Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.389 tác phẩm
2.747 tác giả
625
116.723.902

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Từ
Cảnh trong vở Vua Thánh triều Lê của Nhà hát Cải lương VN - Ảnh: Nguyễn Lộc “Nếu cải lương chúng ta có nhiều người trân quý với nghề như thế thì chắc chắn khán giả sẽ tiếp tục trân quý mình" -NSƯT Thanh Nam - trưởng Đoàn cải lương nhân dân Kiên Giang - sau khi xem xong vở Vua Thánh triều Lê đã nói như vậy.

 

 

 
 

Trong khuôn khổ Cuộc thi nghệ thuật sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2015 tại Bạc Liêu, NSƯT Thanh Nam - trưởng Đoàn cải lương nhân dân Kiên Giang - sau khi xem xong vở Vua Thánh triều Lê đã thốt lên: “Chỉ cần xem vở thôi là cảm nhận từ đạo diễn đến diễn viên họ trân trọng, yêu quý nghề của mình đến mức nào!”.

Ông nói tiếp: “Nếu cải lương chúng ta có nhiều người trân quý với nghề như thế thì chắc chắn khán giả sẽ tiếp tục trân quý mình. Tôi nói với các diễn viên của mình xem để học tập kinh nghiệm thì nên xem những vở như thế này.

Cảnh trí, âm nhạc, ánh sáng đẹp, diễn viên ca diễn nghiêm túc, từng chi tiết đều được chăm chút cẩn thận, ngay cả hậu đài chuyển cảnh cũng rất ngọt và chuyên nghiệp. Cách làm việc đàng hoàng, tử tế, luôn tìm tòi, sáng tạo để vở diễn chuyển tải một câu chuyện hấp dẫn đến người xem là thái độ rất đáng hoan nghênh trong tình hình hoạt động sân khấu cải lương khó khăn như hiện nay”.

Chia sẻ về quá trình thực hiện vở Vua Thánh triều Lê (tác giả: Lê Duy Hạnh, chuyển thể: NSƯT Ngọc Chi, đạo diễn: NSƯT Hoàng Quỳnh Mai, Nhà hát Cải lương VN), đạo diễn Hoàng Quỳnh Mai cho biết chị làm vở không chủ đích tham gia hội diễn.

Từ bé chị đã đọc quyển 

  • replique montre de luxe
  • Sao Khuê lấp lánh và yêu quý Nguyễn Trãi đến độ khi sinh con trai đầu lòng, chị đã đặt tên bé là Khuê. Từ yêu quý nhân vật, nữ đạo diễn có khao khát được một lần dựng vở liên quan đến ông.

 

Một vở diễn khác của Nhà hát Cải lương VN cũng gây ấn tượng trong cuộc thi này là Mai Hắc Đế (tác giả: Nguyễn Thế Kỷ, chuyển thể: Hoàng Song Việt, đạo diễn: NSƯT Triệu Trung Kiên). Đây là vở diễn được đầu tư kinh phí khủng khoảng 3 tỉ đồng, với sự tham gia của hơn 100 diễn viên, có lẽ cũng là vở “khác biệt” khi kêu gọi được kinh phí tài trợ bên ngoài so với hầu hết vở cải lương trước nay ở phía Bắc được làm từ tiền nhà nước.

Vẫn còn có những ý kiến khó tính cho rằng Mai Hắc Đế chưa khắc họa sâu sắc cuộc đời của Mai Hắc Đế, tuy nhiên có lẽ đạo diễn có một sự lựa chọn riêng khi muốn xây dựng Mai Hắc Đế như một bản hùng ca về cuộc chiến chống quân ngoại xâm và xây dựng đất nước.

Điều đáng mừng là trong tình hình khan hiếm kịch bản cải lương hiện nay, hai kịch bản trên đều là kịch bản được dựng mới. Vua Thánh triều Lê trước đó đã lên sân khấu kịch, nhưng lần đầu được dựng trên sân khấu cải lương. Mai Hắc Đế cũng được ưu ái viết riêng cho cải lương.

Ở phía Nam, tác phẩm Trung thần (tác giả và đạo diễn: NSƯT Hoa Hạ, chuyển thể: Hoàng Song Việt) của Hội Sân khấu TP.HCM là tác phẩm mà đạo diễn Hoa Hạ viết “đo ni đóng giày” cho NSƯT Thành Lộc.

Nhưng rồi chị quyết định dựng trước cho cải lương để tạo điều kiện cho các nghệ sĩ trẻ như Lê Trung Thảo, Lê Tứ, Điền Trung, Võ Minh Lâm, Minh Trường, Tú Sương... có cơ hội rèn nghề và thể hiện khả năng của mình trong một kịch bản sâu sắc ở một cuộc chơi lớn.

Có những đạo diễn trẻ kiên trì, miệt mài khẳng định phong cách riêng của mình. Đạo diễn Lê Nguyên Đạt khiến người ta chú ý qua từng kỳ hội diễn như vở Bến nước Ngũ Bồ (huy chương bạc Liên hoan sân khấu cải lương năm 2009), Cơn hồng thủy (Liên hoan sân khấu cải lương 2012).

Mùa giải năm nay anh chọn dàn dựng tác phẩm Cõi thiêng của tác giả Vương Huyền Cơ (chuyển thể cải lương: Đăng Minh - Hoàng Song Việt). Một vở diễn nóng hổi tính thời sự, đầy gai góc trong cuộc chiến bảo vệ rừng nhưng qua bàn tay đạo diễn có nhiều tìm tòi của anh, vở dung dị, dễ xem và để lại nhiều cảm xúc.

Đạo diễn Quốc Kiệt có tài lấy nước mắt khán giả trong liên hoan năm 2012 với vở Tiếng vạc sành (đoạt huy chương bạc) và đến với cuộc thi lần này vẫn làm người xem tốn bộn... khăn giấy với vở Đời như ý (tác giả: Bùi Quốc Bảo, chuyển thể: Hoàng Song Việt)...

Rất nhiều hoạt động biểu diễn hiện nay đang rơi vào tình trạng bão hòa, khủng hoảng, sàn diễn cải lương vốn đã khó càng khó khăn hơn. Nhân lực đầu tư tâm huyết cho cải lương cũng không còn nhiều, vì thế còn có những con người không lung lay trước tình hình chung, vẫn cần mẫn làm nghề, vẫn ưu tiên những gì tốt đẹp nhất cho cải lương là điều hết sức đáng quý.

Những ngọn lửa nhỏ vẫn âm thầm cháy khiến người ta cảm thấy ấm lòng...

Cuộc

  • fake watches for men
  • thi nghệ thuật sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2015 diễn ra tại nhà hát Cao Văn Lầu (tỉnh Bạc Liêu) từ ngày 6 đến 23-11. Cuộc thi năm nay lập kỷ lục với số lượng diễn viên tham gia lên đến 1.000 người từ 27 đơn vị trên toàn quốc với 33 vở diễn.

 

 

 

Linh Đoan - TT0