Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
856
116.685.319
 
Thực tiễn xã hội hóa nghệ thuật Và những tồn tại hiện nay
Tuấn Giang

 

  1. Sự phát triển nghệ thuật xã hội hóa

Sau đổi mớiđến năm 1993, Nhà nước  ban hành Nghị quyết TW VII đề ra xã hội hóa Giáo dục, y tế, văn hóa, năm 1996 ra đời Nghị quyết TW VIII trở thành chủ trương lớn hối thúc nhanh việc thực hiện xã hội hóa các ngành giáo dục, văn hóa nghệ thuật. Thực tiễn hoạt độngxã hội hóa nghệ thuậtđã bung ra từ trước năm 1992,khi Nghị quyết ban hành là một động lực phát triển xã hội hóa tiến nhanh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

            Hoạt động xã hội hóa văn hóa nghệ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh đã dẫn đầu cả nước, mở đường bằng các hình thức biểu diễn ca nhạc, nhảy múa, sân khấu xã hội hóa, nhưng nếu nói về khởi nghiệp cho sự hoạt độngxã hội hóa tự biểu diễn doanh thu tồn tại thì đơn vị đầu tiên là Đoàn Múa rối Thăng Long vào năm 1988. Ngay sau đổi mới các diễn viên đã góp vốn cổ đông biểu diễn doanh thu, hạch toán thu chi để tái sản xuất mở rộng, từng bước Đoàn Múa rối tự túc trả lương diễn viên… Còn tại Thành phố HCM hoạt động xã hội hóa nghệ thuật rầm rộ saunăm 1992 ra đời các đoàn ca nhạc, nhảy múa tư nhân, sân khấu xã hội hóa như sân khấu Idecaf, 5B Võ Văn Tần, Kịch Phú Nhuận, kịch Hoàng Thái Thanh, kịch Thế giới trẻ, kịch Nụ cười mới…Sau hội nhập từ năm 1996 sân khấu phía Nam tại TPHCMvà nhiều tỉnh thành phố tiếp tục ra đời hàng trăm đoàn ca nhạc, nhảy múa cùngmột số hãng phim tư nhân và hàng chục đoàn sân khấu tồn tại dưới nhiều hình thức: kịch gia đình, sân khấu tập thể,  nhóm cải lương Thắp sáng niềm tin, Cải lương Vũ Luân, bầu showhoạt động biểu diễn doanh thu tồn tại. Thành phố phát triển 228 rạpvà phòng, trong đó có 26 rạp dành cho sân khấu biểu diễn [ 1 ], phòng biểu diễn ca nhạc, nhảy múa vàxiếc, ảo thuật, sân khấu đường phố…Biểu diễn nghệ thuật xã hội hóa ở thành phố HCM phát triển phong phú nhiều loại hình, thể loại nghệ thuật mới dưới các hình thức tập thể, cá nhân, gia đình, bầu show để đáp ứng nhu cầu thị hiếu xem nghệ thuật của công chúng và đại chúng hóa, đa dạng hóasản phẩm nghệ thuật đưa đời sống văn hóa tinh thần đến với toàn dân.Thành phố có hàng trăm đoàn ca nhạc, đoàn múa từ tuổi hoa đến tuổi trưởng thành sẵn sàng phục vụ biểu diễn minh họa cho ca nhạc, độc diễn chương trình chào mừng sự kiện, lễ hội, hoạt động doanh thu tồn tại trong cơ chế nghệ thuật thị trường, nhảy múa vui chơi giải trí đã đi vào sinh hoạt đời sống văn hóa xã hội.

Sân khấu có trên 30 đơn vị xã hội hóa doanh thu tồn tại gồm nhiều hình thức như: múa rối nước, múa rối cạn, xiếc, ảo thuật, chính kịch, hài kịch, kịch kinh dị, kịch đồng tính, kịch tâm lý xã hội…Ngoài ra đã xuất hiện nhiều loại hình nghệ thuật mới như múa lân truyền thống, múa tạo hình ánh sáng, múa tạo hình dưới nước, múa trống nước, múa cột, múa bụng, múa tạo hình trên không, múa và kịch múa đương đại, nhảy schuffle, Tiktok, Aerobic, các trào lưu nhảy múa đường phố, và nhiều hãng phim tư nhân cùng các hãng phim nhà nước trình chiếu trên 39 rạp phim, 26 sàn diễn sân khấu [ 3]…Thành phố cho ra đờihàng chục trung tâm, câu lạc bộ, trường đào tạo diễn viên sân khấu, điện ảnh, diễn viên ca múa nhạc, người mẫu thời trang từ tuổi mẫu giáo đến độ trưởng thành, hoạt động theo phương thức xã hội hóa văn hóa nghệ thuật.

Nhiều nghệ sĩ tài năng, và tâm huyết đã phát triển nền nghệ thuật đương đại xã hội hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa thành công. Khu vực công lập vànghệ thuật tư nhân đồng hành đạt hiệu quả thực tiễn xã hội:

Thứ nhất, ra đời nhiều đoàn nghệ thuật xã hội hóa mang phong cách thương hiệu riêng.

Thứ hai, xây dựng nhiều tác phẩm mới làm đa dạng nền nghệ thuật thị trường, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của công chúng.

Thứ ba, góp phần phát triển nền nghệ thuật sân khấu, điện ảnh, ca nhạc, nhảy múa, xiếc…đa sắc màu văn hóa dân tộc và đương đại.

Sự thành công của hoạt động xã hội hóa nghệ thuật ở Thành phố HCM và các tỉnh thành phố phía Nam đã tạo ra nền nghệ thuật đương đại hoạt động trong cơ chế kinh tế, thị trường để giao lưu hội nhập, toàn cầu hóa. Sự thành công ấy được khẳng định qua các cuộc hội diễn sân khấu, liên hoan ca nhạc, nhảy múa, điện ảnh…nhiều đơn vị xã hội hóa đoạt giải thưởng cao, sân khấu như vở Dạ cổ hoài lang năm 2011, vở Nỏ thần, Người tình của mẹ…Ca nhạc nhiều ban nổi tiếng đi vào lòng công chúng, nhạc pop, rock, technohouse, framenco, rock, hiphop… đã đoạt giải thưởng Bài hát Việt, Video âm nhạc Việt, Giải thưởng Làn sóng xanh như các ban: Kop, Gạt tàn đầy, Quái vật tí hon, UlimutedMột số ban nhạc Lazedolls, Microwve và các ca sĩ: Mỹ Tâm, Hồ Quỳnh Hương, Đàm Vĩnh Hưng…đoạt giải thưởng châu Á. Múa thì có hàng trăm đoàn như Vũ đoàn ABC, Vũ đoàn Hoàng Thông, Free Style, Blue Sky, Blue Star, Viva, Bước Nhảy, The Friends…hàng trăm tác phẩm nhỏ, nhiều vở kịch múa, và các cá nhân đoạt giải thưởng trong nước, ngoài ra có một số vở kịch múa đoạt giải thưởng tại Anh, Pháp như các vở Hạn hán và cơn mưa, Mái nhà…

Lại nói về xã hội hóa nghệ thuật ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc quen bao cấp  chờ thời níu kéo dựa vào Nhà nước sống nhờ, nên tiến hành rất chậm. Vào năm 1993 ở Hà Nội xuất hiện Đoàn múa Big Toe, một số nhóm hài, hoặc ca nhạc, sân khấu năm 2001 có Đoàn kịch Hình thể của NSND Lan Hương, hiện nay tạm dừng hoạt động. Sau một thời gian hưng thịnh nghệ thuật xã hội hóa trên cả nước từ năm 2014 đến nay, các ngành nghềđang gặp nhiều khó khăn thách thức, phải làm gì để có công chúng? đây là một câu hỏi chưa có lời đáp.

  1. Thực trạng xã hội hóa nghệ thuật trên cả nước

Nghệ thuật xã hội hóa đã tiến những bước dài phát triển nhiều hình thức thể loại mới hòa vào dòng chảy nghệ thuật thương mại toàn cầu, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần xã hội của toàn dân.

Quá trình xã hội hóa nghệ thuật đã đạt được nhiều mặt tích cực chủ động xã hội hóa, tạo ra bầu không khí vui tươi lành mạnh phát triển văn hóa xã hội ở các đô thị và trên khắp mọi miền đất nước. Nhìn toàn cục trong phạm vi toàn xã hội, thực trạng còn những hạn chế ở từng ngành văn hóa nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, ca nhạc và múa, người mẫu thời trang, hoa hậu, khu vực các cơ sở đào tạo …Trong phạm vi một bài tham luận chỉ xin đi vào bàn luận đến những hạn chế tồn tại của nghệ thuật ca nhạc và múa. Đây là hai bộ môn nghệ thuật còn sức sống dẫn đầu trong các ngành nghệ thuật xã hội hóa cả nước so với sân khấu, xiếc, nghệ thuật thời trang, điện ảnh, và các cơ sở đào tạo…Hiện nay tất cả các chuyên ngành văn hóa nghệ thuật đang đứng trước những khó khăn thách thức mới, làm gì để có đầu vào, đầu ra, như sân khấu, xiếc, người mẫu thời trang, điện ảnh, đào tạo…phải làm gì để giữ chân khán giả đến với từng đêm biểu diễn nghệ thuật, và nguồn nhân lực đầu vào cho đào tạo tài năng nghệ sĩ tương lai của đất nước.

Đầu tiên phải nói đến là khu vực nghệ thuật xã hội hóa ở các tỉnh phía Bắc phát triển chậmtừ tư nhân hóa đến khu vực công lập, hiện nay Hà Nội có nhiều nhóm hài, nhóm kịch, nhóm phim, đoàn múa, đoàn ca nhạc, đoàn kịch, đoàn xiếc…khoảng 30 đoàn[1] hoạt động biểu diễn như ma. Gọi là hoạt động như ma bởi họ không có trụ sở địa chỉ chính thức, phần nhiều các nhóm bầu show biểu diễn ăn chia xong giải tán, mai lại tập hợp nhóm mới với ông bầu cũ…Tuy nhiên đã có nhiều đoàn có địa chỉ như Đoàn múa Big Toe, Đoàn múa Khám phá của NS Tuyết Minh, Đoàn kịch Hình thể Lan Hương, Trung tâm châu Á, các ban nhạc như Ban Ngọt, Ban Cá hồi hoang, Ban Indie (Chất), Ban The Beathes, Nivana, Foofiters, Ngũ cung, Flamenco…con số các nhóm nghệ thuật xã hội hóa ở Hà Nội đã tăng nhiều lần so với năm 2000 trở về sau đổi mới, nhưng đa số không có địa điểm luyện tập và biểu diễn thường xuyên. Nhìn chung các đoàn thiếu nhà hát để biểu diễn, nhưng thừa lại vẫn thừa, bởi nhiều nhà hát tối không có đoàn nào vào biểu diễn như rạp Hồng Hà, rạp Công Nhân, Nhà hát Chèo Kim Mã, không ít địa điểm biểu diễn ca nhạc nhảy múa như các nhà văn hóa, Cung văn hóa Hữu nghị, nhiều nhà văn hóa các quận huyện biến thành nơi cho thuê tổ chức đám cưới, quán cafe…Vậy các đoàn nghệ thuật xã hội hóa, cả khu vực công lậphọ biểu diễn ở đâu?

Hoạt động nghệ thuật của các đoàn đã đi vào biểu diễn di độngtrực tiếp ở các tổ chức sự kiện, đám cưới, các cơ quan, trường học, các khu vui chơi, nhà văn hóa…diễn theo hợp đồng.Nghĩa là dưới mọi hình thức,các đoàn nghệ thuật xã hội hóacả khu vực công lập, họ đã biểu diễn doanh thuđể tồn tại.

Biểu diễn ca múa nhạc xã hội hóa ở Hà Nội phát triển chậm, ở mức thấp nhiều lần so với thành phố HCM về tốc độ chuyển đổi cơ chế hoạt động xã hội hóa, về số lượng các ban nhạc, các đoàn múa, số lượng các rạp để biểu diễn nghệ thuật... Tổng quan về hoạt động xã hội hóa nghệ thuật trên cả nước có thực trạng trung là:

Công tác phát triển xã hội hóa nghệ thuật đang lúng túng, chưa đồng đều giữa các miền, các vùng, các khu vực thành phố và nông thôn.

Các đoàn nghệ thuật thiếu nơi luyện tập thường xuyên, cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật trên sân khấu biểu diễn.

Nền nghệ thuật xã hội hóa thiếu định hướng mô hình phát triển bền vững.

Đây là những tồn tại cần có sự vào cuộc đầu tư cao của Nhà nước để các đơn vị nghệ thuật xã hội hóa lấy lại lòng tin của khán giả trên sân khấu biểu diễn, vì tương lai của nền nghệ thuật đương đại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa.

  1. Giải pháp và khuyến nghị về phát triển nghệ thuật xã hội hóa

Nhìn trung các đoàn nghệ thuật xã hội hóa như sân khấu, điện ảnh, ca nhạc, múa, xiếc…đang đánh mất lòng tin của khán giả đến xem sân khấu biểu diễn. Dù mỗi ngành chuyên môn đã năng động sáng tạo tìm nhiều hình thức nghệ thuật mới để níu kéo khán giả đến với sân khấu, nhưng lượng người xem cứ vơi dầnthu không đủ chi.Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng nổi bật tồn tại hiện nay là:

Thiếu tác phẩm đỉnh cao mang tầm dân tộc và nhân loại để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của công chúng trong thời đại thông tin nghệ thuật toàn cầu hóa.

 Thiếu diễn viên ngôi sao, siêu sao mang tầm ảnh hưởng châu lục và trên toàn cầu, sự phát triển nhiều công nghiệp giải trí truyền thông đa phương tiện đã làm mất dần khán giả đến các nơi biểu diễn nghệ thuật.

Nguyên nhân thiết yếu nhất là các nghệ sĩ thiếu thông tin nghệ thuật của các nước phát triển, nên nhiều ngành không biết sáng tạo tác phẩm thế nào để đem cái lạ, cái tân kỳ, bốc lửacủa tác phẩm nghệ thuật biểu diễn đến công chúng.

Khi Nhà nước hội nhập sâu vào các nước tiên tiến trên toàn cầu, nghệ thuật mở ra nhiều trường phái, nhiều khuynh hướng, ít nhất hiện nay đang tồn tại ba hệ lý luận lớn: Lý luận hiện đại, lý luận đương đại, lý luận hậu hiện đại, chưa kể đến một “chợ trời lý thuyết nghệ thuật”. Ngay nhiều nhà nghiên cứu lý luận sân khấu, ca nhạc, múa, điện ảnh, xiếc…chưa tiếp cận được đầy đủ ba hệ lý luận lớn thì các nghệ sĩ, diễn viên làm sao hiểu được sự phát triển nghệ thuật. Một hiện tượng diễn ra đã lâu cả ngành múa phản đối vở kịch múa Thế đấy, thế đấy, chỉ có ông biên đạo múa NSND Ứng Duy Thịnh ủng hộ và ông được tặng Huân chương Hiệp sĩ của nước Pháp. Theo dòng thời sự, báo chí cho là vở kịch múa ấy đã “hạ thấp văn hóa con người Việt Nam”… bây giờ thì mọi người đã nhận ra tác giả muốn phản ánh theo trường phái nghệ thuật hiện thực tự nhiên bản thể luận về văn hóa nông nghiệp nguyên thủy của người nông dân Việt Nam. Sau vụ kịch múa, gần đây là lai show diễn của nghệ sĩ-ca sĩ Tuấn Hưng, ngày 5-10 -2018, đến sát giở biểu diễn, bên phòng cháy tuyên bố nghỉ biểu diễn vì không vận hành theo đúng hệ thống [2]…ca sĩ này phải nhập viện bởi tinh thần suy sụp. Nếu còn cách nhận thức nghệ thuật và quản lý như thế, thì các đoàn nghệ thuật xã hội hóa sẽ phải giải tán. Do đó, cần có những cuộc hội thảo, trao đổi về lý luận theo mô hình mở để nhìn ra thế giới-xóa bỏ các rào cản quản lý quyền lực chồng chéo để nghệ thuật xã hội hóa được nở hoa. Vì thế, giải pháp đưa ra thực hiện xã hội hóanghệ thuật hiện nay để khắc phục những khó khăn tồn tại là:

Đổi mới cơ chế quản lý, trình độ nhận thức của cán bộquản lý nghệ thuật xã hội hóa, cắt giảm thủ tục hành chính cấp phép biểu diễn…Đây là nút thắt bế tắc hiện nay, trở lại bao cấp, hay xã hội hóa thì cần mô hình quản lý mở cho văn hóa nghệ thuật.

Đầu tư tác phẩm nghệ thuật, sân khấu biểu diễn thử nghiệm mang nội dung về con người, xã hội đương đại.

Đổi mới tư duy nghệ thuật trong sáng tác, dàn dựng tác phẩm trên sân khấu biểu diễn tác phẩm nghệ thuật.

Với những tồn tại, hạn chế đã nêu trên, xin nêu ra một số khuyến nghị sau:

Nhà nước luôn cải cách chế độ chính sách về tiền lương, trả lương theo tài năng, chế độ thù lao, bồi đưỡng ngành nghề nghệ thuật để thu hút đầu vào đào tạo tài nănglớp nghệ sĩ của tương lai.

Đẩy mạnh xã hội hóa nghệ thuật khu vực công lập để hội nhập vào dòng chảy nghệ thuật toàn cầu hóa.

Nhà nước, cụ thể là Bộ Văn hóa cần quy hoạch mục tiêu, luật quản lý nghệ thuật xã hội hóatheo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Từ thực tiễn xã hội hóa nghệ thuật đã diễn ra sôi nổi tại thành phố HCM, hiện nay đang tồn tại những bất ổn: sân khấu đánh mất lòng tin của khán giả, bế tắc chưa có đường ra, múa , điện ảnh …đang gặp khó khăn, công chúng suy giảm, trong số đó âm nhạc ngoài Bắc hoạt động yếu, còn các tỉnh phía Nam tương đối mạnh một show diễn khoảng 7.000 người, cao thì 15.000 -20.000 người xem [ 4]. Ca nhạc còn doanh thu lý tưởng so với tất cả các ngành nghệ thuật hiện nay. Cuộc cách mạng xã hội hóa nghệ thuật đang có những bước tiến thành công, nhưng trước sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học công nghệ, bùng nổ trí tuệ nhân tạo, thông tin nghệ thuật toàn cầu hóa…Các ngành văn hóa nghệ thuật cần tư duy lại tương lai để lấy lại lòng tin trong công chúng, biểu diễn doanh thu tồn tại, phát triển bền vững trong cơ chế kinh tế nghệ thuật thị trường thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa.

 

Hà nội 9-11-2018.

 

Tài liệu tham khảo:

  1. Thực trạng sân khấu TPHCM-Sài Gòn Online (10-12-2017).
  2. Tuấn Hưng nhập viện- Ngôi sao.net.
  3. Nghệ thuật biểu diễn thành phố trước nguy cơ lụi tàn-Cổng thông tin điện tử chính phủ (14-8-2016).
  4. Những ban rock lớn nhất-Zing.VN
  5. Xã hội và các giá trị của Mỹ-Do Đại xứ quán Mỹ Phát hành năm 2005
  6. Tư duy lại tương lai-Nhiều tác gỉa- Nxb Trẻ năm 2009.
  7. Hoàn cảnh hậu hiện đại của Lyotart-theo Hoogle…

 

Tuấn Giang
Số lần đọc: 1578
Ngày đăng: 14.11.2018
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Krishnamurti tâm thức võ sư - Võ Công Liêm
Chiến tranh và thân phận con người: sự gặp gỡ giữa Lưu Quang Vũ với Trịnh Công Sơn - Mai Bá Ấn
Dọc đường văn nghệ (tiếp theo phần 26) Nguyễn Như Mây – thơ chính là người - Trần Dzạ Lữ
Dọc đường văn nghệ (tiếp theo phần 25) Hạc Thành Hoa – người của tình văn nghệ vô biên - Trần Dzạ Lữ
Định dạng sản phẩm chủ lực Nghệ thuật biểu diễn - Tuấn Giang
Trở về với Kiều trong tư thế hồn nhiên - Võ Công Liêm
Dọc đường văn nghệ (tiếp theo phần 24) Trần Hoài Thư – Một đời cần mẫn với văn chương - Trần Dzạ Lữ
Dọc đường văn nghệ (tiếp theo phần 23) - Trần Dzạ Lữ
Ứng dụng thành tựu công nghiệp cách mạng 4.0 Để phát triển sản phẩm văn hóa nghệ thuật biểu diễn - Tuấn Giang
Đoàn Thị Điểm và Nguyễn Thị Điểm: Ai đã dịch Chinh Phụ Ngâm ra chữ Nôm? - Nguyễn Cẩm Xuyên
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)