Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.400 tác phẩm
2.747 tác giả
638
116.769.485
 
Cung bậc của nỗi xót xa hay là nỗi đau trần thế
Hoàng Xuân

 

 

     Vừa tỉnh giấc sau cơn mưa dội mạnh vào ban trưa, tôi chạm phải VÔ CẢM của nhà thơ Đỗ Thành Đồng. Một bài thơ rất dễ lay động lòng người, ít nhất là trong thời điểm thực tại này. Sự vô cảm của con người, mà trước nhất là anh nhận về mình quá lớn.

   Mở đầu bài thơ, tác giả đã nhận mình vô cảm với cơn mưa:

      xin vô cảm với cơn mưa

  dẫu đầy háo hức mới vừa hôm qua

     Chấp chới những day dứt và tâm trạng. Cơn mưa sau những ngày tháng khô hạn bao giờ cũng rất quý, rất háo hức và trong tâm hồn của mỗi người cảm thấy mát mẻ, vạn vật như được sống lại, và tươi mới lên. Nhưng đằng sau sự háo hức đó, người ta có thể nhanh chóng quên nó đi với niềm vui, háo hức khác mà quên mất người đã cho mình sự tươi mới trở lại. Dân gian cũng đã từng đúc kết “qua cầu rút ván”, một sự vô cảm rất đáng sợ. Đã có biết bao câu chuyện trong cuộc sống này, mà con người đang vô cảm đáng sợ như con giết cha, giết mẹ, cháu giết ông bà hay những bàn tay lạnh lùng ghê rợn của những kẻ thú tính khi giết người dã man, vô cảm trong nhiều vụ việc thời gian vừa qua.

     Hai câu tiếp theo, anh lại tiếp tục nhận về mình sự vô cảm ở cung bậc cao hơn:

     xin vô cảm với hương hoa

  dẫu đang khoe sắc sân nhà sáng nay.

     Đẹp đấy, thơm tho đấy, đang cho mình đôi chút thư giãn tâm hồn đấy. Nhưng anh cũng như không để ý với cái hay, cái đẹp ấy. Nói rộng ra, anh như người câm, điếc, mù lòa với nhân gian. Để rồi sẵn sàng làm chuyện phi pháp.

     Hai câu tiếp theo:

     xin vô cảm với bàn tay

  dẫu từng có những tháng ngày nắm nhau

     Thật đau và xót xa, con người bằng mọi giá để lấy tư lợi, hay nói rộng ra là chủ nghĩa cá nhân về mình.

     Hai câu cuối cùng đã làm thăng hoa cả bài thơ, nhưng lại là tận cùng của nỗi đau, nỗi thống khổ vì sự vô cảm:

     xin vô cảm với sang giàu

  ta về đau tận nỗi đau cánh cò.

      Vụ đại án Việt Á, và mới đây là vụ án trong đường dây “chuyến bay giải cứu”. Tất cả đều manh nha trong đại dịch Covid-19. Không vô cảm sao được, khi mà cả nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng đang oằn mình với đại dịch chưa có tiền lệ trong lịch sử. Con người đang hoang mang, đang chưa biết về đâu khi mà số ca tử vong mỗi ngày một gia tăng, số người lao động đi làm ăn trong và ngoài nước đang lao đao không biết đi đâu, về đâu, với những chuyến hành hương đẫm nước mắt. Thì những ông “quan” lại tìm cách để ăn trắng trợn ngay trên chính đồng loại của mình. Tôi cho rằng, đây là sự vô cảm đến tột cùng của con người. Sự vô cảm đang đan xen, len lỏi trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Tôi cũng vừa đọc fb của cô Nguyễn Lệ Thủy ở Hà Nội, tôi vô cùng xót xa khi một em bé có tên là Bảo An vừa mới 3 tuổi nhưng bị bố mẹ bỏ rơi mà cô bắt gặp em, cùng với toàn bộ hành lý của em lúc tờ mờ sáng trên góc phố Hà Nội. Tôi lại thốt lên rằng “con người sao lạnh lùng quá, vô cảm quá”. Xin cả ơn nhà thơ đã cho người đọc một sự cảm nhận đa chiều về “vô cảm”.

 

 15 giờ ngày 28/9/2022

 

                                                                             

   Sau đây là toàn bộ bài thơ:

 

      VÔ CẢM

 

Xin vô cảm với cơn mưa

dẫu đầy háo hức mới vừa hôm qua

 

xin vô cảm với hương hoa

dẫu đang khoe sắc sân nhà sáng nay

 

xin vô cảm với bàn tay

dẫu từng có những tháng ngày nắm nhau

 

xin vô cảm với sang giàu

ta về đau tận nỗi đau cánh cò.

 

            3h, 28.9.22

               ĐTĐ

                                                                    

 

Hoàng Xuân
Số lần đọc: 364
Ngày đăng: 30.06.2023
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ernest Hemingway và chiều kích thứ năm (Kỳ 2) - Phan Tấn Uẩn
Ernest Hemingway và chiều kích thứ năm (Kỳ 1) - Phan Tấn Uẩn
Vẻ đẹp tình tứ trong thơ Thiên Di - Hoàng Thị Bích Hà
Khúc tráng ca trong tuyển tập “ Thời tôi mặc áo lính” của nhà văn Nguyễn Quang Hà - Hoàng Thị Thu Thủy
Khát vọng tình yêu và cảm thức sinh thái - Sự hợp hôn diệu kỳ trong thơ Hoài Vũ * - Trần Hoài Anh
Đọc “Qua đêm” của Nguyễn Tiến Nên - Hoàng Xuân
“Chân dung người hàng xóm” – một truyện hay về bọn Trung Quốc xâm lược. - Nguyễn Anh Tuấn
Đọc bài thơ “Say Yêu” nghĩ về thơ tình của Đặng Xuân Xuyến * - Vũ Thị Hương Mai
Phồn Sinh một trường ca khổng lồ - Đỗ Hoàng
Hình & bóng - Đặng Ngọc Như