Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.803 tác phẩm
2.757 tác giả
675
122.647.112
 
Đôi điều phúc đáp nhà thơ Inrasara
Mang Viên Long

Người bạn Văn từ Sàigòn gọi cho tôi báo tin – Anh vừa truy cập “Vanchuongviet.org” thấy có bài viết của tôi (1.5.08) – và ngay đó (2.5) đã có bài “Đôi Điều Về : “Đôi Điều Cần Nói Về… của Mang Viên Long” của Inrasara. Anh còn cẩn thận in và gửi thư EMS ra cho tôi. Biết là đã làm phiền người bạn quá nhiều – nhưng lại nghĩ “có còn mang nợ nhau” thì … kiếp sau mới còn hy vọng gặp lại – nên tôi chỉ biết cảm ơn!...

 

Nhà thơ Inrasara đã “đôi điều” cho “đôi điều” của tôi dài đến 4 trang in chữ nhỏ – gồm đến 8 “tiết mục” (!). Tôi xin được lần lượt phúc đáp Anh – nhưng xin thưa trước – chỉ “đôi điều” ngắn gọn thôi. (không phải tôi “… không khả năng bàn, thậm chí – dị ứng với lý luận…” như Anh nghĩ – mà thú thực – tôi dành phần lớn thời gian để lao động kiếm sống !).

 

1. Đâu cần gì phải vác tự điển ra để dẫn chứng ? . Có lẽ ai cũng hiểu cái từ đơn giản ấy rồi – “kẻ ” – có xa lạ gì ? Nhưng một đằng Anh viết “người viết, người làm thơ mới, người sáng tạo, v.v” – nhưng lại là “… Những “kẻ” sáng tác theo truyền thống”. Hơn thế, người đọc còn có cái cảm nhận … ngoài ngôn từ – cảm thấy có một sự “xem thường, coi thường, coi khinh”. Tôi đồng ý với Anh – chữ ấy (kẻ) được dùng theo một “nghĩa trung tính”. Vậy thôi… Còn chuyện “… bảy lần kinh qua bảy Ban biên tập khác nhau, rồi sau gần hai năm xuất hiện, không nhà nào gợi ý bảo tôi thay đổi…”. tôi nghĩ, với người dày dạn đầy mình kinh nghiệm như Anh – sao còn “thơ ngây” tin vào các “nhà” ấy nhỉ? Cũng lạ …

 

2. Nhìn vào bản tham luận của Anh – là nghĩ thế – suy nghĩ và việc làm cũng thường đổi thay cơ mà – nhưng nghe anh nhắc kể lại “chuyện đã làm” – thì đúng là Anh cũng đã rất “đậm đà truyền thống” ! (Hơn thế, tôi có được nghe vài ba người bạn văn nói “đôi điều” về anh rất lâu!). Rất cảm phục!

 

3. Anh bảo sáng tác theo truyền thống là “làm hỏng bầu khí quyển thơ” bởi “các loại thơ này đang độc quyền mặt bằng thơ Việt” ư ? Anh có khi nào tự đặt ra câu hỏi : “Tại sao… nó chiếm được độc quyền” chưa? Thưa,   nó chiếm được độc quyền là vì : 1/ Người đọc còn chấp nhận “chơi” với nó . 2/ Không moi đâu ra các sáng tác “Hậu hiện đại/ Tân hình thức” có giá trị nghệ thuật khả dĩ có thể giới thiệu – thay thế. (Như bài “Thằng Hoang” (trang 94) trong tập thơ của Anh – “Chuyện 40 Năm Mới Kể và 18 Bài Tân Hình Thức” – NXB Hội Nhà Văn 2006) – với ý tưởng như vậy- câu thơ… tục tĩu như vậy (Msa 10 năm chờ hết nỗi / Nàng chửi gió đợi nó cho mệt cái lồn (!) – xin lỗi đọc giả / bắt buộc tôi ghi … nguyên văn !). Thưa Anh – tôi cũng có được ăn học đàng hoàng, lại hơn 12 năm dạy học – nghĩ : dù có “Tân hình thức / Hậu Hiện Đại / Nữ Quyền Luận ,v.v” hay gì gì nữa (ôi chao ! Sao mà lắm tên gọi thế nhỉ ?) – cũng không thể “ngửi” nỗi những “câu thơ” tân hình thức kiểu đại loại như thế (!). Tôi đồng ý, thơ văn phải chấp nhận hiện thực – thực tế, dù tốt hay xấu – không né tránh, che đậy (v.v) – nhưng có nên “nói thế / làm thế” với các từ quá ư thô tục (ví dụ: l…, c… đ, đ…) vào trong thơ không ? Lại nghĩ  người đọc (nói chung) tìm đến với Thi Ca là để được “nâng cao tâm hồn / chuyển hóa cái chưa tốt / thư giãn hân hoan (v.v)” sau những giờ khắc sống lăn lộn, phiền lụy với cuộc sống điên đảo (…). Thế nhưng “hậu hiện đại/ tân hình thức” đã làm cho họ … thêm chóng mặt, buồn nôn, mỏi mệt hơn – thì làm sao “đòi chiếm mặt bằng các trang thơ” trên các tuần báo – tạp chí được nhỉ ? Quý ông cứ “sáng tạo” cho nó tốt đi, chứ không lo “không có mặt bằng”, rồi kêu gào đỏi hỏi “sự công bằng” cho thơ (!)

 

Lại nữa, những người nói kiểu “hãy chôn Thơ Mới” ( hay “Chôn phứt quá khứ để lên đường …”) – là một sự sai lầm đáng buồn, trong quá khứ. Chúng ta phải rút kinh nghiệm. Nhìn lại, những người đã “đối xử thô bạo” với thơ như thế, rồi sự nghiệp văn học có ra gì? Họ đã lên đường ra sao, chắc ai cũng rõ (!) (Nếu có đủ tư lương, tài năng – thì anh cứ “lên đường” đi – Có ai cấm đoán anh đâu mà đòi phải “chôn” – “chôn phứt quá khứ” – thì anh còn lại gì? Thật là những kẻ điên cuồng, vô ơn! “ – Anh nhỉ?

 

4. Sao lại “không ngầm chứa gì cả” nhỉ? – Tuy nó vắn tắt, ngắn gọn – “Viết sao cho hay” – và vẻ … bình dân là thế – nhưng từ “hay” phải được dùng như thế nào, để … có ý nghĩa đây? – Người đọc không cần lý luận, học thuộc nhiều trường phái thơ (v.v.). Họ chỉ tuân theo khối óc, trái tim của họ để cảm nhận, để đọc – rồi gọi là “hay” (hoặc dở, tồi tệ, v.v.) mà thôi. Theo Anh, phải chuẩn bị (hay “trang bị”) cho người đọc cái này – cái kia (v.v) thì đến bao giờ mới “đào tạo” ra hằng triệu triệu người đọc để có đủ “trình độ” đến với thơ ?. Ai có đủ tài ba và điều kiện để làm cái công chuyện “đào tạo” ấy bây giờ? Chờ đến bao lâu nữa? Theo tôi – Thơ phát triển đến đâu/ Người đọc tiến theo tới đó . (Tuy người đọc cũng rất cần có thời gian để thẩm định). Anh nêu mấy trường hợp đặc biệt về cụ Huỳnh Thúc Kháng, Xuân Diệu rồi Trần Mạnh Hảo (…) để chứng minh cho “sư bảo thủ / trở lưc” cho thơ đổi mới là nhắc lại cái quá khứ “không trong lành” – bị ô nhiễm của Văn học VN (có nhiều lý do ngoài lãnh vực Văn học – và thuần là chủ quan – quá khích của một vài cá nhân). Tập thể người đọc hôm nay (và cả người sáng tác) – không như thời cũ nữa rồi ! Phải tỉnh giác nhìn lại, và phải thanh thản đến với Nàng Thơ – một cách trân trọng – chứ không “lý thuyết” dài dòng suông ! Lý thuyết ai nói mà chẳng được. Cứ học thuộc  như vẹt (hay giở sách ra) là được (!) Huyên thuyên bao nhiêu ngày đêm cũng không hết (có điều làm mất thời gian quý báu của người đọc mà thôi!) . Theo tôi, tôi luôn quý trọng người “nói ít/ làm được nhiều”! (hoặc “Tri hành hợp nhất”). Ghét kẻ ba hoa…

 

5. Sáng tác theo “cảm tính” – theo Anh là không tốt – không có tương lai ư ? Theo quan điểm của tôi – “cảm tính” (hay là kinh nghiệm xúc cảm nhạy bén trước cuộc sống) là rất quan trọng – nếu không muốn nói là ưu tiên hàng đầu cho mỗi tác giả. Còn chuyện “lý luận / phê bình / căn bản tri thức văn học .v.v…” là chuyện “cần” (mà chưa “đủ”) cho một người sáng tạo! Tôi đồng ý với anh, các dẫn chứng (lấy từ các tài liệu văn học nước ngoài) của Anh rất thuyết phục – tôi biết, Anh là “một kho sách Đông – Tây”- nhưng đâu phải hoàn toàn mọi chuyện sẽ … đi theo quỹ đạo ấy – mới đúng (?). Đâu phải “từ Âu sang Á, từ Nam Mỹ sang Bắc Phi, từ Pháp quốc sang Nhật Bản (v.v.)” có như vậy, làm như vậy – theo “lộ trình” phát triển như vậy, như vậy – thì chúng ta buộc phải đi theo như vậy ? Cái bản sắc riêng của một nền văn hóa dân tộc không cho phép chúng ta mù quáng, tuyệt đối tin tưởng vào “sự phát triển” của một quốc gia nào đó. Mà chúng ta sẽ có một cách “thể hiện” riêng, con đường riêng – dầu có chông gai và chậm – nhưng tin chắc là sẽ có. Sẽ có một nền Văn học VN đổi mới, tiến bộ – theo đà phát triển chung của mọi lãnh vực của đời sống, của nhân loại. Đó là điều tất nhiên. Tôi không dám, “đoán mò” rằng sẽ “xa/ gần” – mà chỉ luôn hy vọng và tin tưởng …

 

Anh dẫn lời của Christofer Fredriksson là rất chính xác : “Ý tưởng dường như có tính tiên quyết, xem người nghệ sĩ làm gì và làm như thế nào với tác phẩm của mình, để làm sao cho tác phẩm ấy có hiệu quả nhất khi đến với công chúng”. (Tôi muốn nhắc lại là “làm sao cho tác phẩm ấy có hiệu quả nhất khi đến vói công chúng”). Chúng ta hiểu từ “hiệu quả” ấy như thế nào? . Hiệu quả, theo tôi – là có tác động, gây sự chú ý, vì giá trị nghệ thuật, tư tưởng, tình cảm mới lạ, sâu sắc mà tác phẩm đã đem đến cho người đọc. Nó làm chuyển hóa tích cực đến tâm hồn, đời sống của con người trong xã hội – trong nổ lực vươn tới “chân – thiện – mỹ” – để xây dựng một tương lai Tự Do và Hạnh Phúc hơn. (nhìn lại các “tác phẩm” tân hình thức / hậu hiện đại của xứ mình thì sao?).

 

Lại có chuyện “(…) không ít sáng tác có dấu ấn ăn may, ăn mòn vào năng khiếu “trời cho”. Một nhà thơ ăn may, thì nó sẽ đến đâu? “. Văn học là một khoa học – mà “ăn may” thì như mua “số đề” rồi – Nói vậy, là đã phủ nhận giá trị tác phẩm – và hơn thế, sỉ nhục tác giả (!). Anh lại kết luận : “(…) Đa phần nhà thơ VN luôn chịu định mệnh một bài, một tập, là thế”.

 

Theo thiển ý, cả đời sáng tác- nếu viết được “một bài” (hay “một tập”) mà có giá trị lâu dài – được lịch sử văn học ghi nhận – là đã … không hoài công rồi ! (chứ “sáng tạo” chi cho nhiều – tập này, tập nọ (v.v.) mà chẳng có con ma nào dám ngó tới cả – thì để làm gì ? – có hơn “ăn may” (!) không nhỉ?).

 

Lại thêm chuyện “(…) Nhưng ở trường chúng tôi thì khác (…)”. Tôi hiểu. Chúng tôi hiểu. Tuy vậy, thưa anh, đó chỉ là điều kiện “cần” – chưa có gì để tự hào nhiều đâu! Từ cái gọi là “năng lực lý luận nhất định” ấy – để trở nên một “người sáng tác có năng lực” là còn rất xa (chưa nói là không thể !). Đâu phải ai ra cái trường học ấy cũng là “Nhà thơ/ nhà văn” tài ba tiên phong trong công cuộc cách tân Văn học? Thực tế,  đã có khối người có nhiều thẻ, nhiều bằng – mà có làm nên tích sự chi đâu? (Lại còn “bám víu” vào “mấy thứ đó” để cao ngạo, tự đắc – mới tệ!).

 

6. Tôi có viết “không cần tuyên ngôn đao to, búa lớn” khi nghĩ rằng -  tác phẩm là điều quan trọng hơn. Tôi có dùng từ “đao trong búa lớn” là để nói lên ý nghĩ : “hãy cứ làm việc đi – cứ sáng tạo đi – cứ cống hiến đi” – chớ có “nói nhiều quá/ nói suông – gây ồn ào ô nhiễmbầu khí quyển Thơ”” mà thôi. Còn nếu có cương lĩnh, tuyên ngôn gì thêm – càng tốt chứ sao? (Nhưng mà hãy khiêm tốn, tôn trọng quá khứ, biết ơn “kẻ truyền thống”,v.v)

 

Anh viết “(…) Dị ứng với lý thuyết không gì hơn là tâm lý phản trí thức (…)”. Tại sao lại phải “dị ứng với lý thuyết” nhỉ? . Người viết (Thơ/ văn / Tiểu luận .v.v) bước đầu đi vào con đường sáng tạo VHNT (nói chung) – thì phải hiểu rõ về con đường mình đi, sẽ dấn bước chứ ? (Nếu không thì phải dò dẫm như người khiếm thị sao? ). Cái đó, người sáng tạo phải “tự trang bị” cho mình chu đáo. Đâu cần phải có bằng này bằng nọ – học ở trường này trường kia – để khoa trương – mà cốt để cho chính mình tiến bộ – bước xa hơn, vững chắc hơn… Ôm một đống “lý thuyết” đã “bội thực” – rút cuộc không tiêu hóa nỗi – để trở thành ngông cuồng, lập dị – thì nguy cho Văn học quá!

 

7. “…Chúng đâu cần tồn tại lâu dài. Đơn giản, có mặt lâu dài, chính nó tạo thành lực cản ngắn sự phát triển của Văn học” . Chúng không có mặt lâu dài – tự tan rã – và mỗi người lại tiếp tục theo “phong cách” của riêng mình ! Nhưng “chính nó tạo thành lực cản ngăn” thì chưa hẳn như vậy đâu! Ai là người đủ “khả năng” để cản ngăn văn học phát triển ? Và nó “cản ngăn” như thế nào nhỉ ? . Chuyện XD chê bai HMT là thuộc về phạm vi “nhân cách” – không thể dẫn chứng lại ở đây! Đúng như Anh nói – “… chúng lặn đi, để sẵn sàng khai sinh đợt sóng mới, đột biến và bất ngờ – góp phần làm nên hình ảnh đẹp của dòng sông…”. Đó là chuyện … ở bên Tây – còn chuyện ở xứ Ta thì “góp phần làm nên hình ảnh đẹp của dòng sông” – Còn phải xét lại (!) (xin đọc lại các bài thơ theo kiểu “Tân hình thức”- đã dẫn ví dụ ở trên).

 

8. Đúng vậy : “Đọc và thưởng thức là một chuyện, còn sáng tạo là một chuyện hoàn toàn khác”. Tuy nhiên, Anh bỏ quên “mối tương quan” giữa “đọc/ viết” rồi ! Dĩ nhiên người làm công việc sáng tạo có cái quyền thể hiện riêng, không ai bắt buộc được; nhưng cũng cần nhớ “Anh sáng tạo cho ai ? Để làm gì ?” chứ ? Không lẽ cứ “sáng tạo để sáng tạo”. Không ngó ngàng gì đến người đọc/ người thưởng thức sao? (Vậy là phải “cô độc” trên hành trình vô tận… Vì không có sự phản hồi, đồng cảm của xã hội!). “Nhưng đã là kẻ sáng tạo, bạn không được đi theo vết mòn vạch sẵn” – Thưa Anh, điều ấy đúng rồi – dẫm vào vết chân người đi trước sẽ không bằng người đi trước – nhưng đi theo lối mới nào (do mình vạch ra) sao cho tốt hơn, quang đãng hơn, xinh đẹp hơn là một chuyện cần phải bàn – phải kinh qua thời gian thử lửa và kinh nghiệm.

 

Trở lại chuyện “người đọc cần phải được đào tạo” (chữ “đào tạo” nghe không ổn!) và “chưa trang bị tri thức cơ bản để hiểu cái mới” (Thế nào là “tri thức cơ bản” ?) – Gọi là “hệ mỹ học mới” mà thô bạo, văng tục, bê nguyên xi cái “khó ngửi” vào thơ – thì thuộc “hệ mỹ học” gì – nhỉ? Tôi nghĩ, có lẽ chẳng ai chịu “đào tạo” để nhận lấy cái gọi làl “hệ mỹ học mới” như vậy cả.

Xin vắn tắt “đôi điều”. Kính chào Anh !

 

Quê nhà, ngày 3 . 5.  2008

Mang Viên Long
Số lần đọc: 3478
Ngày đăng: 07.05.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đọc Trần Dần qua thơ* - Đặng Huy Giang
Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng - Phạm Ngọc Hiền
Đôi điều về “ĐÔI ĐIỀU CẦN NÓI VỀ…” của Mang Viên Long. - Inrasara
Đôi điều cần nói về : Không có cuộc Cách mạng Thơ trong tương lai gần của Inrasara - Mang Viên Long
Đọc MÙA HOÀNG HOA của MAI TRÂM : Bỗng tôi thấy em dưới chân cội nguồn(1) - Lê Vũ
Lục bát Trần Vạn Giã :Thả thơ theo ngọn gió bay - Võ Quê
Chiêu tuyết cho nàng Hoạn Thư - Hà văn Thùy
Ngô Liêm Khoan sớm thoát “máng xối”… - Phan Hoàng
Từ Cửa mở đến Cửa đã mở * - Đặng Huy Giang
Trần Đại Nhật là người làm thơ mang hai dòng máu Hàn-Việt. - Hồ Ngạc Ngữ
Cùng một tác giả
Ngã rẽ(*) (truyện ngắn)
Bóng hạnh phúc** (truyện ngắn)
Vôi trường úc(*) (truyện ngắn)
Quán bụi (truyện ngắn)
Người chị(1) (truyện ngắn)
Dì Lucia (1) (truyện ngắn)
Chim trời (5) (truyện ngắn)
Ông ngoại tôi (truyện ngắn)
Quà nhỏ (tạp văn)
Bèo dạt, hoa trôi … (truyện ngắn)
Quà Trung thu của ba (truyện ngắn)
Giàn hoa cát đằng (truyện ngắn)
Mùa xuân đến muộn (truyện ngắn)
Gã nhà quê vui tính (truyện ngắn)
Bà ngoại tôi (truyện ngắn)
Chữ Hiếu (truyện ngắn)
Chim bay về đâu (truyện ngắn)
Bóng ngựa qua song (truyện ngắn)
Chuyện ngày xưa (truyện ngắn)
Vầng trăng khuyết (truyện ngắn)
Biển của hai người (truyện ngắn)
Chuyện xóm củi (truyện ngắn)
Dáng mộng (1) (truyện ngắn)
Lại một mùa xuân (truyện ngắn)
Ông Ba Phải (truyện ngắn)
Chim chuyền buội ớt (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn -1 (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-2 (truyện ngắn)
Chiếc cà vạt (truyện ngắn)
Tiên Thủy (truyện ngắn)
Vội vàng (truyện ngắn)
Vết son (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-3 (truyện ngắn)
Truyện ngăn ngắn-4 (truyện ngắn)
Có những mùa trăng (truyện ngắn)
Một trường hợp (truyện ngắn)
Một cõi đời riêng (truyện ngắn)
Chờ bão (truyện ngắn)
Bên trời mơ ước (truyện ngắn)
Mèo con yêu dấu (truyện ngắn)
Phố người (truyện ngắn)
Một câu chuyện tình (truyện ngắn)
Bà già khòm (truyện ngắn)
Ăn tết ở chùa (truyện ngắn)
Những kẻ tạm trú (truyện ngắn)
Quê nhà , chiều 30… (truyện ngắn)
Phút chót (truyện ngắn)
Khoảng cách (truyện ngắn)
Một Ngày Cô Độc (truyện ngắn)
Chùa Cô Ba (truyện ngắn)
Thị Trấn Êm Đềm (truyện ngắn)
Mây hoàng hôn (truyện ngắn)
Ngôi Nhà Mùa Hè (truyện ngắn)
Quán Café Tulip (truyện ngắn)
Nỗi Khổ Không Rời (truyện ngắn)
Về Lại Chốn Xưa (truyện ngắn)
Bên Tách Trà Khuya (truyện ngắn)
Sáu Bẹo (truyện ngắn)
Lộn Ngược (truyện ngắn)
Quán Bên Sông (truyện ngắn)
Tách trà cổ (truyện ngắn)