Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
817
116.678.446
 
Mối tình Chơn
Trần Yên Hòa

 

1.

Một đoạn nhỏ Nghệ coi trên tivi, chương trình phim truyện Việt Nam. Cặp trai gái gặp nhau, ôm chầm lấy nhau quấn quít. Họ xoắn vào, oằn mình, lùng sục. Cô gái lắp bắp nói. Từ từ anh. Làm gì mà vẻ mặt anh nhìn em như người "lượm được vàng" vậy! Tiếng người đàn ông. Thì đúng vậy, gặp lại em anh mừng quá, đúng là như lượm được vàng. Nghệ tắt Ti vi và thẩn thờ, khi nào mình gặp lại em, mình có như lượm được vàng vậy không cà?.

 

Mối tình nào cũng chia ra nhiều phân đoạn. Nhưng tình của Nghệ có đoạn kết hơi buồn. Ngát đã bỏ đi, đi biệt tăm luôn. Nghệ buồn rạc rài. Và tự dằng vặt mình. Sao không gặp được em một lần cho cam?

Mối tình ghi dấu sâu sắc trong đời anh. Anh nhớ Ngát khiến anh nhớ luôn cha nàng, mẹ nàng, anh, em nàng. Ghét hay thù? Anh không hiểu rõ tường tận...Chỉ thấy nửa vời. Dù cố cao thượng, nhưng vẫn cất dấu  nổi oán hờn vô hạn. Nàng đã bước ra khỏi cuộc đời anh, không kèn, không trống.

 

2.

Mỗi lần đọc trên báo chí, ai có một cái tên như nàng, hay coi trong các truyện văn chương, tên Hồng Ngát, anh lại rùng mình. Anh tưởng tiếc một thời, ngoắt ngoay trong hạnh phúc, không ngờ mọi chuyện đã xảy ra như một vở kịch. Anh như con chim bị người đi săn nhắm bắn, thế mà chim vẫn cứ hát những bản tình ca, tiếng hát véo von giữa thinh không. Đến khi viên đạn xóc qua thân, con chim té ngã, bị thương. Chim không biết mình đang ở trong trạng thái nào, và tại sao mình bị bắn?

3.

Hồng Ngát đến với Nghệ là mối tình hoa bướm. Anh đi cùng Định xuống miền tây sinh hoạt trong một hội văn nghệ.

Định là nhạc sĩ có những bài tình ca khá nổi tiếng, nhân dịp Nghệ về VN, Định rủ, mai có hội văn học nghệ thuật tỉnh Sóc Trăng, sinh hoạt hàng tháng, họ mời tau tham dự, coi như khách mời, mày đi chơi không? Nghệ nói, tau đâu có quen. Định nói, đi theo tau mà quen lạ gì, đi đi, chắc có chút "cay" lai rai, lại kèm thêm mấy cô gái miền tây ngâm thơ ngọt hết sẩy, tau sẽ giới thiệu mày là nhà thơ hải ngoại, chắc mấy em khóai lắm, biết đâu mày "dớt" được một em đem về Mỹ. Nghệ thuận tình, Ừ, đi thì đi.

4.

Thế là anh tới đó cùng Định. Định được đón tiếp như thượng khách, vì chàng đang có những bài hát mới sáng tác, với điệu bolero tha thiết, đang được các ca sĩ từ thành đến tỉnh hát vang vang trên radio, trên ti vi, trên các đợt thi tuyển ca sĩ diễn ra trên khắp nước. Nghệ hưởng ké những vinh quang của bạn, nhờ có câu giới thiệu của Định, đây anh Nghệ, bạn tôi, nhà thơ hải ngoại.

Nghệ hưởng ké, vì thiệt tình anh có những bài thơ tình đăng trên báo hải ngoại, Web hải ngoại, và phây búc, nhưng chắc là anh em ở cái gọi là "hội văn nghệ tỉnh" ở đây, chắc chưa ai đọc đến một câu, hay một đoạn thơ anh. Làm thơ ngày trước muốn đăng báo phải đánh máy hay viết tay gởi đến tòa soạn, rồi được ban biên tập đọc, xong qua hai ba người cùng ý kiến là bài thơ đó khá, thì mới được đăng. Nay, ai cũng có trang cá nhân hay Web site, hay "phây", muốn đăng bài của mình, truyện ngắn của mình, thì cứ dán lên phây, lên Web... "tưới hột sen", cho bàn dân thiên hạ đọc. Nghệ ở vào dạng đó, nên Định giới thiệu anh là nhà thơ hải ngoại, cũng đúng chứ không ngoa. Nhưng chưa ai biết tiếng.

5.

Trong buổi sinh hoạt Nghệ gặp Hồng Ngát. Hồng Ngát đã lên sân khấu ngâm thơ cho mấy "nhà thơ già", tuổi mấp mé sáu, bảy mươi. Những bài thơ ca tụng lãnh tụ rẻ tiền hơn Tố Hữu. Những bài thơ "dở như hạch", nhưng qua giọng Hồng Ngát, nghe "cũng tạm", nên khi Hồng Ngát ngâm hết bài thơ, có nhiều tiếng vỗ tay tán thưởng.

Sau đó thì ban tổ chức giới thiệu nhạc sĩ Định. Định đúng là "cây đinh" ở đây hôm nay. Một hội văn học địa phương mà có một nhạc sĩ có những bài hát thịnh hành, đang được hát tràn lan, làm sao không là "cây đinh" cho được. Khi Định lên hát những bản nhạc của mình, Định nhắm tít mắt hát, như đưa hết tâm trí vào bản nhạc, nên rất có hồn. Nghệ vẫn thường nói với Định, theo danh từ hiện hành, thời thượng, mày hát khi có chút cay vào thì "đỉnh" không thể tả. Khi Định ngưng hát, tiếng vỗ tay rào rào nổi lên.

Rất may mắn hay duyên số, là khi ngồi vào bàn lai rai, Nghệ lại được ngồi gần Hồng Ngát. Người con gái ba mươi hai tuổi, áo dài màu xanh lục, đã đưa anh vào cơn lãng du, lãng đãng một chuyện tình.

Không biết Nghệ nhờ vào cái gì của anh có, nhà thơ hải ngoại, hay Việt kiều, mà anh theo đuổi và tán dính Ngát. Có lẽ cả hai, anh vẫn tự hỏi mình như vậy, nhưng dù gì thì anh cũng đã cua dính nàng, hai ngươi như hai con sam dính chặt vào nhau...Điều này là một hoang tưởng, nhưng có thật...

6.

Và điều có thật tiếp theo đã đến với Nghệ, khi nàng bước ra khỏi anh. Bước chân nàng không rón rén như khi bước vào, mà rất nhanh lẹ, như một cuộc rút quân ra khỏi một trận chiến. Ngày xưa các đơn vị quân đội gọi là "chạy làng". Nàng đã rút chạy, tháo chạy, bỏ căn cứ...theo mục đích đã có sẳn từ lâu. Vì "rút chạy" đối với nàng bây giờ là một chiến thắng. Những bài thơ của chàng, nàng đã ngâm, chẳng đâu vào đâu cả...Kể cả những bài thơ chàng viết cho nàng, cũng chỉ là những phương tiện trao đổi. Nàng đã hết hay không còn cảm động nổi nữa...Có một điều, Nghệ trao cho nàng trái tim thiệt, còn nàng trao lại cho chàng trái tim trên Phây búc.

 

7.

 

Mối tình đó trải qua trên hai mươi năm. Trên hai mươi năm Nghệ mới gặp lại Định ở quê nhà. Định cũng đã trải qua một cuộc đời sóng gió và khốn khổ. Những ngày này Định sống thui thủi với quán cà phê nghèo. Quán cà phê nuôi cả gia đình, nên Nghệ thấy mặt Định có nhiều nếp nhăn. Chuyện đó không có gì lớn, ai mà không già khi thời gian vun vút bay qua ngoài cửa sổ.

Gặp Định ở quán cà phê chàng làm chủ, quán cà phê nhỏ híu, chỉ kê mấy cái bàn. Thấy quán nghèo và đã có sẳn trong tâm là giúp đỡ Định, Nghệ đưa cho Định tiền và nói, ông tìm mua kết bia, chút mồi, mình về đây lai rai. Còn bao nhiêu là phần ông đó.

Ngồi vào bàn, Nghệ mới nói với Định:

- Nàng Ngát vù rồi, nàng có liên lạc với ông không, ông chỉ tui coi?

- Ông này hỏi "lọa", của ông mà ông không biết cất giữ cho khỏi bay xa, ông lại quay về hỏi tui là cớ làm sao?

- Thì ông là chỗ thân tình, chỗ quê kiểng. Hồi đó nghe thoáng thoáng nàng và ông kết nghĩa đệ huynh mà.

Định nhíu mày:

- Ừ thì hồi đó, chứ khi nàng theo ông qua Mỹ, nàng lên voi lắm, nàng đâu có thư từ liên lạc gì với tui đâu. Thôi "chim sáo" sang sông rồi, thì ông níu kéo làm chi.

Hai người mới uống mỗi người ba ve Hein, mà Định bắt đầu líu lưỡi, mặt mày đỏ gay. Nghe Định nhắc đến chim sáo, Nghệ cũng hứng tình, anh đứng lên đọc bài thơ, ngày con sáo ấy sang sông.*

 

Đã tới ngày em bay qua sông

Ơi con sáo nhỏ vừa sổ lồng

Tôi đứng nghe mùa mưa ướt tạnh

Mà điếng hồn cho gái sắc hương

 

Đã tới ngày em bỏ quên ta

Che tay kỷ niệm nhớ mơ hồ

Nắng gió  trong lòng em quá vội

Nên làm chết một đứa tài hoa

 

Rồi đến lượt Định cầm đàn lên, hát, cũng bài thơ đó, đã được phổ nhạc. Giọng hát chàng nghe thật não nề.

Hát xong, Định vứt cây đàn, lè nhè nói:

- Thôi, bỏ qua chuyện buồn, chuyện thất tình đi, mày coi như đi qua một cây cầu bị gãy, rớt xuống hố, ướt hết áo quần...Nhưng mày đã loi ngoi lên được bờ. Bây giờ mày phải sống ngon lành chứ, thua keo này ta bày keo khác, được chưa?

Hai người lơ tơ mơ vậy mà cũng đá xong kết bia 24 chai, cả hai nằm lăn kềnh ra đất, cho chó ăn chè.

 

8.

 

Cuộc đời cứ xoay vòng, xoay vòng. Thời gian qua đi vùn vụt. Người ta nói "bóng câu qua cửa sổ" cũng đúng. Nghệ năm mươi, sáu mươi...Rồi lên hàng sáu lăm. Anh nhìn qua cửa sổ những buổi chiều. Buổi chiều mặt trời một màu vàng ệch, đỏ lòm, lừ đừ xuống núi. Anh nghĩ, mình cũng sẽ như thế thôi. Tuổi trẻ cũng dần qua. Rồi sẽ tới... một ngày... rồi sẽ tới...ngày mình già đi.

Anh đâm ra hiu quạnh. Một mình là hiu quạnh. Anh chợt nghĩ, bây giờ không còn là thơ, nhạc, là văn chương, thi phú gì nữa cả. Cái cần là những đêm khuya phải có một người. Nhớ một thời sến súa, làm thơ, viết văn, nghe nhạc... những bài mùi sến rệu, anh anh, em em...Thôi cho qua hết đi, những nhạc sang, nhạc mùi, thơ tháp ngà, thơ sến...cũng không còn trong Nghệ nữa rồi. Điều anh cần là một tiếng nói giữa khuya, tiếng cười nhẹ, tiếng hỏi han nhau, anh sao thế? anh thế nào rồi, anh đi tiểu chưa, chiều em nấu cháo thịt bò cho anh ăn nhe...nhe, nhe.

Thế là Nghệ gặp một người đàn bà khác, không ai giới thiệu mà tự anh đi tìm.

Nghệ nói với Phát, người bạn mới:

- Thời gian qua, tau đã sống qua tuổi thanh niên, tuổi trung niên. Đã hưởng hết những tinh hoa của cuộc đời. Nay, tau lui binh về cố thủ, chỉ muốn tìm một chỗ an thân. Tau một lần thất bại, tau thua. Lần này tau tự tin chính mình, không vì hai tiếng Việt kiều nữa, mà tau chỉ là ông ông già quờ quạng. Tau muốn dừng lại để sống an nhiên, tự tại, nên tìm một bà để "con trông cha, không bằng bà trông ông". Mày thấy có được không?

Phát nhìn vạt nắng chiều, xa xa le lói phía trời tây, rồi nói:

- Như vậy là chầm chày may rủi nhe. Bây giờ, như rút thăm vậy. Nghĩa là oẳn tù tì, ra cái gì ra cái này!

Nghệ lắp bắp trình bày với Phát:

- Ông nên biết rằng, không một thằng cha đàn ông nào không hảo ngọt, nghĩa là không cha nào không muốn được một người vợ trẻ, đẹp người, đẹp nết. Nhưng nay, mình nhìn xuống chứ không nhìn lên nữa. Tui bây giờ chỉ còn trên răng dưới dép thôi.

Phát lẩm bẩm trong miệng:

- Tui đợi tin vui từ ông.

9.

Ngâu không hát hay, không ngâm thơ hay. Ngâu không đọc sách, không tỉ tê bên Nghệ những câu thơ của Nguyên Sa, của Xuân Diệu, của Nguyễn Đình Toàn... Ngâu xa lạ, hay chỉ biết sơ qua về Phạm Duy, về Từ Công Phụng, về Trịnh Công Sơn. Nàng nói, nhạc mấy ông này nghe hay. Và hơn nữa, là nàng cũng sến súa, thích giọng ca Chế Linh, của Duy Khánh, của Trường Vũ. Nếu ngay xưa Nghệ đã cằn nhằn. Nghe chi mấy thằng cha đó. Thế mà nay chàng im lặng.

Cái được là Ngâu chu đáo, từ miếng ăn, từ giấc ngủ cho anh. Nàng chuyên môn đứng bếp và chế ra những món ăn...Và khi bày lên đĩa, Nghệ chưa ăn miếng nào thì Ngâu đã hỏi, anh ăn được không anh? Ngon không anh? Vừa miệng không anh? Em thấy hôm nay chợ A, B, C bán thịt bò tươi ngon, nên em mua về xào cho anh ăn đó. Rồi nàng vồ vập gắp thêm bỏ vào chén Nghệ.

Ngâu có dáng đi mau, như chồm về phía trước, nên số nàng khổ. Nghệ nghĩ vậy. Nhưng việc chăm sóc cho anh, nàng coi như là một bổn phận, một công việc bình thường, hạnh phúc. Không phải là quá tải. Nàng lụi cụi làm việc suốt ngày, từ việc giặt áo quần, ra, mền, mùng, áo, gối...Rồi lau nhà, nấu ăn...Lúc nào Nghệ cũng thấy nàng đang làm một công việc gì đó...Anh nhớ đến mẹ anh. Ngày xưa mẹ anh cũng vậy. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa...Miệng nhau cơm búng, lưỡi lừa cá xương...

Lần này chàng (ông), đúng là lượm được vàng. Vàng ròng. Ngâu là vàng ròng. Từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài.

 

 

 

 

 

Trần Yên Hòa
Số lần đọc: 837
Ngày đăng: 25.09.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Anh tôi! - Hoàng Thị Bích Hà
Truyện dài như dòng sông - Vinh Anh
Phía dưới là ngày đang lại - Nguyễn Thị Kim Lan
Sinh nhật của Lỳ - Nguyễn Đại Duẫn
Qua cửa Thần Phù - Nguyễn An Bình
Tâm bệnh Nguyễn Du - Nguyễn Anh Tuấn
Dốc đợi - Nguyễn An Bình
Chị Xíu của tôi! - Hoàng Thị Bích Hà
Tiếng đàn đá trên đỉnh Sơn Trà - Nguyễn An Bình
Kiếp sau mơ làm Chử Đồng Tử - Khuất Đẩu
Cùng một tác giả
Diễm Xưa (truyện ngắn)
Giong Quê (truyện ngắn)
Chanh Cốm (truyện ngắn)
Mẹ Và Em (truyện ngắn)
Tam Thân (truyện ngắn)
Châu long (truyện ngắn)
Bán con bò (truyện ngắn)
Thị Xã (truyện ngắn)
Quê Cha (truyện ngắn)
Chuyện ở hãng. (truyện ngắn)
Net (truyện ngắn)
Sớm Mai (truyện ngắn)
Bóng Sắc Tuổi Thơ (truyện ngắn)
Anh tư (truyện ngắn)
Tưởng (thơ)
Mùa Xưa (tạp văn)
Em neo (truyện ngắn)
Bốn Chín Năm Mươi (truyện ngắn)
Nghiệp (truyện ngắn)
Bờ em (thơ)
Duyên (truyện ngắn)
Đợi (thơ)
Không phải tại em (truyện ngắn)
Tạ (thơ)
Người về (truyện ngắn)
Thời thượng (truyện ngắn)
Tình yêu chạy làng (truyện ngắn)
Những ngày gió nóng (truyện ngắn)
Qua cầu (truyện ngắn)
Con đen (truyện ngắn)
"Bái phục" (truyện ngắn)
Trôi (thơ)
Trám (truyện ngắn)
Khuôn mặt (truyện ngắn)
Đẳng cấp (truyện ngắn)
Hậu "hại điện" (truyện ngắn)
Dáng Mỏng (truyện ngắn)
Ngày về (truyện ngắn)
Tổn thất tình (truyện ngắn)
Giữa Vòng Xoay (truyện ngắn)
Tiếng nói (truyện ngắn)
Chuyện Tình Bát Nháo (truyện ngắn)
Cơn bão nóng (truyện ngắn)
Vượt (truyện ngắn)
Lên đời (truyện ngắn)
Những Tình (truyện ngắn)
Kịch Bản Phim (truyện ngắn)
Người trở về (truyện ngắn)
Bán chữ (truyện ngắn)
Bôi trơn (truyện ngắn)
Mối tình Chơn (truyện ngắn)
Anh em (truyện ngắn)
Dòng thơ ấu (truyện ngắn)
Nhất Linh sống mãi (nghệ thuật)
Mối tình Chơn (truyện ngắn)
Bán chữ (truyện ngắn)
Trám (truyện ngắn)
Người chết hai lần (truyện ngắn)
Dòng thơ ấu (truyện ngắn)
Tiếng nói (truyện ngắn)
Lên "phây" (truyện ngắn)
Dáng mỏng (truyện ngắn)
Bôi trơn (truyện ngắn)
Mua bán lạc son (truyện ngắn)
Sớm mai (truyện ngắn)