Khẳng định rằng bộ môn triết học đã cung cấp cho chúng ta một nhận định rõ ràng; nó không phải là một luận cứ mà là một chức năng của triết gia góp nhặt từ những dữ liệu làm nên và tạo một cảm thức thông thường cho lý luận. Vì nhu cầu cần thiết cho nên triết học cần có một nhận định rõ ràng với một thể chất khác biệt, điều mà chúng ta mong đợi và coi như đây là một cuốn tự điển của lý thuyết. Với tự điển chủ yếu là xác thực cụ thể, rõ ràng minh bạch / explicit. Với triết học ‘tự điển’ là xác định cái thường dùng / in-use. Luận cứ chính phải là trọn vẹn / suffice để làm nên bản tính của những gì riêng biệt và rõ nét. Ở đây chúng ta xác định cho triết học bằng một ký hiệu minh bạch / explicitly là một dấu hiệu đúng đắn trong khi đó chúng ta lại hướng đến những ký hiệu khác hoặc bằng một ký hiệu bày tỏ từ ngữ / expression mà những thứ đó được coi như đồng nghĩa đồng dạng / synonymous với nhau mà lại quên đi ký hiệu của triết học. Đồng dạng, đồng nghĩa thường được dùng ở đây như cách thức riêng tư, ký hiệu đó có hai cách cho cùng một ngữ ngôn có thể cho đó là đồng nghĩa, mà nếu như có thể thay thế qua một ký hiệu khác. Còn bằng không thì câu văn cùng một nghĩa thì gọi là đồng dạng; còn nếu như trong bất luận câu văn nào đòi hỏi phải có trong cùng một nhóm chữ để nối liền vào nhau với nghĩa khác thì cách dùng / usage lại khác nghĩa với nhau; thời chữ đưa ra, bắt buộc / entail là câu văn thuộc số nhiều ‘s’ của ‘những’ trong khi mệnh đề bày tỏ bởi ‘m’ để được giảm đi hay noi theo; mệnh đề đó ‘x’ và ‘m’ là được chối bỏ của ‘t’ và ‘m’ là nghịch lý với khẳng định –contradicts the assertion of ‘t’; trong khi ‘x’ và ‘m’ là động từ trở thành danh-động-từ của ‘ing’. Thí dụ: ‘ai xui tiền kiếp / mê những sát na’(thơ Đ.C.) là một hoán chuyển từ hiện thực tư duy đến hiện thực siêu hình. Đứng về phương diện phân tích triết học là một mệnh đề dẫn chứng thuộc về tri giác cảm thức giữa thực và ảo. Nó hoàn toàn không ăn nhập vào đâu cả mà là tương nghịch văn phạm trong đó. Cho nên triết học là xác minh thực chứng để sáng tỏ câu văn / sentence của cái ‘t’ là ‘self / tôi’ là chủ thể ẩn tàng nằm trong một câu văn có mệnh đề. Ở vị trí thi văn nó bao hàm trong ‘cõi phi’ mà mỗi khi nói phi là ngoại lệ. Không còn lý giải để minh bạch câu thơ mà trở nên nghịch lý giữa ý và lời (có thể đây là vô-nghĩa-thơ ‘nonsence poetry’(?). Vì thế thơ đã lộng hành để thi vị hóa thành thơ. Nhưng; trên lãnh vực triết học thì đây là phạm trù lý luận triết học để tìm thấy cái minh bạch ‘explicitly’ nằm trong câu văn hay câu thơ. Mặc dù xây dựng trong ý niệm vô thức nhưng trở nên chủ quan về mặt tư tưởng; có thể là siêu tưởng (transcendental) để đạt tới đỉnh cao…Như đã nói ở trên; triết học là biện minh, là dẫn chứng. là phân tích với một tư duy sáng tỏ, phản ảnh giá trị chân lý trước vũ trụ thiên nhiên và vũ trụ loài người bằng một luận cứ minh bạch, trọn vẹn (explicitly and sufficetly) thì đó là triết thuyết.Vì vậy; cần minh định giữa triết học và người triết học: viết lại triết thuyết hay dựa vào lý thuyết của triết gia để lý luận thời không phải là triết gia. Dạy học triết là lý giải hoặc bình giải như vai trò thông ngôn luận chớ không làm nên triết thuyết hay triết gia; việc làm đó chỉ là vai trò phụ giảng cho bộ môn triết học. Người giữ nhiệm vụ này nhìn xuống bằng đôi mắt khách quan hơn là vai trò chủ quan mà làm lệch hướng đi của triết học. Tác phẩm viết về triết học là lý luận cơ bản chớ không phải tác phẩm là triết thuyết. Cho nên chi giữa hai vị trí này hoàn toàn khác hẳn giữa triết học và triết gia. Một thí dụ khác: giữa J-P.Sartre và Trần Đức Thảo là đồng dạng, đồng nghĩa, đồng sàng nhưng nghĩa cử và vai trò lại khác nhau của ‘usage’ và ‘in-use’ là ở chỗ đó. Thấy được; thời mới thấy thể chất của triết học. Chức năng và nhiệm vụ của triết học là nói lên bản tính như nhiên thuộc về triết học phân tích –The Nature of Philosophical Analysis.
Đây là một minh định giúp cho chúng ta có thể thấy được một cái gì rộng lớn bao la, chứa đựng trong một ý niệm rõ ràng bằng một diễn từ thông thường, một xác định minh bạch. Đặc biệt; nó còn để lại một giá trị được ghi nhận cho một tiến trình rõ ràng ‘par genus et differentiam’, ngay cả những nhà luân lý đạo đức theo học thuyết ‘Aristotelian’như dâng trọn ở đây một điều đáng chú ý về tâm thức nghĩa là luôn luôn dành một minh định rõ ràng, một sự thể minh bạch trong cảm thức cần phải né tránh –Aristotelian logicians devote so much attention, always yields definitions which are explicit in the foregoing sence. Vậy thì trong lúc này chúng ta xác định bác sĩ nhãn khoa (oculist) như bác sĩ mắt (eye-doctor) hai từ khác nhau nhưng cùng một nghĩa thời chúng ta xác quyết rằng ‘mù’ và ‘chột’ đều có ký hiệu về mắt tức đồng nghĩa, đồng dạng nói về chứng mắt là cái gọi ‘in use / thông dụng’. Thấy được như thế tức chúng ta đã nhập vào luồng tư tưởng triết học như đã giải thích; không thuộc về xác định minh bạch nhưng thuộc về xác quyết thường dùng – not of explicit definitions, but of definition in-use. Chúng ta định nghĩa ký hiệu minh bạch / explicit và thông dụng / in-use; mỗi khi xác định được như thế thì không cần chi phải gọi là đồng dạng, đồng nghĩa nhưng bày tỏ ở đây thế nào là câu văn / sentences trong một chiếm cứ có ý nghĩa thời điều đó có thể chuyển đổi câu văn trở nên thông thường; không những chứa đựng một xác quyết tự nó mà ngay cả bất cứ những gì đồng dạng, đồng nghĩa. ‘definiendum = explicitendum’ đều được xem là trong sáng / clear đồng nghĩa / synonyms như nhau trong cùng một nghĩa. Theo dẫn chứng của Bertrand Russell gọi đây là lý thuyết mô tả xác quyết, mà thật ra không phải là lý thuyết dành cho tất cả những cảm thức thông thường, nhưng đây là một chỉ định từ mà thôi –Bertrand Russell’s so-called theory of definite descriptions which is not a theory at all the ordinary sence, but an indication of… Cái cách mà hầu hết trong những câu văn thường hay dùng thể thức ‘ vậy đó…được thôi’ / the so-and-so’ như chứng minh một xác quyết. Vì thế; mệnh đề: ‘tròn góc cạnh không thể tồn lưu / The round square cannot exist’ là như nhau cho một câu văn đồng dạng ‘không một vật nào có thể vuông vứt và tròn trịa cả / No one thing can be both square and round’ Hai thí dụ trên cung cấp cho chúng ta một thể cách về cái lối diễn tả câu văn như xác định vị trí không gian và thời gian mà những điều đó xuất hiện như sự thể của một hoài nghi hiện hữu tồn lưu; có thể ở đây cho chúng ta thấy sự kiện đã loại bỏ. Tuy nhiên; chung cục những sự việc xẩy ra là bày tỏ cho chúng ta thấy biểu thị của những gì thấy được trong câu văn và chứa ở đó một xác quyết minh bạch trong câu văn và không dính dáng gì trong bất cứ câu văn nào; mà ở đây tác giả đã hành trang cho chúng ta với một xác quyết thường dùng ‘in-use’ trong câu văn, dụng tâm của tác giả coi đây như một điểm lợi để làm sáng tỏ việc muốn bàn tới, không những chỉ cho việc khác nhưng cũng chính những gì tác giả muốn nói trong đó. Phần lớn trong thi tứ tác giả thích nói đến những chuyện đã rồi có nghĩa là xác quyết hiện hữu như sự thể đang sống dù họ diễn tả qua những cụm từ (phrase) khác nhau nhưng tựu chung cùng một nghĩa như nhau; gọi là đồng dạng, đồng nghĩa. Thứ đồng dạng này thường bắt gặp trong thơ; có nghĩa là giống nhau trong cách xây dựng hành văn cũng như ý tứ, gần như rặp khuôn, từ đó nối đuôi nhai lại, đồng dạng này không cần phải phân tích, lý luận như một giả thuyết triết lý, nó nằm ở cõi ngoài tư duy, vô hình chung trở nên lập ngôn để đưa tới thoái trào. Thí dụ: ‘tôi khóc cái chết bạn tôi’ hay ‘tôi khóc cái chết mẹ tôi’; có thể khóc khác nhau với trọng lượng của khóc; có thể vì thương bạn như thương mẹ, nghĩa tình như nhau của ‘sense-contents’ hoặc có thể thi sĩ là người nhạy cảm và sẽ có một ít mảng vô lý trong đó –will be a mere piece of nonsense mà đồng điệu?. Thi sĩ chỉ chuyển đổi ngôn từ nhưng tựu chung cùng một ý khóc. Thì đó là đồng dạng, đồng nghĩa của bi thảm thơ. Vì thế thơ là cõi riêng không dính dáng gì tới triết học và ngược lại dù rằng phát huy với tư duy triết học, nó không có phương trình cho nên không còn mạch lạc để diễn tả cùng một ý nghĩa tiếp dẫn; vì vậy họ (thi sĩ) đuổi cho kịp tư duy mà làm mất đi sự thăng bằng của câu văn muốn nói đến, để rồi đưa tới tối nghĩa, nông cạn bằng một ý thức vô thức. Cuối cùng câu văn không có tính xác quyết mà trở thành vu vơ, thậm chí không còn thấy gì trong đó; chủ quan của người viết là chỉ thấy một bản ngã duy nhất nằm ngổn ngang trong thi, văn. Đi vào thơ rồi mới thấy chân tướng nghệ thuật; nó có một cái gì ẻo lả, mị dân, ngu xuẩn mà không tìm thấy. Bất cứ dưới dạng thức nào phải là ‘explicit’ và ‘suffice’ mới thành thi văn.Triết học nêu cao tinh thần minh bạch, trong sáng là thế. Triết học không mộng mị vẩn vơ. Vì rằng; sự cố sai lầm cũng nằm trong siêu hình là hậu quả của giả sử nguyên sơ cái đó là xác quyết cho câu văn miêu tả, là ký hiệu chỉ định. Và; để hiểu một cách rõ ràng, chính xác mà những gì khả dĩ qua xác quyết của Russell; ở đây chúng ta thấy được cái không thực của lý luận. Cũng có thể đây là đoạn cuối để đạt tới thành quả bởi một cái gì là xác quyết của minh bạch trong câu văn được miêu tả. Những gì đã được yêu cầu là những gì đã được giải thích đều chứa đựng trong cách hành văn là những gì bộc bạch; đó là điều có thể cho rằng lý luận một cách hỗn độn (logical complexity) có thể làm hư hại cả ý và lời. Vậy triết học là gì? –Là phân tích để tìm thấy sự trong sáng như nhiên thuộc về triết học mà bấy lâu nay chúng ta bế tắc giữa ngữ ngôn và triết học. Nhất là ngữ ngôn đương đại.
Trong cái nhìn tổng quan; chúng ta có thể cho rằng đây là một mục đích làm sáng tỏ khoa triết học, một xác quyết làm tan biến những gì rối bời mà trước đây bùng dậy từ cái không trọn vẹn ý nghĩa để thông đạt trọn vẹn giữa ý và lời trong từng phân đoạn luận triết học. Ở đây không cần một giao thông đồng dạng, đồng nghĩa hay một ký hiệu nào hơn mỗi khi đã được đả thông trọn vẹn dù qua ngôn ngữ khác nhau nhưng chuyển dịch cùng một ý nghĩa, cùng một tính chất thuộc về triết học như nhau. Vì thế nói về ký hiệu là một hợp nhất của dấu hiệu dùng như chỉ định với một cách khác hơn trong một hình thức đưa tới cảm nhận và trong cái ý nghĩ quan trọng đó dấu hiệu làm cho cảm thức vừa ý (sense-content), sự lý này thường chuyên chở đến trong ý nghĩa văn chương. Nhớ cho; không phải nói rằng ký hiệu là một thu tập, hoặc hệ thống của những cảm thức thỏa mãn –is not to say that a symbol is a collection or system of sence-contents. Và; đây là khái niệm của ký hiệu đồng dạng, đồng nghĩa như một lưu ý giữa nghĩa và lời; chúng ta có thể giải thích về bản tính tự nhiên thuộc về thiết kế cho một lý luận có nghĩa là chúng ta đang giới thiệu về ký hiệu, một biểu thị luân lý đạo đức về yếu tố cấu thành của những gì dựng nên trong cùng một tương quan đồng dạng. Người ta nhìn đây là thực thể của lý luận, chớ không nhìn đây là một luân lý xây dựng qua một sự thể hư cấu mà bằng một giải thích cụ thể cho một ý niệm tương quan cho một kiến trúc xây dựng luân lý, có thể đem lại một ý nghĩa trong sáng, một ngữ ngôn xác thực. Kết quả cho ta một xác quyết bằng ngữ ngôn ký hiệu ‘cái bàn’ là ký hiệu thực thể không thể nhầm lẫn giữa cái bàn với cái chén, nó rõ ràng qua ký hiệu, nó đứng trong vị trí đồng tình của cảm thức không cần chi phải nói là minh bạch / explicitly, nhưng lại là cái thông thường / in-use mỗi khi dùng đến. Minh bạch và thông thường: ‘bây giờ tôi đang ngồi ở phiá trước cái bàn’ là một hiện hữu vừa chủ thể, vừa vật thể rõ ràng. Có thể; trong nguyên tắc đó thì chuyển dịch trong cùng một mệnh đề mà điều đó không cần nói tới cái bàn nhưng ở đây chỉ là một cảm thức vừa ý. Đó là lý luận để nhận ra hiện hữu giữa người và vật với một ý thức phân định rõ ràng và chuẩn mực. Vì khi nói đến khách thể một cách chắc chắn của a,b, c,d, đ,…như một yếu tố xác nhận của chủ thể và sau đó ‘e’ hiện hữu tiếp nối như một cấu thành …c đi theo đ, s đi theo z, h đi theo m ; thời chúng ta có thể giải thích rằng bản chất tự nhiên của luân lý cấu thành và nói lên lời giới thiệu ký hiệu của tên gọi, có thể cho chúng ta một ý thức về sự tương quan giữa mỗi nhân sự một cách đơn giản và thông dụng ‘in-use’; đặc biệt trong ngữ ngôn tiếng Việt có những đồng dạng nhưng khác nghĩa. Thí dụ: Lý Văn Bê thợ mộc và một Lý Văn Bê nhà văn ; đó là thiết kế cá tính đồng dạng nhưng không đồng chất. Lỗ Công Sô nhạc sĩ khác Lỗ Văn Sô thi sĩ, tuy Lỗ đồng nghĩa nhưng không đồng chất và cũng không đồng dạng. Ngoại trừ bí danh hay ẩn danh thì mặt thực của đồng dạng không còn hiện hữu. Dựa vào khoa tâm lý thì triết học phân tích khiá cạnh này là thứ xây dựng hư cấu vật thể là một cái gì ngoài cá tính con người –a logical construction out of individual people… tuy nhiên đồng dạng trong cùng một thể cách, cá tính đó cùng một bản lề, đóng chốt, rặp khuôn không còn gì là khác lạ mà trở thành đồng dạng thông thường không có chất ‘explicit definitions’ nằm trong đó thì chắc chắn không có tính sáng tạo để đứng riêng trong dạng thể của ‘logical construction’ mà đứng ngoài của cảm thức vừa ý ‘out of sense-contents’ mẫu thức này thường gặp ở những nhà thơ bình thường mà họ quen dùng ‘in-use’ trong văn chương.
Đấy là sự thật mà tác giả đưa tri giác vào trong câu văn / sentence mà họ muốn sắp xếp cho một mô tả cái tự nhiên của vật thể ‘the nature of a material thing’. Như chúng ta đã sẳn sàng nhắm tới; mà đây không còn nhầm lẫn giữa những gì gọi là đồng dạng, đồng chất. Vấn đề đặc ra là cái gì tự nhiên của vật thể ? Là; giống như những vấn đề khác của hình thức, thể cách, xưng hô, vấn đề ngữ ngôn, hiện hữu đòi hỏi cho một xác định minh bạch. Mà là điểm cần nhấn mạnh để nối liền với vấn đề thuộc tri giác, được miêu tả như lãnh vực của cảm thức đồng điệu với bất cứ một xác quyết lớn lao nào. Đây là phương hướng giải quyết những gì mà bây giờ chúng ta sẽ coi đây như một ‘dung dịch’ hòa tan vào vấn đề tri giác ’problem of perception’ và sẽ phục vụ như thêm vào một hình ảnh trong sáng của phương thức phân tích thuộc triết học. Vấn đề đơn giản ở chỗ chúng ta giới thiệu đến những gì minh bạch và chính xác. Chúng ta nói rằng có hai cảm thức đồng điệu hướng tới một cái gì tương quan nhau trong khi không những khác nhau hoặc chỉ là sự khác biệt cực tính và đó cũng là sự tương nhượng lẫn nhau để hướng tới một gián tiếp khác; nhưng không có nghĩa là đồng dạng, đồng thể một cách hoàn toàn mà có thể là một liên can gần gũi để có cái gọi là cực tính khác biệt (infinitesimal differences) thì đó là lượng cực tính khác biệt. Và; vì thế quan niệm của cái gì gọi là cảm-thức-đồng-điệu, hoặc cảm-thức-kinh-nghiệm, cảm-thức-lãnh-điạ như là không thể từ chối hay chống chế mà coi như đây là quan niệm hệ phái của cái gì thuộc về giả thuyết chứng tỏ. –And; thus the notion of a possible sense-content, or sense-experience or sense-field; is as unobjectionable as the familiar notion of a hypothetical statement. Ở đây chúng ta không thể gợi hình để định nghĩa, xác quyết hoặc sờ mó vào cái cảm-thức-đồng-điệu đó mà phải coi như là cảm nhận tính chất của nó (sensible property) với một chiều dài và chiều rộng của chính nó. Nhưng chúng ta có thể miêu tả sự cố để nói lên rằng thị giác (visual) hay xúc giác (tactual) là cảm thức đồng điệu là có một cái gì sâu lắng hơn những điều khác, trong khi quá xa vời với thực tế mà cần cung cấp những gì làm nên sự trong sáng, nhớ cho ở đây không phải là ý định để đi tới một xác quyết vấn đề mà là lý giải đúng đắn thời mới cảm hoá được giá trị phân tích của khoa triết học; nhu cầu triết học là lãnh hội và ý thức mới phân định được sự minh bạch cho một văn chương trong sáng của hai bề mặt vũ trụ nhân sinh và vũ trụ như nhiên. Và từ đó đưa đến kết quả như thu vào niềm tin thuộc siêu hình và tạo ra chất liệu của bản chất hiện hữu hoặc dựng nên một cơ cấu mơ hồ, huyền ảo mà tất cả là nguồn cơn đem lại sự rối bời, phức tạp, hỗn độn trong những gì là tư duy cho một luận thuyết. Và những gì thiết thực cho một xác quyết thuộc triết học là làm tan biến những tư duy mông lung và không còn gì để cân nhắc, đắn đo bởi một tư duy minh bạch bình thường của những mệnh đề mà được coi là một chuyển dịch thông thường như thường có trong ‘in-use’. Nhưng ngược lại một đôi khi đó là một xác quyết minh bạch thông thường thuộc về triết học là bộc lộ cái nghĩa lý thông thường qua ký hiệu hoặc một liên hợp của ký hiệu. Do đó; người ta tránh nói triết học đã liên can tới những gì có tính chất ký hiệu, bởi; có cái gì mơ hồ, tối nghĩa trong ‘nghĩa lý / meaning’ dẫn đến phán quyết vô phân biệt mà gần như vô lý của nghĩa lý đó; cũng là kết quả do triết học yêu cầu bằng một ý niệm của việc chuẩn mực mà ra. Thực ra đây chỉ là một thăm dò thực nghiệm. Một nguyên tố quan trọng trong vấn đề xã hội học và trong việc thực hiện thuộc về khoa học nhân văn, khoa ngôn ngữ học nhưng đây hoàn toàn riêng biệt từ những dự phóng thăm dò để kết thành triết học như một thực dụng của những gì là ký hiệu, những gì là đồng dạng, đồng nghĩa và đồng điệu phát sinh từ trong ngữ ngôn mà ra.
Tóm lại; đây là một chỉ định từ ngôn ngữ, một thứ triết học nghe qua cầu kỳ nhưng là một mô tả giản đơn, một thu tập từ những gì xác quyết minh bạch và cũng là một đánh giá cao cho một giá trị ngôn ngữ; minh bạch tùy thuộc vào một điều gì duy nhất, độc quyền vào những gì có thể tương hợp được với những gì được coi là qui ước, tập tục. Trong mọi trường hợp; xác định là chiếm cứ được từ những tiếp nhận của lãnh hội làm nên. Và; điều kiện cần thiết của việc thực dụng về những gì đã xác quyết minh bạch, có nghĩa rằng những thẩm quang của triết học là trong sáng (clarification); đó là những gì có thể làm được, thiết tưởng đây là một hiện hữu tồn lưu của dữ kiện cho một thông tin tương xứng với những gì đã nêu ở trên là những gì đã khẳng định. Nhìn đây như một đánh dấu của tiến trình phân tích một ngữ ngôn là một cái gì tạo nên thuận lợi cho hai bề mặt đồng dạng, đồng nghĩa một cách rõ ràng, chính xác không còn là nhầm lẫn giữa hai sự việc; nếu ở đây có thể dùng / use hay thường dùng / in-use cho phân định của thể thức tạo ra hệ thống ký hiệu mà những thứ đó như cảm thức thiết kế , cảm thức đồng điệu cũng như cảm thức kinh nghiệm mà ra. Actually carrying out such an analysis, has subsequently show that a language can without self-contradition be use in the analysis of itself. Nói cho ngay việc phân tích này như vẫn còn tiếp nối theo nhau để tỏ ra ở đó một ngữ ngôn mà tự nó không còn tương phản để xử dụng cái nghĩa phân tích của chính nó. Đó là những gì muốn nói lên đây như một bản tính nhự nhiên về triết học phân tích ./.
(ca.ab.yyc. 1/10/2014)
SÁCH ĐỌC:
-’Language Truth and Logic’ by Alfred Jules Ayer. Dover Books On Western Philosophy. Dover Publications,Inc New York. USA.
- Aristotle’s Theory Of Poetry and Fine Art by S.H. Butcher. Dover Publication, Inc New York. USA.
TRANH VẼ: ‘Chân Dung Rodin Auguste / Rodin Auguste’s Portrait’ Trên giấy cứng. Khổ 12’ X 16’. Acrylics + India ink. Vcl#1102014.
* Rodin Auguste (1840-1917) Điêu khắc gia Pháp. Nổi tiếng thế giới với những tác phẩm để đời. Khai sáng kỷ nguyên hiện đại điêu khắc.