Một tháng sau hiệp ước Munich (1), Nhật bắt đầu cuộc Nam tiến bằng việc chiếm đóng Quảng Châu, cô lập Hồng Kông khỏi đại lục Trung Quốc. Ngày 10.2.1939, bước đầu Nhật tiến chiếm các cứ điểm chiến lược ở biển Đông đảo Hải Nam gần bờ biển Đông Dương thuộc Pháp và quần đảo Sinam, Trường Sa.
Mùa Xuân năm 1939, Đức quốc xã kéo quân đến biên giới Tiệp Khắc, và ngày 13.3 năm đó, xâm nhập vào thủ đô Prague của Tiệp Khắc. Một tháng sau, ngày 7.4, quân đội Ý đánh chiếm lãnh thổ Albanie trong vùng Balcan. Các quốc gia Tây Âu yếu thế, không có phương án đối phó, đành phải quay về một số nước nhược tiểu ở miền đông để thiết lập một “phòng tuyến cuối cùng để bảo vệ hòa bình”. Ngày 13.4.1939, hai chính phủ Anh, Pháp ký với chính phủ Ba Lan một hiệp ước liên minh quân sự.
Nhưng ngày 28.4 1939, Đức xóa bỏ Hiệp ước bất xâm phạm với Ba Lan (2), và tuyên bố bãi bỏ luôn cả Hòa ước Anh–Đức (3).
Ngày 25.5.1939, Hitler và Mussolini cùng ký kết một Hiệp ước mang tên Pact of Steel (4) liên minh hai quốc gia Đức -Ý về mọi phương diện. Đức quốc xã bắt đầu uy hiếp Ba Lan và lên tiếng đòi lại hải cảng và eo đất Dantzig ở bên trong lãnh thổ quốc gia này. Chiến Tranh Thế Giới thứ hai đã khởi đầu với những đau thương tang tóc chưa từng có.
Trong khi đó, Việt Nam đang sống dưới ách thống trị của thực dân Pháp, một nước Pháp đang chà đạp các dân tộc thuộc địa và run rẩy trước sức mạnh của bọn Phát-xít Đức đang lớn dậy. Trịnh Công Sơn đã có mặt trên “cõi tạm” này trong một bối cảnh chính trị thế giới và quốc nội như thế đó.
Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939 tại Daklak, cha là Trịnh Xuân Thanh, mẹ là Lê Thị Quỳnh. Thật ra, Daklak không phải quê quán của anh, cha mẹ anh trước đây đều sinh sống tại Thừa Thiên- Huế, gốc làng Minh Hương, xã Hương Vinh, huyện Hương Trà. Thân sinh Trịnh Công Sơn là một người yêu nước, không chấp nhận chế độ hà khắc và bạo ngược của thực dân Pháp đối với đồng bào mình, nên đã có những hoạt động bí mật chống đối nhà cầm quyền Pháp, ủng hộ những lực lượng kháng chiến. Nói đúng, ông không đứng trong hàng ngũ những người Cộng Sản, mà chỉ là một người yêu nước như bao nhiêu người Việt Nam yêu nước khác thời đó. Do luôn bị mật thám của Pháp theo dõi và gây không ít khó khăn, năm 1937, ông đã lặng lẽ đưa vợ vào sinh sống ở Daklak. Ở đây, ông mở cửa hiệu may mặc Kam Tik trên đường Nguyễn Thái Học (nay là đường Điện Biên Phủ), cạnh rạp chiếu bóng Buôn Mê Thuột.
Trịnh Công Sơn không phải là đứa con đầu của cặp vợ chồng trẻ từ Huế vào đây định cư. Sơn có một người anh tên Trịnh Xuân Dương, sinh trước Sơn ba năm tại Huế, nhưng chưa được hai tháng tuổi thì mất. Trịnh Công Sơn nghiễm nhiên trở thành con trai trưởng trong gia đình họ Trịnh (5). Nhưng gia đình Sơn cũng không ở Daklak được lâu, bốn năm sau khi Sơn ra đời thì gia đình quay trở về Huế, ngụ tại Bến Ngự.
Mùa hè năm 1944, sau khi nước Pháp được giải phóng, De Gaulle và nước Pháp tự do phải đối mặt với vấn đề xây dựng một chính sách chung đối với đế chế thuộc địa Pháp trong thời hậu chiến. Chính sách cơ bản của Pháp là muốn hất cẳng quân phiệt Nhật, quay trở lại Đông Dương, tập trung vào việc tạo ra một cơ cấu chính trị, trong đó toàn thể đế chế đều được đại diện, nhưng thực chất quyền kiểm soát chủ yếu vẫn nằm trong tay các chính quyền bảo hộ.
Mùa Thu năm 1945, Trịnh Công Sơn lên sáu, tuổi cắp sách đến trường thì chứng kiến nạn đói năm Ất Dậu, Nhật đầu hàng Pháp và Cách Mạng tháng tám bùng nổ. Sơn theo học trường tiểu học Trần Quốc Toản (Thành Nội, Huế ), nhưng chỉ học ở đây một năm, rồi chuyển về học trường Nam Giao. Thời gian này gia đình Sơn ở Bến Ngự. Qua khỏi cầu Bến Ngự là đường Phan Chu Trinh, đi thẳng là đường Nguyễn Hoàng, nay đổi là đường Phan Bội Châu. Qua đường rầy xe lửa, đi thẳng lên dốc, hẻm đầu tiên bên trái có giếng nước là nhà Sơn. Nay là số 43B Phan Bội Châu, Huế.
Cũng cần nói thêm, cách nhà Sơn không xa, có hai địa điểm rất quan trọng đối với tuổi thơ của Sơn mà thỉnh thoảng Sơn vẫn nói tới trong chỗ thân tình. Địa điểm thứ nhất: quay trở lại cầu Bến Ngự, thay vì đi thẳng đường Nguyễn Hoàng, đến đường Phan Chu Trinh rẽ trái, khoảng 50 mét là đồn Hiến binh Pháp. Nơi đây là chỗ tạm giam những người bị tình nghi có tham gia hoạt động chống đối chính quyền bảo hộ. Hằng đêm, người dân sống quanh khu vực này vẫn thường nghe tiếng la hét, giẫy giụa của những tù nhân bị tra khảo, hỏi cung. Đặc biệt, phía trước bờ rào của đồn Hiến binh có một cây cóc, quanh năm trái xanh trĩu nặng. Không biết có phải vì những trái cốc xanh chọc thèm hay vì một lý do tiềm ẩn nào khác, mà đám trẻ, trong đó có Sơn, mỗi khi đi ngang qua thường tìm cách lấy đá ném vào, cho đến khi bọn Tây trong đồn xách súng ra, cả đám mới chịu bỏ chạy.
Địa điểm thứ hai trên đường Nguyễn Hoàng, qua khỏi đường rầy là một con đường nhỏ dọc theo đường xe lửa. Ngay ngã tư này, bên trái có một cây bàng cổ thụ, thân cây to lớn, tàng lá che cả một khoảng trời. Có những buổi sáng sớm, dân chúng nhốn nháo, tụ tập trước cây bàng đó để chứng kiến những xác người chết, Tây có ta có, bị chém treo ngành, đầu quoặt ngược, với hàng chữ bằng máu viết lớn trên ngực áo hay trên băng vải: “Đây là hình phạt dành cho những tên Việt gian bán nước” hoặc “Tên xâm lăng, cướp nước phải đền tội”. Những hàng chữ và hình ảnh này vẫn luôn gây sự xôn xao chú ý của dân chúng sống quanh vùng, kể cả đám học sinh nhỏ tuổi như Sơn hồi đó. Những lần như thế, trước khi đến trường, Sơn theo chân một vài đứa bạn lén lút theo dõi cảnh tượng đó, rồi tản đi một mình với những suy nghĩ có lẽ chưa được định hình…
Một thực tế khác, trực tiếp tác động đến suy nghĩ và hành động của Sơn, bắt anh phải nhìn thẳng vào sự thật lịch sử. Đó chính là cuộc đời và thân phận nghiệt ngã của thân sinh anh. Theo như lời Sơn kể thì từ 1945 đến 1949, năm năm liền, năm nào thân sinh anh cũng bị bắt giam trong lao Thừa Phủ, Huế mỗi khi tình hình có dấu hiệu biến động. “Thời gian này, tại Huế, mẹ tôi và tôi thay nhau đi thăm nuôi và năm 1949 tôi được vào nhà lao Thừa Phủ ở cùng ba tôi, một năm trước khi cả gia đình cùng kéo nhau vào Sài Gòn” (6). Nhìn thấy hình ảnh cha tiều tụy với thân thể đầy những vết đòn roi hiểm ác khi bước ra khỏi cổng nhà tù, anh đã nghẹn ngào ôm chặt lấy cha, lòng đầy đau thương và phẩn hận. Những ấn tượng đó chẳng bao giờ phai nhạt trong ký ức anh. Nó sẽ theo đuổi, bám chặt lấy anh trong cuộc sống cũng như trong sáng tác của anh sau này.
Sơn và thế hệ của anh vẫn còn quá nhỏ để hiểu biết và trách nhiệm về tất cả những biến động lịch sử đang diễn ra trước mắt.
Năm 1949, nói là “cả gia đình kéo nhau vào Sài Gòn “, nhưng thực tế, để thuận lợi cho việc khuếch trương buôn bán, thân sinh anh cho mở văn phòng giao dịch ở Sài Gòn; ông đưa Sơn, Hà vào trước, những người còn lại năm sau mới vào. Ban đầu, Sơn cùng gia đình ở đường Calmette, Tân Định (nay là Đinh Công Tráng) một thời gian, rồi chuyển đến đường Dypre (một đường nhỏ cắt ngang đường Nguyễn Trãi) và cuối cùng dọn đến đường Parinol (nay là đường Đặng Trần Côn). Vào Sài Gòn, Sơn học lớp nhất trường Hưng Đạo, Cống Quỳnh (1949-1950). Lên cấp hai, Sơn chuyển qua chương trình Pháp ở Jean Jacques Rousseau cho đến khi thi xong Brevet (1950-1954).
Khoảng tháng tám 1954, sau khi hiệp định Genève được ký kết, cả gia đình Sơn quay về Huế, mở cửa hàng Thanh Tâm ở đường Hàng Bè (Huỳnh Thúc Kháng), sau đó chuyển về số 79 B đường Gia Long (nay là Phan Đăng Lưu ) giao dịch và phân phối phụ tùng xe đạp, xe gắn máy cho các đại lý ở Huế và các vùng phụ cận.
Trở lại Huế, Sơn học ở Lycée Francais một năm, năm sau chuyển qua trường Providence (Thiên Hựu), tốt nghiệp Tú tài 1 (Bac I ) niên khóa 1955-1956. Trường Providence là một trong ba trường tư thục lớn thuộc Giáo hội Thiên Chúa giáo. Thời đó, ở Huế những ai được theo học trường Providence, Pellerin (nam) hay Jeanne D’Arc (nữ ) đều là những gia đình khá giả. Trong thời gian này, Sơn đã bắt đầu tiếp cận với những tác phẩm của Alfred de Musset, Alphonse Daudet , Anatole France, Saint Exupery v.v …
Dù học trường Pháp, được giáo dục theo chương trình Pháp, Sơn và thế hệ anh đều cùng chứng kiến đất nước bị chia cắt, sông Bến Hải làm lằn mức phân ranh Bắc Nam. Một lần nữa, anh và thế hệ của anh chưa phải là những kẻ chịu trách nhiệm trực tiếp về tình trạng đau thương đó. Bởi anh chưa đủ trí khôn để tìm hiểu lý do tại sao lớp cha anh mình cầm súng bắn vào nhau, coi nhau như thù địch.
Sau hiệp định Genève cuộc chém giết tạm ngưng không lâu, tổng tuyển cử giữa hai miền được ấn định vào năm 1956 bị hủy bỏ, máu lại tiếp tục đổ, xác đồng bào tiếp tục ngã xuống. Sơn và thế hệ của anh lớn lên trong khung cảnh tưởng như thanh bình của chế độ Ngô Đình Diệm. Tất cả đều được nuôi dưỡng, giáo dục tại miền Nam, do chính quyền miền Nam đảm nhận. Chữ giáo dục ở đây tôi dùng theo nghĩa rộng, bao hàm cả hệ thống thông tin, tuyên truyền.
Một sự thật không ai có thể phủ nhận được, đó là chính quyền Ngô Đình Diệm đã tiếp nhận nửa phần đất bên này trong tay thực dân Pháp do sự dàn xếp của người Mỹ với một xã hội mà trong đó những giá trị cũ đã đỗ vỡ, hủy hoại. Bi đát là miền Nam không tìm thấy một hệ thống lý thuyết nào thay vào chỗ trống. Thật ra, chính quyền Ngô Đình Diệm cũng đã ý thức được sự thiếu hụt đó và đã nổ lực bù đắp bằng cách xây dựng một học thuyết, nhưng thực chất học thuyết đó chỉ là một sự mô phỏng và vay mượn chủ nghĩa Nhân Vị (Personnalisme) của Emmanuel Mounier (7) .
Thực tế đã cho thấy chủ nghĩa Nhân Vị của chính quyền Diệm không đáp ứng được nhu cầu lịch sử dân tộc, không phù hợp với những biến chuyển chung của nhân loại, bao hàm như một tư tưởng chủ đạo làm nền tảng để quan niệm và tổ chức xã hội. Tuy nhiên, dù dụng tâm chủ yếu của chính quyền Ngô Đình Diệm là muốn rèn luyện cho thế hệ trẻ của mình một tinh thần chống Cộng, nhưng không thể phủ nhận nền giáo dục đó đã góp phần tạo được những ý hướng tốt đẹp như đề cao lòng yêu nước, tinh thần bất khuất chống xâm lăng và lãnh thổ Việt Nam là một dải đất hình chữ S chạy dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, chứ không phải chỉ nửa nước với hình thù kỳ dị như đã được vẽ trên các bản đồ của các căn cứ quân sự Mỹ, hay trong sách giáo khoa bậc tiểu học do chính phủ Hoa Kỳ gửi tặng vào thời kỳ đó.
Dù chỉ đề cao bằng lời nói, những bài học đó cũng có một tác dụng thật vô cùng quan trọng và lâu bền trong tâm hồn những thế hệ trẻ ở miền Nam. Hình ảnh một Nguyễn Huệ, một Hoàng Hoa Thám, một Phan đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Trung Trực v.v… vẫn là hình ảnh chói sáng với gương anh hùng cứu nước.
Suốt thời kỳ đó, Sơn và những người cùng thế hệ với anh đã bị che đậy, bị cấm đoán để không biết gì về cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ hai mà trong đó những thế hệ cha anh họ tham dự. Họ không biết gì về miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ngoài những điều mà chính quyền Ngô Đình Diệm muốn họ biết.
Sơn cũng như nhiều đứa trẻ cùng tuổi khác, đã sống và lớn lên bên sông Hương, núi Ngự. Hằng ngày, nhìn thấy vết tích trên những thành quách cổ kính, cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp, những chuyến đò ngang, những con đường chạy dài thẳng tắp với hai hàng cây long não lá xanh, những chùm phượng vỹ đỏ rực, những tà áo trắng, những chiếc nón lá nghiêng nghiêng ngày ngày cắp sách đến trường, những cơn mưa rả rích kéo dài… Bên tai Sơn vẫn nghe tiếng cầu kinh niệm Phật, tiếng chuông chùa buổi sáng buổi chiều, những câu hò nhịp nhàng từ giữa sông vọng lại càng làm Sơn đắm chìm trong thế giới mơ mộng, khát vọng của riêng mình. “Thuở ấy, tôi là một đứa bé thích ca hát. Mười tuổi biết solfège, chép lại những bài hát yêu thích đóng thành tập, chơi đàn mandolin và sáo trúc. Mười hai tuổi có cây đàn guitar đầu tiên trong đời và từ đó sử dụng guitar như một phương tiện quen thuộc để đệm cho chính mình hát ” (8).
Ngày 17.6.1955, thân sinh Sơn đã cùng với ông Lộc Lợi và ông Lê Văn Tông (em trai mẹ Sơn ) mỗi người mỗi xe trên đường đi Quảng Trị- Huế với kế hoạch mở rộng mạng lưới làm ăn. Trong khi ông đang điều khiển chiếc vespa trên đường thì bị một chiếc xe hàng đụng phải và ông đã mất mấy tiếng đồng hồ sau khi được chở đến bệnh viện.
Trước nay, tất cả kinh tế gia đình do cha anh đảm đương. Ông chính là trụ cột của gia đình. Mọi chu cấp cho anh và các em ăn học, một cuộc sống đầy đủ, có thể nói phong lưu hơn phần lớn những người cùng trang lứa với anh, nhất là ở một thành phố nhỏ và trầm lặng như Huế đều do một tay ông sắp xếp. Ngay từ thời đó, gia đình Sơn là gia đình đầu tiên có được một chiếc máy hát đĩa, khi thứ máy móc mới này bắt đầu xuất hiện. Cha mất, đối với Sơn là một biến cố quan trọng. Chính Sơn đã thú nhận:” Thời thơ ấu tôi luôn luôn bị ám ảnh về cái chết. Trong giấc ngủ hằng đêm tôi thường thấy cái chết của ba tôi” ( 9).
Trong thời gian chịu tang cha, Sơn quy y ở chùa Phổ Quang, lấy pháp danh là Nguyên Thọ. Có thể trong nỗi đau mất mát quá lớn Sơn tìm đến Phật Tổ như một sự nương tựa của tâm hồn. Thực ra, đối với Phật giáo, Sơn vốn có duyên nợ. Theo như Sơn cho biết, ngay từ thuở bảy, tám tuổi, Sơn đã có thói quen một mình mang sách vở vào vườn chùa ngồi học, đọc sách, suy nghĩ hoặc tập ngồi chép kinh Phật bằng chữ Hán. Chính tư tưởng Phật giáo đã thấm dần trong máu huyết Sơn, giúp Sơn tiếp cận và thấu hiểu được cái tâm của mình, cái tâm của người, điều khó khăn nhất trong những điều khó khăn nhất của kiếp người.
Hết hè 1956, sau khi tốt nghiệp Tú tài 1 (Bac 1) Sơn một mình vào Sài Gòn học ban triết (classe Philo) ở Jean Jacques Rousseau. Từ đây, Sơn có những chuyến đi dài. Sơn không còn ở tuổi mười lăm non trẻ để phải mơ ước làm người lớn. Sơn có thể thực hiện cái mộng “ lãng du trong người, cứ lên đường và đi. Đi để có một khoảng cách với quê nhà, với tình yêu, đi để có một cái gì để lại phía sau. Đi để có những lá thư gửi về, để có thêm những nỗi nhớ nhung, những lời than thở ” (10) .
Sơn có một đặc tính nổi bật, đó là thích “ăn ngon mặc đẹp”. Có lẽ phát xuất từ quan niệm giáo dục của mẹ Sơn, một phụ nữ mang đặc trưng Huế quý phái và đảm đang. Đối với bà, bữa cơm khi được dọn lên bàn, không chỉ ngon, nhiều món mà còn phải đẹp, màu sắc thức ăn phải hài hòa mỹ thuật. Ngay từ năm học lớp mười (troisième) áo quần của Sơn lúc nào cũng thẳng nếp, giày bóng loáng, tóc chải láng mượt. Đi chơi, đi học và ngay cả khi ở nhà, khi ngồi vào bàn ăn đều rất lịch sự, tươm tất. Thói quen đó Sơn vẫn giữ cho đến khi mất. Do đó, những khi ốm đau trên giường bệnh, Sơn không thích ai đến thăm viếng. Sơn không muốn hình ảnh của mình không đẹp trong mắt người khác, nhất là với phụ nữ. Bởi vì đối với Sơn:” Con người đẹp nhất đối với tôi là thiếu nữ, với những vẻ đẹp theo cách nhìn của tôi “ (11). Và “(…) Bởi nó ( nhan sắc-ST ) làm cho con người thấy cuộc đời là đẹp, là đáng tồn tại để ngắm nhìn. Là thật đáng sống bởi vì không thể có một lời hứa hẹn thiên đường nào đòi hỏi con người phải yêu thương hơn nơi đây. Quê hương là em. Các em làm sinh nở cuộc đời. Và từ đó cuộc đời mới biết hát ca” (12).
Ở tuổi mới lớn, Sơn cũng có những mối tình lãng đãng, sương khói, hoàn toàn không có gì cụ thể. Dường như cả thế hệ của Sơn ở Huế đều như vậy, “yêu một mái tóc , một dáng hình, mỗi ngày chỉ cần nhìn thấy mặt nhau, thấy em qua khung cửa sổ là cả ngày thấy vui. Có khi đạp xe sau lưng em mà em không biết mình là ai, vẫn thấy vui như thường “ (13).
Về mặt cơ thể, Sơn có một đặc điểm không mấy người biết. Khác với chúng ta, Sơn có đến ba trái thận. Không biết sự khác biệt này có ảnh hưởng gì đến tính cách và năng lực của Sơn? Có lẽ điều này phải nhờ đến những nhà chuyên môn giải thích.
Có một điều trái ngược với suy nghĩ của nhiều người khi bắt gặp hình hài ốm yếu của Sơn sau này. Thời trai trẻ, Sơn có một thân hình rắn chắc, khoẻ mạnh, thích chơi thể thao. Sơn không chỉ luyện tập điền kinh, mà còn học cả Vô Vi Nam đến đai nâu.
Trong chuyến về thăm nhà giữa năm học, một lần Sơn dợt chơi với Hà, em trai kế của Sơn. Hà đã tung một đòn vai, Sơn ngã xuống sàn, cùi chỏ Hà vô tình đập vào ngực Sơn làm vỡ mạch máu phổi. Sơn phải nằm dưỡng bệnh hơn cả năm trời. Đây chính là nguyên nhân chuyển biến cuộc đời Sơn sang một hướng khác. Nói như Nguyễn Du:
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Những ngày tháng trên giường bệnh, Sơn ngấu nghiến đọc Apollinaire, Marcel Pagnol, Jacques Prevert, Rabindranath Tagore, Marcel Proust v.v… trước khi đọc Nietzsche, Nikos Kazantzakis, Albert Camus, Jean Paul Sartre, Heidegger, Merleau Ponti… Sơn đặc biệt yêu thích những tác phẩm của Albert Camus, truyện Kiều của Nguyễn Du và triết lý Phật giáo. Sơn đọc đi đọc lại nhiều lần. Sơn không chỉ tiếp cận với văn học, thi ca mà còn mày mò, tìm hiểu dân caViệt Nam, âm nhạc của người da đen: blues, gospel v.v…
Sơn từng thổ lộ với một vài người bạn thân thiết của anh: “Khi rời khỏi giừơng bệnh, trong tôi đã có một một niềm đam mê khác –âm nhạc. Nói như vậy hình như không chính xác, có thể những điều mơ ước, khát khao đó đã ẩn chứa từ trong phần sâu kín của tiềm thức bỗng được đánh thức, trổi dậy” (14).
Trong một bài viết, Trịnh Công Sơn đã khẳng định con đường anh đã đi trong quá khứ: “Tôi không đến với âm nhạc như một kẻ chọn nghề. Tôi nhớ mình đã viết những ca khúc đầu tiên từ những đòi hỏi tự nhiên của tình cảm thôi thúc bên trong… Đó là những năm 56-57, thời của những giấc mộng ngổn ngang, của những viễn tưởng phù phiếm non dại. Cái thời tuổi trẻ xanh mướt như trái quả đầu mùa ấy, tôi rất yêu âm nhạc nhưng tuyệt nhiên trong tôi không hề gợi lên cái ham muốn trở thành nhạc sĩ…”
“Dạo ấy ba tôi mất, mẹ tôi ở xa, tôi một mình giữa Sài Gòn này phải tự quyết định mọi chuyện về đời mình. Cái gánh đời tuổi tác còn quá nhẹ. Có lúc tôi bỏ dở cái trò lãng mạn viết lách này với nỗi ám ảnh ngu ngốc “xướng ca vô loại”. Tôi trằn trọc đêm này qua đêm khác, ray rứt ngày này qua tháng nọ. Nhưng càng cố lãng quên thì tiếng hát trong tôi càng vang lên rõ rệt, tràn ngập cả lúc đứng ngồi, cả trong giấc ngủ.”
“ Dần dà những năm về sau, mới bắt đầu hình thành trong tôi một quan niệm rõ rệt: sống là sống với người khác và muốn có cảm thông chúng ta phải luôn luôn diễn đạt mình. Trong những cách diễn đạt bằng tiếng nói, bằng chữ viết và nhiều phương tiện khác, tôi thấy tâm hồn mình có khuynh hướng nghiêng về phía ca khúc. Trên mảnh đất nghệ thuật nhỏ nhắn này, tôi tìm thấy tự do và tôi nghĩ rằng ở đay tôi có thể bày tỏ được với người khác về những niềm vui nỗi buồn của cuộc sống” (15).
Vào thời điểm này,Trịnh Công Sơn sắp bước qua tuổi mười chín. Hành trang của anh nặng trĩu trên đôi vai và trong trái tim cả một tuổi thơ đi qua trong chiến tranh. Trước mặt anh, không gian mở rộng dần, cuộc chiến tranh tàn khốc tiếp nối sẽ phủ chụp xuống thân phận của đồng bào anh và của chính anh. Các vấn đề của cuộc sống, của chiến tranh, của con người, của thời đại đan chen vào nhau, tác động giao thoa đã hình thành nơi Trịnh Công Sơn một nhân cách đặc biệt trước khi chính thức nhập cuộc. Anh sẽ sống như thế nào và làm gì để chứng minh sự hiện hữu của mình trước cuộc đời?
Sâm Thương
Nhân giỗ lần thứ 3 của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
1.4.2004
_______________________
(1) Hội nghị Munich nhóm họp ngày 29.8.1938 giữa Hitler (Đức) , Mussolini (Ý), Neville Chamberlain (Anh) và Edouard Daladier (Pháp ). Hitler cam kết Đức không còn tham vọng xâm chiếm các lãnh thổ khác ở châu Âu.
(2) Ngày 2.6.1934, Đức và Ba Lan ký Hiệp Ước bất xâm phạm.
(3) Ngày 3.9.1938 tại Munich, Hitler và Chamberlain (Thủ Tướng Anh) ký Hòa ước Anh- Đức xác định nguyện vọng của hai dân tộc là không bao giờ muốn tiến hành cuộc chiến tranh với nhau nữa.
(4) Liên minh Đức –Ý tháng 5.1939: Liên minh chặt chẽ về quân sự và kinh tế sản xuất thời chiến.
(5) Kế tiếp Sơn là hai người em trai: Trịnh Quang Hà (1941), Trịnh Xuân Tịnh (1944) và năm người em gái gồm Trịnh Vĩnh Thúy (1947), Trịnh Vĩnh Tâm( 1950), Trịnh Vĩnh Ngân (1952), Trịnh Hồng Diệu (1953 ) và Trịnh Vĩnh Trinh (1956), em gái út.
(6) Nhiều tác giả, Trịnh Công Sơn người hát rong qua nhiều thế hệ, NXB Trẻ 2003 tr.27.
(7) Emmanuel Mounier (1905-1950) nhà triết học và nhà văn Pháp. Sáng lập tạp chí Esprit, cơ quan ngôn luận của chủ nghĩa Nhân Vị (Personnalisme), người đã ảnh hưởng lên Ngô Đình Nhu.
(8,9) Trịnh Công Sơn, Nhạc và Đời, NXB Tổng Hợp Hậu Giang,1992
(10) Trịnh Công Sơn,Trịnh Công Sơn, Tỏ Tình với cuộc sống, Sóng Nhạc, Bộ mới số 1.1999
(11) Trần Hữu Lục, Không nói được trong âm nhạc thì nói trong hội họa, Tuổi Trẻ số 212 (23.10.1990) .
(12) Trịnh Công Sơn, Hồng nhan, Phụ Nữ TP Hồ Chí Minh.Xuân 1993
(13) Trịnh Công Sơn, Bạt, Lời của Hoa Hồng, tập thơ của Trần Hữu Lục, NXB Trẻ, 1998
(14) Tư liệu chưa xuất bản.
(15) Trịnh Công Sơn, Sđd, NXB Tổng Hợp Hậu Giang, 1992
Written by Sâm Thương
PART ONE: CHILDHOOD
One month after the Munich treaty (1), Japan began the Southward march by occupying Guangzhou and isolating Hongkong from mainland China. On February 12, 1939, Japanese troops moved into strategic bases east of Hainan Island near the Indo-China seashore colonized by France, and on Sinam Island in the Spratly archipelago.
By spring 1939, the German Third Reich moved its troops to the borders of Czheckoslovakia, and on March 13 of that year invaded its capital Prague. One month later, April 07, the Italian army conquered Albany in the Balkans. The weakened European nations failing to come up with a self-defense strategy must turn back to a few smaller eastern European states to establish the “ last belt of defense for peace”. On April 13, 1939, England and France signed with Poland a military alliance accord. But by April 28 1939, Germany did away with both its Treaty of Non-Aggression with Poland (2) and the Anglo-German Peace Agreement (3).
On May 25,1939, Hitler and Mussolini signed the Pact of Steel (4) that sealed the absolute alliance between Germany and Italy. The Third Reich began to threaten Poland and reclaim the port of Dantzig Strip located deep inside Poland territory. Second World War was set in motion, engendering the most horrific destruction that ever existed.
Meanwhile, Vietnam was living under the yoke of colonialist France, a France that was crushing the indigenous people but trembling under the raising force of the German fascists. Trịnh Công Sơn had been present in this “ impermanent world” under such international and national geopolitical circumstances.
Trịnh Công Sơn was born in February 28, 1939 in Daklak, to Trịnh Xuân Thanh, his father, and Lê Thị Quỳnh, his mother. In reality, Daklak was not his hometown, since previously both his parents had lived in Thừa Thiên- Huế, as they originated from Minh Hương village, Hương Vinh hamlet, Hương Trà district. Trịnh Công Sơn’s father was a patriot who could not tolerate the harsh and savage regime the French inflicted on his people. He carried out secret activities that antagonized the French and supported the Resistance. In truth, his father did not belong to the communist movement but was simply a man who loved his country like many of his fellowmen of the time. Because the French secret service constantly watched him and caused him trouble, in 1937 he quietly moved to Daklak with his wife. Here he opened Kam Tik tailor shop on Nguyễn Thái Học street (nowadays Điện Biên Phủ street), next to the Buôn Mê Thuật movie theatre.
Trịnh Công Sơn was not the eldest child of this young couple who moved from Huế to establish a new life here. Sơn had a brother, Trịnh Xuân Dương, who was born 3 years before him in Huế but who died at two-month-old. Trịnh Công Sơn obviously became the eldest son in the Trịnh’s family (5). However, Sơn’s family did not stay long in Daklak. When he turned four, his family moved back to Huế and set residency in Bến Ngự.
Summer 1944: after France’s liberation, De Gaulle and a free France were faced with the task of building a post war policy towards its colonies. France had wanted to get rid of the Japanese military rule, returned to Indochina, and set up a political system in which all monarchies would be represented, but in substance the controlling power would still reside in the hands of the French protectorate.
Autumn 1945: as Trịnh Công Sơn turned six ready to start school, he witnessed the At Dậu famine, then the Japanese surrendered to the Allied and the August Revolution broke out. Sơn attended Trần Quốc Toản Elementary school ( Thành Nội, Huế ) for a year before transferring to Nam Giao school. During this time, his family lived at Bến Ngự. Passed Bến Ngự bridge, straight ahead on Phan Chu Trinh street one reached Nguyễn Hoàng street, or Phan Bội Châu nowadays. Then passed the railroad track, straight uphill on the first alley on the left, sat a house with a water well: Sơn’s house. Nowadays it carries the address 43B Phan Bội Châu, Huế.
Of interest were two spots not too far from Sơn’s house that played important roles in Sơn’s childhood, and of which he often recalled to his close friends. The first spot: back on Bến Ngự bridge, rather than going straight on Nguyễn Hoàng street, if one turned left on Phan Chu Trinh for about 55 yards, one would find a French garrison. Anyone suspected of carrying out anti-colonialist activities must pass through this garrison. Every night, the neighborhood would hear the screaming and agonies of the detainees being tortured. In particular, in front of the garrison stood a golden apple tree that bore green fruits all year round. Was it because of the green fruits that teased or was it because of some subconscious reasons that the children, including Sơn, would invariably throw rocks at the tree each time they passed by? They would not run away until the French came out gun in hands.
The second spot on Nguyễn Hoàng street was a small alley running parallel to the railroad tracks as one passed it. On the left of this corner stood an ancient tropical almond tree with a huge trunk and thick foliage that concealed a patch of sky. Many early mornings, agitated locals would gather around this tree to witness sights of slashed corpses, French and Vietnamese alike, hung from the tree, heads fallen backwards, with words written in blood across their chests on their chemises or on banners: “ Punishment reserved for Viet traitors” or “ The invader must pay for his crime”. Those words and sights would always attract the troubled attention of the locals as well as of the little pupils like young Sơn. In such a time, before getting to school, Sơn would follow his friends to sneak a view at those scenes, then quietly left on his own carrying thoughts that probably were still undefined…
Another reality that directly affected Sơn’s thinking and action, forcing him to face history’s verity was his father’s life and acute fate. According to Sơn, from 1945 until 1949, every year for 5 consecutive years, his father was imprisoned at the Thừa Phủ jailhouse, Huế, every time sign of social unrest surfaced. “ During this time, in Huế, my mother and I took turn visiting him, and in 1949 I got permission to join my father in the Thừa Phủ jail, one year before the whole family moved to Sài Gòn” (6). When he saw his emaciated father walked out of the jailhouse, his body ridden with gashes, in tears he would embrace his father, his heart filled with pain and hatred. Those images never faded in his memory. They would pursue him, would hang on to his life and later his composition.
Sơn and his generation were still too young to understand and bear responsibilities for the historic reality that unfolded in front of their eyes.
In 1949, although it was said that “ the whole family moved to Sài Gòn”, in reality as his father opened an office in Sài Gòn to expand his business, he took only Sơn and Hà with him, while the others would join them the following year. For a while at the beginning, Sơn and his family lived on Calmette, Tân Định (nowadays Đinh Công Tráng street), then moved to Dypre (a small street that cut Nguyễn Trải street), and finally relocated to Parinol street
(nowadays Đặng Trần Côn street). In Sài Gòn, Sơn attended sixth grade at Hưng Đạo School on Cống Quỳnh ( 1949-1950 ). Then he transferred to the French high school education system at Jean Jacques Rousseau until he passed the Brevet ( 1950-1954 )
By august 1954, after the signing of the Geneva Accord, Sơn’s entire family returned to Huế and inaugurated Thanh Tâm shop on Hàng Bè street ( nowadays Huỳnh Thúc Kháng), later moved to 79 B Gia Long street (nowadays Phan Đăng Lưu), that distributed bikes accessories to the dealers in Huế and the vicinities.
After his return to Huế, Sơn attended Lycée Francais for a year, then he moved on to Providence School ( Thiên Hựu), and graduated with the Baccalaureate I (BacI) in 1955-1956. Providence School belonged to the three biggest private schools managed by the Catholic Church. At the time, only well to do families in Huế could send their children to either Providence, Pellerin (boy’s schools) or Jeanne D’Arc (girl’s school). During this time, Sơn were exposed to work by Alfred de Musset, Alphonse Daudet, Anatole France, Saint- Exupéry etc…
Though he enrolled in the French program and was educated under the French system, Sơn and his generation witnessed his country being divided North and South at the Bến Hải river demarcation line. Once more, he and his generation did not yet bear the responsibilities of this wrenching situation. He was not mature enough to seek the reasons that led his forefathers to fire at each other and consider each other’s enemies.
Following the Geneva accord, bloodshed stopped for a while, national general election set for 1956 was cancelled, bloodshed resumed, the people continued to fall. Sơn and his generation grew up under the seemingly peaceful regime of Ngô Đinh Diệm. They were raised and educated in the South, by the southern regime. Herein, I used the term education in its broader sense that includes communication and propaganda.
The truth could not be denied: through the American arrangements, Ngô Đinh Diệm’s regime had inherited half of the territory compromised by the French domination and harboring a society in which old values had collapsed and degenerated. It was tragic that the South could not come up with any doctrine to fill the void that was left. In fact, Ngô Đình Diệm’s regime did realize the problem, and had attempted to build a dogma, but that dogma was really only an imitation borrowed from the Personnalism theory of Emmanuel Mounier (7).
Reality had showed that Diêm’s Personnalism did not meet the historic needs of the people, nor did it fit with humanity’s evolution as an all-encompassing directive serving as the foundation for conceptual and social organization. Yet, although Ngô Đình Diệm’s regime truly intended to forge a younger generation of anti-Communists, one could not denied that their education system had cultivated laudable thoughts such as patriotism, the indomitable will to fight aggressors, and the realization that Vietnam is one single S-shaped land running from Nam Quan pass to Cà Mau cape, but not the oddly shaped half nation as drawn on the American military maps or in textbooks distributed by the U.S.A at the time.
Though those lessons were hailed only in words, they nevertheless strongly impacted on the young generation’s mind in the South. Images of a Nguyễn Huệ, a Hoàng Hoa Thám, a Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Trung Trực etc. always shone as the paragon of the hero saving the nation.
For that whole period, Sơn and his generation had been blinded and forbidden to learn anything about the second resistance war against the French in which his elder’s generation had participated. They knew nothing of the socialist North, except for what Ngô Đình Diệm’s regime wanted them to know.
Sơn, like other youths of his age, grew up by the Perfume River and the Ngự Mountain. Everyday, he watched the temporal imprints on ancient palaces, the Tràng Tiền bridge with its six arches and twelve spans, the boats streaming back and fro, the long roads lined on both sided with green camphor tree and flaming clusters, the white áo dài, the tilted conical hats bedecking the way to school, the lingering rain…Still melodious by his ears, the Buddhist chanting, the temple bell resonating at dawn and by dusk, the rhythmic lullabies echoing from the river, all that had plunged him into his own dreamy world filled with longings. “ At the time, I was a little boy who loves to sing. At ten, I knew the solfege, I copied my favorite songs and bound them into books, and I played the mandolin and flute. At twelve, I got my very first guitar, and since then , I have been using the guitar as a common instrument to accompany myself ” (8).
In June 17, 1955, Sơn’s father along with MM. Lộc Lợi and Lê Văn Tông (his mother’s younger brother) rode their motorbikes from Huế to Quảng Trị, on their way to expand their businesses. As his father was manipulating the vespa, a truck hit him and he died a few hours after he was transported to the hospital.
Before, his father shouldered all the family’s needs. He was indeed the pillar of the family. All provisions for Sơn and his siblings, a comfortable life, if not affluent compared to his peers especially in a small and quiet town like Huế, all were the fruits of his father’s labor. Even at that time, Sơn’s family was among the first to own a phonograph when this machinery initially appeared on the market. The death of his father dealt a hard blow to Sơn. He himself had confessed: “In my childhood, I was obsessed with death. Many nights in my sleep I would dream of my father’s death” (9).
While in mourning, Sơn completed his Buddhist initiation rites at Phổ Quang Temple, and was baptized Nguyên Thọ. Probably because of the immense loss he experienced, Sơn took his spiritual refuge in Gautama Buddha. In truth, Sơn had had a predestined karma with Buddhism. Sơn confided that since he was seven or eight, he started the habit of going alone in the temple’s garden with his books to study, read, think or copy the Buddhist mantra in Hán. Certainly the Buddhist thoughts had imbued Sơn, helped him connect with and understand his own being as well as the being of others which is the most of the most difficult task of one’s lifetime.
By the end of summer 1956, after graduating with a Baccalaureate I, Sơn alone was sent to Sài Gòn to attend Philosophy class at Jean Jacques Rousseau School. From then on, Sơn had had many long journeys. Sơn was no longer at the tender age of fifteen dreaming of being adult. Sơn could thus fulfill his innate dream to “wander around, to just take off and move on. To move on to make room with home, with love, to move on to leave something behind. To move on to have letters to send home, to harvest more fond remembrance and grief ” (10).
Characteristic to Sơn was his liking of “fine food and nice clothing”. This feature must have originated from the schooling of his mother who was a typical Huế woman, aristocratic and dependable. With her, a meal served on the table would not only taste good and include many dishes, but also would show artistry with the colors of the ingredients blending in. Since ninth grade (French third grade), Sơn’s clothing was always neatly pressed, his shoes well polished, his hair combed sleek. Whether he went out, or was at school or even stayed at home, every time he sat at the table, his etiquette was always gracious and elegant. He kept this way until his death. That was why Sơn did not like to receive visits on his sick bed. Sơn did not wish to project an unpleasant image of him in the eyes of others, especially of women. Because in his opinion: “The most beautiful creature, to me, is woman, with exquisite features seen from my own perspective”(11). And “(…) because it (beauty-ST) inspires people to perceive life as beautiful, as an existence worth contemplating. This is worth living because there could not be promise of a paradise to love more than this world. Home is she. Because of her, life flourishes. And since then, life learns to sing”(12).
In his adolescence, Sơn had his share of fluttering misty love, but nothing was concrete. Sơn’s whole generation seemed to grow up like that: “to love a flowing hair, a silhouette, each day suffice to see her face, to see her through the window and that makes my day. At time to pedal behind her without her knowing who I am, and that is happiness” (13).
Regarding his physiology, Sơn had a peculiarity that not many people knew about. Unlike us, Sơn harbored three kidneys. Did this dissimilarity affect his characteristics and capabilities in any way? Only experts on this matter would be able to expound on it.
There was a contradiction with what people tended to think when they met the frail Sơn of late. In his youth, Sơn was a strong healthy lad who loved sports. Not only did he practice track and field but he also took up Vô Vi Nam martial arts up to the brown belt.
In a trip home from school break, one day Sơn was practicing with Hà, his next youngest brother. Hà thrusted his shoulder forwards throwing Sơn to the floor, and accidentally Hà’s elbow hit Sơn’s chest breaking the lung artery. That lent Sơn in bed for over a year to recover. This incident had altered the course of Sơn’s life. As Nguyễn Du said:
Bắt phong trần phải phong trần
Ill-fated thou shall bear ills
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Bestowed with grace thou shall live with grace
Bedridden for days and months on end, Son voraciously read Appollinaire, Marcel Pagnol, Jaques Prevert, Rabindranath Tagore, Marcel Proust etc…before he took up Nietzche, Nikos Kazantzakis, Albert Camus, Jean Paul Sartre, Heidegger, Merleau Ponti…Son particularly liked the work by Albert Camus, Kieu Epic by Nguyen Du and the Buddhist philosophy, all of which he read over and over again. Not only did Son caught up with literature and poetry, he also explored Vietnamese folksongs and African-American music: blues, gospel etc…
Son had more than once confided to his few close friends: “When I recovered, there was a new passion in me - music. Putting it this way is not quite accurate though: rather those desires, aspirations have been buried in my subconscious, and only then did it awaken and erupt” (14).
In one of his writing, Trinh Cong Son had asserted the path he had traveled: “I did not come to music by vocational choice. I remember I wrote my first compositions out of natural wants from urging feelings inside…That was in ‘56-‘57, the age of chaotic dreams, of passing naive illusions. At that so green an age like young early fruits, I really loved music but I absolutely did not yearn to become a musician…”
“ At the time, my father died, my mother was far away, alone in Sài Gòn I had to make all decision for myself. The burden of life was still so light. There were times when I altogether dropped this game of romantic composing because of my stupid obsession with being the “outcast musician”. I was sleepless nights after nights, restless for days and months. The more I wanted to forget the more distinct my music surged, overwhelming me even when I sit, when I walk, when I sleep.” “In later years, slowly in me a clear concept starts to form: to live is to live with other, and to appreciate each other, we need to constantly express ourselves. Amongst the various means of expression, oral, written and others, my soul is inclined towards using lyric music. In this modest domain of the arts, I find freedom and I think herein I can share with others the joy and sorrow of life.” (15).
At the moment, Trinh Cong Son was about to turn nineteen. He bore heavy loads on his shoulders, and his heart had spent its whole adolescence in war. Ahead of him, the world gradually unfolded, and the next vicious war was about to befall his people and himself. The dilemma of life, war, being, and of the era had intertwined and in unison had forged in Trinh Cong Son a distinctive attitude before he formally engages in existence. How would he live and what would he do to prove his own existence in the face of life?
SAM THUONG
To commemorate the third death anniversary of composer Trinh Cong Son
April 01, 2004 Translated by Vân Mai
(1) The Munich Conference took place on August 29, 1938 between Hitler (Germany), Mussolini (Italy), Neville Chamberlain (England) and Edouard Daladier (France). Hitler warranted that Germany no longer intended to invade other European nations.
(2) On June 2, 1934, Germany and Poland signed the Treaty of Non-Aggression.
(3) On September 3,1938 in Munich, Hitler and Chamberlain (England Prime Minister) signed the Anglo-German Agreement, endorsing the mutual desire of the two people never to war each other again.
(4) German-Italian Alliance, May 1939: an alliance about military and economic wartime production.
(5) After Sơn, there are two brothers: Trịnh Quang Hà (1941), Trịnh Xuân Tịnh (1944); followed by five sisters: Trịnh Vĩnh Thuy (1947), Trịnh Vĩnh Tâm (1950), Trịnh Vĩnh Ngân (1952), Trịnh Hồng Diệu (1953), and Trịnh Vĩnh Trinh (1956), the youngest sister.
(6) Many Authors, Trịnh Cơng Son, the troubadour throughout many generations, Published by Trẻ 2003, p. 27.
(7) Emmanuel Mounier (1905-1950), French philosopher and writer. Founder of Esprit Journal, the mouthpiece of Personnalism Theory, who influenced Ngô Dình Nhu.
(8,9) Trịnh Cong Son, Music and Life, Published by Tổng Hợp Hậu Giang, 1992
(10) Trịnh Công Sơn, Trịnh Công Sơn, Courting Life with Love , Sóng Nhạc, New Edition
1, 1999
(11) Trần Hữu Lục, If I cannot say it in music then I say it in painting, Tuổi Trẻ number 212 (October 23, 1990)
(12) Trịnh Công Sơn, Woman’s Beauty, Phụ Nữ TP Hồ Chí Minh, Spring 1993
(13) Trịnh Công Sơn, Introduction,Word of the Rose, poetry book of Trần Hữu Lục, Published by Trẻ, 1998
(14) Unpublished private documents
(15) Trịnh Công Sơn, Sđd, Published by Tổng Hợp Hậu Giang, 1992