Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
413
116.589.169
 
Văn nhân Bình Định một góc nhìn, một cuốn sách với góc nhìn " thiếu văn hóa'
Vương Kiều

                           

 

       Là người qua dư luận bấy lâu về cuốn “ Văn Nhân Bình Định-Một Góc Nhìn “ của tác giả Lê Hoài Lương được thông tin trên phương tiện báo chí và Internet, tôi đã tìm và đọc. Quả là một sự thực đáng thất vọng. Thất vọng với tư cách của người biên soạn, với cái tâm của người làm văn hóa như Lê Hoài Lương.

      Khách quan nhìn nhận đây là sự đầu tư khá lớn về kinh phí với lượng phát hành 400 cuốn, sách dày 1000 trang, bao gồm 52 tác giả. Theo thông tin chính thống thì cuốn sách nầy được đề xuất xét duyệt đề cương, thẩm định và xin kinh phí nhà nước. . .của lãnh đạo Hội Văn Học Nghệ Thuật – Binh Định.

     Sau khi đọc xong cuốn sách nầy, xét thấy ngoài những sai phạm “ lộ liễu “ như một số báo chí thông tin “ Người Lao Động, Tầm Nhìn, Thể Thao Văn Hóa “ đã phản ảnh, cuốn sách còn thể hiện cách hành văn “ yêu và ghét “ của tác giả qua từng tên tuổi.

      Trong phạm vi bài viết nầy, tôi chỉ đề cập đến một phần nội dung cuốn sách, bản quyền tác giả và cái tâm của người biên soạn. Với tiêu chỉ ở trang bìa là : “ Chân Dung – Phê Bình –Tiểu Luận “ thì rõ ràng khi độc giả đọc xong, có thể dễ dàng nhận thấy chủ ý của tác phẩm hoàn toàn đi ngược lại tiêu chí ban đầu. Cụ thể thay vì phê bình về tác phẩm thì người biên soạn lại mang đời tư của nhiều tác giả, dùng những ngôn từ “ thiếu văn hóa “ để nhận xét, Lê Hoài Lương đã lợi dụng văn chương để “ điểm măt “ những tác giả không phải là thân hữu của mình, dù họ còn sống hay đã mất. Nếu là một cây bút phê bình chân chính thì Lê Hoài Lương đã noi gương Hoài Thanh – Hoài Chân khi biên soạn “ Thi Nhân Việt Nam “ ra làm tiêu chí khi ngợi ca và nhận xét về tác phẩm của họ.

      Về những nhà thơ, nhà văn có mặt trong cuốn sách này như Hồ Thế Phất, PGS.TS Hồ Thế Hà, Mang Viên Long, Bùi Thị Xuân Mai. . . được Lê Hoài Lương dùng những từ ngữ phàm phu để nói “ nhà thơ lông ngông và vô tích sự “ “ dạng xếp chữ vần vè, ý tứ thì làng nhàng “ hoặc “ cao không quá cái đòn kê đít “. Còn nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng thì Lê Hoài Lương viết : “ là một thi sĩ có tài nhưng với ông hình như thơ chỉ là một công cụ như dao rựa, cuốc xẻng. . .”. Đối với văn nhân như Đinh Bá Hòa, L-H-L còn miệt thị bằng nhận xét : “ lượm mót mấy mảnh sành mà cũng thành tiến sĩ “

      Riêng nhà thơ Lê Văn Ngăn, người vừa mới nằm xuống năm 2015, thì Lê Hoài Lương là kẻ hậu sinh, đã nói về ông : “  tôi không thích con người ông trong đời sống khi tiếp xúc. Thấy nó tẻ nhạt. Thấy nó bé mọn thế nào ! “. Thơ Lê Văn Ngăn là biểu tượng của dòng văn học phản kháng trước 1975 ở miền nam Việt Nam với những bài thơ rúng động lòng người như “ Sóng Vẫn Đập Vào Eo Biển, Đất Của Những Người Bất Phục, Bên Hồ Thủy Ngữ. . . “ đã xuất hiện trên các tạp chí Đối Diện, Ý Thức, Trình Bày [trước 1975] và nhiều bài thơ đăng trên các báo “ Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Tạp chí Sông Hương, Tạp chí Văn Học Hội Nhà Văn V.N. Tài năng và nhân cách của cố nhà thơ Lê văn Ngăn đã được khẳng định qua thời gian và bạn hữu của ông, ông thuộc thế hệ vàng của non nước Thần Kinh, bên cạnh những tên tuổi làm đẹp thêm cho xứ Huế và cả đất nước như : Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Dịch giả Bửu Ý, Thi sĩ Thái Ngọc San, Nhạc sĩ Tôn Thất Lập, Họa sĩ Đinh Cường. . .những vì sao trên bầu trời văn học nghệ thuật và cũng là bạn thân của ông. Họ kính yêu con người và tác phẩm của nhau.

      Vấn đề bản quyền của một số tác giả trong cuốn sách nầy cũng là điều cần phải nói đến với việc tùy tiện sử dụng các tác phẩm của một số tác giả còn sống và đã mất mà không cần xin phép họ hoặc người đại diện của gia đình họ, điển hình như các tác phẩm của nhà thơ Quách Tấn, Lê Văn ngăn, Bùi Thị Xuân mai. . .Sự việc ấy, đại diện của các nhà thơ quá cố đã lên tiếng và báo Thể Thao Văn Hóa đã thông tin htt. . .

      Đất Qui Nhơn – Bình Định là nơi kết tụ tài hoa – anh kiệt như ta đã biết, vì vậy những tác giả trước sau khi viết về những tài nhân sinh trưởng ở Bình Định hoặc cơ duyên đưa họ đến với Qui Nhơn và nhờ non nước cảm xúc ấy đã để lại những tác phẩm mà hậu thế trân trọng ngợi ca đều đặt mình trong tâm tình yêu mến “ cái đẹp “ đúng như tinh thần Dostoievsky, đai văn hào Nga đã phán rằng, “ Cái Đẹp sẽ cứu vớt nhân loại “.

      Thiết nghĩ Lê Hoài Lương nên tìm gặp những tác giả mình đã xúc phạm đời riêng để nói lời xin lỗi, còn riêng nhà thơ Lê Văn Ngăn, Lê Hoài Lương nên đến thắp ba nén nhang trước mộ và khấn rằng, “ tôi không cùng thế hệ với ông, nên đã có lời lẽ. “. .Tôi tin ông Lê Văn Ngăn sẽ thầm lặng trả lời : “Văn tức là người “

 

                                                                              

                                                                                   

-                                                

Vương Kiều
Số lần đọc: 2682
Ngày đăng: 26.07.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đôi lời cảm nhận khi đọc - viết cho ngày Valentine - Chử Văn Long
Một cách "đọc lại" truyện Kiều (Đọc Từ Hải và Ẩn sĩ - Hiếu Tân) - Chế Diễm Trâm
Vũ điệu Lam - Điệu ca của nỗi buồn (Nhân đọc tập thơ của Bạch Diệp - Nxb Văn Học 2011) - Hoàng Vũ Thuật
Những bước gió trong trường ca của Phan Hoàng - Hoàng Thụy Anh
Quê nghèo, nghèo đến xót xa cõi lòng - Nguyễn Bàng
Đọc bài thơ "Quê nghèo" của Đặng Xuân Xuyến - Chử Văn Long
Ẩn tượng bàn tay nhỏ trong mưa (Đọc tiểu thuyết Bàn tay nhỏ dưới mưa của tác giả Trương Văn Dân) - Chế Diễm Trâm
Đi tìm người thấu hiểu hay sự đồng cảm trong thơ nhân đọc - Từ Sâm
Đọc bài thơ " Bạn Quan" của Đặng Xuân Xuyến - Chử Văn Long
Về bài thơ cổ "Nam quốc sơn hà" - Yến Nhi
Cùng một tác giả
Sơn ca (thơ)
Cô gái Huế (tạp văn)
Hàn ny (thơ)