Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.400 tác phẩm
2.747 tác giả
460
116.776.986

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

nghệ thuật
03.11.2012
Giải thích học mỹ học hiện đại - Khổng Ðức
Giải thích học mỹ học hiện đại là một trường phái quan trọng trong hậu bán thế kỷ thứ 20. Giải thích học vốn có nguồn gốc từ cổ Hi Lạp. Theo định nghĩa ban đầu, giải thích học là xuyên qua sự nỗ lực thuyết minh cái tự thân của chúng, làm sáng tỏ và truyền đạt các sự kiện truyền thống mà chúng ta kế thừa điều người ta đã nói gì về nghệ thuật ... <chi tiết>
31.10.2012
Nghệ Thuật Chơi Cây Cảnh - Vương Trung Hiếu
Nghệ thuật chơi cây cảnh đã có từ vài ngàn năm nay. Ở Trung Quốc, phong cảnh thu nhỏ được gọi là Bồn cảnh (盆景). Đây là một nghệ thuật rất phổ biến của nghề làm vườn tại đất nước này. Bồn cảnh có thể chia thành hai phần: cây cảnh thu nhỏ trồng trong chậu gọi là Bồn tài (盆栽, penzai) và núi non trong chậu gọi là Bồn cảnh (盆景, penjing), tức hòn non bộ, có phong cảnh. Đôi khi người ta sử dụng cả hai từ Bồn cảnh và Bồn tài để chỉ chung nghệ thuật thu nhỏ phong cảnh. ... <chi tiết>
30.10.2012
Sáng-Tạo Và Ngệ-Thuật Một Tí Finnegans Wake. Một Kinh-Ngiệm Cá-Nhân - Nguyễn Quỳnh USA
1.01 Tôi không fải là một nhà-văn cho nên cái nhìn về sáng-tạo và văn-chưong của tôi chỉ có jới-hạn trong kinh-ngiệm cá-nhân ở hai lãnh-vực: (a) Đọc-văn, và (b) thử-ngiệm viết văn. Sau những năm tháng zùi mài, hôm nay tôi xin gi ra đây một vài nhận-xét. ... <chi tiết>
25.10.2012
Nghệ Thuật Và Chính Trị: Trường Hợp Nguyễn Đình Thi - Hoàng Hưng
Tôi từng yêu và phục Nguyễn Đình Thi, lại có lúc ghét, thậm chí… xin hương hồn tiền bối đại xá, có ý coi thường ông. Giờ đây, có dịp đọc tuyển Thơ của đời ông, khi mình đã đi gần hết đời người, đã chứng kiến và chính mình trải qua bao thăng trầm lịch sử và văn chương, tôi bỗng thấy tràn ngập trong lòng một nỗi cảm thông lớn lao. ... <chi tiết>
24.10.2012
Hoà-Tấu Khúc “K” Cho Guitar - Nguyễn Quỳnh USA
Peter tò mò muốn xem mặt Anh-Fong chứ thực ra anh ta không muốn đến zự buổi trình-ziễn “K” Concerto viết cho Guitar, tác-fẩm zuy-nhất của Katherine, viết từ hơn bảy năm trước. Katherine jỏi về vĩ-cầm và Guitar. Hơn nữa cô ta lại là jáo-sư Tóan tại Viện Tóan-học ở Wien. Cô là con nuôi của ja-đình Schmidt, tức là ja-đình của Peter. Nhan-sắc tuyệt-vời, đến nỗi nhiều người tự hỏi “Gái Đông-fương đẹp như thế hay sao?” ... <chi tiết>
23.10.2012
Danh Võ, Nghệ Thuật Và Chính Tri - Hoàng Hưng
Gần đây, trong những chuyến đi nước ngoài, tôi phát hiện có những người Việt khá nổi tiếng trên thế giới nhưng trong nước không hề biết. Đó là những người hoạt động trong các ngành văn học nghệ thuật. Một trong những lý do là tác giả có “lý lịch” hoặc tác phẩm của họ có hơi hướng chính trị không hợp với “chính thống nhà ta”. ... <chi tiết>
17.09.2012
Vương Hi Chi nhà thư pháp lớn thời Đông Tấn. - Trần Yên Thảo
Văn tự Trung Hoa từ Giáp cốt văn kinh qua những thời kỳ chuyển hoá: Minh văn (tức đại triện lưu hành thời Xuân Thu-Chiến Quốc)-Tiểu triện (lưu hành đời Tần)-Lệ thư (đời Hán) đến Khải thư là tự thể lưu hành đến hiện tại. ... <chi tiết>
05.08.2012
Lê Văn Khoa - Người Nghệ Sĩ Tài Danh, Đức Độ. [Bài 2] - Phan Bá Thụy Dương
“Nhiếp ảnh là môi trường ưu việt có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để hợp nhất nghệ thuật với khoa học. Nhiếp ảnh đã được phát sinh trong những năm, trong giai đoạn khởi sự, báo hiệu thời đại khoa học. Nó là hiện thân, là kết quả của cả khoa học lẫn nghệ thuật.” [2] ... <chi tiết>
03.08.2012
Lê Văn Khoa, Người Nghệ Sĩ Tài Danh, Đức Độ. Bài 1 - Phan Bá Thụy Dương
Những ai đã từng quen biết, thường giao hữu với Lê Văn Khoa trước 75 tại Việt Nam hay sau 75 trên khắp các vùng đất định cư mới này, đặt biệt là tại Hoa Kỳ đều công nhận anh là một người đa tài, đa năng, đa hiệu. Những đức tánh tốt như khiêm tốn, đầy óc sáng tạo, tự tin và cẩn trọng của anh có thể đã là nguyên nhân giúp anh thành công trong cuộc đời và sự nghiệp. Anh lại là người luôn cởi mở, biết lắng nghe, hòa nhã trong cách ứng xử, nên ai ai cũng ái mộ. Tài năng của anh và ảnh hưởng, tên tuổi lừng danh, nổi bật trên thế giới của anh quả là một điều xứng đáng cho người Việt Nam chúng ta khâm phục, hãnh diện. ... <chi tiết>
08.07.2012
Từ Kỹ Thuật & Ma Thuật Đến Nghệ Thuật & Tác Lực Qua Góc Nhìn Của Alfred Gell* - Đinh Hồng Hải
Kỹ thuật & ma thuật cùng với Nghệ thuật & tác lực là những tác phẩm cuối cùng được Alfred Gell viết trong thập niên trước lúc qua đời vì bệnh ung thư ở tuổi 51. Kỹ thuật & ma thuật được xuất bản trong Tạp chí Nhân học ngày nay năm 1988 và Nghệ thuật & tác lực được xuất bản sau đó 10 năm ngay sau khi ông mất. Sự ra đi của ông trong khi tài năng đang độ chín đã khiến cho giới khoa học xã hội và nhân văn châu Âu và Mỹ bàng hoàng. ... <chi tiết>
15.06.2012
Nghệ thuật xiếc với thiếu nhi - Tuấn Giang
Nhịp sống toàn cầu, kỷ nguyên khoa học công nghệ bùng nổ tuổi thiếu nhi: văn minh-tội lỗi, bản năng- mơ mộng. Thế kỷ XXI, thời đại trí tuệ đỉnh cao, tột cùng tội ác-nhân văn, ô nhiễm và trong lành…Số trẻ hư hỏng chìm vào thế giới ảo: Geme, sách bẩn, trò chơi bạo lực, vô cảm gia tăng, báo động đỏ. Nghệ thuật biến thể siêu hình đủ loại, nhuộm màu tâm hồn tuổi thơ. Cả hành tinh chặn bức tường lửa, bảo vệ thế giới ngày mai. ... <chi tiết>
28.05.2012
Nguồn gốc nghệ thuật Tuồng - Tuấn Giang
Tuồng một thể loại sân khấu: Mô tả - ước lệ - tượng trưng, mang tính kinh điển, phát triển ở nhiều nước khu vực Đông Nam á. Mỗi nước một hình thức diễn Tuồng, biểu hiện đặc trưng văn hóa, nghệ thuật dân tộc, bản địa, cổ xưa. Người Trung Hoa diễn Tuồng Kinh kịch, Việt kịch, Nhật Bản Kịch Nô, Cam Phu Chia Tuồng Rô Băm, Indonesia, Malaysia... kịch múa mặt nạ Tuồng cổ. ... <chi tiết>
27.05.2012
Nghệ Thuật Ảo Cảnh - Vũ Ngọc Anh
Họ lôi về từ rừng, từ sông suối ngổn ngang những rễ cây, những phiến đá mà thời gian đã phá hoại tất cả, chỉ giữ lại cái mà thời gian chọn lọc. Cái đám rễ cây ngoằn ngoèo đó không khỏi làm ta liên tưởng đến những khúc luân vũ của vị thần nghệ thuật Shiva - thần hủy diệt và tái tạo -. Và họ, những nghệ sĩ đã ban phép lành cho cái mớ rễ cây tật nguyền, cái đám đá dị dạng ấy một sự sống. ... <chi tiết>
21.05.2012
Ngôn Pháp - Vũ Ngọc Anh
Thế nhưng có người vừa nhìn vào một bức thư pháp đã cho là “đẹp” ngay, mặc dầu chữ viết xiên xẹo, lệch lạc, nguệch ngoạc, thiếu cân xứng. Cách thưởng thức này cũng được đa số người lớn chấp nhận dễ dàng vì nó đáp ứng được quan điểm mỹ học. Riêng “giới thư pháp” thì lại chưa hài lòng với những cách nhìn nhận trên. ... <chi tiết>
05.05.2012
Các Biểu Tượng Trong Nghệ Thuật - Đinh Hồng Hải
Nghiên cứu các biểu tượng trong nghệ thuật tạo hình, đặc biệt là trong kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ, là trọng tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu phê bình nghệ thuật. Tuy nhiên, việc diễn tả các đối tượng nghệ thuật cũng có những giới hạn nhất định. Có lúc, nhà nghiên cứu phê bình chợt nhận ra, quá trình khảo tả đối đối tượng đã “quá kỹ lưỡng” nên không biết phải làm gì tiếp theo. Đó chính là lúc họ cần đến một sự chuyển đổi trong tư duy về quá trình tiếp cận đối tượng với một cái nhìn bao quát hơn, không chỉ với chính đối tượng được mô tả mà còn với tác giả của nó. ... <chi tiết>
25.01.2012
Việt Nam là gì? - Lê Hải*
Giới thiệu: Đây là một loạt các cuộc phỏng vấn giới trí thức Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới và trong nhiều lãnh vực khoa học khác nhau xoay quanh cùng một chủ đề có thể tóm gọn lại thành một câu hỏi mở: “Việt Nam là gì?” Người được phỏng vấn tự hiểu câu hỏi và trình bày câu trả lời theo hệ thống kiến thức hay trải nghiệm của mình. Người phỏng vấn đặt câu hỏi để làm rõ ý trong câu trả lời trước hoặc nhằm sắp đặt quan điểm đó trong hệ thống kiến thức và trải nghiệm chung. Khách mời kỳ này là GS Nguyễn Quỳnh từ Hoa Kỳ. Là triết gia với luận văn tiến sĩ về Wittgenstein, ông còn đi sâu vào mỹ học không chỉ với thêm một luận văn tiến sĩ về lịch sử mỹ thuật mà bản thân cũng là họa sĩ . Người thực hiện loạt phỏng vấn này là Lê Hải , đang làm nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ khoa học tại khoa Triết và Xã hội học thuộc Viện hàn lâm khoa học Ba Lan, sau khi đã hoàn tất luận văn tiến sĩ về “Quá trình hình thành của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong thập niên 2000s”. ... <chi tiết>
17.08.2011
Bàn về mỹ nghệ - Lê Hải*
Soetsu (Muneyoshi) Yanagi (1889-1961) là triết gia Nhật Bản nổi bật trong nửa đầu của thế kỷ 20, đặt ra khái niệm mingei không chỉ được dùng rộng rãi ở Nhật mà còn cả trong ngành nghệ thuật thế giới. Tạm dịch là mỹ nghệ, mingei là chữ viết tắt của minshuteki kogei tức là loại hình nghệ thuật đại chúng, do quần chúng mà thường là những nghệ nhân vô danh tạo ra, hướng đến các giá trị dân gian. ... <chi tiết>
16.08.2011
Bàn về thứ hạng trong nghệ thuật - Lê Hải*
Trong tiếng Việt, có lẽ nghệ thuật (art) vẫn còn nguyên nghĩa như từ thời Leonardo da Vinci, được coi là một thứ gì đó cao siêu không phải điều thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng, có lẽ đã đến lúc cần phải bổ sung thêm nhiều khái niệm mới của thời đương đại và xây dựng thêm hệ thống vốn từ phù hợp, khi nghệ thuật còn bao gồm cả những hàng hóa tiêu dùng thường ngày, vật dụng đời thường trong trang trí nhà cửa, và các chương trình giải trí trên truyền hình hàng đêm. ... <chi tiết>
24.03.2011
Đặc trưng xiếc - Tuấn Giang
Đặc trưng xiếc là gì? xin hãy xem những tiết mục xiếc mới Liên đoàn xiếc Việt Nam tổ chức liên tục show diễn dài ngày, công chúng đến đông, bán vé doanh thu, diễn phục vụ nhiều tỉnh thành trên mọi miền đất nước lưu diễn ra nước ngoài. Nghệ sĩ xiếc tự hào, tự tin sống bằng nghề say mê diễn, tại Hà Nội sáng đèn suốt tháng, ngày 2 – 4 show, bình thường 1 show, không ít buổi hết vé, người xem kín lối đi, xiếc trở lại công chúng bằng nội dung mới. ... <chi tiết>
13.02.2011
Sân khấu âm nhạc Việt Nam có gì lạ? - Bùi Đức Hào
Những lao xao đình đám trên các phương tiện truyền thông Viêt Nam (VN) chung quanh sự kiện Uyên Linh đoạt giải Vietnam Idol cuối năm qua đã khiến không ít người tự hỏi: sân khấu âm nhạc VN đương thịnh thời lột xác hay chỉ đơn thuần lao vào quỹ đạo của một nền “show-biz” rập khuôn Anh Mỹ? ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 181 - 200 / 240 tác phẩm