Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
756
115.994.364
 
“Anh dắt em qua cánh đồng ...”
Nguyễn Văn Ninh

Trên cánh đồng tĩnh lặng

(Ngân Hoa)

 

Em mơ

Anh dắt em qua cánh đồng rộng lớn

Những gốc rạ còn tươi, những hạt đã nẩy mầm

Những triền sông ngô đang thì ngậm sữa

Cỏ dâng tràn hơi nước ướt sau mưa

 

Em mơ

Anh ghì chặt em trên cánh đồng buổi chiều vừa khép mắt

Da thịt em chìm vào da thịt đất

Đất đã dâng lên trong ngọn cỏ rướn mình

 

Em mơ

Cánh đồng đã lặng yên, đất ngai ngái

Tóc đổ dài trên triền bãi

Tay em quờ vào gốc rạ vẫn còn tươi.

 

Ngân Hoa là ai, tôi không rõ tác giả lắm, hình như chị cũng từng đoạt giải thưởng thơ trên tuần báo Văn nghệ cách đây gần mười năm rồi thì phải. “Văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình” có lẽ là như vậy. Nhưng khi đọc bài thơ Trên cánh đồng tĩnh lặng là bài thơ hay, bài thơ lây chuyển sang tôi những cảm xúc đặc biệt. Bài thơ không nỉ non nức nở, không thu, không hồn, không trăng, không mùa xuân và tình yêu bất diệt, thơ hết sức giản dị, xum xuê ý tưởng.

 

Bỏ qua điệp từ “em mơ”, thì cánh đồng được nhắc đi nhắc lại ba lần với một lần ở tựa đề.

                       

“Anh dắt em qua cánh đồng rộng lớn”

                        “Anh ghì chặt em trên cánh đồng buổi chiều vừa khép mắt”

                        “Cánh đồng đã lặng yên, đất ngai ngái”

    

Ba lần nhắc đi nhắc lại đó tạo hình tượng liên tưởng, ẩn dụ và từ cánh đồng đạt tới biểu tượng thơ của bài thơ và đó cũng là khát vọng sinh sôi nảy nở của cánh đồng. Sự trở mình của khát vọng, sự hoan hỉ tính giao, sự trở về, sự ủ ấp mang trong mình sự sống.

 

                        Tay em quờ vào gốc rạ vẫn còn tươi”

   

Ở câu hai, khổ một “Những gốc rạ còn tươi” cho đến câu cuối “Gốc rạ vẫn còn tươi”, tính từ “tươi” được nhắc đi nhắc lại hai lần bổ sung cho khát vọng của bài thơ. Và từ “vẫn” đi với “còn tươi” tạo nên sự kế tục liên tục không ngừng, lại tiếp tục một vòng luân chuyển mới.

   

Với khổ một từ “gốc rạ” khiến người đọc nghĩ đến sự lụi tàn; sự sống nhiều khi bắt đầu từ sự lụi tàn tan rửa. Nhưng ở đây “gốc rạ còn tươi” nhịp sống chưa ngưng. Nhịp sống luôn chuyển tiếp nối, sự sống mới bừng ra “những hạt đã lên mầm”.

 

                        “Những gốc rạ còn tươi những hạt đã lên lên mầm”

     

Cả câu thơ này tôi định thay từ “ủ” hoặc từ “nảy” vào từ “lên”. Thực ra những từ đó hơi rụt dè và ở cấp độ vừa phải, từ lên diễn đạt cao hơn và táo bạo hơn làm ý thơ thứ 2 bứt lên khá xa so với ý thơ thứ nhất. Những câu thơ liên tiếp nói về cánh đồng; cánh đồng đang sinh sôi nảy nở thuận mùa.

      

Trở lại với từ tươi ở khổ một là cả sự sống hiển hiện, măng tơ, dậy thì bừng tỉnh như được tắm gội sau cơn mưa. Và khi đọc từ tươi cuối cùng, sự sống lại trở về.

    

Trong bài thơ Người gieo hạt buổi chiều V. Huygô viết: “Ngắm anh rớt chiều soi/ Giờ cuối cùng làm lụng”. Ở đây tác giả đứng bên ngoài quan sát, vuốt ve bằng cảm xúc. Trên cánh đồng tĩnh lặng mạnh mẽ hơn, xô đẩy hơn. “Da thịt em chìm vào da thịt đất/ Đất đã dâng lên trong ngọn cỏ rướn mình”. Từ “dâng” và từ “rướn” hai từ đặt trong câu thơ tạo sự không ngưng nghỉ.

       

Về thời gian. Ở khổ thơ đầu không nói đến thời gian nhưng là ban ngày vì ở đây với những hình ảnh: triền sông; ngô đang thì ngậm sữa; cỏ xanh xanh tươi. Ở khổ thứ hai, khi chiều xuống nắng tắt, anh không còn dắt em mà đã ghì chặt em trong vòng tay anh. Với khổ thứ ba: tóc đổ dài trên triền bãi, tóc có màu đen, ẩn dụ, đêm tối.

      

Trong các câu thơ cuối của từng khổ như sau. Khổ một có từ “dâng”, khổ hai có từ “dâng”, “rướn”, khổ ba có từ “vẫn”. Từ “dâng” xuất hiện hai lần, như sự lặp lại động tác, xét cấp độ. từ “rướn” cao hơn từ “dâng” nhưng đến từ “vẫn” nhịp thơ lại quay trở lại tạo kết cấu vòng tròn trong thơ.

         

Bài thơ mở đầu là sự dạo chơi, nhảy nhót, tung tăng trên cánh đồng buổi chiều đến khi “em mơ/ anh ghì chặt em trên cánh đồng buổi chiều vừa khép mắt”. Câu thơ đã biến đổi sâu sắc hơn, trên cánh đồng ấy nhưng không phải là dạo chơi nữa mà là những hoạt động tính giao. Sang khổ thơ thứ ba, “cánh đồng” được đặt ở đầu câu và trở thành danh từ, từ “anh”, “em” không được nhắc đến nữa, câu thơ tĩnh hơn. Sau khoảng động, thơ trở lại yên tĩnh để lắng khí đất, khí trời, sự hiến dâng luân chuyển sinh sôi, sự trở về chất chứa. Bài thơ là dòng luân chuyển không dứt. Thơ hiện đại.
Nguyễn Văn Ninh
Số lần đọc: 6392
Ngày đăng: 07.04.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Cần tôn vinh những người có công với nền văn hóa dân tộc như Ông VŨ ĐÌNH LONG - Triệu Xuân
Thơ Tùng Bách sau cười là … Đọc tập thơ ĐI VÀ NHẶT của TÙNG BÁCH - NXB Hội Nhà Văn- 2005 - Nguyễn Đức Thiện
VŨ BẰNG – Người lữ hành đơn côi : Tựa VŨ BẰNG tòan tập - Triệu Xuân
Bóng của cây sồi - Nguyễn Thị Thu Hiền
Chúng ta đã có một nền văn nghệ dân tộc thiểu số - Nguyễn Thị Thu Hiền
Thơ & thơ tiếng dân tộc thiểu số đi về đâu ? - Inrasara
Phan Trung Thành dọc đường thơ sang kí ức sông - Inrasara
Cánh đồng bất tận cuộc đời bất tận - Hà văn Thùy
Thơ đồng bằng sông cửu long - Hà văn Thùy
Con nhền nhện bị vướng trong tấm lưới của mình - Hà văn Thùy