Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
735
116.522.272
 
Thư của Khổng Đức gởi cho Yến Lan
Khổng Ðức

Bức thư có liên quan đến bài thơ Bến My Lăng và Bình Định 1935; đồng thời cũng  mô tả qua căn nhà của nhà thơ trong chùa Ong cửa đông Bình Định trước 1945. Nên chúng tôi trích đăng sau đây để bạn đọc thưởng lãm.

 

Thành phố HCM, ngày 12-03-1991

 

Kính gởi Anh chị Lâm Thanh Lang thân mến,

 

Nhận được thư, thơ và tư liệu của Anh từ 1-3-1991. Nhất là phần tư liệu quá quý; số là trong dịp  đầu xuân Tân Mùi, tôi đã có ý muốn làm bản phác thảo về Bến My Lăng, nhưng vẫn không làm được vì không dám đoán mò. Nên khi có tư liệu của Anh cho là đủ yếu tố làm cho tôi phấn khởi để viết về Bến My Lăng . Nhưng sự đời khi nói thì dễ đến khi bắt tay vào việc mới thấy bao nhiêu trục trặc. Tôi phải quần mãi đến nay  mới hoàn thành được bài Bến My Lăng, dù chỉ ở dạng phác thảo ban đầu. Phải nghiền ngẫm lại thơ của Anh toàn bộ mà tôi có.

 

…..Khi có những tư liệu  của Anh cho,, rồi đọc lại thơ mới thấy sáng ra lắm vấn đề. Những bài nói về Mẹ, quê mẹ thật tuyệt. Tôi thử đem so bài Bình Định với bài Làng tôi của Tế Hanh, thì thấy họ Trần nặng tính cách khách quan quá, trong khi cảnh vật quê hương của Anh luôn luôn có tính cách hướng nội, tình cảm chủ quan,…

 

….Bây giờ thì gởi  ngay ra cho Anh bài viết về Bến My Lăng để Anh còn góp ý, và nếu được Anh đồng ý thì sẽ cho đăng trên báo Kiến Thức hay Văn nghệ để thăm dò dư luận  xem có phản ứng gì không. Tôi cũng đã viết tiếp một đoạn nữa nhưng không đưa vào bài Bến My Lăng vì sợ dài quá. Tiện đây trích anh xem:

 

….” Trong thơ Yến Lan cũng hay nói đến  giếng nước, tập thơ đầu của Anh cũng mang tên  là “Giếng Loạn”. Cũng không phài vô tình  mà Anh hay nhắc đến câu ca dao: “ chiều chiều mây kéo về kinh, Ếch kêu giếng loạn thảm tình đôi ta.”  Thật ra một khi đã mang tâm trạng hoài vọng thương nhớ trở về nguồn thì giếng sâu tối om om cũng là lòng mẹ đó thôi. Cái giếng cũng như cây thị và chuyện Tấm Cám như bám rể sâu trong lòng Anh.

“ Cái hẹn hai năm gấp chín rồi, Biết cây còn ngóng mãi không thôi

Thường khi trên nẻo đường công tác, động quả gì rơi ngỡ thị rơi…

…..” Về đây rêu ngỏ đã dày, Vườn xoan  lá đắng  rụng đầy giếng khơi…

 

Nhưng biểu tượng Mẹ đâu phải chỉ là nước mà còn là Đất, chúng ta cũng thường gọi là Đất Mẹ, Đất dinh dưỡng  ( la terre maternelle, la terre mère, la terre nourricière). Hơn nữa đất vẫn là nguồn sinh sản, ban cho đời hoa quả,, có biết bao liên tưởng  giữa đất và phụ nữ, Huyền thoại thế giới cũng từng nói, Trời Đất là một cặp vợ chồng, nhiều bộ lạc tin rằng Đất là bụng Mẹ nơi sinh sản ra con người , Đất và quê hương là một, nên không ai viết về quê hương  của mình sâu sắc và nồng nàn như Yến Lan. Đó là những bài Bình Định 1935, Bình định !945, Bình Định 1975-76 . Mỗi bài Bình Định mang một đặc tính riêng . Bình Định 1935 là Bình Định của tuổi thơ, đầy kỷ niệm, lắm tàn tích xưa, hình ảnh thơ mộng của một thời.

 

‘ Đây là chốn nương mây và cậy nguyệt

Đường chờ xe sông nước ước mong thuyền

Tịch dương liễu không biết mình đương biếc

……..

Ôi Bình Định hương phong trường cách biệt

Nhúng bậng khuâng trong đức hạnh sương hoa

Nhà ngơ ngẩn những tường vôi keo kiết

Nam quách sầu , Đông phố quạnh, Tây môn xa….

 

Có một giai thoại là nhà thơ Lam Giang Nguyễn quang Trứ – cũng người Bình Định cùng lứa tuổi với Yến lan- khi mới thoạt nghe hai câu đầu “ Đây là chốn….ước mong thuyền ‘ đã đập bàn hét to “ chỉ hai câu đã đủ là Bình Định rôi”, một Bình Định vắng vẻ đìu hiu của thập niên 30 của thế kỷ 20. Cảnh vật trong quê hương của Yến Lan hình như lúc nào cũng thắm thiết tình người, tình ở đây là thứ tình cảm hướng nội chủ quan…Cơ hồ như Anh nắm bắt đối tượng  rồi  lại tách rời nó khỏi cái vũ trụ ngoại tại để cùng lặn hụp trong cái ngã thâm sâu  của trầm ngâm suy tư.  Nhưng xuyên qua sự trầm tư và bằng vào thiên tư đặc biệt, anh cống hiến cho chúng ta một cái nhìn mới lạ, một sự diễn tả độc đáo về người và vật. Chính xuyên qua quá trình đó mà thấy được côi nguồn của thiên tài. Và phải chăng cũng từ vô thức bột phát nên nó luôn luôn  mang tính ẩn dụ tượng trưng. Như “ Hương phong trường cách biệt” là phong cách của trường thi Bình Định xa xưa, giờ có còn chăng  cũng chỉ là sương hoa đức hạnh với nỗi niềm bâng khâng  nhớ lại những gì đã mất….Có đặt chân đến thành Bình Định trước năm 1945 mới cảm được ý thơ của bài Bình Định 1935. May mắn cho tôi là thời trẻ  có chút duyên với Bình Định nên đã đặt  chân đến nơi này hai ba lần, đã từng dạo quanh trên bờ thành xưa. Trước ngày khởi nghĩa 1945 tôi đã ăn nằm trong  nhà Anh Yến Lan, nơi Anh gọi là :

 

Đây ta sống trong xanh nghiêm thánh thất

Đèn lưu ly hao sáng mộng tràn đầy

Lan can đổ xuống  dần từng bậc bậc

Hồn cuộn dần bậc bậc khói hương xây….

Hồn tôi loảng trên bệ vàng thếp chảy

Cùng hồn trưa quấn quýt lấy giao lân….

 

Thật ra là Chùa ông  (thờ Quan Thánh ) ở cửa Đông Bình Định Con mắt thi nhân nhìn vào đâu cũng thấy những hình ảnh giàu sang đẹp đẻ. Còn mắt tục của chúng ta thì đó chỉ là một ngôi chùa nghèo nằm trên một khoảnh đất nhỏ và khuất lấp  dưới những tàn cây to lớn, bóng mát suốt cả ngày. Bên chùa có một ngôi nhà nhỏ là chỗ ở của nhà thơ – đã có lần tôi miêu tả;”… Cảnh sống rất ư thanh bần. Muốn vào nhà phải đi qua một cái sân nhỏ, nhà xây về hướng Nam. Bàn làm việc của nhà thơ đặt ở một góc nhà bên cửa sổ, trông ra những tàu là chuối xanh xanh, Phải chăng cũng từ đấy mà có câu : “ Nhớ thương từ vườn chuối  nuối vươn đưa”. Phía sau bàn là một tủ sách nhỏ có  nhiều sách Pháp Việt, có cả Thánh kinh,, tác phẩm của Shakeaspeare, đặc biệt tôi chú ý đến những tập thơ Đương  chữ Hán mà các anh thường đọc. Trên bàn viết dưới tấm kiếng đè có lắm thơ chép tay mà tôi không dám tò mò đọc và cũng không dám hỏi về những bản thảo đó. Trong nhà trên  bệ cửa ra vào có treo một bức tranh sơn dầu không lớn lắm vẽ cảnh  cửa đông Bình Định, bức vẽ màu xám xám  hơi cũ kỹ…’

 

Tôi còn viết và ghi chép dài dài về thơ anh, lần lượt tôi sẽ gỏi cho Anh xem sau. Giờ thì thư tạm đủ tôi xin dừng viết ở đây, cầu chúc Anh Chị  mạnh vui gặp nhiều may mắn trong năm tân Mùi nầy. Kính chào.

 

Khổng Đức Đinh Tấn Dung.

Khổng Ðức
Số lần đọc: 3117
Ngày đăng: 05.10.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hỏi chuyện nghề…Nicô huyền Trang - Nguyễn Hùng
Gương hiếu người xưa - Mang Viên Long
Sao gọi là Nguỵ Quân tử? - K.Nguyên
Đất nước còn quá nhiều Vedan - Nguyễn Hữu An
Phiếm luận về Ngụy quân tử - Thí Chủ
Phần thêm của Người không mang họ - Nguyễn Hùng
Về BLao - Minh Nguyễn
Chắt chắt - ngọt ngào và cay đắng - Minh Tứ
Đà Lạt trong tôi và những điều đã mất - Đinh Thị Như Thuý
Thú câu cá lóc miền quê - Xuân Sắc
Cùng một tác giả
Nhân đọc bài (tạp văn)
Bức thư rơi… (truyện ngắn)
Thi Tính Tự Do (tiểu luận)
Khí hạo nhiên (tiểu luận)
Thần tứ (tiểu luận)
Thế giới thơ… (tiểu luận)
Mỹ học tiếp thụ (nghệ thuật)
Con tim nhà thơ… (nghệ thuật)