Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
748
116.502.917
 
Người rêu ( đọc tập truyện ngăn của Dương Kỳ Anh – NXB Văn học 2014) *
Yến Nhi

 

*

        Chúng ta từng quen với anh khi trên cương vị Trưởng ban tổ chức các cuộc thi hoa hậu quốc gia, cũng như khi trên cương vị người lãnh đaọ báo Tiền phong, nhưng anh còn là một tác giả văn chương với nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, bút ký và một số bài chính luận. Gần đây anh cho ra mắt tập truyện ngắn Người rêu dược bạn đọc chú ý bởi những ý tưởng mới mẻ của tác giả .

        Tác phẩm có 11 truyện, xen lẫn giữa những mẫu truyện bám sát  hiện thực theo bút pháp truyền thống là những truyện có những yếu tố hư ảo pha màu liêu trai, lại cũng có những mẩu truyện cực ngắn  như một nhát cắt độc đáo trong bức tranh đời sống. Dòng truyện chủ yếu mà anh thể hiện là những mẩu chuyện hoặc nổi hoặc chìm  thiên về phiá phê phán những cái xấu , những thói tật của người đời, thi thoảng mới loé lên vài hồi quang đẹp sáng. Đây, một kẻ sống bám vào quyền lực như một cái bóng, một công cụ để sai khiến, bóp nặn người khác, không tìm đâu ra hình dáng mờ nhạt nào của nhân tính, ảnh hưởng cho đến khu vườn nhà cây cỏ  cũng trở thành những hình hài , uốn éo vật vờ như rêu. Kia, một người đàn bà chạy theo cám dỗ vật dục, trốn tránh cái khuyết điểm vô sinh  của chồng nông nổi đi tìm một lạc thú tội lỗi, huỷ hoại cả mình lẫn người bạn đời cả tin, nhẹ dạ. Đó là người đàn bà xinh đẹp tưởng như vô tình nhưng chính bởi thói ưa làm đẹp, sự ham mê trang sức thái quá chỉ vì ham muốn một chiếc vòng màu lam ngọc bằng mọi giá để đến nỗi làm giá lạnh mọi quan hệ, đe doạ cả tình thân ở ngay người thân yêu của mình…(Chuỗi hạt màu lam)

” Cái chuỗi hạt quái quỷ như cái vòng thắt vô hình , không phải đeo vào cổ nàng mà nó đang thắt vào cổ anh…Đôi lông mày đen như hai vệt mực Tàu, thẩm lại sắc như dao…Anh thấy môi mình rớm máu.”( tr23)

Cái xấu còn lẫn vào , hiện hình trong số phận những kẻ tham lam nông nổi sa vào những dục vọng , những thói xấu để rồi phải gặt lấy những kết cục chua xót, tiêu ma cuôc đời. Kẻ này tham tiền, bán đi mảnh đất hương hoả để rồi sau này chết  vì tiếc nuối, đứa khác, nông nổi nghe theo lời khuyên ích kỷ của người “bề trên” để trở thành kẻ phản bội vợ, con và bản thân mang một vết thương suốt cả cuộc sống lưu đày. Chuyện gã nọ vô sinh cho vợ đi mua và cấy tinh trùng nào ngờ ả dan díu có con với bác sĩ, gã mất cả chì lẫn chài trở thành kẻ dở hơi , say sưa triền miên rồi chết não nề trong đống gạch khu tập thế (Chuyện một đời người ). Khuyết điểm dễ tha thứ nhất cho mỗi người là sự cả tin, nhưng nó cũng là điều làm người ta đau đớn nhất khi vấp phải , nhất là từ người thân.

           Tập tuyện đọc thú vị vì cách viết của tác giả khá đa dạng. Nhiều truyện chỉ dăm bảy trang sách , xoay quanh một tình huống chọn lọc  có ý nghĩa, như một bức tranh hí hoạ nhưng gây ấn tượng sấu sắc trong tâm hồn người đọc khiến họ hoặc cười hoặc khóc dẫu chỉ thoáng qua nhưng rồi  thấm dần dư vị. Anh viêt về người đàn bà bán hàng góc phố cười đến méo mồm trước cái hiện thực, từ một kẻ sau mỗi bữa ăn ở quán đều dấu một nhúm tăm tre cho vào túi dự trử, lần nào cũng vậy, ấy thế mà chả mấy chốc gã phất lên  theo bè bạn tiệc tùng, cùng các nhà doanh nghiệp lên xe xuống ngựa  . Cái cảnh giàu sang quá nhanh của những kẻ hãnh tiến, tầm thường, thô lỗ trong xã hội thời nay khiến bà bật cười méo mồm thành tật.  (Sự tích người đàn bà méo mồm). Một kẻ khác có mấy trăm mét vuông đất gặp lúc giá lên vội bán , sau này đám đất của gã lên giá bạc tỉ, gã tiếc quá hoá rồ, ngày ngày đi quanh  đám đất điên dại luyến tiếc để sau bị tâm thần mà chết ( Vòng quay định mệnh). Chuyện “ Cậu trời “ dâm loạn và tàn ác em trai Tuyên phi Đặng Thị Huệ thì ai cũng biết, nhiều người viết nhưng với tác giả chỉ thêm vào một chi tiết: khi hắn bị tù giải đi lưu đầy, biết mình có con dẫu với người từng bị hắn bắt, hắn cũng run  lên sung sướng vì biết đã có con nối dõi. Cũng như Chí Phèo, cái mầm tội ác hắn gieo chắc sẽ không thay đổi nếu cái xã hội nhiễu nhương đâu đó vẫn còn.

            Chúng tôi muốn nói thêm về cái bút pháp huyễn hoặc pha màu liêu trai của tác giả. Các truyên Người rêu, Chuyện lạ hoa đào, Giấc mơ thiên tử , đều có những chi tiết hiếu kỳ. Một khu vườn lạnh leõ nhiễm cái vô nhân tính của chủ mà tất cả hiện hình trong đêm uốn éo như rêu  

                  “ Những đám rêu trong khu vườn vùn vụt cao lên. Ánh đèn điện sáng trưng bỗng nhiên vụt tắt. Tôi kinh hãi nhìn thấy những bóng đen như bóng người, chân tay nguyềnh ngoàng gầy guộc nhảy múa. Chính những bóng đen kỳ dị này phát ra âm thanh hua… hua…hua…Người rêu! Phải rồi, người rêu.” ( tr10).

 Một ông vua nằm mơ một người đẹp thân mình đầy hương thơm, bị vẻ đẹp tiên nữ đó mê hoặc may mà chút tỉnh táo  còn lại ở tư chất một vị vua thông minh đã giúp ông thoát khỏi cơn mê đắm. Nhưng hư ảo nhất và cũng hấp dẫn nhất đối với người đọc là câu chuyện về “hồn hoa đào”. Người mua yêu hoa , người trồng cũng yêu hoa, đôi trai gái gửi hồn vào hoa. Từng sáng, từng ngày nhận được tình người thẳm sâu và nông nàn đó cây đào như cũng có hồn biết tươi, héo vui, buồn theo sự xa cách hay gặp gỡ của đôi trai gái . Người đi xa, tình không còn thì hoa cũng úa tàn. (Chuyện lạ hoa đào)

                Tôi đọc tập truyện một mạch không nghỉ, đọc liền liền vì sự đa dạng của cốt truyện, tinh tế của các chi tiết , nhưng trên hết cảm nhận được cái xấu cái tôt cuộc đời qua những phận người , rất ấn tượng.  Kẻ tốt kẻ xấu không còn là những “hình nhân” vô cảm  trong trạm cảnh sát hay trước toà án, mà là những con người lẩn quất đâu đây quanh ta lúc gần lúc xa, khi ẩn khi hiện, ta cộng cảm cùng những nét nhân tính đang bị che lấp đâu đó.    

           Đời nhiều cạm bẩy nhưng có mắc vào cạm bẩy đó hay không còn do mình. Cái xấu hiện lên trong những trang sách của  anh về cuộc đời , nó không khiến người ta thù ghét cuộc đời này mà khiến ta cảnh tỉnh hơn thôi. Và chính nhờ sự cảnh tỉnh này mà văn chương làm trọn cái nhiệm vụ giáo dục, thức tỉnh cái thiện, mỹ trong cuộc đời. Như lời một nhà văn:

“…Tìm ra và hoá giải kịp những cơ chế mù loà đang vận hành trong mỗi con người, gần gũi và cấp thiết nhất là trong chính bản thể mình,  để chúng không thể cản đường khi chúng ta muốn tiến tới sự hoàn thiện”

( A.Toflicole - Văn chương và những cuộc chiến – chuyển dẫn theo Lê Biên - Văn Nghệ số 50/12/2015)

Đó là cảm thức cuối cùng của người đọc với tập sách mới này./.

 

Tháng12/2015

 

Yến Nhi
Số lần đọc: 2348
Ngày đăng: 22.12.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thơ là cái đẹp đi lầm lũi trong im lặng Hay : 100 năm với nhà thơ của Bến My Lăng - Lâm Bích Thủy
Nỗi niềm "Cố Quốc" và "Gia Hương" trong thơ chữ Hán Nguyễn Du - Phạm Quang Ái
Đọc:"Hương Cô Quạnh của Phan Nguyên" - Nguyễn Hồng Nhung
Tình dục trong tiểu thuyết "Bàn tay nhỏ dưới mưa" - Hoàng Thụy Anh
Võ Chân Cửu: Đi qua "đại mộng" trở lại "quê nhà" mang mang sầu vạn cổ - Lê Ngọc Trác
Đọc thơ Chân Phương tháng 12 - 2015 - Nguyễn Hồng Nhung
Tú Xương "trước bản thân và cuộc đời" - Phan Thành Khương
Đi vào cõi thơ - Võ Công Liêm
Nguyễn Du như tôi nghĩ... - Yến Nhi
Về sự phê phán chủ nghĩa kỳ thị dân tộc trong "Bắc Hành Tạp Lục" của Đại Thi Hào Nguyễn Du - Phạm Quang Ái
Cùng một tác giả
Ban Mai (thơ)