Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.395 tác phẩm
2.747 tác giả
529
116.738.043
 
Biển hồn nhiên nên “biển ngọt ngào” !
Phan Chính

(nhân đọc tập truyện Biển Ngọt Ngào của Hồ Việt Khuê- NXB Kim Đồng- 6/2011)

 

Gồm 14 câu chuyện về những mảnh đất nghèo từ miệt núi cao đến làng Chăm và những tấm đời trẻ thơ vùng biển Bình Thạnh, Phú Hài của quê hương Bình Thuận. Hồ Việt Khuê, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, sau những tập truyện viết riêng cho tuổi thiếu nhi đã xuất bản như Ở Biển, Lá Thư Trong Vỏ Ốc, Đêm Ngọt, nay với tập Biển Ngọt Ngào cũng tiếp tục cho mảng văn đằm thắm dịu dàng này. Như lời tâm sự của tác giả:“Hôm nay vai gầy người mẹ không còn gánh nặng chiến tranh, và đôi mắt em thơ đã thắm nụ cười, nhưng vẫn còn những đôi vai oằn gánh gồng cơm áo, vẫn còn những ánh mắt trẻ thơ tủi thân….” Và đó là động lực để anh dành hết tình cảm cho tác phẩm, bởi một điều đơn giản thôi: “Vì thế, tôi chọn viết về tuổi thơ và cho tuổi thơ, về người mẹ và dâng tặng mẹ…”.

 

Anh đã dẫn dắt người đọc về lại vùng quê xa lắc có thể đó là vùng núi Đông Giang, La Dạ hoặc là làng Chăm ở Bắc Bình, Tuy Phong qua hình ảnh trẻ thơ với những cảm nhận, ước mơ trong trẻo biết nhìn lại cái nghèo khó một của cha mẹ ngày nào mà tự nhủ mình. Từ thực tế đời  làm báo và bằng sự tinh tế của tác giả đã giúp cho người đọc hiểu và yêu mến hơn những suy nghĩ, tập quán của người dân bản địa không những rất tự nhiên mà chan chứa tình người. Đó là những truyện Ước mơ làng quê, Cô bé ghét thợ săn, Mẹ, Cô bé làng Chăm… đã đậm nét qua từng nhân vật hồn nhiên, chân chất nhưng có chút gì đó làm lay động người đọc để phải ngỡ ngàng, trăn trở.

 

Nhưng với truyện Ở Biển, Hồ Việt Khuê đã sống cùng bối cảnh vùng biển Phú Hài (Phan Thiết) bằng tấm lòng và sự trải nghiệm đời mình ở đây, gợi dậy biết bao hoài niệm và điều đáng trân trọng hơn trước những cách “đối xử” của trẻ thơ lại cao lớn hơn tuổi đời mình. Hình ảnh “Trên sông, có cả trăm ngọn đèn nhỏ lung linh nhấp nhô, nghĩa là có hàng trăm người ngâm mình trong giá lạnh để tìm cái ăn dưới tận cùng đáy nước”. Đó là cảnh lam lũ, cơ cực của người dân vùng biển ở đây tưởng chừng mịt mùng nhưng được đổi lại bằng cái giá trị của một cốt cách nhân văn bởi sự nuôi dưỡng tự bao đời của biển mênh mông hào phóng và thấm đậm hương vị“ngọt ngào”. Từ đặc sản ốc hương, mực, ruốc, còng…quá đỗi quen thuộc trong tuổi thơ xóm chài Tú Lâm, Bãi Chẹt lúc nào cũng tràn ngập niềm vui khi dầm chèo đã gác mái, lúc tấm lưới vừa thu xong.

 

Ở Bình Thuận, đặc sản văn chương vẫn là biển và biển thật sự đã làm phong phú cho niềm cảm hứng. Nhưng một khi đã có cái tình yêu với biển rồi thì càng yêu mảnh đất quê hương này mãnh liệt, sâu đậm hơn. Tập truyện “Biển Ngọt Ngào” của Hồ Việt Khuê đã nhóm lên trong tâm hồn tuổi thơ những tình tự của xứ biển mang một ý nghĩa sống cao đẹp không thể thiếu cho một thế hệ cần sự bảo bọc, nâng niu của xã hội hôm nay.

Phan Chính
Số lần đọc: 2480
Ngày đăng: 08.07.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nghĩ Về Một Tập Thơ, Hiểu Thêm Về Một Người Thơ - Trầm Thanh Tuấn
Chúc mừng Ban Nghiên cứu Pháp lý về Biển Đông và Hải đảo và Vài vấn đề - Nhiều Tác Giả
Hiểu Nho văn không dễ. - Hồ Bạch Thảo
Khi Nhà Thơ Đi Vớt-Lá-Trên-Sông - Nguyễn Phú Yên
Vấn đề biển đông: Mọi mưu đồ giải quyết song phương nhất định sẽ bị phá sản. - Đinh Kim Phúc
Công Án Thiền Là Một Đối Tượng Nhận Thức? - Đại Lãn
Lòng Ái Quốc! Tại Sao Không? - Ban Mai
Trung Quốc với Biển Đông: “Láng giềng hữu nghị” hay “Chủ quyền thuộc ngã” - Đinh Kim Phúc
Sâm Thương, tôi không còn có ảo tưởng về chính mình - Nhiều Tác Giả
Những chặng đường Việt Nam - Lê Hải*
Cùng một tác giả
Dinh Thầy Thím (tạp văn)
Chị (thơ)
(thơ)
Du xuân Tà Cú (văn hóa)