Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
732
116.708.551
 
Cái hay của “Nói lái”.
Mai Văn Sang

Như ta đã biết , ngôn ngữ là chất liệu xây dựng hình tượng văn học, là phương tiện giao tiếp,là công cụ tư duy của con người.Trong quá trình giao tiếp người ta thường dùng cử chỉ, điệu bộ, biện pháp tu từ…để lời nói thêm sinh động, phù hợp với thế giới cuộc sống muôn màu muôn vẻ.Trong đó hình thức’’nói lái”có những nét độc đáo thường được người nói, người viết chú ý:

 

Trẻ em dùng hình thức nói lái như một dấu hiệu riêng để trao đổi thông tin với nhau.Chẳng hạn như “Tùng ơi đi chơi” thành ra”Tời ung –đơi chi”, “ăn cơm” thành ra “ơm căn”…Những lúc quây quần đùa giỡn, các em không dùng từ thể hiện ý nghĩa trực tiếp mà dùng cách nói lái để chọc ghẹo nhau, ví như không nói “mít ướt” mà nói “mướt ít”, không nói “đầu bò” mà nói “đò bầu”…Có khi các em vừa nói trực tiếp vừa nói lái (tức là nói cả hai một cách liên tuc) như:bọn đì + bị đòn, ăn gian + an giăn…với cách nói này , các em không cần phải học tập sách vở mà vẫn biết. Vì vậy , ngưới lớn cũng thường dùng nói lái với trẻ con giúp trẻ vui vẻ,tạo cho các em sự vận động não bộ suy nghĩ .Có khi trẻ dùng hình thức nói lái để đố với nhau về những sự vật hiện tượng như :

 

“Trên trời rơi xuống mau co” là cái gì ? -cái mo cau,hoặc” Ghe chài chìm giữa biển đông / Ván phên trôi hết cái công nó còn’’ là cái gì ?-cái con còng...

 

Trong văn học dân gian người ta  dùng  nói lái trong những lúc vui vẻ hoặc trong những hoàn cảnh khó  xử , khó nói.Chẳng hạn như trong ca dao, có những đôi trai gái khéo léo gởi gắm tình cảm cho nhau:

 

Cam sành nhỏ lá thanh ương

Ngọt mật thanh đường nhắm lớ bớ anh

Thanh ương là tuổi mong chờ

Một mai nhái lặn chà quơ, quơ chà.

 

hoặc khi Trạng Quỳnh đối đáp với một bà chúa.Bà chúa thì xấu người ,hay hống hách, khi Trạng Quỳnh đi trên đường gặp bà chúa  thì Trạng Quỳnh hoảng sợ nhảy xuống cái ao cạnh bên đường,nhè mấy đám bèo mà đá tứ tung.Lúc  bà chúa hỏi thì Trạng Quỳnh thưa:Ở nhà buồn quá ra đây “đá bèo chơi”,bà chúa không trách móc được gì lại thúc võng đi.Trong văn học viết ,danh sĩ nổi tiếng Hồ Xuân Hương đã khéo léo đưa cách nói lái vào trong thơ.Có lẽ bà hay đùa cợt hoặc vì bà căm tức những hạn người kém cỏi trong xã hội phong kiến đương thời:

 

‘’Quán Sứ sao mà cảnh vắng teo

Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo?

Chày kình tiểu để suông không đấm

Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo’’

 

Và nhờ nói lái như vậy mà tiếng cười trong thơ của bà thêm ý mỉa mai sâu sắc...

 

Trong cuộc sống hiện đại, người lao động thường tập trung vào công việc ,dễ gây mệt mỏi vì vậy họ cũng thích nói lái để tạo sự hài hước, dí dỏm vui tươi.Thực tế có những cách nói lái phù hợp với hoàn cảnh .Khi vui,tuỳ lúc họ có thể nói:ngày cưới-người(một) cái, ít ly-y lít, bí mật-bật mí,tình nghĩa-tỉa(một)nghìn...hoặc khi chưa hài lòng về một điều gì đó, tuỳ lúc họ có thể nói:thi đua-thua đi,đấu tranh –tránh đâu,đầu tư-từ đâu,bàn tính-bình(rồi)tán...Còn những lúc vui bên bàn tiệc thì người ta lại cao hứng:âu cái đằn-ăn cái đùi,ê cái mằn-ăn cái đầu...cách nói lái sáng tạo như vậy cũng được người nghe  chấp nhận vì nó tạo được sự chú ý và liên tưởng bất ngờ.’’Ê cái mằn’’lúc này tưởng phần ngon ,tưởng cái mề vẫn còn nhưng thật sự đã hết,nói “ ê cái mằn ’’nhưng mà “ăn cái đầu’’...

 

Như vậy,ta có thể hiểu nói lái là cách đánh tráo vần,thanh điệu...giữa hai hoặc ba tiếng với nhau,nó không rườm rà không phức tạp mà rất đơn giản dễ vận dụng để tạo thêm nghĩa mới phù hợp với mục đích giao tiếp.Một số người cho rằng : nếu không có những cách nói lái này, quá trình giao tiếp sẽ kém sinh động hơn, đơn điệu hơn.Tuy nhiên nói lái cũng tuỳ hoàn cảnh, mức độ vừa phải, dùng thường xuyên sẽ gây nhàm chán .Ngoài ra những cách nói lái không đúng chỗ, không thể hiện được nét văn hoá giao tiếp chắc chắn khó được chấp nhận./.

Mai Văn Sang
Số lần đọc: 5575
Ngày đăng: 19.08.2005
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại