Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.400 tác phẩm
2.747 tác giả
595
116.768.602
 
Biên khảo về sự hình thành tên: Trường trung học Nguyễn Tri Phương – Huế
Tôn Thất Tài

 

 

 

Qua thông tin của FB Trường TH Cơ Sở Nguyễn Tri Phương mới được dời từ cơ sở cũ ở đường NTP Huế đến cơ sở mới 63 Tố Hữu phường Xuân Phú như hiện nay sẽ tổ chức kỷ niệm 80 năm ngày thành lập trường mang tên NGUYỄN TRI PHƯƠNG vào ngày 04/9/2020 với mốc thời gian từ năm 1940 ( Năm thành lập trường tư thục VIỆT ANH ). Đây là một sự nhầm lẩn lớn trong lịch sử giáo dục của Huế.

Tôi một CHS TH Nguyễn Tri Phương khóa 1963-1970 qua tham khảo một vài nhân chứng hiện còn sống và đã từng học trường mang tên Nguyễn Tri Phương từ những ngày đầu năm 1954 -1955. Họ đã từng là các vị GS qua các nền đệ nhất cọng hòa và đệ nhị cọng hòa. Được trực tiếp gặp và trao đổi với GS sử địa :Trần Viết Ngạc tôi đã tập hợp một số chi tiết rất quan trọng để xác minh trường Trung Học được mang tên một vị tướng chống Pháp kiên cường Nguyễn Tri Phương là vào thời điểm nào của lịch sử như để cho mọi người có cơ sở sau này khi tổ chức những sự kiện nhằm tôn vinh và duy trì danh hiệu của một trong 4 trường Trung Học nổi danh một thời ở đất Thần Kinh :

" QUỐC HỌC- ĐỒNG KHÁNH- NGUYỄN TRI PHƯƠNG- HÀM NGHI ".

Theo dòng lịch sử của đất nước ta thì vào năm 1945-1946 là năm Toàn Quốc Kháng Chiến cho đến tháng 12/1946 Pháp tái chiếm Huế và dân chúng Huế bắt đầu hồi cư.

Năm học 1947-1948 các trường công lập ở Huế mới bắt đầu khai giảng lại sau một thời gian tản cư. Trong thời điểm này ở Huế chỉ có 2 trường TH công lập là Khải Định và Đồng Khánh chưa có trường mang tên Nguyễn Tri Phương.

Cũng từ niên khóa này trường Tư Thục Việt Anh do Dược Sỹ Phạm Doãn Điềm thành lập từ năm 1940 đã bị đóng cửa có thể do chính sách hoặc do không còn đủ sĩ số để hoạt động sau một thời gian tản cư đầy loạn lạc.

Do cơ sở vật chất của trường Khải Định lúc này bị Pháp chiếm đóng làm tổng hành dinh nên các học sinh của Khải Định phải đi học nhờ ở một số cơ sở vật chất nơi khác. Đây chính là mấu chốt để nhầm lẫn về hình thành trường Trung Học mới mang tên Nguyễn Tri Phương mà lâu nay ở Huế vẫn chưa xác minh được tính lịch sử của ngôi trường này.

Các học sinh của Khải Định vào năm học 1947-1948 được phân bổ như sau:

1/ Các lớp đệ nhị cấp từ đệ tam đến đệ nhất thì học nhờ ở cơ sở vật chất của trường Đồng Khánh:

+ Học sinh Khải Định học dãy phía phải nhìn từ cổng vào với hiệu lệnh là trống.

+ Học sinh Đồng Khánh học phía trái nhìn từ cổng vào với hiệu lệnh là kẻng.

2/ Các lớp đệ nhất cấp từ đệ thất đến đệ tứ phải học nhờ ở cơ sở bị bỏ trống của trường Tư Thục Việt Anh sau khi sở học chánh Trung Phần đã liên hệ và được sự đồng ý của DS Phạm Doãn Điềm.

Vào thời điểm này CGS Trần Viết Ngạc đang theo học đệ nhất cấp trường Khải Định đã phải về học tại cơ sở vật chất của trường Việt Anh.

Theo Thầy Ngạc thì lúc này người quản lý tại cơ sở trung học đệ nhất cấp của Khải Định là một Giám Học thay mặt Hiêu Trưởng điều hành đó là Thầy Thân Trọng Hy tương đương với phó Hiệu Trưởng. Tổng giám thị là Thầy Nguyễn Đóa

Các vị Hiệu Trưởng Khải Định qua các thời kỳ này là Thầy Nguyễn Hữu Thứ ; Thầy Huỳnh Hòa chỉ ghé thăm cơ sở đệ nhất cấp Khải Định vào nhũng ngày cuối tháng để phát bảng Danh Dự và Tưởng Lệ. Thầy Ngạc còn cho biết là vào cuối năm học khi cần tập trung toàn trường Khải Định để làm lễ tổng kết phát phần thưởng thì phải mượn nhà chơi của trường Đồng Khánh để tiến hành gom học sinh đệ nhất cấp từ cơ sở Việt Anh và học sinh đệ nhị cấp đã học nhờ tại đây. Một thời nhiêu khê cúa các bậc lão thành Cựu Học Sinh Khải Định.

Đến năm 1954 hiệp định Genève ký kết Pháp rút khỏi Việt Nam.

Năm học 1954-1955 các học sinh đệ nhị cấp Khải Định được về lại cơ sở cũ của mình. Lúc này thầy Nguyễn Văn Hai là Hiệu Trưởng đã cùng học sinh bưng bê bàn ghế từ Đồng Khánh về Khải Định và cùng dọn vệ sinh sân trường. Lúc này trường Khải Định được đổi tên thành trường Quốc Học như hiện nay.

Cũng chính trong năm học 1954-1955 này số học sinh đệ nhất cấp của Quốc Học đang học nhờ ở cơ sở vật chất của trường Tư Thục Viêt Anh được tách ra khỏi và thành lập riêng một trường mang tên mới :

 

TRUNG HỌC NGUYỄN TRI PHƯƠNG

( Chỉ có học sinh đệ nhất cấp còn lên đệ nhị cấp thì phải về học ở Quốc Học. Mãi đến năm học 65 - 66 thì TH NTP mới có đệ nhị cấp.)

Tóm lại qua các sự kiện lịch sử và nhân chứng GS Trần Viết Ngạc ( hiện đã U90 ) thì trường trung học chính thức mang tên NGUYỄN TRI PHƯƠNG HUẾ là từ năm 1954 với niên khóa đầu tiên của trường NTP là 1954-1955 : Bao gồm tất cả học sinh Quốc Học niên khóa 1953-1954 trở về trước.

Những mong các vị trong ngành Giáo Dục tại Huế và các bậc lão thành trong lịch sử văn hóa Huế tham khảo để xác minh một mốc lịch sử quan trọng của một ngôi trường Trung Học Công Lập một thời là một trong Tứ Trụ đất Thần Kinh.

 

Mùa Phật Đản 2564.

Tôn Thất Tài. CHS NTP 63-7

 

 

Tôn Thất Tài
Số lần đọc: 1927
Ngày đăng: 12.05.2020
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Cuộc đời và sự lớn dần của trí tuệ - Võ Công Liêm
Nam Phương Hoàng Hậu “Đức tin và lòng yêu nước” - Võ Quê
Tìm nơi trú ngụ văn chương - Phạm Xuân Nguyên
Từ sinh lý đến tâm lý - Võ Công Liêm
Quán Thủy Thần như là mỹ học của ngôn từ - Đặng Văn Sinh
Giáo dục tính nhân văn qua chương trình, sách giáo khoa Quốc văn Trung học Đệ nhị cấp ở miền Nam trước 1975 - Trần Hoài Anh
Đại dịch - Võ Công Liêm
Văn chương là gì - Võ Công Liêm
Vàng xưa đầy dấu chân - Nguyễn Đức Tùng
Cảm thức lịch sử trong Việt Nam diễn nghĩa của Cao Văn Liên - Trần Hoài Anh