Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.393 tác phẩm
2.747 tác giả
693
116.727.763
 
Covid 19 và phương pháp đào tạo từ xa
Elena Pucillo Truong

(Trương Văn Dân dịch từ bài viết Lo sviluppo della Didattica a Distanza (DaD) per il futuro)

 

Kể từ những ngày đầu xảy ra trường hợp khẩn cấp về y tế, việc giảng dạy trong các trường đại học Ý đã phải tự đổi mới để đối phó với một tình huống bất ngờ và đột ngột.

Vào đầu tháng 3 năm 2020, đã có nhiều nghị định của Chính phủ nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19  và các biện pháp đầu tiên là ngừng việc giảng dạy, ngừng tổ chức các kỳ thi hay các buổi lễ tốt nghiệp có sự hiện diện đông người ở tất cả các trường đại học trên nước Ý.

Ngoại trừ một số trường như Bách Khoa (Politecnico di Milano), nhờ trang bị và chuẩn bị tốt về mặt công nghệ, nên trong thời gian lockdown vào mùa xuân năm 2020 các giáo sư và sinh viên của trường là những người đầu tiên đã thực hiện các khóa học theo phương thức đào tạo từ xa (DaD). 

Tình trạng khẩn cấp đã làm nổi bật vấn đề đào tạo các giảng viên, những người thường không rành về các nền tảng công nghệ hay chưa được cập nhật phương pháp giảng dạy được sử dụng trong DaD.

Từ đầu những năm 2000, ở Ý, e-learning chỉ được sử dụng trong các trường đại học viễn thông hoặc bách khoa, trong khi cách học này đã phát triển ở các nước khác, đặc biệt là  trong khối Anglo-Saxon.

                                    

   Trường  Politecnico ở  Milano

 

Theo Kế hoạch Quốc gia về Kỹ thuật số, đổi mới giáo dục không thể được thực hiện nếu không có một kế hoạch tổng thể về phát triển kỹ thuật số liên quan đến việc đào tạo giảng viên và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ của trường đại học.

Về điểm đầu tiên, tiềm năng của DaD nên được phát triển và ứng dụng không chỉ trong trường hợp khẩn cấp để giúp phép giảng viên làm quen với phương pháp xen kẽ giữa sự tự học thông qua l’e-learning  bên ngoài lớp và sự giảng dạy trực diện tập trung hướng về nghiên cứu chuyên sâu.

 Để tiến đến mục đích này, Politecnico di Milano đã phát triển chương trình DOL (Diploma On Line- cấp bằng trực tuyến) dành riêng cho việc đào tạo các giảng viên có kinh nghiệm sử dụng công nghệ trong giảng dạy.

 Đối với sự phát triển công nghệ của các trường đại học thì cần phải:

- Bắt đầu tạo ra các nền tảng học tập điện tử, bao gồm cả các nền tảng công cộng.

-Phát triển mạng kỹ thuật số để chia sẻ các ứng dụng đã được các trường đại học thực nghiệm hoặc theo các hướng dẫn của Bộ Đại học và Nghiên cứu.

- Khuyến khích các trường đại học truyền thống áp dụng các nền tảng DaD thế hệ mới nhất để giảng viên và sinh viên tham gia vào các bài học mang tính tương tác cao.

- Những người chưa có các thiết bị điện tử được mua giảm giá để có thể kết nối.

- Xác định trên toàn lãnh thổ quốc gia các khu vực dành cho sinh viên học tập ở xa (thư viện, v.v.) để khắc phục tình trạng thiếu không gian phù hợp để theo dõi bài học mà vẫn đảm bảo tính an toàn xã hội.

Giải pháp mà Politecnico di Milano đưa ra là trước đây chưa từng có: tăng cường cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin (CNTT), khám phá các giải pháp công nghệ và các phương pháp giảng dạy mới, cho phép thực hiện các hoạt động giảng dạy và đánh giá đều đặn  trong những tháng đầu tiên của tình trạng khẩn cấp.

Tất cả các trường đại học sau đó đã có thể chia sẻ kinh nghiệm và bí quyết giảng dạy đồng bộ và không đồng bộ trong thời gian khẩn cấp, tổ chức các phương thức hoạt động giảng dạy hỗn hợp, có tính đến nhu cầu đào tạo của các khóa học và tuân thủ các quy tắc y tế về giãn cách và vệ sinh cũng như tiệt trùng môi trường.

Trên trang web của trường Đại học mọi người đều thấy các thông tin về cách thực hiện các hoạt động có sự hiện diện và những hoạt động từ xa.

Đối với các sinh viên quốc tế, có thể được dự kiến các  cách tiếp cận khác nhau ​​tùy thuộc vào tình hình y tế của quốc gia xuất xứ và các quy định về việc ngăn chặn sự lây nhiễm. Để tránh những vấn đề phức tạp này cùng với sự di chuyển tốn kém, các sinh viên quốc tế sẽ có thể tận dụng chương trình đào tạo Từ xa.

Các bài học trực tuyến chủ yếu được tổ chức đồng bộ với một số đóng góp không đồng bộ, theo phương pháp được thiết kế để khuyến khích sự tham gia tối đa của sinh viên.

Các hoạt động trực tiếp - bài giảng, bài tập chuyên sâu, bài tập - được chia thành nhiều đợt hoặc thực hiện ở chế độ hội nghị trên web (web conference) và bảo đảm quyền truy cập từ xa vào tài liệu giảng dạy.

Để tham gia các hoạt động trực diện (nếu có thể) và học trong thư viện, các sinh viên bắt buộc phải đặt chỗ trước trong lớp bằng cách sử dụng trang web của Trường.

Cần phải bảo đảm việc vệ sinh hàng ngày trong tất cả các không gian có thể tiếp cận của trường đại học và đặt các máy phân phối dung dịch vệ sinh chứa cồn. Cần phải chia 2 lối đi vào/ đi ra riêng biệt với những nơi đo thân nhiệt và hướng dẫn phương thức sử dụng các khu vực và dịch vụ chung, cũng như các cách di chuyển bên trong.

Vì virus chưa ngừng lan truyền, năm học mới bắt đầu vào mùa thu cần phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn lây lan. Tuy nhiên, không giống như mùa xuân năm ngoái, việc đóng cửa toàn bộ đã không cần thiết: có nhiều trường chọn phương pháp giảng dạy hỗn hợp nhưng cũng  có trường chọn phương thức duy nhất là dạy từ ​​xa.

 

Sau khi được áp dụng rộng rãi trong nhiều tháng, theo kế hoạch tổ chức và giáo huấn cho giáo viên và học sinh, thật khó tưởng tượng là có thể trở lại giảng dạy trực diện vì chưa biết tình trạng khẩn cấp về y tế sẽ kéo dài bao lâu. Vì lý do này, các trường Đại học đã tự cấu trúc theo cách phù hợp để đảm bảo việc sử dụng các bài học theo phương thức kép, cả trực tuyến và trực tiếp bằng cách giữ chỗ trước, sử dụng các nền tảng hội nghị truyền hình và phần mềm eLearning để tạo các bài giảng.

Ngoài các trường hợp khẩn cấp, phương pháp DaD sẽ rất hữu ích cho sinh viên-công nhân hoặc tiếp cận những sinh viên ở xa gặp khó khăn trong việc đến các trường.

Do đó, cả giáo viên và học sinh có thể dùng những phương pháp dạy từ xa này như một công cụ để biến tình huống khẩn cấp thành cơ hội cho tương lai.

 

Milano 3-2021

 

 

Elena Pucillo Truong
Số lần đọc: 492
Ngày đăng: 27.05.2021
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Một nhà thơ “làm thơ” bằng màu sắc và hình khối - Nguyễn Anh Tuấn
Huyền thoại nước trong tập thơ Dòng Thiêng của Nguyễn Linh Khiếu - Lê Nam Linh
Mịch Quang – một bậc Quốc sĩ của nghệ thuật dân tộc - Nguyễn Anh Tuấn
Trịnh Công Sơn một thời đã qua - Võ Công Liêm
Trịnh Công Sơn và Bob Dylan, giống và khác - Nguyễn Hoàn
Kinh nghiệm tư tưởng - Võ Công Liêm
Nam Kỳ – tờ báo Quốc ngữ cuối thế kỷ 19 còn ít được biết đến - Võ Xuân Quế
Trò chuyện với thiên thần: tác phẩm dành cho ai yêu quá đỗi đời này - Đặng Châu Long
Khi nhà thơ làm hề kiếm sống - Nguyễn Anh Tuấn
Tác phẩm điện ảnh đầu tiên về Nguyễn Du: Long thành cầm giả ca - Nguyễn Anh Tuấn
Cùng một tác giả
Mùi thơm buổi sáng (truyện ngắn)
Một phút tự do (truyện ngắn)
Thư viết cho mẹ. (truyện ngắn)
Trị liệu nhóm (truyện ngắn)
Dải ruy băng màu tím (truyện ngắn)
Niềm Vui Sống (tạp văn)
Một chút hạnh phúc (truyện ngắn)
Mèo con lạc lõng (truyện ngắn)