Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.427 tác phẩm
2.747 tác giả
391
117.042.624

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

tiểu luận
10.12.2010
Tinh thần thơ hiện đại - Khổng Ðức
Khổng Đức dịch …. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà lý tưởng nhân đạo đã suy thoái, và chẳng còn gì để chúng ta tôn sùng; không có một hành động của chiến thắng, cũng không có trí tuệ nào để miễn tố cái thế giới bị sức mạnh kỷ nghệ dẫn dắt dàn trải khắp nơi ô uế. ... <chi tiết>
09.12.2010
Lục Bát Pha Lẫn Mỹ Cảm Và Phàm Tục Trong Thơ Nguyên Sa - Trần Văn Nam
Thơ Nguyên Sa đã được phổ nhạc thành những bài hát thật hay, nên ta thường nhớ những tình ca đẹp của ông như: Paris Có Gì Lạ Không Em?- Tuổi Mười Ba – Tháng Sáu Trời Mưa – Ao Lụa Hà Đông – Tháng Giêng Và Anh… Có lẽ những tình ca đẹp ấy làm ta không lưu ý những bài thơ mỹ-cảm pha trộn phàm-tục rất gợi hình của ông, những bài thơ rất ấn tượng như những bức tranh mang màu sắc vừa hiện-sinh vừa lãng mạn. ... <chi tiết>
07.12.2010
Dương Nghiễm Mậu, con người nội soi trong bạo lực chiến tranh và thân phận nhược tiểu ― 2 - Thụy Khuê
Truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu -thoát khỏi vòng chiến để mắc vòng tâm chiến- thường có một không khí đặc biệt, một độ căng bất thường. Những truyện ngắn hay của ông dàn trải trên nhiều tập: Cũng đành, Đêm, Đôi mắt trên trời, Sợi tóc tìm thấy, Kinh cầu nguyện, Ngã đạn,... Dương Nghiễm Mậu thành công rất sớm, ngay từ những năm 57-59, ở tuổi 21-23, đã viết những tác phẩm già dặn, có bề dày tư tưởng. ... <chi tiết>
07.12.2010
Giáo Dục Việt Nam: Những Vấn Đề Căn Bản - Trương Vũ
Am hiểu hệ thống đại học Hoa Kỳ và từng là giáo sư Toán của Đại học Duyên hải Nha Trang, là đại học tự trị trong Nam trước 1975, Trương Vũ luôn quan tâm đến những vấn đề của giáo dục Việt Nam. ... <chi tiết>
07.12.2010
Dương Nghiễm Mậu, con người nội soi trong bạo lực chiến tranh và thân phận nhược tiểu ― 1 - Thụy Khuê
Hơn bốn mươi năm sau khi xuất hiện, Dương Nghiễm Mậu vẫn còn là nhà văn avant-garde đối với văn học Việt Nam bởi những suy tưởng và cách đặt vấn đề của ông vẫn còn nguyên những mấu chốt bí mật, nhiều truyện ngắn với lối cấu trúc rất lạ, chưa ra khỏi vòng trăn trở tìm tòi của người viết hôm nay. Mỗi nhân vật của Dương Nghiễm Mậu là một trường hợp tự phân, tự hủy, bị kết án chung thân phải sống, họ thuộc thế giới những thân phận lầm lũi đau, âm thầm chết, thui chột, khô khốc một mình, không kẻ đoái hoài, không phương điều trị. ... <chi tiết>
06.12.2010
Khi Thơ Ca Cất Tiếng Chào Đời - Chân Phương
Vừa rồi vào ngày 30 tháng 11 năm 2010, vị Giáo sư Thi ca thứ 44 của Oxford là Geoffrey Hill đã đọc bài thuyết trình khai giảng ”How ill white hairs become a fool and jester” . Phải chờ đến cuối tháng 6 năm nay, nhà thơ lão thành 78 tuổi này mới chính thức được bầu sau khi đã thắng phiếu trong cuộc tranh đua với mười nhà thơ và học giả khác. Đây là kết quả muộn của cuộc tuyển chọn rắc rối nhất trong lịch sử bầu chọn tại đại học Oxford cổ kính của nước Anh . ... <chi tiết>
06.12.2010
Đọc “Tiểu Luận” Của Nguyễn Huy Thiệp - Đỗ Ngọc Thạch
(người đầu tiên văng cứt vào văn học Việt Nam một cách trắng trợn, hiệu quả và day dứt nhất…. Văn chương phải bất chấp hết. Ngập trong bùn, sục tung lên, thoát thành bướm và hoa, đấy là chí thánh”(2). …Chính vì NHT đã chọn cách “diễn đạt nông dân” ….) trích dẩn trong bài của Đỗ Ngọc Thạch, VCV không thể tán thành thứ văn chương cứt và xem thường nông dân của tác giả, nếu có…NHvcv ... <chi tiết>
05.12.2010
Thơ Việt Nam Đang Chờ Phiên Đổi Gác - Hoàng Hưng
Một: Bạn vẫn làm thơ, bạn có điên không? Hai: Bao giờ thơ chết? Dĩ nhiên tòa báo không chấp nhận cho thực hiện cuộc phỏng vấn nhiều tính “khiêu khích” trên, nhưng thực tình, hai câu hỏi của bạn tôi có đầy đủ sự nghiêm túc và hợp thời. ... <chi tiết>
01.12.2010
Robbe-Grillet hay sự khủng bố văn chương - Trần Vũ
Catherine Cusset — Trần Vũ chuyển ngữ -Catherine Cusset, tác giả của tiểu thuyết "Tương lai sáng lạng" thanh toán giáo hoàng của Tân Tiểu Thuyết mà bút pháp ru ngủ chỉ nhằm ca ngợi chính giáo hoàng. [Tuần san Marianne] ... <chi tiết>
01.12.2010
Liên hệ giữa phát triển kinh tế và xây dựng dân chủ trong trường hợp Việt Nam - Trương Vũ
Đây là lần đầu tiên anh Trương Vũ cộng tác với VCV. Tốt nghiệp MS về vật lý hạt nhân, toán, kỹ sư điện và Doctor of Science về điện ứng dụng trong kỹ thuật không gian, Trương Vũ là một chuyên gia về kỹ thuật xác định quỹ đạo phi thuyền từng làm việc tại trung tâm NASA. Bên cạnh, ông đã làm chủ bút tạp chí Ðối Thoại, đồng chủ biên Tập san Việt học The Vietnam Review và đồng chủ biên tuyển tập The Other Side of Heaven, nxb Curbstone Press, 1995. “Hướng đến tương lai của tuổi trẻ Việt Nam” là quan tâm chính thường được Trương Vũ trình bày trong nhiều tiểu luận bàn đến các vấn đề chính trị, văn hoá, cộng đồng và lịch sử đất nước. ... <chi tiết>
30.11.2010
Lời Của Thi Sĩ Tiết Lộ Điều Bí Ẩn - Trần Văn Nam
Phương pháp khám phá bản tính qua ngôn từ thi ca: Nền tảng của phương pháp này là đi tìm những ẩn náu tâm hồn, nói như có kiến thức chuyên sâu là phân-tâm-học. Gaston Bachelard chủ trương đi tìm thơ nội tại trong chính từ ngữ thơ (do đó như chưa cần nhờ cậy qua tiểu sử hay giai thoại cuộc đời nhà thơ). Từ ngữ phát giác sự tiếp xúc lúc ấu thời của thi gia với đất và nước và gió và lửa, nói chung là tiếp xúc với vật chất. ... <chi tiết>
30.11.2010
Thơ Mới Và Thơ Hôm Nay - Hoàng Hưng
Ý nghĩa quan trọng nhất của Thơ Mới chính là tư tưởng thẩm mỹ mà nó đưa vào văn học Việt Nam. Vâng, sau hàng ngàn năm bị phong bế bởi tinh thần "văn dĩ tải đạo", lâu lâu mới vùng ra để tạo nên những kiệt tác Hồ Xuân Hương, Kiều, Chinh Phụ Ngâm... lần đầu tiên văn học viết của ta công khai tuyên ngôn "nghệ thuật vị nghệ thuật". ... <chi tiết>
29.11.2010
Vấn đề linh cảm hay cảm hứng trong sáng tác … - Khổng Ðức
Từ linh cảm hay cảm hứng là dịch từ Inspiration của Tây phương . Xưa người Trung Quốc có lúc không dịch mà phiên âm Hán Việt là “yên sĩ phi lý thuần”. Trong văn chương chúng ta hay dùng từ cảm hứng, nhưng xét ra nên dùng từ linh cảm có lẽ hay hơn, nên trong bài này chúng tôi dùng từ linh cảm . ... <chi tiết>
27.11.2010
Cần tự do thanh nghị - Ngô Nhân Dụng
Ở nước ta đời xưa, có một truyền thống gọi là Danh Giáo, hoặc thanh nghị, tức là các nhà Nho bình phẩm các hành vi, lời nói của người trong xóm làng, có khi bàn đến cả việc chung cả nước. Phan Khôi đã nêu lên hiện tượng này trong một loạt bài phê bình Khổng Giáo rất gắt gao, trong nhiều số báo Thần Chung xuất bản tại Sài Gòn năm 1929. ... <chi tiết>
27.11.2010
Đổi Mới Quyết Liệt Nguyễn Minh Châu - Đỗ Ngọc Thạch
Nhà văn phải đứng hai chân giữa mặt đất đầy hiểm họa, giữa thập loại chúng sinh – (Nguyễn Minh Châu) ... <chi tiết>
26.11.2010
Một Công Trình Nghiên Cứu Mới Về Tiểu Thuyết Việt Nam 1945 - 1975 - Bùi Việt Thắng
Tiểu thuyết Việt Nam 1945 – 1975 (Tiểu thuyết cách mạng xuất bản ở miền Bắc) - Nxb Văn học, 2010 - của tiến sĩ Phạm Ngọc Hiền đi sâu nghiên cứu sự phát triển của tiểu thuyết, một thể loại được coi là rất quan trọng của nền văn học hiện đại Việt Nam thế kỉ XX. Tiểu thuyết vẫn được coi như là mảnh đất lưu giữ hình ảnh lịch sử của một dân tộc. Tiểu thuyết Việt Nam viết bằng Quốc ngữ dù sao vẫn còn là non trẻ trong độ dài khoảng 100 năm so với tiểu thuyết trong các nền văn học khác như Tây Ban Nha, Pháp, Trung Quốc có lịch sử nhiều thế kỉ... ... <chi tiết>
23.11.2010
Vũ Hoàng Chương Và Những Ẩn Số Vũ Trụ - Trần Văn Nam
Nói về Vũ Hoàng Chương, ta thường nghĩ ngay đến bài thơ “Tháng Sáu Mười Hai”, một trong những bài thơ đại diện cho thời kỳ lãng mạn tiền chiến, hoặc nghĩ ngay đến đoạn thơ: Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh ... <chi tiết>
21.11.2010
Tiếng Cười Bi Phẫn Của Cao Xuân Huy ,Trong Mẩu Chuyện “ Trả Lại Tiền” - Trịnh Y Thư
Đọc truyện ngắn “Trả lại tiền” in trong tập truyện “Vài mẩu chuyện” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế ... <chi tiết>
20.11.2010
Thuyết Tương Đối: Các Hệ Quả Triết Học - Hiếu Tân
Bertrand Russell, Hiếu Tân dịch ... <chi tiết>
20.11.2010
Về thơ - Nguyễn Bình Phương
Có một nghịch lý không dễ gì phá bỏ, ấy là việc thơ chẳng phải gió nhưng cố định nó thật khó khăn. Thi sĩ đầu tiên và thi sĩ cuối cùng của loài người chắc chắn chẳng bao giờ gặp nhau mặc dù họ đều là kẻ thất trận trước cửa ải đó. Bởi đơn giản họ là những kẻ khác nhau, không bao giờ trùng khít nhau, nếu trùng khít nhau thì họ cũng chẳng thay thế cho nhau. Tự nhiên không cho phép điều ấy xảy ra, huống hồ thơ chỉ là câu chuyện của loài người. ... <chi tiết>
Bạn đang xem tác phẩm thứ 1021 - 1040 / 1588 tác phẩm