Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
633
116.670.901
 
Giới thiệu tác giả - tác phẩm (10) - Trần Thị Huê
Từ Sâm

 

 

Hoa, quê tôi gọi là Huê.

 

Tôi gặp Huê ở Đồng Hới. Không ngờ tôi và Huê cùng chung chợ Côộc (chợ Hiền Ninh- Quảng NInh- Quảnh Bình). Huê ở Long Đại, túi bom thời chiến tranh. Thuở nhỏ. Cánh đông Nguyệt Áng. Trên lung trâu. Tôi đếm bom rơi xuống cầu phao, xuống bến phà Long Đại. Tôi qua con sông này- còn gọi là sông Đại Giang hái củi và đến nhà bạn học…kiếm khúc sắn may ra còn sót lại trong nồi.

 

Thế mà tôi không viết về nơi thân yêu ấy một câu thơ nào.

 

May mắn quá. Huê đã viết về miền đất ấy, viết thay tôi, viết cho tôi…

 

Huê đã thở hơi thở của dòng sông. Trong chập chờn chiếc gối lệch bóng trưa. Và nghe tiệng gọi của loài hoa sữa …cho đêm vỡ òa. Tôi thích Huê cho đêm thừa …ra ngoài. Cho dấu chấm ngắn ..thừa ra ngoải. Thừa nhưng thiếu nó …thì không có dáng chữ của Huê.  

 

Huê coi không gian và thời gian là sự đo lường của phi vật thể. Nên miền đặc đêm của cô có thể là sự khiếp sợ, sự trốn chạy của sự thật, sự tan chảy của niềm tin…

 

Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật ưu ái tặng cô biệt danh Huê Năm Ngón. Năm ngón của bàn tay người yêu thương. Không. Năm ngón của bàn tay mình, Không. Đó là,

 

Một hàng cây lầm lì

Nó nhìn tôi bằng năm ngón

 

Một sự đảo ngược tự nhiên hay sự thay đổi cách nhìn của thế giới bằng ngôn ngữ khác biệt.

 

Tôi như người đi câu. Không lâu khi thả con mồi thời gian vào trang sách. Tôi đã câu được những câu thơ của Huê vào giỏ thơ của mình.

 

Cũng hai bốn chữ cái nhưng Huê đã chăm bón, nuôi nấng, cắt tỉa trên miền đất khác biệt. Và Huê có vườn chữ riêng về cấu trúc và vị trí sắp đặt,  về màu sắc… Vườn chữ ấy đã và đang đón  bạn bè đến…thăm và thưởng thức…

 

Và, tôi là người đã đi qua…vườn ấy.

 

Các tác phẩm của cô,

-Sông vọng (thơ), Giấc mơ nhật thực (thơ), Giữa tro và cõi sống (thơ).

 

 

Xin giới thiêu với bạn đọc  vanchuongviet.org chùm thơ của Trần Thị Huê (do người viết tự chọn)  

 

 

 

Trần Thị Huê

 

Vết đỏ chuyến phà

 

Đêm tụ về

Nghìn ngọn hoa đăng

 

Sông níu giữ hồn anh ở bến phà Long Đại

Tôi lên năm câu thiếu thừa mẹ kể

Hồn nhiên theo bóng mẹ tìm

 

Góc tre xưa rủ bóng xuống bến phà

Ủ chin hồn anh về trong giấc ngủ

Thuở còn bé lắm anh ơi

 

Đêm hoa đăng sông nặng tri ân

Tiếng ai gọi bên kia bờ da diết

Vết đỏ chuyến phà xưa còn đó “Mộ anh nằm”

 

 

Không gian trôi trôi mãi với thời gian

Dòng nước xuống lên ru hồn anh nằm lại

Sông vỗ nhịp thay lời ai hát

Đêm muộn về lòng khao khát nhiều hơn

 

Lạnh lắm không con, có đói lắm không con?

Tấm áo sờn vai ngày anh vào mặt trận

Chỉ đã mòn còn một nửa mà thôi

Mạ thương các con khâu suốt đêm dài

Cho kịp ngày mai con vào trận chiến

 

Ngồi bên sông nhớ phút buồn đưa tiễn

Nước mắt nặng lòng Mạ thương lắm các con ơi

Mẹ gom chiều ru khẳm tiêng đầy vơi…

Trời hôm nay lặng lẽ đến không lời

Mẹ nhìn chuyến phà đêm đỏ trời thắp sáng

Dịu bớt phần sâu thẳm dòng sông…

 

                                  Ngày 27-7-2014

 

 

 

 

Trải nghiệm tưởng tượng

 

Tháng năm chia chẵn

Cho một ngày lẻ

Đếm cát dưới chân

Đem về xây nhà không khí

 

Bên trong khúc ruột ngôi nhà

Là mặt tiền quốc lộ

Nhiều thứ tằn tiện trong ngày

Tôi đem ra phơi ngoài biển

 

Nghìn năm ngọn dương lấy tuổi

Nhân với tia sáng mặt trời

Gốc rễ chia mãi còn dư

 

Có phải con sâu vừa tượng hình gặm cụt lá non

Đâm thủng qui luật tôi và sóng

 

Mặt trời ngực vạm vỡ

Một lần đứng yên không bỏ chạy

Thỏa hiệp

Cọ xát

Vạt áo mỏng hổ thẹn với mặt trời

Làm tình đơn tính

 

Trở ngược trang giấy

Viết hàng nước mắt

Bồ câu lạc đàn

Gặp bão

 

Trại viết Nhật Lệ, 17-10-02

 

 

 

 

Mưa ấm

 

Em cứ dấu ta hoài

Ngược đời không nói được

Một con số không dễ cho đi

Bình phương ngọn chữ.

 

 

Mặt trời hái nhiều nếp nhăn xếp đầy tay

Đau không em?

Anh xoa cho nhẹ tanh bằng khoảng cách.

 

Lâu rồi mình chưa lần nào yêu em như thế

Chưa cảm nhận được hơi thở và nhịp tim tỏa dưới lớp da của

                                                                 em  tiếng thở ngược đời

 

 

Anh từng áp đặt em hãy yêu anh

Dẫu có già đi

Em cười đọc chữ

 

 

Mai à

Không ngày kia em sẽ tập yêu anh như thế

Ngôi nhà có bóng hình anh phả ra  trộn lẫn

Hai vệt dài đỗ trên sân làm ban công

                              cứ chập chờn nhiều lần

                                               sau mới nói được

 

 

Lật trang giấy đi em!

Sẽ quên giọt mưa đầu quấn quýt

Giọt mưa ấm tập đi…

 

 

 

 

 

Đêm thừa ra ngoài

 

Đêm  thừa ra ngoài

Vết chấm ngắn thừa ra ngoài

Bên trời tiếng ve lút đầu còn mỗi tiếng kêu

Khảm đêm thường như mặt nạ

Tiếng con mọt lạc đường bò xuyên qua chuyện buồn

Rơi vào cánh ve nhặt những lời quái dị

Đi như dáng mái chèo nơi dòng sông không một vệt

Không bờ không có hàng cây

Người chồm lên nhau dành dật

Người mỉm cười chen nhau hàm răng níu chặt

Tự lãng quên tự hỗ thẹn tự nhặt về

Những đêm thừa không chém nỗi

 

Không thể biến hình ngọn cỏ

Ra đi khói từ mắt

Tìm nguồn cảm xucs múc lên từ đáy giếng

Đêm thừa ra ngoài

Giấc mơ đè cháy trụi.

 

       Ngày 19/8/2007

 

 

 

Từ Sâm
Số lần đọc: 2256
Ngày đăng: 28.09.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hoàng Vũ Thuật "Thơ - vận động hay đứng yên" - Từ Sâm
Giới thiệu tác giả, tác phẩm (9) - Trần Tiến Dũng - Từ Sâm
Tác giả - tác phẩm (8) - "Riêng" của Hoàng Vũ Thuật - Từ Sâm
Giới thiệu tác giả, tác phẩm (7) - Bạch Diệp - Từ Sâm
Giới thiệu tác giả - tác phẩm (6) - Trần Hữu Dũng - Từ Sâm
Từ Nghìn Thu Đến Mười Năm (Einstein & Bùi Giáng) - Đặng Ngọc Như
Mô hình gia đình Việt Nam từ Truyền thống đến thời kinh tế thị trường. - Đặng Kim Thoa
Bảo tồn phát huy Và bảo tồn phát triển văn hóa nghệ thuật. - Tuấn Giang
Giới thiệu tác giả - tác phẩm (3) - Vũ Trọng Quang - Từ Sâm
Giới thiệu tác giả, tác phẩm (3) - Nguyên Minh - Từ Sâm
Cùng một tác giả
Luyến (thơ)
Làng (thơ)
Khuyết (thơ)
Ảo (thơ)
Nợ em (thơ)
Tôi (thơ)
Sắn (thơ)
Ghép (thơ)
Chị (thơ)
(thơ)
Thằng Tít-rằn (truyện ngắn)
Gánh (thơ)
Nụ hôn trầm tích (truyện ngắn)
Cổ phần đêm 30 (truyện ngắn)
Gửi trái tim (tiểu luận)
Văn nghệ khai Xuân (điểm sách)
Mùi của bếp (tạp văn)