Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
725
115.994.106
 
Ông chủ Mão hay truyền thuyết về loài mèo
Phạm Lưu Vũ

- Hỡi những nô bộc trong điền trang yêu quý của ta, ta nói với các người thế nào thì cũng nói với một đàn cừu như thế. Cứ việc suy nghĩ đi, tha hồ mà suy nghĩ. Nhưng đừng có để trí tuệ của các người vượt quá trí tuệ của một con cừu. Đó là hạnh phúc của các người và cũng là thái bình thiên hạ...

            Đó là lời dạy của ông chủ Mão - ông chủ có một cơ nghiệp đồ sộ với đất đai thẳng cánh cò bay. Tất cả mọi thứ trong đó đều là sở hữu của ông, từ những ngọn núi, dòng sông, đến cây cỏ và đám nông nô nhếch nhác mà số nhân khẩu không ngừng tăng theo cấp số nhân, bất chấp chúng được sinh ra là để sống kiếp người hay kiếp súc vật. Giúp việc quản lý và duy trì trật tự trong cái điền trang đó là một lũ lâu la đầu trọc lốc, đội mũ nồi đen. Lũ ấy lúc nào cũng là nỗi kinh hoàng đối với đám nông nô, những “con dân yêu quý” của ông chủ.

 

            Ông chủ Mão là một người nhân hậu, tử tế hiếm có xưa nay. Điều này thì đám nông nô luôn luôn được dạy dỗ rằng phải hiểu đúng như thế, từ những đứa trẻ non bấy mới nứt mắt, đến những gã già nhàu nát và cáu bẩn thời gian... Không cần phải suy nghĩ làm gì, tất cả cứ việc hiểu rằng ông chủ là vị cứu tinh, là ân nhân, là cha sinh, mẹ dưỡng... là tuyệt đối hơn mọi thứ trên đời. Quán triệt được điều này trong điền trang của mình không có gì khó đối với ông. Đơn giản vì ngoài quyền thế mạnh như thú dữ của bọn trọc đầu đen kia, ông chủ còn có đủ cả thiên thời, địa lợi và nhân hoà...

 

            - Không ai tự dưng cho không ta cái gì. Nhân lúc thiên hạ đại loạn, ta đã giành lấy cơ nghiệp này bằng trí tuệ của ta và xương máu của các người. Dẫu các người rốt cuộc vẫn là nô bộc như trước đây, thì các người vẫn có quyền tự hào rằng các người là kẻ chiến thắng. Hãy ghi nhớ điều đó.

 

            Ông chủ Mão tiếp tục lời dạy. Ông sinh ra đúng vào thời loạn. Mà thói đời, thời loạn bao giờ cũng là cơ hội cho những đấng nam nhi (có lúc gọi là trượng phu) thi thố ý chí của mình mà lập thân, lập nghiệp. Có kẻ đang từ kiếp chó nhảy lên kiếp voi, lại có kẻ đang từ kiếp voi lộn xuống kiếp chó. Tất cả những sự hoán đổi tùng phèo ấy phần lớn đều diễn ra trong những cơn gọi là loạn lạc. Có khi là binh hoả giết nhau công khai, thây người đầy đường đầy chợ. Có khi là kết bè, kết cánh chửi bới nhau bằng mồm, bằng chữ, bằng cái cách thiên hạ không ai phục ai, cá mè một lứa. Bằng những trò bẫy nhau như bẫy chuột, bằng những kiểu hạ bệ nhau, giết ngấm giết ngầm nhau...v.v. Đại khái gọi là “loạn” cũng muôn hình vạn trạng, không phải chỉ có máu chảy, đầu rơi.

 

            - Mồ mả tổ tiên ta táng đúng vào long mạch. Đó là sự đảm bảo rằng không ai có thể chia sẻ cơ nghiệp này với ta. Không một ai cả, mãi mãi như thế.

            Vẫn lời dạy của ông chủ Mão. Ai dám bảo kẻ có chí cứ xông vào thời loạn là lập nên cơ nghiệp? Đừng có hòng, nếu mồ mả tổ tiên không được táng đúng nơi, đúng chốn. Đây là một bí mật gia truyền, chỉ có chính ông chủ Mão biết được mà thôi. Chuyện ấy xảy ra từ thời cụ cố mấy đời. Bấy giờ nơi đây còn là một vùng hoang vu, muông thú nhiều hơn cả con người. Có nhiều loài do sống quá lâu mà thành tinh, còn hiện hình ma quái nghêng ngang giữa ban ngày, ban mặt. Trong đó đặc biệt là loài cáo, loại động vật ranh ma hơn cả con người này không hiểu bằng cách nào mà thành tinh nhan nhản. Chúng không chỉ thích những trò yêu ma, quỉ quái, lắm khi còn trà trộn lẫn với con người gây ra những chuyện đảo điên, khiến loài người hiền lành và thông minh gặp khối phen dở khóc dở cười. Cụ cố bà của ông chủ Mão bấy giờ trẻ đẹp nhất vùng, bị ngay một con cáo như thế si mê. Nó cả gan mò vào tận trong nhà, giả dạng cụ ông lả lơi chuốc rượu cho cụ ông say tít, rồi lại giả dạng cụ ông ăn nằm với cụ bà. Luôn mấy tháng trời như thế, đến khi thấy bụng cụ bà lùm lùm, cụ ông ra tay tra xét mới hay bị loài cáo kia làm bậy. Cụ tức lắm, một bữa bèn giả say lừa cho con cáo quen mùi hí hửng trèo lên giường bà cố. Cụ ông xông vào giáng cho nó một chuỳ chết tươi, hiện nguyên hình là xác một con cáo. Cụ đem cái xác ấy quẳng xuống một vũng trâu đằm giữa cánh đồng. Chẳng biết ngẫu nhiên hay mệnh trời định sẵn, cái vũng ấy sau bị mối đùn lên thành một gò cao ngất ngưởng, tới tận bây giờ vẫn còn, cây cối phủ kín um tùm, suốt ngày đầy tiếng chim kêu, vượn hú. Dân gian quen mồm gọi là gò Mả Cáo.

 

            Thế mà sự đời trong cái rủi lại có cái may. Số là về sau, cụ cố có nhiều kẻ thù. Thì cũng từ sự oan nghiệt do cái tinh cáo kia để lại. Cụ bà sau vụ đó sinh ra một đứa con trai mà cụ ông phải nghiến răng nhận đó là con mình, bởi không muốn mất mặt với bàn dân thiên hạ. Song từ đó cụ phẫn chí chẳng còn thiết giữ gìn. Cụ lang chạ tùm lum bất kể anh em xa gần hay láng giềng, hàng xóm... như một cách để trả thù đời. Kết quả nhiều gã đàn ông trong vùng thù tức cụ ra mặt. Nhưng bởi cụ vốn nổi tiếng là một tay cương liệt, có sức khoẻ kinh hồn, họ nhất thời không làm gì được. Đến khi cụ chết, họ mới đào trộm mả cụ lên, quăng xác xuống sông cho cá rỉa, quạ tha, xương cốt trôi mãi ra ngoài biển Đông, thành ra chẳng còn mồ mả gì.

 

            Đám đàn ông mạt hạng ấy té ra tính toán sai. Họ đã quên hoặc không biết gì đến sự tích cái gò mối có tên là gò Mả Cáo kia. Cứ tưởng không còn mồ mả thì dòng giống cụ cố kể như đi đứt. Không ngờ con cháu cụ sau này càng ngày càng phất, truyền đến đời ông chủ Mão lại gặp đúng thời loạn lạc, ông chủ mới nhân cơ hội mở mang cơ nghiệp, thâu tóm cả một vùng đất đai rộng lớn vào trong tay. Được phong tước hầu, ông có lâu la để sai bảo, phụng sự, có số nông nô phụ thuộc kể đến hàng nghìn...

- Tất cả những súc vật hiền lành đều có nguồn gốc hoang dã. Thượng đế đã ban cho ta bí quyết, trao cho ta sứ mệnh để thuần hoá tất cả, tất cả, không chừa một ai, không chừa một thứ gì...

            Lại lời dạy của ông chủ Mão. Bấy giờ, để chứng tỏ sự tuyệt đối, chí tôn của mình với đám nông nô, ngoài việc sử dụng cơ bắp súc vật của lũ lâu la đầu trọc, mũ nồi đen ra tay trấn áp, ông chủ Mão còn cho lưu hành trong giang sơn của mình những bộ kinh sách soạn hết sức công phu, vừa dùng làm giáo khoa dạy cho những kẻ lớn lên biết cách mà làm nô bộc cho tử tế (không việc gì phải làm người), vừa uốn nắn những kẻ cứng đầu biết điều đừng có mà suy nghĩ lung tung. Giúp vào việc này cho ông chủ còn có cả những kẻ biết chữ, biết đọc sách trong chính đám nô bộc kia. Những kẻ ấy với bộ mặt giả đạo đức, giả uyên thâm, khi thì thả những lời tán dưng đường mật, khi lại giở cái mặt cú săm soi... Rồi cũng thi nhau trước tác, cũng lập ngôn, lập tự... họ tìm mọi cách bổ sung những kiến thức đểu giả của mình vào cái kho kinh sách ngồn ngộn kia của ông chủ. Rốt cuộc họ ca ngợi cơ nghiệp của ông, ca ngợi thái bình. Công cuộc thuần hoá con người trong điền trang của ông chủ Mão thành công tới mức nếu được nói, tất cả sẽ nói như lũ vẹt , nếu được khóc, tất cả sẽ khóc như một đám ma. Và, nếu cần phải cười, thì tất cả lại như một bầy ma dại... Từ đó nhất hô bá ứng, thứ gọi là “nhân hoà” trong cái “ốc đảo” điền trang ấy đạt tới tầm cao chót vót, không còn gì để nói. Trong khi đó lũ trọc đầu đen kia cứ việc thả sức hoành hành, tha hồ tác oai, tác quái, coi đám nông nô như loài chó rởm hay những bầy dê, bầy cừu gì tuỳ ý.

            Về sau này có nhà nghiên cứu khi xem xét những việc xảy ra trong điền trang thời ông chủ Mão, đã phải thốt lên rằng lòng người lúc bấy giờ hệt như một sa mạc khô cằn. Khiến ta có cảm giác rằng kiếp nhân sinh đương thời chỉ là những cơn vật vã, nghiêng ngả giữa những trận cuồng phong gào rú cùng với những khuôn mặt quỷ dạ xoa. Ông chủ Mão tất nhiên không thèm để ý làm gì. Điều mà ông luôn quan tâm, lo lắng là làm sao giữ được cơ nghiệp này mãi mãi vĩnh hằng, không để lọt ra ngoài bất cứ tý gì dù là cái vẩy tôm, vẩy cá. Ngay từ hồi còn trẻ, ông đã có những toan tính chu toàn như thế. Ngày ấy, ông cứ nấn ná mãi không chịu cưới vợ bởi theo ông, vợ suy cho cùng chỉ là một thứ nhân sự ngoại lai, biết đâu lại tạo ra mầm mống dẫn đến việc chia sẻ cơ nghiệp cho người ngoài thì sao. Khối kẻ đã từng mất đứt cả cơ nghiệp chỉ vì đàn bà đấy thôi. Dưới mắt ông, tất cả đàn bà trên đời đều hau háu mong được cướp không những gì ông tốn bao công gây dựng. Thế thì ông thà xa lánh họ để giữ vững cơ nghiệp còn hơn. Nhưng còn cái sự nối dõi...? chẳng lẽ không có con cháu gì để mà truyền lại, chẳng lẽ mang được hết xuống mồ...?

            - Ta biết cách tự đảm bảo cho sự vĩnh cửu của mình. Điều này thì ngay cả Thượng đế cũng không làm được. Song ta có cái mà chính Thượng đế cũng không có. Đó là ý chí. Các ngươi hãy tin rằng ý chí của ta sẽ làm thay Thượng đế...

            Ông chủ Mão hùng hồn tuyên bố. Việc tạo ra hậu thế để giữ gìn cơ nghiệp thì ông biết chắc không thể làm một mình được. Nhưng để thoả mãn cái con người đàn ông trong ông thì không cần phải có đàn bà, ông vẫn tự mình làm được. Đàn ông ai mà chẳng có những đòi hỏi hết sức... đàn ông ấy. Thế là, không cần đàn bà thì ông... tự “làm” lấy, ông thủ dâm, ông tự làm sướng mình. Truyền thống thủ dâm của ông bắt đầu ngay từ hồi thanh niên mới lớn, sau dần dần trở nên thành thạo, có bài bản, lớp lang đàng hoàng. Thậm chí ông còn sáng tạo ra đủ các kiểu mới mẻ, tân kì, mỗi kiểu đem lại một sự khoái cảm khác nhau. Đến mức ông đạt tới bản năng tự phân mình ra làm hai nửa, hai nửa làm sướng lẫn nhau. Nửa nọ si mê, hú hí với nửa kia, nửa kia làm tình với nửa nọ...v.v. Dần dà, ông bắt đầu tin rằng người ta có thể vẫn làm đàn ông mà không cần đến đàn bà. Không những thế, ông còn tiến tới coi cái “kỹ nghệ” thủ dâm siêu đẳng của mình như một thứ... “chủ nghĩa” trên đời. Mà biết đâu trong thiên hạ, có khối người cũng đang thực hiện cùng một thứ “chủ nghĩa” thủ dâm ấy như ông, có điều không ai tự nói ra mà thôi...

Một hôm, lũ lâu la đầu trọc, đội mũ nồi đen lôi về một người đàn bà bị bịt kín suốt từ đầu đến chân. Đó là một phụ nữ vào loại “tốt nái” mà chúng chọn trong đám nông nô. Sau khi nhốt “con nái” đó xuống một căn hầm kín mít, tối như bưng, ông liền thực hiện cái chức năng nửa đàn ông, nửa thú của mình một cách thật sự mà không cần đến kỹ nghệ thủ dâm. Tuy nhiên, để cho cẩn thận tuyệt đối, ông vẫn cho bịt chặt mắt người phụ nữ mặc dù căn hầm vốn đã tối đen như mực. Công việc đó thành công mĩ mãn. Hai năm liền, “con nái” đó cho ra đời hai đứa trẻ, một trai, một gái kháu khỉnh giống ông như đúc. Liền sau đó, người đàn bà bị hiếp trong bóng tối, có chửa trong bóng tối và sinh con trong bóng tối kia bị trả về giữa đám nông nô, mà tuyệt không nhìn thấy bất cứ những gì xảy đến cho mình trong suốt mấy năm trời đằng đẵng. Ông chủ Mão rốt cuộc có có trai lẫn gái, không còn phải lo đến sự nối dõi cơ nghiệp nữa rồi.

 

            Hai đứa trẻ lớn lên, tuyệt không có một ý niệm gì về người mẹ. Thật trúng ý của ông chủ Mão. Không những thế, chúng không chỉ giống ông cái vẻ bề ngoài, mà cả tư cách xem ra cũng đầy hứa hẹn, con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh. Ông chủ Mão sướng lắm, yên tâm lắm về cái cơ nghiệp ngất trời này sẽ có dòng dõi máu mủ của ông cai quản mà không bị kẻ khác ngấp nghé ăn chia. Thế nhưng sự sung sướng ấy kéo dài chẳng bao lâu, ông chủ Mão lại vướng vào một nỗi lo canh cánh khác. ấy là khi chúng đã gần đến cái tuổi thành niên. Thật đúng là một vòng luẩn quẩn, một cái nợ đồng lần. Chúng rồi sẽ lớn lên, thằng con trai rồi lấy vợ, đứa con gái lấy chồng. Những kẻ gọi là vợ, là chồng của chúng rốt cuộc lại là người ngoài, lại có nguy cơ xen vào cơ nghiệp của ông. Tất nhiên ông có thể truyền thụ cho chúng cái “chủ nghĩa” thủ dâm của mình, để cho những bản năng trống, mái của chúng luôn luôn được tự thoả mãn... Nhưng chúng cũng phải có con, có cháu giữ gìn cơ nghiệp, truyền mãi đến sau này. Chẳng lẽ cứ thi hành mãi cái cách bịt mắt hiếp dâm kia để sinh con nối nghiệp, vừa gây tổn hao đức độ, vừa không đảm bảo tuyệt đối chu toàn. Hay là phải lặp lại cái việc của ông chủ Dần ngày trước...

 

            Ông chủ Mão là người đa mưu túc trí, trong những lúc lo nghĩ việc hệ trọng như thế này, ông tuyệt đối không để lộ ra bên ngoài. Thiên hạ thiếu gì những kẻ đóng vai trí giả lang băm, cứ nhè lúc người khác có tâm tư là mon men tìm cách kiếm chác, lừa đảo. Chuyện trong gia tộc ông chủ Dần còn chép sờ sờ trong sách, ông luôn luôn lấy đó để răn mình.

            Ông chủ Dần ngày trước lúc vận đang thịnh, cứ lang chạ bừa bãi với đủ loại đàn bà, đến nỗi sinh một đống con. Những lũ ấy may lắm cũng chỉ mang một nửa dòng máu của ông. Nửa còn lại đương nhiên của người ngoài. Cứ thế mà truyền lại thì chẳng qua vài đời, dòng giống của ông có khi chẳng còn tý nào trên thực tế, cơ nghiệp rồi lọt ra người ngoài hết. Đang lúc lo lắng, có một gã trí giả lang băm người phương Bắc tìm đến ra mắt. Gã thông minh, quỷ quyệt đến mức đọc được cả những trăn trở bấy lâu trong bụng dạ ông chủ Dần. Gã bày cho ông hai kế sách để giữ cơ nghiệp đến muôn đời. Kế thứ nhất là phải làm cho vững chắc long mạch tổ tiên. Muốn thế phải tìm cách triệt hạ long mạch của kẻ khác. Gã mách với ông chủ Dần rằng phía tây nam hiện có long mạch đế vương, lại là long mạch của một nhà khác, ứng vào cái mạng thay thế long mạch nhà ông. Giờ phải đào hẳn một dòng sông, thông ra đến biển, cho đứt tuyệt cái long mạch ấy đi. Theo tính toán thì dòng sông ấy phi có bề rộng bốn năm trăm thước, bề dài một trăm bẩy mươi hai dặm, phải dùng tới hàng vạn nhân công, đào đến mấy chục năm giời may ra mới có thể xong được. Kế thứ hai là cho đám con cháu trong nhà giao phối lẫn nhau, bởi chúng có đủ cả nam lẫn nữ, lại được nuôi dưỡng tuyệt vời nên hầu hết đều đẹp như tranh vẽ. Xưa nay chưa cho phép thì chúng cũng đã ngầm si mê nhau rồi. Cho chúng tự giao phối lẫn nhau, rồi chúng sẽ tự nhân ra con đàn cháu đống... Cái gọi là: “nhân quả” của kế sách giao phối nội tộc ấy đương nhiên không thể lẫn chút nào thứ máu mủ ngoại lai. Thế thì việc gì mà phi lo lắng đến sự san sẻ cơ nghiệp ra bên ngoài...

            Ông chủ Dần lập tức thi hành cả hai kế sách. Nói cho hết nhẽ, lúc ấy quả cũng có kẻ can ngăn, rằng cái kế sách giao phối nội tộc kia sẽ có nguy cơ thoái hoá giống nòi. Nhưng bấy giờ một là do hiểu biết khoa học còn nông cạn, hai là cái việc giữ gìn cơ nghiệp còn quan trọng hơn cả việc giữ gìn nòi giống, có bị thoái hoá thành loài gì đi nữa cũng không sợ bằng sợ mất cơ nghiệp. Riêng cái kế đào sông chặn long mạch kia thì dẫu có tổn hao sức người, sức của, song đó là chuyện của bọn nông nô, ông chủ Dần không ngại ngần gì mà không ra lệnh cho đám tay chân huy động dân phu khắp thiên hạ ngày đêm làm gấp cho xong.

            Thế là từ đó, suốt mấy chục năm giời, ngoài đời thì trăm họ ra sức đào sông. Bao nhiêu người bị buộc phải bỏ nhà bỏ cửa, bỏ làng mạc quê hưng đi làm phu xẻ rừng, bạt núi, xông pha lam chướng nghìn trùng... Có kẻ xác quăng nơi núi cao, rừng thẳm, có kẻ thân vùi dưới ngọn thác, vực sâu. Lại có kẻ làm mồi cho lang trùng, hổ báo, xương thịt tơi bời. Trong gia tộc thì con cháu tha hồ lấy nhau, có khi còn cướp vợ nhau, tư thông lẫn lộn bất kể chú bác, cô dì... Rốt cuộc sông cũng đào xong và con cháu thì nhân ra đầy đàn, đầy đống. Dòng sông đó đến bây giờ thì hiền hòa, êm , chứ lúc mới đào xong thì nham nhở và đỏ ngầu như máu. Hãy xem đời sau nghiệm cái kết quả của những kế sách này như thế nào.

 

            Phía tây nam lúc đó  có một nhà nông phu nghèo rớt đã mấy đời. Được cái đám đàn ông nhà ấy đều là những người xem ra đáng mặt nam nhi, xưa nay ít khi chịu luồn cúi kẻ có quyền, có thế, nên cũng gây được chút tiếng tăm, nể trọng với dân chúng quanh vùng. Những lúc mùa màng thất bát hay săn bắn gặp rủi ro, anh em nhà ấy cũng chẳng ngần ngại gì mà không kiêm thêm cả nghề lạc thảo, nhưng cũng chỉ là ăn cướp của những kẻ giàu mà rất rộng lượng với dân nghèo. Lẽ ra cũng chỉ đến thế mà thôi, chứ còn tạo nên cả một cơ nghiệp như ông chủ Dần kia thì e rằng mệnh trời chưa bố trí. Sở dĩ như thế là vì nhà ấy tuy ngự trên cái đất có thế hổ phục, điểu phi, nhưng long mạch có chỗ bị bế (tắc nghẽn), không có đường thông ra bể thành ra mấy đời không ngóc đầu lên được. Gã trí giả lang băm người phưng Bắc kia té ra đã bày kế ngược, lừa ông chủ Dần bỏ của đào sông. Con sông ấy không những không chặn, mà nhờ đó, long mạch của nhà nông phu kia hoá ra lại thông, giải được chỗ bế, có đường vùng vẫy ra đến bể. Về sau, cơ nghiệp của ông chủ Dần tồn tại được đúng một trăm bẩy mưi hai năm, vừa bằng chiều dài con sông đào thì dứt tuyệt, mà người thay thế không ai khác chính là nhà nông phu phía tây nam ấy. Cú lừa của gã lang băm quả là ngoạn mục và thành công vào loại xưa nay hiếm.

           

Nói về đám con cháu, chút chít của ông chủ Dần, vốn từ một họ mà nhân ra, hàng chục đời truyền nhau giữ gìn cơ nghiệp, không lọt ra người ngoài. Song sự thoái hoá quả nhiên ngày một nghiêm trọng, đám hậu duệ càng lúc càng ngu, ngu mãi đến nỗi đần độn, ngây ngô như thể bị vong hồn. Đám ấy về sau rồi cũng chẳng giữ vững được cơ nghiệp nữa. Những kẻ khôn ngoan trong thiên hạ thừa c nhy vào tranh giành, cấu xé. Cơ nghiệp tổ tông bị chia năm xẻ bảy, lúc nào cũng như có loạn to. Đến khi sự thoái hoá thậm chí đến mức sinh ra những đứa trẻ oặt oẹo, chẳng ra hồn người, sắp biến thành loài khác đến nơi thì cũng là lúc cả cơ nghiệp rơi vào tay kẻ khác. Dòng dõi ông chủ Dần từ đó phiêu bạt khắp nơi, không còn điều kiện hôn phối lẫn nhau, dần dà cũng phải kết hợp với người trong thiên hạ mà duy trì nòi giống. Như thế mà lại hoá may, sự thoái hoá vì thế giảm dần rồi dứt hẳn. Đám hậu duệ sau này cũng trở thành bình thường như bao dòng tộc khác, thậm chí còn thông minh, sáng sủa không kém mấy trước kia. Tuy vậy để làm lại được cơ nghiệp như tổ tông thì kể từ đó, dòng tộc ấy tuyệt không có được người nào. 

            Các nhà nghiên cứu đời sau không ai ưa gì câu chuyện ấy, tất cả đều nhất tề công nhận rằng đó là cú lừa ghê tởm nhất trong quá khứ tối tăm. Nhưng không ai hiểu nguyên nhân gì đã khiến gã lang băm phương Bắc kia làm chuyện ấy với ông chủ Dần. Chắc phải có mối thù gì ghê gớm lắm mới tìm cách hại nhau đến thế. Người ta đưa ra nhiều giả định, rồi thì thuyết nọ thuyết kia, thuyết nào cũng trưng ra những bằng chứng theo kiểu nhận vơ nhận váo, đoán già đoán non... Kẻ thì cho là oan hồn đời trước hiện về báo oán, kẻ lại khăng khăng là chuyện tranh giành đất đai, nô bộc từ những đời no đời nào... Tóm lại dù nguyên nhân gì đi nữa thì cái chính vẫn là ông chủ Dần vì u tối mà tự rước hoạ cho cả dòng dõi của mình. Cái kết thúc không có hậu đó của câu chuyện thành ra chỉ còn mỗi ý nghĩa giáo dục mà thôi.

           

Lại nói chuyện ông chủ Mão. Bấy giờ, hai “truyền nhân” một trai, một gái của ông đã tới tuổi trưởng thành. Tuổi ấy, thời ông trước kia, đang là lúc phải tranh đoạt với người ta, vận hạn mong manh, thần trí lúc nào cũng như ngồi trên đống lửa, có lúc thân còn khó giữ, nói chi đến cơ nghiệp ra sao là điều không thể biết trước. Cặp trai gái này sinh vào thời khác hẳn, chúng đương nhiên ở vào thế “toạ hưởng kỳ thành”, có lâu la để sai bo, có nô bộc để phục dịch, có không gian để bay nhy, tự do tự tại... cuộc đời tưởng chỉ có việc... sung sướng mà thôi. Lẽ thường, ở những số phận nhung lụa thế này, bản năng truyền giống bao giờ cũng đến sớm. Đứa con gái ngực đã bắt đầu căng tròn, cặp mắt long lanh, làn môi đỏ mọng, đứa con trai bắt đầu lún phún râu tơ, lông lá tay chân mỗi ngày một khác... Ông chủ Mão vẫn ngày đêm lo nghĩ, vạch ra bao nhiêu cách thức khác nhau mà chưa quyết hẳn cách nào. Ôi cái việc truyền giống, nó bình thường, đơn giản bao nhiêu với những loài hạ đẳng thì lại khó khăn, khổ não bấy nhiêu với những bậc quyền quý như ông. Tất nhiên chúng đừng hòng mơ đến việc mang về những nhân sự ngoại lai gọi là vợ, là chồng. ý chí của ông đã sinh ra chúng, thì cái ý chí ấy cũng biết cách buộc chúng phải giữ gìn sự tuyệt đối an toàn của cả cơ nghiệp mà ông sẽ để lại. Nhưng ông không còn nhiều thời gian để suy tính, ông biết thế, đơn giản là hai cái cơ thể đực, cái hừng hực kia sẽ không thể chờ đợi được lâu.

            Và sự việc còn xảy ra sớm hơn ông tưởng.

            Hôm ấy vào đúng giữa trưa, ánh mặt trời chiếu thẳng xuống đỉnh đầu làm cho người và ma không còn biết lấy gì phân biệt. Từ khu rừng rộng lớn phía sau lâu đài của ông chủ Mão, bỗng cất lên những tiếng rú ghê rợn, hình như tiếng của lũ cáo rừng, loài thú hoang tinh ranh này có mặt khắp nơi, trên những đồng cỏ, trong những cánh rừng, giữa đầm lầy hay trong bụi rậm... có vẻ như chúng sinh ra để đồng hành với cơ nghiệp của ông, là một phần cơ nghiệp của ông. Ông chủ Mão chợt cảm thấy gai người, linh cảm có điều gì hệ trọng, vớ lấy bộ cung tên, dắt theo một con chó dữ, ông vội vã ra khỏi nhà, tiến về phía có tiếng rú. Trèo qua ba quả đồi, lội qua ba dòng suối, trước mặt ông là một cánh rừng. Tiếng gào rú lúc này đã ở rất gần và càng lúc càng trở nên kinh dị. Nó tràn ngập không gian, vừa như tiếng thú hoang, vừa như tiếng phát ra từ cổ họng con người. Những âm thanh quái đản quyện vào nhau, có khi rống lên đầy thê lương, não nuột, có khi lại gừ gừ, rên rỉ như thể đang khoái cảm tràn trề. Càng tiến sâu vào giữa cánh rừng, ông chủ Mão càng thấy gai người. Dưới chân ông là một đầm lầy. Có cái gì đang vật lộn nhau ở giữa đám bùn đặc quánh và xám xịt kia. ánh mặt trời chiếu thẳng xuống, ông nhìn rõ hai cơ thể trát kín bùn, nhẫy nhụa bùn đang quyện vào nhau, đang cuồn cuộn trồi lên, trồi xuống, lúc lật sang bên này, lúc lật qua bên khác. Từ trong cuộc vật lộn ấy, những tiếng rên gừ gừ, ư ử liên tục được phát ra, cùng với những tiếng gào rú hưởng ứng đâu đó xung quanh đầm lầy, chính là cái bản đồng ca quái dị kia...

            Ông chủ Mão kinh hoàng dụi mắt nhìn kỹ. Ông đã hiểu ra. Hai sinh vật nhuộm kín bùn đất ấy đang mê mải làm tình với nhau. Ôi! loạn luân. Không phi ai khác, đó chính là hai đứa con truyền giống của ông. Ông vẫn nhận ra chúng dưới ánh mặt trời. Xung quanh chúng, bùn nước đã nhầy nhụa, tơi bời. Bên cạnh ông, con chó dữ nằm bẹp từ lúc nào, vừa đưa cặp mắt dõi nhìn cuộc hoan lạc của cậu chủ, cô chủ, cổ họng nó vừa phát ra những tiếng rên gừ gừ nho nhỏ. Ông chủ Mão giận đến điên người. Không kịp suy nghĩ, ông lập cập rút ra một mũi tên, lắp vào giây cung rồi từ từ giưng lên... Ngay lúc ấy, ông bỗng cảm thấy quanh đầm lầy, trong những bụi rậm, có rất nhiều cặp mắt long lanh cũng đang hau háu, say sưa như thể cùng tham gia vào một cuộc làm tình tập thể bằng mắt với hai kẻ tội lỗi kia. Chính là lũ cáo rừng, chúng ở đâu ra nhiều vô kể. ánh mắt rừng rực của chúng xuyên qua những kẽ lá, mũi của chúng đỏ lòm thò ra khỏi những bụi gai, vừa đánh hơi khìn khịt, vừa há họng gào lên những tiếng rú làm thành một bản hoà âm thê thảm... Run rẩy toàn thân, ông chủ Mão không còn sức giương nổi cánh cung nữa. Hoảng sợ đến tối sầm cả mặt mũi, những ngón tay ông từ từ duỗi ra, cả chiếc cung lẫn mũi tên rơi xoạch xuống đất...

            Rốt cuộc ông chủ Mão đã không thể kết liễu hai giọt máu oan nghiệt của mình. Rồi sau đó ông cũng tìm được cách chấm dứt cuộc hoan lạc trời không dung, đất không tha ấy. Con chó dữ sau khi xua đuổi lũ cáo rừng, đã cùng ông lôi hai kẻ kẻ tội đồ kia về nhà, nhốt riêng mỗi đứa một nơi. Kể từ đó, khỏi phải nói ông thất vọng đến thế nào. Ông đâm ra nghi ngờ những lời dạy của chính mình, nghi ngờ cả cái kho kinh sách do ông lập ra vốn được coi là chân lý để truyền tới muôn đời. Sự nghi ngờ làm ông quẫn trí, không biết xoay trở cách nào. Tương lai thừa kế cơ nghiệp trở nên mờ mịt nếu không chấp nhận cho mấy đứa con lai giống với người ngoài. Đúng lúc ấy ông phát hiện đứa con gái có thai, kết quả của cái cuộc hoan lạc dưới vũng bùn ngày ấy. Thật là một oan nghiệt, một oan nghiệt mà ông phải chấp nhận. Dù sao cũng loé lên một tia sáng cho cái sự nối dõi sau này. Tuy vậy, ông vẫn linh cảm một tai ưng nào đó sắp giáng xuống, mà tất cả những việc xảy ra, chỉ là những báo hiệu ban đầu. Một hôm kiểm tra phòng ngủ của thằng con trai, ông kinh hoàng nhận ra nó đã chết, nó chết trong một tư thế kỳ quái, ngồi gập hẳn người như thể lưng nó bị gấp lại làm đôi, mặt úp chặt xuống hạ bộ, từ nơi đó máu me, tinh dịch chảy ra lênh láng. Khó khăn lắm, ông mới lật ngửa được nó ra thì sự thật còn kinh khủng hơn. Thằng con trai đã tự cắn đứt bộ phận sinh dục của mình, cục thịt vẫn còn cương cứng và nhầy nhụa ấy vẫn nằm trong miệng nó, bị giữ chặt bởi hai hàm răng bê bết cả máu lẫn tinh trùng...

            Thế là xong kiếp thằng con trai tội lỗi. Đó có phải là sự trừng phạt(?). Thôi thây kệ nó, dù sao ông chủ Mão cũng còn tự an ủi bằng cách vừa chăm sóc đứa con gái, vừa kì vọng vào cái thai đang ngày càng lớn lên trong bụng nó. Nhưng định mệnh hình như chưa muốn dừng lại. Một buổi sáng thức dậy, ông chủ Mão phát hiện đứa con gái đã không còn trong lâu đài nữa. Từ cửa phòng của nó ra đến cổng, kéo dài tới tận phía cánh rừng, lẫn lộn những vệt bùn còn ướt cùng với những giọt máu tươi. Chuyện gì đã xy ra? Ông chủ Mão huy động những tên trọc đầu đen, những con chó dữ lần theo dấu bùn, dấu máu lùng khắp các cánh rừng, những đồng cỏ, những đầm lầy... sục cả vào nơi ở của đám nông nô... Trên khắp điền trang rộng lớn của ông, tuyệt không tìm ra tung tích đứa con gái. Chỉ có những tiếng gào rú âm u khắp các cánh rừng, vọng tới tận lâu đài của ông. Những tiếng rú, tiếng rên khi thì não nuột thê lương, lúc lại ré lên như giữa cơn cao trào của khoái cảm. Bản hoà âm quái dị ấy y hệt ngày nào, lúc ông chứng kiến cảnh làm tình của hai đứa con tội lỗi. Không biết nó phát ra từ phía nào, vừa nghe thấy ở trước mặt, đã lại cảm giác nó ở sau lưng... Có khi thoang thoảng như lẫn trong tiếng gió, có khi dóng dả như xối thẳng tới tim gan. Những âm thanh vừa như tiếng trẻ nỉ non, lại vừa như tiếng thú gầm gào ấy làm cho người có bản lĩnh cũng phi ăn ngủ không yên, kẻ yếu bóng vía thì rùng mình, sởn gai ốc. Cả điền trang của ông chủ Mão chao đảo trong những cơn kinh hong, lòng người đen tối âm u đến mức hoang mang, không biết điều gì sẽ xảy đến tiếp theo.

            Ông chủ Mão vừa phải chịu đựng cái điềm quái gở ấy trong điền trang của mình, vừa cay đắng nghĩ đến lúc cả cơ nghiệp không còn người thừa kế, sẽ rơi vào tay kẻ khác bằng một cách quá ư đơn giản. Đúng lúc ấy, có vẻ như Trời lại giáng một tia hy vọng. Một hôm, vừa đúng chín tháng mười ngày kể từ khi xảy ra cái sự kiện hoan lạc dưới đầm lầy kia, người ta bỗng bắt gặp trước cổng lâu đài ông chủ một cái bọc nhỏ, cái bọc loang lổ máu me có mấy bàn tay, bàn chân bé xíu thò ra ngoài giãy dụa.

            Thì ra đứa con gái kia vẫn lẩn quất đâu đó trong rừng cùng lũ cáo hoang. Nó đã đem đứa con vừa đẻ ra về trả cho ông chủ Mão. Ông chủ thành ra có dòng thừa kế từ đời thứ ba. Lúc đầu ông mừng lắm, sai người chăm sóc đứa trẻ, coi như một thứ bảo bối trong lâu đài. Nhưng từ đó trong con người ông, một điều kì lạ bắt đầu xảy ra. Đó là cái ý chí tưởng chừng không gì lay chuyển của ông bắt đầu có sự thay đổi. Tước lộc, phú quý, cơ nghiệp bao la, uy quyền tuyệt đối... tất cả như trong một giấc mộng. Rốt cuộc những tiếng gào rú kia không cách gì xóa nổi, vẫn hàng ngày tràn ngập không gian, làm cho không gian cũng trở nên man dại, hoang dã. Mà hình như nó chỉ nhắm vào ông, vào đầu óc, tim gan ông mà gào rú, trêu ngươi. Những âm thanh ấy như không từ đâu phát ra, như không phải bây giờ, mà vọng về từ tiền kiếp, từ một cái gì sâu thẳm vẫn lẩn trốn đâu đó trong chính con người ông. Có lúc ông cảm thấy cái oan nghiệt tiền nhân kia đang sờ sờ trước mặt bằng xương bằng thịt. Đó chính là đứa cháu. Nó càng lớn, càng tinh ranh và quái dị. Không phải giống đực, không phải giống cái, nó là một thứ lưỡng tinh. Không những thế, cặp mắt nó dựơng đứng dọc hai bên khuôn mặt, cái miệng lúc nào cũng đỏ loét như vừa ngậm đầy máu tươi. Cả khuôn mặt ngắn cũn với hai lỗ mũi hếch lên trời kia, hình như không phải của con người, nó mang khuôn mặt của giống cáo hoang. Không ai nhìn thấy điều đó, cả điền trang, từ lũ trọc đầu đen cho đến đám nô bộc. Đơn giản là vì những kẻ ấy, xưa nay được ông dạy chỉ biết cúi đầu, đời nọ nối đời kia chỉ biết cúi đầu. Chúng không bao giờ được ngẩng mặt lên và thực tế, chúng không còn biết ngẩng mặt là gì. Chỉ có ông nhìn thấy tất cả, cái thứ truyền nhân nửa người nửa cáo ấy làm cho ông vừa ghê tởm, vừa tuyệt vọng. Ông có biết đâu rằng đó chính là hiện thân ý chí của ông, mà đến đời thứ ba, nó mới hiện ra đầy đủ, ghê gớm và quyết liệt, như ông sẽ phải chứng kiến sau này.

           

Tóm lại là quyết tâm truyền lại cơ nghiệp đến muôn đời của ông chủ Mão đã tắt lịm hẳn. Thậm chí ông còn biết rằng sẽ là tội lỗi nếu giao cơ nghiệp vào tay kẻ dị dạng kia. Ông sẽ trả lại trời đất, trả lại cho tự nhiên tất cả những gì nó vốn có. Cuộc sống sẽ tự sinh sôi, nảy nở tốt tươi mà không cần có ông, không cần những luật lệ của ông, không cần những truyền nhân của ông. Điều trước tiên phải làm là ông phi đích thân chôn sống kẻ nửa người nửa cáo kia, trước khi nó kịp nhận ra cái ưu thế là dòng dõi, là truyền nhân của mình. Ông nung nấu một kế hoạch, ông sai lũ trọc đầu đen đào sẵn một cái hố góc vườn, chờ đến giờ phút ra tay.

            Đêm đó, ông tới phòng đứa cháu, bí mật phun vào bên trong một làn khói mê, chờ một lúc cho thuốc có tác dụng, đứa cháu đã ngủ say. Có một cái gì vừa chuyển động, vừa thoáng qua rất nhanh trong phòng. ? hay là ông hoa mắt? Ông đẩy cửa bước vào. Căn phòng nhờn nhợt một thứ ánh trăng luồng. Điều kì lạ đã xảy ra. Trước mắt ông, không phải một đứa, mà là hai đứa, hai đứa giống hệt nhau đang nằm trên giường ngủ say mê mệt. Hai gương mặt cáo như cùng đúc từ một khuôn vẫn ngửa lên trần nhà bình thản. Cái miệng đỏ lòm của chúng thậm chí còn khẽ nhếch một bên, như cười mỉa cái kế hoạch của ông. ở đâu ra một đứa nữa thế này? Ông kinh ngạc tới lồi hai con mắt, mồ hôi túa ra đầm đìa. Chẳng lẽ đứa con gái kia đẻ sinh đôi? nó đã đem đứa còn lại ấy đến đây tự lúc nào? Ông vừa kinh ngạc, vừa rối trí. Nhưng... còn có cách giải thích nào khác nữa đây?...

            Lần ấy, ông chủ Mão không thi hành được việc chôn sống kẻ truyền nhân, phần vì hố chỉ đào có một cái, phần vì rối trí trước sự xuất hiện của cái bản sao kia. Suốt một thời gian sau, ông vẫn không tìm ra câu trả lời. Đứa con gái vẫn bặt vô âm tín. Chỉ có những tiếng gào rú, tiếng rên rỉ từ phía những khu rừng, đầm lầy hay từ trong tâm khm của ông càng ngày càng vọng tới ghê rợn hn, gấp gáp hn. Hai kẻ dị dạng kia vẫn nhn nhn sống trong lâu đài, thoắt ẩn thoắt hiện khi chỗ này, khi chỗ khác. Chúng càng lúc càng muốn nhanh chóng chứng tỏ cái địa vị độc tôn của mình đối với cơ nghiệp của ông. ý nghĩ phi trừ bỏ, dù bây giờ chúng là hai đứa ngày càng thôi thúc ông. Một ngày kia, ông lại sai lũ trọc đầu đen đào thêm một cái hố nữa. Đêm ấy, vẫn thực hiện những việc như lần trước. Lại có gì như vừa lướt nhanh trong phòng. Ông hồi hộp đẩy cửa bước vào. Một lần nữa, ông lại điếng người vì kinh ngạc. Trước mắt ông, lại không phi hai đứa, mà là bốn đứa, bốn đứa cũng giống hệt nhau từ chân tơ kẽ tóc. Bốn kẻ quái vật đang bình thản ngủ say như coi thường ý định tiêu diệt chúng của ông.

Lần này thì ông chủ Mão hoảng hốt thật sự. Chẳng lẽ chúng có khả năng tự nhân đôi mỗi khi ông có ý nghĩ đem chôn sống chúng? Ông không tin điều đó. Trước kia, ông ghê tởm chúng bao nhiêu thì bây giờ, sự kinh sợ đã làm ông căm thù, căm thù cái bản năng tự nhân đôi quái đản kia của chúng nếu điều đó là sự thật. Đầu óc ông điên cuồng một ý chí tiêu diệt, ông phải làm tới cùng. Ông sai đào thêm hai cái hố. Ông muốn giấu ý nghĩ của mình đi, nhưng giấu vào đâu cơ chứ? Đêm ấy ông lại thực hiện quyết tâm một lần nữa, phải tiêu diệt cái mầm hoạ đã tăng gấp bốn lần kia, một khi cả điền trang rơi vào tay chúng. Nhưng lần này, chúng không còn cho ông cơ hội nữa,  lần này lại chính là giờ tận số của ông, bởi sức chịu đựng sự kinh hoàng của ông có giới hạn. Không phải là ảo ảnh nữa, đúng là chúng đã tự nhân đôi trước khi ông kịp tiêu diệt chúng. Mỗi đứa đã tự tạo ra một bản sao cho chính mình. Trước mắt ông lại không phải là bốn, mà là tám đứa, tám bản sao giống hệt nhau đang ngoác miệng cười thầm. Ông hoảng sợ, người lạnh toát từ đầu đến chân. Ông biết mình đã thua, đã không thể tiêu diệt được chúng vì cái bản năng nhân đôi ghê tởm kia. Ông đã sinh ra chúng, chúng là nhân quả của chính ông và bây giờ, chính ông đã không còn kiểm soát nổi sự sinh sôi chúng. Liệu chúng có dừng lại? hay cứ thế nhân đôi, để rồi sẽ thi nhau giày xéo cơ nghiệp này... Ông chỉ còn nghĩ được đến đó. Từ trong lồng ngực ông, một cái gì vừa vỡ bục, máu trào ra hai lỗ tai, trào lên cả khuôn mặt dúm dó vì hoảng sợ, vì tuyệt vọng. Ông đã chết.

Ông chủ Mão đã chết. Ông chết vì kinh hãi, vì bất lực trước hiện thân ý chí của chính mình. Ngay lập tức, lũ hình nhân dị dạng kia bắt đầu chia nhau cai trị điền trang. Chúng vừa sử dụng lũ trọc đầu đen như trước, vừa tự mình cai qun đám nông nô. Chúng đặt ra những luật lệ cũng quái đản như chúng, chúng căm ghét cái giống người được phân thành đực cái rõ ràng kia. Để che giấu cái bản mặt kinh tởm của mình, chúng muốn con người phải cúi thấp hơn nữa, rạp xuống hơn nữa, không bao giờ còn biết ngẩng mặt lên. Khỏi phải nói tới sự ngột ngạt, đen tối của cả điền trang thời ấy, tuy thế, cũng có lúc nó đạt tới sự thịnh trị hiếm thấy. Nhưng thói đời, cùng thì tắc biến. Không những chúng thả sức hoành hành ngang dọc, mà còn tiếp tục tự nhân đôi đến mức nhan nhản khắp điền trang. Nguyên nhân của sự tự nhân đôi này cũng đến từ nhiều phía. Một là luôn luôn có sự tranh cướp, giành giật giữa chúng với nhau, kẻ nọ muốn chôn sống kẻ kia. Hai là người khác hoặc đám nông nô trong điền trang vì quá ghê tởm mà nảy ra ý định muốn chôn sống chúng. Có biết đâu rằng những ý muốn đó chỉ càng làm cho chúng tự nhân đôi ra ngày càng tràn ngập thêm mà thôi.

Rốt cuộc cuối cùng, lũ truyền nhân nửa người nửa cáo kia của ông chủ Mão cũng đến lúc tự diệt vong bằng chính cái khả năng quái đản ấy của mình. Nhưng đó lại thuộc về một câu chuyện khác. Chỉ biết rằng sau này, khi cả điền trang đã không còn dấu vết gì của lũ truyền nhân kinh dị ấy, cuộc sống đã thanh bình trở lại, người ta đã thuần hoá được giống cáo rừng kia, chúng trở thành những con vật hiền lành, dễ thương gọi là giống mèo. Tuy nhiên, trong tiềm thức của chúng, thỉnh thoảng vẫn lóe lên cảnh sống nhung lụa của tiền kiếp mà có khi chúng nhảy tót lên bàn thờ ăn vụng đồ cúng, có khi chui vào chăn ấm, nệm êm đòi ngủ chung với con người... Đặc biệt, lúc chúng làm tình với nhau thì cái bản năng hoang dã khi xưa lại trở về gần như nguyên vẹn. Đó là những tiếng gào rú, tiếng rên rỉ làm rùng rợn cả bóng đêm, y hệt cái bản hoà âm mà ông chủ Mão phải chứng kiến ngày nào.  

           

2004

Trích trong tuyển tập truyện ngắn  HỒN HOA ĐÊM THÁP CỔ,nxb Hội nhà văn,2005

Phạm Lưu Vũ
Số lần đọc: 3326
Ngày đăng: 09.11.2005
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hàng xóm - Nguyễn Đức Thiện
Góc vườn - Trần Thanh Giao
Người đàn ông đi tìm thần chú - Trần Thôi
Sông quê - Trần Thôi
Tiếng vọng ngàn xưa - Bùi công Ba
Bập bùng giai điệu - Hồ Tĩnh Tâm
Dòng sông tuổi thơ - Hồ Tĩnh Tâm
Có căn phòng sáng đèn - Nguyễn Đức Thiện
Hồi ức Xóm Nghĩa Địa - Ngữ Yên
Đêm đợi lũ - Hồ Việt Khuê
Cùng một tác giả
Tai ngược (truyện ngắn)
Tảng thịt tế (truyện ngắn)
Nhà hiền triết (truyện ngắn)
Chính danh (truyện ngắn)
Chuyện làng Kinh (truyện ngắn)
Sự tích núi mồ côi (truyện ngắn)
Ngón tay phật tổ (truyện ngắn)
Xuất xứ (truyện ngắn)
Chuyện vịt (truyện ngắn)
Kẻ vô thừa nhận (truyện ngắn)
Bài ca cuộc sống (truyện ngắn)
Hai anh em (truyện ngắn)
Linh vật (truyện ngắn)
Áo gấm đi đêm (truyện ngắn)
Tửu địa (truyện ngắn)
Vai diễn cuối cùng (truyện ngắn)
Thạch ngôn (tạp văn)
Liệt nữ (truyện ngắn)
Tần Doanh Chính (truyện ngắn)
Đám mổ bò (truyện ngắn)
Cái Kết Có Hậu (truyện ngắn)