Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
494
116.595.404
 
Lang thang cùng
Võ Tấn Cường

(Đọc trường ca “Hoa dại” của Lê Ái Siêm, NXB Hội Nhà văn 2004)

 

Đêm vắng, đọc trường ca “Hoa dại” của Lê Ái Siêm, tâm hồn tôi lãng du vào thế giới của cái đẹp truân chuyên, chìm nổi và những kiếp người vô danh, bé nhỏ. Trường ca “Hoa dại” của Lê Ái Siêm không khắc họa những sự kiện lớn mang tính sử thi mà hướng về những góc khuất của đời sống xã hội và những ngõ ngách của tâm hồn, số phận con người. Hình tượng trung tâm của trường ca hoa dại là nhân vật trữ tình – cô gái sống ở xóm nghèo bên dòng kênh đen chìm khuất giữa chốn phồn hoa đô thị. Cô gái mang giấc mơ thoát khỏi cuộc sống tù túng, nghèo khổ bước vào đời. Cô gái đã bị bao cám dỗ bủa vây và bị rơi xuống vũng lầy của sự mua bán, đổi chát giữa thế giới của son phấn và đèn màu. Cuối cùng, cô gái tự thức tỉnh và trở về giữa vòng tay yêu thương của mẹ…

 

Trường ca “Hoa dại” có kết cấu 12 chương gồm: Trú ngụ, Giấc mơ lọ lem, Đáy phễu, Đom đóm, Thần chú, Những toà nhà thiếu sáng, Vỉa hè, Những bóng không người, Hồi niệm, Dòng kinh, Bước chân, Khúc ru. Trường ca “Hoa dại” của Lê Ái Siêm không kết cầu theo kiểu cốt truyện bên ngoài bằng cách liên kết các sự kiện với nhau mà hướng về cốt truyện bên trong với sự vận động của thế giới tâm hồn nhân vật. Toàn bộ trường ca được viết bằng thơ tự do, phần cuối của chương 12 viết bằng thể thơ lục bát nhằm thể hiện nhịp điệu êm ái của khúc ru.

Những câu thơ trong trường ca “Hoa dại” có sự co duỗi linh hoạt, hình tượng lung linh và biến ảo gợi sự liên tưởng mạnh mẽ trong tâm hồn người đọc. Hai câu thơ mở đầu trường ca, nhà thơ khắc hoạ hình tượng tương phản để thể hiện thân phận bé nhỏ của con người và ý thức phòng vệ của nhân vật trước những điều xấu xa, đen tối đang bủa vây chung quanh:

 

“Em cố làm con đom đóm

Để biết mình không đồng lõa màn đêm”

 

Xuyên suốt toàn bộ trường ca, cái nhìn của nhà thơ mang tính biến ảo, hướng về những góc khuất của đời thường, những số phận vô danh và những sự vật nhỏ bé. Chương 1 (trú ngụ) được bao trùm bởi hình tượng màn đêm và làn gió. Bốn câu thơ cuối của chương 1 mang tính khái quát vế góc tối của cuộc đời và sức sống tiềm tàng của cái đẹp:

 

“Gió cứ đi tấp táp phận người

Em cứ lớn bên dòng kinh ươn thối

Cứ nõn tơ như không gì phá nổi

Và gió cứ đi tấp táp phận người”

 

Chương 2 (Giấc mơ lọ lem) khắc hoạ số phận của những kiếp người vô danh giữa không gian bẩn chật, tù túng. Giấc mơ của nhân vật cô gái bị chìm khuất giữa bao điều tầm thường, vô nghĩa. Nhà thơ đã hướng cái nhìn nhân bản về giấc mơ của nhân vật để thắp lên một đốm lửa cuối đường hầm của số phận nhân vật:

 

“Giấc mơ lọ lem đánh bóng mỗi ngày

Giấc mơ lọ lem đánh bật cánh cửa

Chân mộng du kéo em lướt trên thảm hoa

Tay mộng du đặt trước môi em cành vàng lá ngọc”

 

Chương 4 (Đom đóm) nhà thơ khắc họa sự chông chênh của số phận nhân vật và bộc lộ cái nhìn nhân bản về thân phận con người trước sự nghiệt ngã của hoàn cảnh:

 

“Em đi trong sấp ngửa tuổi xanh mình

Em đi xiếc thăng bằng trên sợi dây oan nghiệt”

“Em ghìm mình để làm một loài sen

Không vướng bùn tanh dù nhờ bùn tanh để sống”

 

Các chương 6 (Những toà nhà thiếu sáng), chương 7 (Vỉa hè), chương * (những bóng không người) nhà thơ khắc hoạ sự nhập nhoạng, mờ ảo của sự vật và thân phận con người trước sự biến đổi của đời sống xã hội:

 

“Những con đường người đi không đổ bóng

Những bóng biết đi không người

Dường như những cái đầu đã lụn vào đâu mất

Tựa như những cái cuống hoa

Đi vào những toà nhà thiếu sáng”

 

Chương 12 (Khúc ru) khắc hoạ sự thức tỉnh nội tâm của nhân vật trữ tình – cô gái khi trở về giữa vòng tay yêu thương của mẹ. Những câu thơ lục bát với nhịp điệu du dương, lung linh và huyền ảo, tạo nên sự liên tưởng về cuộc sống bình yên, tươi sáng:

 

“Về đây hoa dại lỡ làng

Bụm tay hứng giọt ăn năn cuối mùa

Dọn lòng về lại ngày xưa

Tìm trong trẻo kiếm ngây thơ của mình”.

 

Trường ca “Hoa dại” của nhà thơ Lê Ái Siêm ẩn chứa những hình tượng mang tính chiêm nghiệm, triết lý về thân phận của con người, về cái đẹp mong manh, chìm nổi giữa thời kinh tế thị trường. Trường ca “Hoa dại” có sự đột phá, mới mẻ về ngôn ngữ và phương thức thể hiện. Tư duy nghệ thuật của nhà thơ Lê Ái Siêm đang độ chín mùi, sung mãn. Người yêu văn học chờ đợi những tác phẩm mới của nhà thơ Lê Ái Siêm.

 

Võ Tấn Cường
Số lần đọc: 3068
Ngày đăng: 20.05.2005
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nhân chuyện NGUYỄN PHI THANH phản ứng BÀI GIẢNG " VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC"- NGHĨ VỀ VẤN NẠN CỦA MÔN VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY - Trần Mạnh Hảo
Sau đồi vọng cảnh. - Trần Kiêm Ðoàn
Một bài thơ - Dấu ấn của thời đổi mới. - Triệu Xuân
C. G. Jung và lý thuyết phân tích văn hóa. - C.G.Jung
Nghệ thuật múa cung đình Huế - Võ Quê
Một bài thơ cứu một đời thơ - Triệu Xuân
Bữa tiệc chay ở Huế - Tiểu Kiều
Dạy và học muôn đời - Phạm Lưu Vũ
Tín ngưỡng thờ ông Bảo & Nguyên Tiêu Thăng Hội - Trần Dũng
Hướng tới đại hội nhà văn Việt Nam lần thứ VII - Nguyễn Trọng Tín
Cùng một tác giả
Ru cha (thơ)
Đi tìm (văn hóa)
Phơi nắng (truyện ngắn)
Hoa (thơ)
Lang thang cùng (văn hóa)
Tình hoang phế (truyện ngắn)
Giấc mộng Hoàng Lan (truyện ngắn)
Ghét lộc (truyện ngắn)
Hư vô trắng (truyện ngắn)
Nước mắt tượng (truyện ngắn)