Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.411 tác phẩm
2.747 tác giả
587
116.874.840
 
TÌNH “ép phẩy” bung nở từ LỜI TẠM BIỆT mang tên Ở LẠI trong bài thơ LỜI TẠM BIỆT NƯỚC NGA của tác giả Thanh Mai Trần
Nguyễn Thanh Huyền

 

 

LỜI TẠM BIỆT NƯỚC NGA

 

 

Tạm biệt nhé bầu trời xanh êm dịu 
Căn nhà gỗ đơn sơ bên gốc sồi già
Tạm biệt những bản tình ca bất hủ
Tiếng đàn balalaica thảo nguyên xanh

Tạm biệt nhé tím nhành hoa Siren
Lặng thầm tỏa hương thơm ngát
Hoa táo nở vùng ngoại ô trắng muốt
Những đàn sếu bay ngang về phía cánh rừng sồi

Tạm biệt “Hồ Thiên Nga” của Tchaikovsky
“Mùa hè rớt” trong veo trời tháng Tám
Cơn mưa dịu dàng níu chân miền ly biệt
“Triệu bông hồng” - người đàn bà hát tình ca

Tạm biệt những đêm trắng thành Saint – Petersburg
Những cung điện nguy nga, tòa lâu đài lộng lẫy
Dấu tích một thời vua Pie đại đế
Kiêu hãnh, uy quyền bên dòng sông Veva

Tạm biệt những mùa đông Matxcova
Những con đường, hàng bạch dương tuyết phủ dầy trắng xóa
Và tiếng quạ giữ đêm thâu lạnh giá
Người tha phương nhớ đất mẹ nao lòng

Thôi tạm biệt mùa thu vàng xứ sở
Ta đã từng hạnh phúc biết bao nhiêu
Giữa muôn vạn những thăng trầm dâu bể
Chỉ mùa thu xoa dịu lối ta về

Và anh nữa một lần xin tạm biệt 
Dẫu dang dở ngàn lần lời hẹn ước chia phôi
Dẫu nếm đủ ngọt bùi cay đắng thế
Tình vẫn trong như hoa giọt tuyết lúc giao mùa.

Tạm biệt nhé mai tôi về đất mẹ
Lưu luyến bồi hồi như chẳng nỡ rời xa
Tạm biệt nhé tình yêu xin tạm biệt
Hẹn có ngày trở lại nước Nga ơi.

… Tôi thích ánh trăng rằm tháng 10 – nó hanh trong mà thuần khiết, không sáng loáng lộ liễu mà đài cát. Tôi thích vẻ đẹp có đôi chút quá vãng và nét buồn như áng mây trời chiều lãng đãng bay. Tôi yêu sự sống của mầm nhú nhẹ nhàng lách trên sóng sánh dự vi của hạt trần thơm thảo căng tình sự sống, và tôi yêu thơ của tác giả Thanh Mai Trần, yêu như yêu ánh trăng rằm tháng 10 vậy… Đọc thơ chị Tôi như được tắm vào dòng suối tình mát trong ở một miền cổ tích tân thảo nguyên lập sinh … rồi để hiểu, để trân trọng những hiện hữu đời trần là có thật, rồi hoan ca, khóc cười cho những gì được mất và để tin yêu, phấn trấn cho những hi vọng… có lẽ ngợi ca luôn là ánh sáng nhiệm màu mà ta nhìn vào đó thấy dễ chịu, luyến lưu chăng?... nhưng một điều rất thật “tất cả ở chốn phàm tục đều thiên biến theo một trình tự, một “mô típ” của hệ nhân quả điều hành có sẵn – và thơ luôn là tấm gương phản chiếu đời trần mà cảm xúc là trục điều hành của “nơ ron” hệ thần kinh” để những thương yêu “sinh lời” bằng những yêu thương cho áng tình luôn nồng nàn, thiết tha… và Tôi thấy: Tình “ép phẩy” bung nở từ “ LỜI TẠM BIỆT mang tên Ở LẠI trong bài thơ LỜI TẠM BIỆT NƯỚC NGA” của Thanh Mai Trần đẹp và thật như vậy đó.

… Bài thơ “Lời tạm biệt nước Nga” được in trong tập cùng tên xuất bản tháng 12 năm 2016, một bài thơ có nhan đề của “Lời tạm biệt ” mà khi ta “ hao hao đồng sàng dị mộng”, “khắc nhập xác, hồn” ngôn ngữ bài thơ … chầm chậm dạo trên đường có nắng rót mật trên lá vàng, “những con đường, hàng bạch dương tuyết phủ trắng xóa”, lắng nghe bản tình ca, tiếng đàn balalaica da diết, đằm vào “Mùa hè rớt” trong veo… để thấy rằng “ Ta đã từng hạnh phúc biết bao” để phát hiện rằng “ Những người viết thơ là những thần tiên hay phù thủy, có phép thuật linh nghiệm nhất. Vì đã biến những gì không thể thành có thể, “makup” những gì có thể thành những điều huyền diệu nhất, ma mị nhất, ngọt ngào nhất… mặc dù những hiện hữu tồn tại có thể chỉ nhảy múa khoe sắc ở “ngoại thơ”… tôi không nói những gì cho là vi mô mà cũng không ám chỉ những gì là vĩ mô, bởi đôi khi những điều to tác, toàn cầu đối với người này là sự khiêm nhường nhỏ bé nhưng đáng yêu với người khác, và ngược lại, và “thơ đã nuôi dưỡng tâm hồn, là cứu cánh cho quá khứ có thể lãng quên cần hồi tưởng, khai sinh và là đôi cánh bay nhiệm màu cho tương lai”… đời sống thực tế và thơ phân cách nhau qua lăng kính mỏng manh cộng hưởng của nhãn quan khúc xạ và thanh ngôn ngữ vận hóa, rắc thêm cảm xúc chủ quan, khách quan, chủ thể hay vay mượn, khóc mướn, thương vay… và ở khía cạnh nào đi chăng nữa thơ của dụ ý thơ cũng sẽ ảnh hưởng cơ số độc giả thụ hưởng, đồng cảm. Bài thơ “Lời tạm biệt nước Nga” trong tuyển tập thơ cùng tên của tác giả Thanh Mai Trần đã cho tôi cảm và nhìn thấy điều đó … một bức tranh đẹp, vẻ đẹp tâm hồn và ảnh hình qua ngôn ngữ mượt, nhẹ nhàng “kết duyên” với “ nét chấm phá giai điệu, có nhạc trong thơ” mà Tôi mường tượng dụ ngoại nghe thấy – những nốt nhạc trong veo sương sớm, được họa biểu bằng đường cong nét sổ, chéo dọc, ngang thẳng ẩn hóa trong ngôn ngữ thơ như đã được “tút tát”

Tạm biệt nhé bầu trời xanh êm dịu 
Căn nhà gỗ đơn sơ bên gốc sồi già
Tạm biệt những bản tình ca bất hủ
Tiếng đàn balalaica thảo nguyên xanh

Tạm biệt nhé tím nhành hoa Siren
Lặng thầm tỏa hương thơm ngát
Hoa táo nở vùng ngoại ô trắng muốt
Những đàn sếu bay ngang về phía cánh rừng sồi

Tạm biệt “Hồ Thiên Nga” của Tchaikovsky
“Mùa hè rớt” trong veo trời tháng Tám
Cơn mưa dịu dàng níu chân miền ly biệt
“Triệu bông hồng” - người đàn bà hát tình ca

Một phát hiện khác mà tôi muốn nói “ Những người viết thơ, làm thơ, kiến tạo thơ phần lớn là những người cô đơn nhất, càng cô đơn, càng ở những giới hạn của khổ hạnh, bức rứt tâm can, càng đau đáu xót xa rớm lệ bao nhiêu thì sản phẩm thơ càng hay, sâu sắc, càng thấm bấy nhiêu và dĩ nhiên sẽ đạt được những thước đo của nghệ thuật nhân sinh, nghệ thuật vị nghệ thuật ở những chừng mực, những “Balet” nhất định và hiển nhiên tác phẩm đó sẽ bước lên được những nấc bậc vốn sẽ có, đã có của mình…nhưng, trong “Lời tạm biệt nước nga” của tác giả Thanh Mai Trần Tôi không thấy cái se sắt lòng, không nghe thất khúc ai oán sầu bi mà sao nó “hữu xạ tự nhiên hương” đến vậy… hóa ra cái hay cái được không hẳn chỉ là “bề nổi” hoặc “tiếng oang oang” từ xa vọng lại hay những gì đã biết, đã “mặc định” coi là “chân lý” mà giá trị cuối cùng là trọng lượng của “lắng” ở lại lòng ta, lòng độc giả bao nhiêu để những “định nghĩa” xác xuất có thể là “ định giả”… và như người ta nói “bất ngờ luôn ở đằng sau”

Tạm biệt những đêm trắng thành Saint – Petersburg
Những cung điện nguy nga, tòa lâu đài lộng lẫy
Dấu tích một thời vua Pie đại đế
Kiêu hãnh, uy quyền bên dòng sông Veva

Tạm biệt những mùa đông Matxcova
Những con đường, hàng bạch dương tuyết phủ dầy trắng xóa
Và tiếng quạ giữ đêm thâu lạnh giá
Người tha phương nhớ đất mẹ nao lòng

Thôi tạm biệt mùa thu vàng xứ sở
Ta đã từng hạnh phúc biết bao nhiêu
Giữa muôn vạn những thăng trầm dâu bể
Chỉ mùa thu xoa dịu lối ta về

Tôi luôn đặt cái nhìn khách quan, biện chứng cho thơ và thấu hiểu với con mắt chủ quan biện luận, bởi thơ luôn có cách lý giải cá tính của riêng nó. Và một điều căn bản nhất khi bình, phân tích, đánh giá Tôi sẽ “bẻ, uốn cong” nhưng không để thơ gãy, thơ đứt, thơ mất chất của thơ, để thơ đẹp như vốn có của nó, để cảm xúc của tác giả một lần nữa vẫn là chính họ qua những lần “tiểu phẫu, đại phẫu” trên lưỡi dao không vị nể... 
…Đọc “Lời tạm biệt nước Nga” của tác giả Thanh Mai Trần Tôi nhớ đến một ý thơ trong muôn vàn ý của bài “Tiếng hát con tàu” của bậc tiền bối nhà thơ Chế Lan Viên “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn../ Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”. Nếu đặt riêng câu thơ “ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở” độc lập với bài thơ hoặc đặt nó trên bàn cân trọng lượng để định lượng phân tích mổ xẻ, mang soi vào giá trị thực tiễn sống thì câu thơ đã thiếu đi phần hồn của đời sống, bởi bản chất manh nha của câu thơ không đi hết được tận cùng “cốt nhục”, “xác hồn” bản thân “nó” “ vốn có” và “phải có”… nhưng thật may, thật duyên và tài tình, tinh tế - câu thơ đó đã “ mộng đẹp” vắt sang một miền thánh thiện độc lập nhưng sao đỗi bịn dịn lóng lánh đến vậy để ẩn những sâu sắc, những giá trị thiêng liêng mà không hẳn chỉ cân đo, đong đếm..do có những giá trị chỉ khi “nhắm mắt lại” cả nghĩa thực và mộng, nghĩa đen và nghĩa bóng mới thấy được “giá trị sàn hay trần” vốn có đích thực của nó: để cho sóng mặt hồ cũng nín thở lắng nghe lớp sóng lòng, sóng tình và vẻ đẹp “chân thiện mĩ” của bề chìm “đất khi ở” khai hương sắc “Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn” ... thật công dụng biết bao, giá trị biết bao như đất mong trận mưa rào sau bao ngày hanh khô khao khát, như “giọt nắng” vàng nhuộm mật thơm ngọt cuối vụ … Thanh Mai Trần không sử dụng “cây cầu nối”, không cần vế đối, bàn đạp để cho dụ ý sau khi khai mở ngôn ngữ thơ như nhà thơ Chế Lan Viên mà tác giả đã trực diện đi thẳng vào vấn đề nói nên vẻ đẹp của “đất đã ở” một cách bình dị nhất, ngọt ngào nhất và cũng rất thiên vị nhất nhưng giá trị thơm thảo của nó là có thực... và còn đây:

Và anh nữa một lần xin tạm biệt 
Dẫu dang dở ngàn lần lời hẹn ước chia phôi
Dẫu nếm đủ ngọt bùi cay đắng thế
Tình vẫn trong như hoa giọt tuyết lúc giao mùa.

Tạm biệt nhé mai tôi về đất mẹ
Lưu luyến bồi hồi như chẳng nỡ rời xa
Tạm biệt nhé tình yêu xin tạm biệt
Hẹn có ngày trở lại nước Nga ơi.

Tôi đồng tình với quan điểm của bậc hiền tài thơ Việt Nam, nhà thơ đương đại Trần Quang Quý đã ngụ ý “thơ không thể dối lòng và người viết không thể tự lừa dối cảm xúc dù những xúc cảm đó được khai sinh từ đâu, từ mạch nguồn hay lí do nào mà người ngoài cuộc độc lập quan sát thấy” và đương nhiên “khai nếm”.

“Và anh nữa một lần xin tạm biệt” Nói đến “anh” là nói đến một nửa thế giới của “em” để những dang dở, những ngọt bùi đã qua đọng lại cái tình vẫn trong sáng. Cùng với câu “ Tạm biệt nhé tình yêu xin tạm biệt” ... Ta thấy người đời thường “cược giá” cho “bảng giá 3T: Tình. Tiền. Tài” để tồn tại, còn Thanh Mai Trần “Tạm biệt” để “hẹn trở lại” để những yêu thương như cần thử thách rồi thấm đượm hơn nữa, đẹp hơn nữa, sâu bền hơn nữa để dù ở nơi đất mẹ hay khứ hồi nước Nga yêu quý đó, nước Nga như máu thịt trong cơ thể chật kín yêu thương đó được bung nở trước nhãn quan và bên ngực trái thổn thức, cái tình đó nó đẹp và được nhân lên những bậc “ép phẩy” sinh sôi, dồi dào như định lý của cái lí xê dịch toán học “không tưởng mà vần vũ” là vậy... bởi thế Tôi nói “TÌNH “ép phẩy” bung nở từ LỜI TẠM BIỆT mang tên Ở LẠI trong bài thơ LỜI TẠM BIỆT NƯỚC NGA của Thanh Mai Trần là hoàn toàn có lý.

“ Lời tạm biệt nước Nga” thấy những lớp sóng tình dàn trải, dài rộng, cái tình đều đều nhẹ nhàng, lời thơ không cầu kì mặc dù những địa danh, chứng tích được tác giả minh dụ khi nghe đã thấy được giá trị vật thể và phi vật thể không hề nhỏ bé trong đó – Những địa danh, những con đường, những giá trị nghệ thuật văn hóa, văn nghệ và những kiệt tác kiến trúc đặt thù chỉ có ở nước Nga mới có mà những cá thể, tập thể đã từng sống, làm việc, du lịch... ở đó không thể nào quên, như một miền giá trị đẹp của “ lối ta về” và Thanh Mai Trần là người hạnh phúc đã “chưng cất” được thành thơ.

Giọng điệu thơ rất riêng, lời thơ uyển chuyển trong thể thơ tự do nên ngôn ngữ thơ không phải chịu niêm luật khắt khe của luật thơ hà khắt vì vậy dụ ý của tác giả được tự phát hết tầng tròn định chủ.

Trong bài thơ đã sử dụng biện phát nghệ thuật liệt kê song hành và bắc cầu nối giống như bài hát có những khúc hát nối kế thừa và tịnh tiến mô phỏng và đôi khi như chùm sao hình phễu mà cái nhìn ở góc tâm điểm... nên lời thơ, một số câu thơ đã bị lặp lại nhiều lần, nhưng cũng chính sự lặp lại này đã phát huy, đã nhấn mạnh điều tác giả muốn nói.

Ngôn ngữ thơ không “đao to, búa lớn” mà nồng nàn, tha thiết, ngọt ngào, mềm mại và rất nữ tính lan trải ngấm vào cái tình và nỗi lòng của một tri thức đã từng có 15 năm gắn bó với nước Nga, 15 năm là một chặng đường dài lại ở thời tuổi trẻ, đam mê, sáng tạo, cống hiến háo hức nhất nên nhất thiết hằn vào chiều sâu thương nhớ là điều không bàn cãi... Vâng, tất cả là hoài niệm, dĩ vãng khi ta để rêu phong kín phủ, nhưng hoài niệm, dĩ vãng đó sẽ không phải là quá vãng khi ảnh hình đó luôn rạo rực, trực trào...

“Lời tạm biệt nước nga” đẹp như một tình ca, tha thiết, một cổ tích giữa đời trần trên thảo nguyên xanh và con đường bạch dương...

"Lời tạm biệt nước Nga” đã phản ánh cuộc sống tinh thần, con người, phong cảnh tuyệt đẹp của nước Nga, đồng thời ta thấy tình yêu tha thiết của tác giả nói riêng, của cơ số cộng đồng người đã từng sống, làm việc gắn bó ở nơi đây được thể hiện qua cái nhìn tinh tế, am hiểu sâu sắc về văn hóa, tập tục, đời sống, thiên nhiên...

 

 

 

Nguyễn Thanh Huyền
Số lần đọc: 948
Ngày đăng: 22.05.2019
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nhớ Huy Cận, người quê viết thơ quê - Yến Nhi
Đi như là ở lại : ngược dòng ký ức cùng nhà văn Lê Vũ Trường Giang - Hoàng Thị Thu Thủy
Nét duyên thầm trong “Lục bát tôi” của nhà thơ Đặng Nguyệt Anh - Hoàng Thị Thu Thủy
Người Mẹ trong thơ Vũ Trọng Quang - Nguyễn Thị Tịnh Thy
Thơ Trần Dzạ Lữ: thơ viết cho vợ khi ở bãi biển Vũng Tàu - Hoàng Thị Bích Hà
Lưu Quang Vũ, càng thương yêu càng không vừa ý - Nguyễn Đức Tùng
Đọc: Rét Bân nhớ mẹ - ngày 8 tháng 3 - Đặng Xuân Xuyến
Xuân với thơ, thơ với xuân - Đỗ Quyên
Vài suy nghĩ khi đọc “ Thuyền theo bến lạ” của Phúc Toản - Đặng Xuân Xuyến
Ngữ ngôn của thi ca - Võ Công Liêm