Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
875
116.513.955
 
Lại nói về Linh Phương là tác giả bài thơ Kỷ Vật Cho Em
Vũ Trọng Quang

Trong chương trình Bàn Tròn Văn Chương với chủ đề “văn chương mạng & www.vannghesongcuulong.org “ (*) tổ chức tại Sài Gòn ngày 21/4/2007, vì là người đề dẫn tham luận bàn tròn nên tôi có mời nhà thơ Linh Phương từ Rạch Giá lên Sài Gòn tham dự buổi hội thảo, tôi giới thiệu Linh Phương là tác giả bài thơ Kỷ Vật Cho Em (KVCE) mà nhạc sĩ Phạm Duy đã chuyển thành ca khúc từng gây sôi nổi tại miền Nam suốt thập niên 70 và báo chí thời ấy đã tốn khá nhiều giấy mực tường trình sự liên hệ giữa Phạm Duy và Linh Phương; với mục đích nhấn mạnh ưu thế nhờ văn chương mạng mà tương quan giữa đôi nhạc sĩ – nhà thơ này vốn che đậy từ lâu nay được mở ra tường tận, chỉ có vậy; tôi không muốn đem sự thấu hiểu về bạn mình ra biểu diễn mãi, định trong lòng không đề cập đến nữa, “xưa” rồi “Diễm”. Nhưng khi đọc cái gọi là bài thơ “Kỷ Vật” của ông Chuẩn Nghị, làm sao tôi ngồi yên được.

 

Đầu năm 2006, Anh Nguyễn Hòa, người chủ biên www.vannghesongcuulong.org (VNSCL) biết tôi là bạn thân của Linh Phương nên nhờ tôi thực hiện bài vở làm rõ Linh Phương và trường hợp bài thơ KVCE, vì khi ấy có người truy cập vào VNSCL khơi dậy thắc mắc. Tôi đã tập hợp một số bạn bè thời cấp hai (Trung học đệ nhất cấp) nay là tiến sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà báo thân thiết với Linh Phương cùng với tôi viết một loạt bài làm sáng tỏ vấn đề. Khi ấy tôi đề nghị với anh Nguyễn Hòa sau loạt bài này nên khép lại vụ việc, vì sự kiện qua thế kỷ đã tĩnh lặng, không nên làm lùm xùm nữa (Người xem có thể vào VNSCL, truy cập đề mục Văn hóa xem bài “Vấn đề để xác minh ai là tác giả bài thơ KVCE” ngày 4/4/2006) (**). Trước đó vào ngày 6/2/2006 báo Thanh Niên có đưa tin về “Linh Phương người có số phận gian nan và nhiều giai thoại”, cùng ảnh chụp song đôi với nhạc sĩ Phạm Duy.

 

Tổng hợp hai thông tin ấy, nhà thơ Linh Phương là tác giả KVCE đã sáng như ban ngày. Thôi đi: không cần thiết phải xác tín thêm.

 

Nhưng như đã nói, tôi lại đề cập tiếp khi thấy sản sinh trên trang web Đặc Trưng một dị bản, không chịu nổi, vào ngồi trước màn hình lóc cóc gõ chữ lên.

 

Không cần phải là nhà thơ, người đọc bình thường cũng nhận ra cái “Kỷ Vật” của “tác giả” Chuẩn Nghị đã xào lại KVCE của Linh Phương, một loại hàng nhái nhưng ăn gian thời điểm lùi niên lịch trở về năm 1969 vì KVCE đã là 1970 (Giả định LP làm bài thơ ở thế kỷ 19 thì dám chắc ông Nghị cho cái Kỷ Vật sẽ đã ra đời thế kỷ 18). Kỷ Vật vừa không hay vừa luộm thuộm câu cú chưa sạch nước, nói thẳng ra loại hàng nhái kém chất lượng. Để khỏi mất thì giờ tôi chỉ thí dụ một câu thôi:

 -Trong KVCE: Anh trở về chiều hoang trốn nắng

       Còn trong Kỷ Vật: Anh trở về trong chiều hoang chiếu nắng.

Rõ ràng “trốn nắng” hay hơn lạ hơn “chiếu nắng”; “chiều hoang” mà “chiếu nắng” thì chẳng có gì để nói cả, chưa kể câu thơ sau lại thừa chữ “trong” do cố tình thêm vào để làm cho có vẻ khác đi.

Câu thứ ba: “Anh trở về không bằng Mũ Đỏ Áo Hoa” nghe hình dung tương cận như tuồng rất “Áo Vũ Cơ Hàn” và “Dù Hoa Lạc Lối”

Tôi đồng ý với nhận xét của anh Nguyễn Quang Hiền “Chuẩn Nghị là một cái tên tuổi xa lạ vì tôi không thấy thêm bài thơ nào khác của ông ta”, và tôi cũng đồng quan điểm với hai nhận định của Người Yêu Thơ (trong blog Hội Ngộ Văn Chương của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo) khi:

- Thứ nhất so sánh hai bài đã đánh giá KVCE có giá trị hơn hẳn “Kỷ Vật” không cho ai, thứ hai “Kỷ Vật” không thuyết phục xuất xứ in ấn. Trong khi đó tập thơ KVCE hiện hữu từ năm 1970 do Văn nghệ Động Đất Sài Gòn xuất bản (tôi và Linh Phương cùng chủ trương nhóm văn nghệ này), bìa tập thơ này đã ố vàng theo màu thời gian (Hội Ngộ Văn Chương đã post bìa tập thơ KVCE để minh họa cho bài liên hệ giữa Linh Phương & Phạm Duy), lời bạt tập thơ này do tôi viết lúc ở tuổi đôi mươi dưới cái tên Nguyễn Thị Thu Vân (bạn đọc có thể truy cập vào VNSCL, click vào mục Tác giả ---> tìm Vũ Trọng Quang xem bài “Đọc KVCE của Linh Phương”). Ngoài ra,  Linh Phương còn là một thương hiệu của nhiều tập thơ được ấn hành trước và sau cột mốc 1975, trong đó có nhiều tập thơ do tôi thực hiện và biên tập.

Sở dĩ hơi dài dòng vấn đề và hoài niệm thân hữu, vì tôi muốn sự trình bày của mình chắc chắn phải có trọng lượng xác thực.

Cuối cùng nếu “tác giả” Chuẩn Nghị không hiện nguyên hình thành một “tát thật”, chúng ta nên khép lại chuyện ngoài văn chương này, không khéo người ta nói tôi đánh bóng cho bạn mình… “biết rồi khổ lắm nói mãi”. Hy vọng sẽ không có lần cuối cùng bis.

 

 (*) Vào www.viet-studies.org ngày 23/4/2007 hoặc www.yahoovanhoaviet.com vào mục Tiêu Điểm

(**) Xem thêm bài Vũ Phong Lưu viết về thơ Linh Phương
Vũ Trọng Quang
Số lần đọc: 5563
Ngày đăng: 19.05.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bàn lại lịch sử hình thành Kinh Dịch-1 - Hà văn Thùy
Bàn lại lịch sử hình thành Kinh Dịch-2 - Hà văn Thùy
“Tình em” của nhà thơ Hồ Ngọc Sơn có 2 phiên bản - chuyện lạ hay ‘đạo văn’ ? - Nguyễn Tý
Thiên chức nhà giáo - Trần Kiêm Ðoàn
Viễn Phương , Nhà văn chỉ “Muốn nói lên sự thật” - Triệu Xuân
Tiếng hát con tàu và tuyên ngôn nghệ thuật của Chế lan Viên - Nguyễn Minh Hùng
Lê Văn Thảo với những tác phẩm giàu lòng nhân ái - Triệu Xuân
Những tồn tại khác của con người - Khánh Phương
Cảm thức thiên nhiên của Người Nhật và Người Việt - Nhật Chiêu
Viết về Nh . Tay Ngàn - Trần Hữu Dũng
Cùng một tác giả
Đi tới... (văn hóa)
Mở (thơ)
Sân ga (thơ)
Chữ (thơ)
Những Lài (thời trang)
Cà Mau (thơ)
Giá (thơ)
Đẹp ? (thơ)
Đạo (thơ)
Lông (thơ)
Women (thơ)
Con Báo (thơ)
Bịnh (thơ)
$ (thơ)
Màu (thơ)
Viết & Đọc (điểm sách)