Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
29.209 tác phẩm
2.770 tác giả
438
127.435.110
 
A voyage to Cochinchina, in the years 1792 and 1793 [Chuyến đi đến nước Việt Đàng Trong vào các năm 1792 và 1793]
Hồ Bạch Thảo

 

 Tác giả: Sir John Barrow

 

Chương 11.

Advantages of a commercial intercourse with Cochinchina.

(Ưu điểm về giao dịch thương mại với nước Việt Đàng Trong)

 

2. Ancient commerce with Cochinchina-Reason of its decline owing to the ill conduct of Europeans-An extraordinary intance of cruelty-Chinese trade to New Holland-Superior advatages resulting from the early knowledge of the compass-An objection to its antiquity answered-An opening for Great Britain to revise the trade of Cochinchina.

(Thương mại thời cổ đại với nước Việt Đàng Trong - Nguyên nhân suy thoái do hành vi sai trái của người châu Âu - Một trường hợp tàn ác phi thường - Thương mại của Trung Quốc với Tân Holland [Úc Châu] - Những lợi thế vượt trội có được nhờ kiến ​​thức sớm về la bàn - Một lời phản đối về tính cổ xưa của nó đã được giải đáp - Một cơ hội để nước Anh xem xét lại hoạt động thương mại với nước Việt Đàng Trong.)

 

Tình trạng buôn bán tại nước Việt Đàng Trong [Cochinchina] trong năm 1793 không phải là mục tiêu quan trọng cho bất cứ nước nào. Cuộc nỗi dậy mới đây và tình trạng thiếu yên ỗn trong nhiều năm lan tràn trong quốc gia bất hạnh này, cũng không ngăn được người dân đeo đuổi canh nông và buôn bán. Một ít thuyền junks hàng năm đến Hội An [fai-foo]; một đôi khi có tàu các nước trung lập, và thuyền Anh dưới ngọn cờ trung lập từ châu Âu, nhiều thuyền Bồ Đào Nha từ Ma Cao chở các hàng bị từ chối tại thị trường Trung Quốc, hình thành nên phạm vi thương mại. Nhưng dưới chính quyền hiện tại ỗn định, đất nước phì nhiêu, khí hậu tốt, sẽ mau trở lại thịnh vượng như trước kia.

Mức độ thương mại của một số năm không lâu về trước; một phần có thể thu thập được từ những phúc trình của các nhà hàng hải Âu Châu. Trong một chuyến hải hành cướp biển phi thường của Mendez Pinto (1), ông ta đi thuyền đến Ấn Độ vào năm 1537; một phúc trình đưa ra về chuyến đi với người bạn, Antonio De Faria, dọc theo bờ biển nước nước Việt Đàng Trong như sau “Sau khi đi qua đảo Pulo Campello [cù lao Chàm], tại vĩ tuyến 14.20’, ông ta kể tiếp “họ đến Pulo Capas, tại đây thấy một hạm đội 40 thuyền Junk lớn, với 2 hoặc 3 bong tàu trên sông Boralho (Varella trên bản đồ), và Faria đã đi và khám phá thấy một hạm đội khác khoảng 2.000 thuyền buồm lớn, nhỏ, thành phố bao quanh bởi tường với khoảng vài ngàn nhà.” Thực sự, người ta bảo rằng trước cuộc nỗi dậy cuối cùng của Trung Quốc [năm 1650 khi nhà Thanh lật đổ nhà Minh], hàng năm có 200 thuyền junk đến buôn bán tại Hội An; có khả năng nơi này là “thành phố bao quanh bởi tường” do Faria kể lại. Thương mại và hàng hải từ Trung Quốc đến nước Việt Đàng Trong từ đó đi xuống, một phần do bởi sự thay đổi lớn trong việc buôn bán của các nước từ đông bán cầu, sau khi khám phá con đường vòng quanh Hảo Vọng Giác [ Cape of Good Hope]. Nhưng cũng có khả năng do một nguyên nhân mạnh mẽ khác, đã góp phần ở mức độ không nhỏ, đẩy người Trung Quốc cần cù ra khỏi kênh thương mại cổ xưa của họ. Người chỉ huy của mọi con tàu Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Hà Lan, tăng gấp đôi số tàu đi qua mũi Hảo Vọng Giác, tự cho mình có thẩm quyền bắt giữ hoặc cướp bóc tất cả các tàu thuyền trên đường đi qua, bất kể hàng hải bởi người Ả Rập, Mã Lai hay người Hoa. Chuyến đi của họ đến Á Châu coi như cuộc thập tự chinh; thi hành việc cướp bóc, gây chiến với dân bản xứ yêu hòa bình, coi như là người ngoại đạo. Những thuyền junk Trung Quốc chứa nhiều hàng quí, nên dễ bị cướp bóc. Thuyền trưởng hoặc chủ thuyền thường được ném lên bong tàu như là một kẻ ngoại đạo, vì y không chịu lập tức quì trước thánh giá, dù rằng y hoàn toàn vô tội khi từ chối những gì yêu cầu , nhưng sự thiếu hiểu biết này khiến y không được khoan hồng. Cách đối xử này tiếp tục một cách có hệ thống, cuối cùng kéo những người Hoa nhút nhát ra khỏi buôn bán thường lệ. Và tôi lấy làm buồn khi thấy rằng việc hàng hải thời xưa của nước ta [nước Anh] cũng không miễn trừ khỏi hành động đáng xấu hổ đó, và trong một số trường hợp đã phạm tội tàn ác không đáng có và không cần thiết, đối với những người dân vô hại này. Trong những hồ sơ của nhà máy, được thiết lập tại Bantam (2) thời Nữ hoàng Elizabeth (3) phúc trình vắn tắt cuộc hành hình người Trung Quốc sau khi bị kết tội chết; được đánh dấu bằng những đặc điểm man rợ khủng khiếp đến mức khiến trở nên khó tin. Toàn bộ sự việc được Mr. Scott, bấy giờ là người đứng đầu nhà máy, kể lại chi tiết vì ông ta có vẻ tham vọng muốn được coi là một người có năng lực và là một chuyên gia hành quyết; nên sẽ không công bằng với danh tiếng của ông Scott nếu chỉ dùng lời của chính ông ta "Chúng tôi đã tra tấn y" ông ta nói "Bởi vì khi chúng tôi đặt thanh sắt xuống, y đã phủ nhận tất cả, nhưng khi bị tra tấn, y đã thú nhận lần thứ hai. Sáng hôm sau chúng tôi đưa y đi hành quyết, khi đi qua qua cửa người Javans (4) chửi y (dân Javans rất vui sướng khi thấy người Trung Quốc bị hành quyết, cũng như người Trung Quốc vui khi thấy Javans chết), y đáp trả rằng ‘Người Anh giàu, người Trung quốc nghèo, vậy tại sao họ không ăn trộm người Anh, nếu có thể làm được?Ngày hôm sau viên Đô đốc (Sir James Lanscaster) đem một tên trong bọn đó đến cho tôi; cũng theo một cách như tên kia, y quyết định không thú nhận bất cứ điều gì với chúng tôi. Y bí mật trốn  rồi bị phát giác, và chính y là người đốt nhà chúng tôi. Y làm nghề thợ bạc, thú nhận với viên Đô đốc rằng y đã cắt nhiều đồng rial [tiền Iran] và cũng đúc một số đồng tiền giả. Một số điều y tự nói với mình liên quan đến vấn đề của chúng tôi, nhưng không nhiều, nhưng y không khai gì cả. hành vi u ám, y lại đốt nhà chúng tôi, nên tôi đốt y bằng kim loại sắc ngay dưới móng ngón cái, ngón tay, ngón chân làm cho móng bị tước ra. Y không chớp mắt vì sự trừng phạt này,  tôi nghĩ rằng bàn tay và chân y đã tê cóng vì bị trói, vì vậy tôi đốt y tại tay, cánh tay, vai và cổ; nhưng cũng không có tác dụng gì , với cái giũa bằng sắt, chúng tôi xé thịt và gân. Sau đó tôi bảo họ bắt y nằm nghiêng trên vỉ sắt nóng, vặn chặt sau đó thình lình giật ra, tất cả ngón tay, ngón chân của y bị vỡ ra; nhưng tất cả sự việc đó không làm cho y rơi nước mắt, không lắc đầu, không múa tay múa chân;nhưng khi bị đòi hỏi trả lời, y quì xuống, ngậm lưỡi giữa hàm răng, đập cằm vào đầu gối để che dấu. Sau khi tất cả cố gắng trên thất bại, tôi đặt y trở lại  phiến sắt; lúc này đàn kiến xung quanh với số lượng lớn, bò vào chỗ bị thương hành hạ y, tệ hơn là việc chúng tôi làm, sự việc có thể thấy được qua cử chỉ khổ não của y. Sĩ quan nhà Vua muốn tôi bắn chết y, tôi bảo họ tên xấu xa này chết thì quá sướng; và nói thêm rằng trong nước ta quí ông hoặc người lính phạm tội xử tử, rồi y cũng bị bắn, vậy y được làm bạn với những người này sao! Nhưng họ hứa việc hành quyết được thi hành một cách hung dữ hèn hạ nhất. Rồi họ yêu cầu gấp, nên chiều hôm đó chúng tôi đem y đến cánh đồng, buộc vào cái cọc. Viên đạn đầu tiên làm văng thịt ở cánh tay và xương ra. Viên thứ hai vào ngực chỗ gần vai, khiến đầu y gục xuống, nhìn vào chỗ bị thương. Viên đạn thứ ba do người chúng tôi thực hiện, cắt đầu đạn thành 3 phần, bắn vào ngực theo hình tam giác, khiến đầu y gục xuống theo giây buộc trên cọc. Nhưng rồi chúng tôi và người Flaming (5); đã bắn y hầu như mọi nơi, trước khi bỏ đi.”

Nếu vậy thì người Anh, với tất cả những tệ nạn của họ, đã thiết lập nhân cách cho nhân loại mọi lúc mọi nơi; có thể phạm tội tàn bạo quá mức như vậy đối với những người lạ không được bảo vệ, những người trong số các quốc gia phương Đông có thể được so sánh với người Do Thái ở phương Tây; thì tại sao có thể không cho rằng cách đối xử của họ là do những người châu Âu không có nhiều nhân vật yêu sách về lãnh vực này? Hèn chi thời đó những tàu buôn bán bị săn đuổi kinh hoàng ra ngoài biển, vì những hành động vô lý như vậy. Và sự buôn bán vì lý do này hay nguyên nhân khác đã chuyển sang đường biển khác, và có lẽ giảm thiểu nhiều, nhưng không bị tiêu diệt hoàn toàn.

Một phần sự buôn bán đó có mục đích là tìm kiếm trong cụm đảo dọc theo bờ biển nước Việt Đàng Trong, một mặt hàng xa xỉ có nhu cầu cao ở Trung Quốc, Tripan hoặc Bischos da mer [Sea bugs, sâu bọ biển]  mà tôi đã nói đến, sớm phát hiện ra một nguồn nguyên liệu thô ở một phần khác của phía đông mà nhiều năm qua người châu Âu hoàn toàn không biết đến, mặc dù họ đã nghiên cứu ở hầu hết mọi nơi trên vùng biển đó. Hạm trưởng Flinders (6) là người đầu tiên khám phá miền bắc bờ biển New Holland [Úc Châu], thấy được vùng vịnh Carpentaria [bắc Úc], rất bất ngờ khi có sáu thuyền buồm pro của người Mã Lai từ Macassar (7) ở dưới đáy vực này, mục đích của họ có vẻ là để mua những hàng ốc sên biển, hoặc như  Hạm trưởng Flinders gọi là sea sucumbers. Ông ta biết được từ vị chỉ huy rằng chúng là một bộ phận của 60 thuyền buồm, đã làm chuyến đi đều đặn hàng năm với cùng một mục đích trong vòng 20 năm. Thấy rằng những hàng hóa mang đến đảo Timor (8), tại đây họ gặp lái buôn Trung Quốc; sau khi mua hàng, người Trung Quốc chuyển sang thuyền junk, rồi đem về bến cảng tại miền nam Trung Quốc. Giá cả người Trung Quốc trả cho Mã Lai là 20 Spanish Đô La cho 1 pecul, nặng 133 1/3 pounds; tính ta rằng 1000 ốc sên biển nặng 1 pecul, và 100 peculs tương đương cho một thuyền pro. Lại biết rõ rằng với mục đích chuyên chở và thu hoạch vật biển, mỗi thuyền pro cần  16 đến 18 người. Một vài người phải cạy nó từ đá, vài người tách nó ra, rửa nó bằng nước sạch và luộc, một vài người dùng củi xanh hun khói sấy khô, giống như cách sấy cá herring [cá trích] đỏ.    

Người Trung Quốc không đích thân đến bờ biển New Holland [Úc Châu] và thu hoạch ốc sên biển; nhưng không có bằng chứng là họ không biết hàng hành đến vùng biển này. Trái lại còn biết rằng họ rất quen với sự bất tiện mà chuyến đi phải gặp, bởi sự kéo dài không tránh được của gió mùa trong vòng 6 tháng. Có thể ngoài câu hỏi khá hợp lý là liệu họ có ghét nước lạnh hay không, mà trong một tác phẩm khác tôi đã có dịp lưu ý; liệu họ có từng là người đánh bắt những loài động vật này hay không, vào thời điểm họ tìm đến bờ biển nước Việt Đàng Trong với tư cách là thợ lặn không kém chuyên môn so với những người ở bờ biển Ceylon [Sri Lanka], xuống tìm ngọc trai hoặc hàu như thường lệ, cũng được yêu cầu tách những con sên biển ra khỏi những tảng đá mà chúng bám vào dưới đáy biển.

Thực sự có điều ít nghi ngờ rằng người Trung Quốc từ lâu đã làm quen mọi phần của thế giới phương Đông; và trong thời cổ đại, khi phần lớn châu Âu vẫn còn ngu dốt man rợ, dân tộc đặc biệt này đã thực hiện tăng cường buôn bán tại đông bán cầu, và hàng hành tàu thuyền ra khỏi giới hạn hành trình của châu Âu hiện đại. Với kiến thức sớm về phẩm chất đặc biệt của nam châm, đem áp dụng những kiến thức này vào mục đích hàng hải, họ đã nắm giữ được ưu thế, không có quốc gia nào khác mà chúng ta biết trên khắp thế giới có may mắn được hưởng, cho đến tận những thời đại sau này. Khi Vasco de Gama (9) gặp những người Mahommedan tại bờ biển Phi Châu, trong những ngày đó họ là những người giác ngộ nhất trong lãnh vực khoa học; họ có bản đồ, dụng cụ đo sao, bảng thiên văn, nhưng chưa có nam châm. Người Ả Rập không có nó vào thời điểm này, và nó không bắt nguồn từ chính họ, cũng không được họ vay mượn từ bất kỳ quốc gia nào ở phương đông, gần như có thể suy ra một cách an toàn từ cái tên mà nó  mang trong ngôn ngữ của họ, el boussola [compass, nam châm], và từ đó là dạng Âu châu. Có vẻ như trong nhiều trường hợp bất thường và khó giải thích rằng, nếu người Trung Quốc được biết đến là đã giao thương với người Ả Rập, đã thực hành sử dụng nó, thì người Ả Rập sẽ không thể không sử dụng một công cụ mang lại cho ngành hàng hải lợi thế không thể tính toán được như vậy. Tuy nhiên, không có nghĩa là người Ả Rập đã học và thông minh như họ chắc chắn đã làm, nhưng họ đã có mối liên hệ rất mật thiết với người Trung Quốc từ lâu, mà không khám phá ra đức tính của kim nam châm.

 Trước hết, người Trung Quốc không phải là những người giỏi giao tiếp: họ mang theo sự khinh miệt dân tộc đối với người nước ngoài ở bất cứ nơi nào họ đến, tránh mọi sự giao tiếp thân mật ngoài những gì cần thiết để đạt được mục đích theo đuổi của họ.

Thứ hai, một nhà hàng hải Trung Quốc không chỉ coi từ tính là kim chỉ nam để định hướng cho con đường của mình qua đại dương mà còn tin rằng tinh thần mà chuyển động của nó chịu ảnh hưởng chính là vị thần bảo vệ con tàu của mình, và phù hợp với quan điểm của y, dụng cụ thiêng liêng này luôn luôn được cất cẩn thận trong tủ ở phía đuôi tàu khi ở cảng, cùng nơi cất giữ các vật dụng thiêng liêng khác của tôn giáo, và y luôn  luôn muốn đuổi những người lạ ra khỏi đó. Với sự cẩn thận như vậy, kim từ được bảo vệ khi tàu sẵn sàng khởi hành từ cảng, và vẫn được tiếp tục tốt hơn so với tính cách thiêng liêng của nó. Sau Khi quyết định cuộc hành trình, hướng đi đến cảng sắp tới được xác định; đĩa nam châm đặt trên cát ở vị trí mà ký tự biểu thị một phần tư đường chân trời mà cảng nằm có thể trùng với kim nam châm. Cứ như vậy tiếp tục trùng hợp thì thuyền đi đúng đường, và mục đích của người lái tàu trong mọi trường hợp là duy trì vị trí này càng gần càng tốt và ghi lại sự sai lệch so với vị trí đó, để có thể đưa tàu trở lại đúng hướng; do đó điều quan trọng nhất là không có kẻ xâm nhập nào được tiếp cận nơi đặt hộp la bàn.

Thứ ba, có thể thấy rằng bản chất của kim nam châm là như vậy, rằng ngay cả khi kiểm tra kỹ lưỡng cũng không thể giúp thợ máy khéo léo nhất chế tạo ra một kim khác từ kim nam châm, trừ khi anh ta có kiến ​​thức trước về cách truyền tính chất từ ​​tính vào sắt. Và bất kể người Trung Quốc lạc hậu đến đâu muốn chỉ cho người khác phát minh này, chúng ta có thể dễ dàng hình dung rằng người đi biển Trung Quốc cũng không biết gì về bản chất và nguyên lý từ tính, giống như người Ả Rập. Hơn nữa, anh ta khó có thể cho rằng người Ả Rập kiêu ngạo và tự phụ tự cho mình là có kỹ năng vượt trội về khoa học thiên văn; bằng cách sử dụng biểu đồ và chiêm tinh của mình, có thể tìm đường qua đại dương không có lối đi, sẽ không có bất kỳ cảm xúc nào khác ngoài sự khinh miệt đối với cây kim nhỏ bé, gỉ sét tầm thường của Trung Quốc, đung đưa trên trục của nó, và được bao quanh bởi các vòng tròn, ký hiệu và chữ tượng hình; và rất có thể anh ta sẽ chỉ coi như một phần của thanh gỗ tôn giáo mà một mê tín dị đoan ngu ngốc đã xé toạc là thiêng liêng, và bị cản trở khi xâm nhập vào nơi đặt hộp la bàn.

Việc sử dụng kim từ tính của người Trung Quốc là rất cổ xưa, tôi đã có dịp để cập ở những nơi khác; và tôi lặp lại một lần nữa điều mà tôi cho là đủ để thiết lập thực thể rằng nếu có bất kỳ lập luận nào khác muốn chứng minh tính độc đáo của kim từ được sử dụng ở Trung Quốc cho mục đích hàng hải,  hoàn cảnh của việc họ đã đưa vào đó hệ thống thần thoại cổ xưa và được ưa chuộng nhất, chòm sao và chu kỳ của họ và nói tóm lại, sự trừu tượng của các yếu tố chiêm tinh học của họ đã góp phần rất lớn vào việc giải quyết vấn đề đó. Rằng một dân tộc rất ngoan cường với phong tục cổ xưa, và coi thường các quốc gia khác sẽ không bao giờ khuất phục kết hợp mê tín dị đoan bắt nguồn của họ, bằng cách khắc trên rìa của nó tính cách thiêng liêng và thần bí của Fo shee với công cụ được giới thiệu gần đây cùng phát minh man rợ.

Tôi đã bị thúc đẩy để nói nhiều như vậy về chủ đề la bàn Trung Quốc, từ việc biết rằng một phản đối đã được đưa ra chống lại một số nhận xét trước đó, tôi đã có cơ hội đưa ra với quan điểm chứng minh, nếu không phải là tính nguyên bản của nó, thì ít nhất là tính cổ xưa của nó. Sự phản đối này được đưa ra trên cơ sở rằng nếu người Trung Quốc đã liên tục sử dụng một công cụ như vậy vào hoặc trước thế kỷ thứ chín, khi họ tiến hành giao thương rộng rãi với vịnh Persia [Iran] điều này hẳn phải được biết đến, và nếu biết thì chắc chắn các nhà hàng hải Ả Rập đã áp dụng trong khi những người này hoàn toàn không biết gì, như đã quan sát trước đây về cực của kim từ, khi Vasco de Gama [nhà thám hiểm Bồ Đào Nha] lần đầu tiên dẫn đường vào đại dương phương Đông.

Tôi chỉ muốn tìm hiểu xa hơn về tầm quan trọng của việc buôn bán với nước Việt Đàng Trong; rằng nếu người Trung Quốc trước khi bị người châu Âu đuổi khỏi đại dương, và trước khi đất nước này [nước Việt Đàng Trong] rơi vào tình trạng thảm khốc do nổi loạn và xâm lược, có thể sử dụng hàng trăm chiếc thuyền junk lớn nhất của họ, thì có mọi lý do để cho rằng Vương quốc Anh bằng cách quản lý và địa chỉ thích hợp có thể thành công trong việc hồi sinh và tiến hành giao lưu thương mại vốn đã tồn tại từ lâu giữa hai quốc gia [Anh, nước Việt Đàng Trong]. Và dưới sự quản lý mạnh mẽ của chính phủ nước Việt Đàng Trong [Nguyễn Vương], không thể không đạt được quyền mở rộng giao lưu như trong bất kỳ giai đoạn nào trước đây.

Hậu quả có lợi đối với những người ốm trong hạm đội [tàu Lion] nhờ nguồn cung cấp dồi dào lương thực tươi, trái cây, nước sạch, bầu trời trong xanh và không khí khô ráo đã giúp chúng tôi có thể tiếp tục chuyến hành trình. Sau đó vào ngày 16 tháng 6 [1793] từ Turon [Tourane, Đà Nẵng] ra khơi, đến ngày 19 thấy các đảo Ladrone [Quế Sơn trấn, Vạn Sơn trấn, phía nam tỉnh Quảng Đông] và lục địa Trung Quốc. Chúng tôi thả neo nghĩ tại một trong các đảo này trong 2 ngày để thông tin với đại diện công ty East India [Đông Ấn] tại Macao, sau đó hàng hành qua eo biển Formosa [Đài Loan] và Yellow sea [Hoàng Hải]. Đi ngược biển này, lần đầu tiên đi vào lục địa Trung Quốc, chúng tôi sẽ có dịp trình bày tại chương khác.

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                            

Chú thích:

1.Mendez Pinto [1509-8/7/1583] là nhà thám hiểm, nhà văn Bồ Đào Nha. Ông từng qua Ấn Độ, Sumatra, Thái Lan, dọc bờ biển Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản.

2.Bantam hoặc Banten là một thành phố cảng tại đảo Java, Indonesia.

3.Queen Elizabeth 1 [7/9/1533-24/6/1603]; lên làm Nữ hoàng vào ngày 17/11/1558 cho đến lúc mất.

4.Javans: Dân tộc tại đảo Java, Indonesia.

5.Flaming: Dân tộc phía bắc nước Bỉ.

6.Flinders: Hạm trưởng Hoàng gia Anh Matthew Flinders [16/3/1774 – 19/7/1814] là sĩ quan hoàng gia Anh, đầu tiên đến Úc Châu, bấy giờ gọi là New Holland.

7. Macassar: Là thủ phủ của tỉnh South Sulawesi  tại phía nam Indonesia.

8.Timor: Đảo thuộc nước Indonesia.

9. Vasco de Gama: Người Bồ Đào Nha, ông là nhà thám hiểm đầu tiên châu Âu, đến Ấn Độ bằng đường biển.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hồ Bạch Thảo
Số lần đọc: 20
Ngày đăng: 08.05.2025
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Anh Nguyễn Hòa ơi! Lời tiếc thương từ Huế - Võ Quê
Những điểm không chính xác trong lý thuyết kinh dịch và ngũ hành - Lê Huỳnh Lâm
Saigon vẫn còn đây ! - Phan Văn Thạnh
A voyage to Cochinchina, in the years 1792 and 1793 [Chuyến đi đến nước Việt Đàng Trong vào các năm 1792 và 1793] - Hồ Bạch Thảo
Soi bóng mình... - Đoàn Quân
A voyage to Cochinchina, in the years 1792 and 1793 [Chuyến đi đến nước Việt Đàng Trong vào các năm 1792 và 1793] - Hồ Bạch Thảo
A voyage to Cochinchina, in the years 1792 and 1793 [Chuyến đi đến nước Việt Đàng Trong vào các năm 1792 và 1793] - Hồ Bạch Thảo
Tuyển tập âm nhạc Phật giáp “ Hải triều âm”: một đóng góp ý nghĩa hướng đến Đại lễ Vesak 2025 - Trần Trung Sáng
Siddhartha Tất-Đạt-Đa - Võ Công Liêm
Ba kiểu thơ đương đại - Yến Nhi
Cùng một tác giả
Biển Giao Chỉ (lịch sử)
109. Vua Lê Uy Mục. (tiểu luận)