Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
765
116.620.935
 
Phêrô và Giuđa
Nguyễn Hữu An

Sau một đêm thức trắng để cầu nguyện cùng Thiên Chúa, đến sáng Chúa Giêsu kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông gọi là Tông Đồ (Lc 6,12-13). Như thế Phêrô và Giuđa là những môn đệ được Chúa tuyển chọn. Hai ông được chọn không phải để quay lưng để phản bội Thầy mà là được sống, được huấn luyện để trở thành những chứng nhân . Những năm tháng chan chứa tình Thầy trò . Cho đến những ngày cuối cùng khi Chúa bước vào cuộc khổ nạn thì hai ông đã từng bước đi dần đến sa ngã thảm thương.

 

Phêrô và Giuđa đều được kêu gọi để làm Tông đồ. Giữa hai ông không có gì cách biệt. Thế mà trong phút chốc lại có sự phân biệt rõ ràng: một người là Thánh, một người là ma quỷ.

 

Có lúc, Chúa Giêsu đã xử với hai ông như là quỹ dữ. Người gọi Phêrô là Satan (Mt 18,23; 8,33). Phêrô đã cám dỗ Chúa khi ông cố gắng ngăn cản Người dâng mình làm lễ hiến tế trên Thánh giá.

Ở caphanaum, Chúa cũng gọi Giuđa là quỹ. Chúa đã nói với các môn đệ : Chẳng phải Thầy đã chọn anh em là nhóm mười hai sao ? Thế mà một người trong anh em lại là quỹ (Ga 6,70). Chính "Satan đã nhập vào Giuđa" (Ga 13,27) trong bữa ăn tối sau cùng.

 

Chúa báo trước cho Phêrô và Giuđa là cả hai sẽ sa ngã. "Đêm nay, tất cả anh em sẽ vấp ngã vì Thầy. Phêrô liền thưa : dẫu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa thì con đây cũng chẳng bao giờ vấp ngã. Đức Giêsu bảo ông : Thầy bảo thật anh, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh chối Thầy ba lần " (Mt 26,31-34). Lập tức Phêrô phản ứng lại ngay lời cảnh cáo đó. Ông quả quyết : "Dẫu có phải chết vì Thầy, con cũng không chối Thầy" (Mt 26,35). Giuđa cũng được báo trước như thế " Người giơ tay cùng chấm một đĩa với Thầy,đó là kẻ nộp Thầy. " ( Mt 26,23).

 

Phêrô và Giuđa đã hành động bội phản mà Chúa đã báo trước. Cả bốn Tin Mừng đều tường thuật hoạt cảnh Phêrô chối Thầy. Phêrô đã vấp ngã cách thảm hại trước một đứa đầy tờ gái vô danh tiểu tốt "Tôi không biết cô nói gì …Ông thốt lên những lời độc địa và thề rằng : tôi không biết người ấy"(Mt 26, 69-74). Giuđa bán Thầy giá 30 đồng bạc bằng nụ hôn giả dối, chỉ điểm Thầy mình cho đám đông đến bắt bớ ( Mt 26,47-51).

 

Chúa Giêsu đã cố gắng cứu hai ông ra khỏi cảnh yếu hèn của họ. "Chúa quay lại nhìn Phêrô" ( Lc 22,61). Chúa gọi Giuđa là bạn " Này bạn, bạn đến đây làm gì thì cứ làm đi" ( Mt 26,50) và để cho Giuđa hôn mình " Giuđa ơi, anh dùng cái hôn mà nộp Con Người sao ?" ( Lc 22.48). Chúa nhìn Phêrô và nói với Giuđa. Như thế Chúa dùng nghĩa cử bằng mắt đối với ông này, bằng miệng đối với ông kia.

 

Cả hai ông đều hối tiếc về lỗi lầm của mình, nhưng mỗi người mỗi cách, khác nhau vô cùng !

 

- " Phêrô ra ngoài khóc lóc thảm thiết" ( Lc 22,62)

 

- "Bấy giờ, Giuđa kẻ đã nộp Người,thấy Người bị kết án thì hối hận.Hắn đem ba mươi đồng bạc trả lại cho các Thượng tế và Kỳ mục mà nói :"Tôi đã phạm tội nộp người vô tội,khiến Người phải chết oan !" nhưng họ đáp: "Can gì đến chúng tôi.Mặc kệ anh !".Giuđa ném số bạc vào Đền Thờ rồi lui ra và đi thắt cổ" ( Mt 27,3-5).

 

Giuđa đã phản bội Chúa. Phêrô đã chối Chúa. Cả hai đều đánh mất tình con cái. Giuđa không còn tiếp tục tin tưởng mình vẫn là con của Chúa nên đã thắt cổ tự vẫn. Phêrô khi ở giữa sự tuyệt vọng đã muốn nối lại mối tình đó nên thống hối với những giọt lệ ăn năn.

 

Phêrô hối hận vì yêu Chúa. Giuđa thì chỉ vì yêu mình. Giuđa đã nhận biết mình nộp máu"Người vô tội" nhưng ông không muốn ngụp lặn trong Máu Vô Tội ấy để tìm lại sự trong trắng. Phêrô cũng biết mình có tội nhưng lại muốn mình được cứu rỗi. Giuđa chọn cái chết. Phêrô chọn sự sống. Sau này Thánh Phaolô đã giải thích lòng sám hối vì yêu Chúa và sự hối hận vì ích kỷ, sự khác biệt trong thái độ sám hối của Phêrô và của Giuđa " Ưu phiền theo ý Thiên Chúa làm cho chúng ta hối cải để được cứu độ : đó là điều không bao giờ phải hối tiếc; còn ưu phiền theo kiểu thế gian thì gây ra sự chết" ( 2Cor 7,10).

Cả hai môn đệ đã được sống với Chúa những năm tháng tuyệt vời. Họ được nghe Chúa nói, được chứng kiến việc Chúa làm, được Chúa sai đi rao giảng Tin mừng Nước Trời, được làm chứng nhân cho Chúa. Bỏ lại tất cả mọi sự để theo tiếng gọi Chúa Giêsu không chút do dự, hai ông đã sống ba năm trời bên cạnh Thầy Chí Thánh. Thế mà tại sao một ông lại đứng đầu sổ các Tông Đồ, một ông lại đội sổ? Bởi lẽ Phêrô yêu Chúa, còn Giuđa chỉ vì yêu mình.

Sự khiêm hạ và lòng sám hối sâu xa của Phêrô được khởi đi từ lòng mến. Sau khi sống lại, Chúa Phục sinh đã hỏi Phêrô đến ba lần câu hỏi : "Con có yêu mến Thầy không ?" (Ga 21,15-17). Phêrô xác định cả ba lần càng về cuối càng cương quyết hơn. Ba lần chối Chúa đi từ chối nhẹ đến chối nặng thì hôm nay ba lần xác định tình yêu từ nông đến sâu. Ba lời xác định là bình minh rữa tội quá khứ. Sau ba lần Phêrô đáp lại, Chúa giao phó sứ mạng lớn lao : "Hãy chăn dắt đàn chiên của Thầy"(Ga21,17). Cuối cùng Chúa nói với Phêrô : "Hãy theo Thầy" (Ga 21,19). Phêrô chỉ chờ đợi lời mời gọi đó và lập tức lên đường theo Chúa, viết nên những trang sử hào hùng, những thiên anh hùng ca cho Giáo Hội buổi đầu.

 

Nhìn cuộc đời Phệrô, ta thấy một điều rất rõ là trong trái tim ông lúc nào cũng yêu Chúa. Ông để Chúa mắng mà không bao giờ giận Chúa. Ngay khi Chúa bảo ông là Satan ông cũng không giận. Cả khi vì sợ hãi yếu đuối mà chối Chúa ông vẫn yêu mến Chúa. Không vì tội lỗi hay yếu đuối mà Chúa bỏ ông, chính tình yêu chân thành trong tâm hồn ông làm Chúa giữ ông lại và trao phó đàn chiên của Chúa. Thánh Phêrô làm chúng ta xúc động vì ngài là một vị thánh rất người. Sa ngã nhưng can đảm đứng lên và tin yêu bước tới../.

 

Nguyễn Hữu An
Số lần đọc: 2192
Ngày đăng: 07.04.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Câu Chuyện Dịch Thuật :Bao Giờ Có Những “Dịch Trường”? - Bùi Văn Nam Sơn
Sông gốm - Nguyễn Thị Hậu
Tiềm thức Huế : Trịnh Công Sơn và tâm vô trú - Trần Hạ Tháp
Đọc sách : Ký ức văn nghệ sĩ trong đời tôi – dòng hoài niệm một thời - Trần Hữu Dũng
Biếc tình - Nguyễn Nguyên An
Thành phố sau đêm giông tố - Lê Huỳnh Lâm
Thơ và... tự tử - Đỗ Quyên
Mái ấm nhân ái, Đồng Lác-Nha Trang đi tìm những tấm lòng - Nguyễn Hữu An
Có một Tigôn như thế ? - Phương Giang
Vài ý kiến trao đổi về niêm luật của thơ tứ tuyệt đường luật - Nguyễn Đức Thạch
Cùng một tác giả
Hòa bình vĩnh cửu (tiểu luận)
Mùa Xuân Chín (tạp văn)