèn tính trong bụng: cứ về nhà, nếu chó sủa tức không phải là mình.

Và chó đã sủa. Anh chàng liền bỏ nhà ra đi.

( Cho đến nay, chẳng biết anh chàng nọ đi tới đâu).

Ngày nay,(trong cái thời tranh tối tranh sáng) lắm kẻ không say rượu nhưng cũng tự đánh mất mình.Đông đảo phải kể đến những người làm nghề sáng tạo.Đầu tiên, anh ta sáng tạo được một cái gì. Anh ta đưa cái gì đó cho ông chủ sách hoặc phim.Ông chủ vốn chẳng biết cái gì đó là cái gì, song ông đã là cái gì thì phải tỏ ra mình có cái gì để góp.

Trước hết ông cạo đầu  bằng con dao đường lối. Sau đó ông  gọt lại bằng lưởi lam đổi mới  có vấn đề,  sau đó nữa, ông xức dầu dừa ngôn ngữ đặc trưng.

Tác giả viết y chang đường lối; ông phê: chưa có vấn đề chưa đổi mới.

Tác giả chữa thành đổi mới, có vấn đề; ông phê: vẫn chưa vững đường lối, lập trường.

Tác giả chỉnh cái lập trường; ông phê: còn thiếu cái đặc trưng ngôn ngữ..

Tác giả chữa xong, sờ trán thấy mình thành ông sư, liền chạy về nhà coi chó có sủa không.Nhưng buồn thay, việc này ngoài khả năng của khứu giác chó, nó không đánh hơi nổi ông sáng tạo hay ông sư.

 

Bỡi vậy, những chàng trọc ngày nay, muốn tìm lại mình phải trông cậy vào chính mình chứ không thể nhờ chó mãi

 

TCĐA Số 49, Ngày 15-12-1988

 

KHỔNG TỬ CŨNG CHÀO THUA

 

Khổng Tử đi dạo phía Đông, nghe hai đứa bé tranh cãi:

Đứa thứ nhất bảo: Lúc sáng sớm mặt trời to bằng cái nia nên gần ta, còn lúc đứng bóng mặt trời lùi xa ta nên chỉ còn trông bằng cái tô.

Đứa thứ hai bảo: Mặt trời lúc mới sáng sớm xa ta hơn vì không làm cho ta nóng, còn lúc trưa thì rất nóng bức vì mặt trời gần ta hơn.

Khổng Tử không phân xử được ai đúng ai sai.

Nếu ngày nay Khổng Tử đi dạo ở phía Nam cũng sẽ gặp hai đứa bé cãi nhau.

Đứa thứ nhất bảo: Bửa nọ, đài truyền hình đang chiếu một bộ phim truyện khá hấp dẫn thì cúp ngang rồi xin lỗi vì lý do kỹ thuật nên ngưng phim này chiếu phim khác.Đã vì lý do kỹ thuật thì phải ngưng phát hình, chớ sao lại vẫn còn chiếu được phim khác? Như vậy, cái lý do này rất dỏm.

Đứa thứ hai bảo: Bửa nọ, chính xác là vì lý do kỹ thuật chớ chẳng phải lý do gì khác. Chỉ có điều tại họ viết sai đó thôi. Đáng lẽ họ viết lý do kỹ thuật trong ngoặc kép thì họ lại viết trơn.

Khổng Tử hỏi: Các trò bảo kỹ thuật trong ngoặc kép là ý làm sao?

Hai đứa bé cùng thưa: Khi để từ nào trong ngoặc kép thì từ đó thành đa nghĩa, hiểu cách nào cũng đúng cả.

Khổng Tử cám ơn rồi bước đi, miệng nói lầm thầm: Thời ta nhất lục nghì, còn thời nay thì nhất tự siêu nghì, quả thật là ta không sao hiểu nổi.

 

TCĐA Số 50, Ngày 1-1-1989

 

Nguyễn Hồ
Số lần đọc: 2222
Ngày đăng: 14.10.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Truông xa xào xạc - Hoa Ngõ Hạnh
In-ca đã bay tới mặt trời - Lê Hoài Lương
Tấm thiếp cưới - Nguyễn Văn Hoa
Đoàn tàu xanh - Đào Bá Đoàn
Không xe hoa không xe tang - Lê Vũ
Nỗi buồn của…… - Lê Minh Tú
Ngày nắng - Trần Lệ Thường
Có một lỗ thủng trong thành phố-1 - Richard Bowes
Có một lỗ thủng trong thành phố-2 - Richard Bowes
Thọai - Lê Nguyệt Minh
Cùng một tác giả
Chị tôi (truyện ngắn)
chim phóng sinh * (truyện ngắn)
Chú bé thổi còi (truyện ngắn)
Chung cư* (truyện ngắn)
Chân dung vô hình (truyện ngắn)
Hẻm sâu* (truyện ngắn)
Bạn già (truyện ngắn)
Tám chữ o tròn (truyện ngắn)
Về hưu non (truyện ngắn)
Mùa mắm còng (truyện ngắn)
Giai điệu nhớ (truyện ngắn)
Chú Năm tôi (truyện ngắn)
Đêm kỷ niệm (truyện ngắn)
Hoa Quỳnh (truyện ngắn)
Nàng Đae Chang Kim (truyện ngắn)
Ông Năm Cải Tạo (truyện ngắn)
Cô thư ký xinh đẹp (truyện ngắn)
Chuyến xe khuya (truyện ngắn)
tư duy (thơ)