Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.374 tác phẩm
2.747 tác giả
643
116.441.410
 
Trốn chạy và thoát ly
Phạm Tấn Xuân Cao

 

 

Tính lịch sử tuyệt đối của sự bắt rễ cá nhân trong thế giới không chấp nhận mọi sự gắn chặt với cách nhìn về một thế giới khép kín”[2, 144]

 

Trốn chạy giúp ta tìm ra lối đi trong điều hướng của nghị lực chất chứa mọi xao xuyến trước sự thất lạc những mưu cầu đột nhiên tỏ ra đổ vỡ mọi thứ. Trốn chạy là thái độ mà chúng ta nhìn về thế giới với đầy rẫy những cuồng nộ có khi bế tắc đến ê chề. Không như những gì mà mọi phương hướng chúng ta nhìn về một xã hội lại đảm bảo cho chính những mong muốn của ta cũng về cái xã hội ấy được đầy đặn trong khuôn mẫu tự mình dự tưởng. “Con người như nó đang là thì rất hỗn loạn, nó rất mờ rối; nó tin, nó không tin, nó có những lý thuyết vân vân và vân vân; nó sống trong một trạng thái mâu thuẫn. Và nó đã xây lên một xã hội, một văn hóa mâu thuẫn, với sự giàu có và nghèo nàn của nó.”[3, 221] Mọi khao khát điềm nhiên trở thành những ủ dột đến thảm hại không gì thay thế. Bằng với tất cả điều gì đó là tự nhiên nhất chúng ta đã cứ thế từng ngày đánh mất mình trong sự lơi lỏng của luân lý hiện hành. Luân lý chỉ là trò chơi trước những lời phán truyền đầy hoang tưởng và bịa đặt.

 

Mọi thứ đã trở nên quá đà trên bước đường mà chúng phân lập thành như thế khi chúng trưng ra giữa thế giới là một sự lộn xộn sống động này. “Người ta sử dụng các biện pháp đào luyện, nhưng là để biến con người thành một con vật bầy đàn, thành một tạo vật dễ sai khiến và bị nô lệ. Người ta sử dụng các biện pháp chọn lọc, nhưng là để làm tiêu tan các sức mạnh, để lựa chọn những kẻ yếu, những kẻ đau khổ hay nô lệ” [1, 194]. Có thể coi như mọi hướng nhìn nhận của từng cá nhân về phía thế giới luôn khi nào cũng chẳng thể bung nở những gì đó thật sự thánh thiện của tiếng lời lương tri chính đáng. Những cụ thể hiện hành cứ thế gieo rắc nên bên trong hàng loạt nỗi sa sút lòng tin mà cá nhân ta tỏ ra xa lạ với chính mình. Quá khứ là cách mà chúng ta hạn định cá nhân mình vào trong những bỏ ngõ chưa hoàn thành và tương lai lại là một trò chơi lăn lộn trong trước mắt đầy thương hại. “Như thế cái quá khứ đã bị tổn thương và cả tương lai nữa. Không có gì sẽ xảy ra, chẳng có gì có thể xảy ra hay sẽ xảy ra, mà còn quan trọng đủ để kéo chúng ta xuống.”[4, 77] Trốn chạy không những như khi mà chúng ta tỏ ra chán chường và xa lánh thực tế. Do đó, nó còn là lúc mà chúng ta chẳng thể có cách nào khác hơn để thoát ly ra được khỏi sức ảnh hưởng của sự lai căng hiện hình đầy đê hèn ấy. “Cái ngã thực sự khác biệt; cái giây phút ta bịt mắt lại trước hết thảy những giục giã này là đã mắc vướng vào sự hỗn loạn.”[4, 102-103] Cho nên cũng chính vì như vậy mà lương tri đã lòng thòng một cách khó chấp nhận trong sự đeo bám đến não nuột những hoang mang và bàng hoàng không dứt. Thật khó để có thể cố gắng tỏ ra gần gũi hay xem như chẳng có chuyện gì khi đối diện với thế giới. Nhưng như vậy, chúng ta lại trở nên không hoàn thành trách nhiệm của mình khi chúng ta luôn là kẻ phải tham dự vào nó. Tất cả chỉ là những gì đó qua lại một cách héo hon dưới cái nhãn tiền của niềm tin hời hợt.

 

Mọi kiểu cách nào rồi cũng sẽ luôn là một sự điên rồ đứt đoạn đến ghê tởm cho lòng tin thánh thiện hướng về. Tất cả đã dẫm nát luân lý và cắt đứt mọi thứ để tỏ ra quang minh hơn trong vỏ bọc bịp bợm đến kinh tởm. Giày xéo hết cho đến khi trơ trẽn ê chề cứ thế bêu ra không một chút ngượng ngùng gì cả nên trốn chạy là tấn bi kịch thê thảm cho những chốn chặng cùng đường chưa tìm ra lối thoát. “Cái tinh thần mà nó điều động chúng ta có thể chiếm đoạt bất cứ sự trá hình nào: nó có thể làm cho chúng ta giống như những thiên thần, những tà thần hay những thần thánh.”[4, 105] Luân lý là thứ hàng hóa rẻ mạt trong xứ sở vô thần khó chấp nhận một niềm tin của những gì phi thường mang tính cứu rỗi và đe dọa. Quay lưng và xa rời những gì trước mắt bởi ở đó không bao giờ thiếu những cái ủ dột của tâm thức hoang mang đến cùng cực như thế. Trốn chạy, do đó đã tỏ vẻ dường như trong một sự chắc chắn xa lìa ngay khi mà mọi sự chỉnh đốn không còn để ý đến các cung cách sắp đặt quang minh hơn.

 

Trật tự là sự cải cách không đi đến đích cho dù nỗi cau có nào đó bất kì cũng khó chấp nhận như khi nó không thể chuyển tải nổi và hết một lúc những mong cầu đến tha thiết như vậy. Những hợp quần có đó khi mà tâm thức mỗi cá nhân cụ thể cứ dàn dựng ra như thế, để rồi kinh ngạc cho một sự choáng váng không còn gì coi như nó là lành lặn đi đôi chút nào nữa cả. “Trong nỗi cô đơn của họ, trong giấc mơ yêu đương của họ hay thiếu thốn nó, sự mất mát thì mãi mãi trôi dạt đến rìa nước. Trong sự trôi nổi bao la của đêm, tiếng huýt gió đau khổ của sự hành hạ thì đã bao bọc lại bởi tiếng vỗ bập bềnh của ngay cả dòng suối nhỏ bé nhất. Tâm trí, đã trống rỗng hết thảy nhưng những tiếng vỗ bập bềnh của những làn sóng, trở nên yên lặng. Cuốn theo với dòng nước, tinh thần con người đã hủy hoại những chiếc cánh xếp vào mở ra được của nó.”[4, 112] Sự định hình những khuôn lối phép tắc đã trở nên xa lạ với tất cả. Chỉ trong cái cách mà mỗi một bản thân ý thức được vị trí của mình thì mới mong mọi thứ trở nên an toàn, ít nhất ra là đối với những hệ quả có thể nhắm về phía mình xán lạn hơn chút đỉnh. “Đạo đức tự nó che dấu quan điểm vị lợi; nhưng chủ nghĩa vị lợi che dấu quan điểm của kẻ thứ ba thụ động, cái quan điểm chiến thắng của một kẻ nô lệ len lỏi vào giữa các ông chủ” [1, 168]. Hợp quần ấy đã luôn bồng bế những đau thương trên cảnh sắc lộng lẫy của những trò hề thô thiển đến chán ngắt. Mọi sự dẫn dắt nào đi chăng nữa cũng đều bắt đầu bằng những “motif” quá đỗi vờ vĩnh đầy miệt thị. “Hoạt động chủng loại đã biến mất trong bóng đêm của quá khứ, giống như sản phẩm của nó biến mất trong bóng đêm của tương lai” [1, 193]. Trốn chạy không như những gì bị cự tuyệt đến kinh hoàng mang vóc dáng của sự đột ngột tuôn trào vào bế tắc và luồn lách qua những ngõ ngách của mọi cuộc chạm trán với những đau thương và mất mát. Ngay khi trốn chạy con người ta hơn hẳn tha nhân vì phản tỉnh đã may mắn đến với ta sau những đêm trường của nặng nề và lạc lõng đeo bám.

 

Trốn chạy là cách mà chúng ta nhắm về phía thế giới này theo kiểu/dạng mà chúng ta tiến những bước đi điềm đạm và tràn đầy nhiệt huyết của sự tự tin luôn mang vác những ý nghĩa khẳng định không giống ai. Trốn chạy không phải là nhìn mọi thứ trở nên xa lạ đối với mình mà trốn chạy là nhìn những thứ ấy bằng vẻ đẹp cầu thị, trong khi nó gieo rắc nên những gì luôn ngày nào cũng tung hô trong vụng về đến như thế để câu lập sự phản tỉnh. “Trên những khuôn mặt của họ đã viết lên – sự vô vọng. Chúng đã suy đồi từ lúc sinh ra sự buồn rầu phản chiếu lại, những điều kiện càng tốt hơn thì phần số chúng càng tệ hại hơn. Ta có thể dạy chúng làm thế nào nuôi nấng to lớn hơn, trông khỏe mạnh và trẻ trung hơn, nhưng chúng và dòng dõi của chúng đã bị đánh dấu như những con chốt hy sinh trong một cuộc thực nghiệm vô nghĩa.”[4, 90] Trốn chạy để rồi trong thoát ly ta tìm lại những mảnh vụn lương tri đã từng bị nhàu nát bởi những thứ giao kèo luân lý đến khủng khiếp và the thắt như vậy. Thoát ly nương vịn vào những sức mong cầu của mọi niềm tin còn chất chứa trong những niềm tin nhỏ bé nhất không coi như là không còn chút gì cả. Những góc cạnh vẫn luôn còn/có đó của sức sống luân lý tồn đọng lại trong tâm thức chịu đựng hoang mang và ghẻ lạnh đang đối xử không dứt với chính nó. Bản năng lộng hành là đứa con cưng của sự phỉ báng sức mạnh cứu rỗi. Còn đứa con hoang của nó là những nhầy nhụa luân lý đang nhồi nhét nên tiếng kêu trầm thống đến cùng cực như thế này.

 

Thể thức mà thoát ly xác lập nên trong quầng sáng tinh khôi của lương tri thầm kín lại luôn bị những dối trá che lấp đến đọa đầy day dứt. Thoát ly là cái cách mà mọi thứ trở nên gần gũi và đi đến một sự đồng cảm hơn trong những le lói của luân lý chính đáng. Sự chính đáng không cương nghị ngay lập tức khi mà lương tri cứ luôn bị che lấp đi như vậy nhưng với một mong cầu đến khẩn thiết lại luôn là bước tiến đến những tách bạch thuần thành không gì bằng. “Cá nhân là ngã tư của lịch sử thế giới, kẻ gánh vác duy nhất và người sáng tạo sinh động của những tương quan lưu hoạt tạo thành lịch sử.”[5, 99] Khó có thể nói những gì đó mà trốn chạy đi đến khi ruồng rẩy đã tạo nên một sức kiểm tỏa mọi bước tiến để rồi chính trong những đổ nát ấy sẽ trỗi lên những mầm mống đầy khoan thai đáng thương đến như vậy. “Thực tế là họ rao bán thứ quý giá nhất: niềm hy vọng.”[5, 27] Sức kháng cự lại nó không đến nỗi bất chấp tất cả mọi thứ để cản trở khi nó tiến về một cách trực diện đầy thẳng thắn trước những mưu mô đầy tiềm năng không nương nhịn bất cứ điều gì chống lại nó. “Quang cảnh của thực tại, đối với nhiều người đã trở nên không thể chịu nổi, khiến tinh thần phải tê liệt đi, chờ đợi kẻ nào có khả năng siêu phàm hiểu thay mình.”[5, 124] Thoát ly là cách ứng xử của những điều kiện mong muốn những điều kiện của lương tri được đánh thức. Trốn chạy là bước nhận ra những đổ vỡ để thức tỉnh trước tâm thức nao núng ấy.

 

Lối phản tỉnh mà trốn chạy đem lại là phương hướng để mọi hợp quần trong tiến trình hướng về lương tri của sự phục hưng luân lý mang cách xác lập nên không hề bị cản trở đến mãi mãi. Những sự chống đối không làm nên các cản trở đến hạn độ của những phụ rẫy quay lưng tất cả mọi thứ và trở nên khinh ghét tất cả như thế. Cũng có thể tìm lại được mọi cư xử ngang bằng đồng thời tỏ ra thương hại cho chính những xô đẩy ấy va vấp vào và trở nên lạc lõng hơn không gì bằng thì trốn chạy là biện pháp hữu hiệu để nâng đỡ ta đứng dậy trên niềm tin mãnh liệt của sự trở về lương tri hữu hiệu có đó. Những chỉ dẫn hòa quyện vào nhau trong trốn chạy và thoát ly không hãi hùng như khi ta mường tượng là sức khẳng định của nó không thể chống lại những công kích và kiểm tỏa của những điều ma mị ấy.

 

Sức sống động trong cuộc trở về của lương tri và thức tỉnh của luân lý luôn tràn đầy những màu sắc khó cưỡng lại được của một niềm tin tràn đầy những khát khao tự bản thân không gì thay thế được để khỏa lấp mọi khoảng trống đến chơi vơi giữa thế giới không chỉ một mà vô số con người. Những trầm thống trong lăng xăng bê bết đó đã không thể nào trở về trên niềm tin của sự phục hưng chống lại chính những trầm thống ấy. “Họ ngột ngạt với cảm tưởng đâu đâu cũng phải đối đầu với “một thực tại bị phong tỏa” (une réalité bloquée). Họ mang cảm giác sống trong một nhà tù khổng lồ, ở đó phần lớn mọi người đã khước từ một cuộc sống lẽ ra có thể tốt đẹp hơn và đã tự thích nghi và uốn mình theo một sự thống trị vô danh, một tình trạng man di mới được thể hiện qua vẻ biểu kiến thuần lý và cho rằng tuân theo sự thống trị đó thì cũng giống như tuân theo những quy luật khách quan, cho dù có nghiệt ngã thì cũng phải chịu.”[5, 150] Đã chứng thực khi nào cũng sẽ trốn chạy vì thế mà thoát ly không hạn định cho giới hạn của sự trở về này nới rộng ra đến một mức độ nào cả. Xứ sở vô thần giãy giụa trong sự cào xé và lồng lộn nhau bởi chính nó không chấp nhận những gì đó là chia sẻ cho chính nó với những gì nào khác mang tính có liên quan đến lợi ích. Trầm thống vì thế mà trở thành một tiếng kêu luôn là đẹp đẽ nhất của nó! Những cự tuyệt đó còn gieo rắc thêm mức độ báng bổ đến phát hoảng cho mọi sự nung nấu đem lại những cầu mong tin tưởng được hòa đồng.

 

Sự dã man đi ngược lại văn minh khi cái nôi của dốt nát vẫn lố lăng khoác vào những vỏ bọc tinh tươm màu trí thức. Sức lụn bại là không tưởng cho những thế đứng đàng hoàng của các trò bịa tưởng dung túng cho những cẩu thả khó chấp nhận làm tổn thương đến luân lý. Lương tri dần tan biến khi mọi niềm tin vào những gì vờ vĩnh mờ nhạt mà lúc nào cũng xem như chính đáng thật sự đến thương xót như thế. “Điên cuồng là một lối thoát khỏi cuộc tìm kiếm vô vọng những giải pháp khả thủ, đó là chiến lược đặc biệt mà một người phát minh nhằm sống sót trong một tình huống mà người ta thấy là không thể sống nổi.”[5, 224] Chỉ có thể trốn chạy trước tha nhân và thoát ly những định mệnh nghèo nàn của vùi dập thì mới bảo toàn được đức hạnh trong sáng. Đó không phải là hèn nhát hay lý do nâng đỡ cho khẳng định đó không cầm chân trong những vương mang khó chấp nhận đối với mọi gán ghép cho nó là lánh xa và dè bỉu. Lương tri không chấp nhận những gì làm tổn thương chính nó cũng như luân lý không cho phép những gì làm hoen ố chính mình. “Đó là nói chung, người ta che dấu chính mình sự kiện đời sống có thể khủng khiếp, tàn bạo, vô nghĩa và đau đớn không còn gì để nói nữa.”[5, 224] Mọi bịa tưởng ma mị vẫn không ngừng gieo rắc nên những trầm thống đến thối nát như thế khi mà cuộc trở về của lương tri và sự phục hưng của luân lý sống dậy qua sự phản tỉnh. Điều có thể nói được là chỉ có thể im lặng trước những gieo rắc trầm thống đó nhưng không chấp nhận đến nhu nhược. Mà hãy đồng thời tắm mát trong dòng chảy tinh tươm của những tinh mẫn tâm thức sâu thẳm trong bản thân mỗi một con người khi sự phản tỉnh ùa về qua trốn chạy và thoát ly.

 

Trốn chạy là bước ngoặt đầy kiêu hãnh và thoát ly là kẻ dẫn dường không thể không tin tưởng cho một sự định hình tràn đầy tinh thần nhân văn. Trốn chạy lui về một đường hướng mong cầu những chóng vánh hạn lập truyền hưởng vào sức chứa đựng phản tỉnh, để nhắm về mọi thể thức khắc phục tiêu hao uổng phí bấy lâu nay. Thoát ly gom vào mình những đạo lộ quang minh, trong khi những vệt đen sẽ từ đó mà dần dần xóa nhòa đi để chứng tỏ những điều kiện đáng được chứng tỏ không gì mong muốn hơn nữa cho sự trở về của những khát khao đáng được mong cầu, đối với chính tinh mẫn tâm thức sâu thẳm ấy. “Chân lý là của thế giới này, nó là sản phẩm của nhiều trói buộc.”[5, 229]

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1.      Gilles Deleuze, Nietzsche và triết học, Nguyễn Thị Từ Huy dịch, NXB Tri Thức, 2013.

2.      Jacques Colette, Chủ nghĩa hiện sinh, Hoàng Thạch dịch, NXB Thế Giới, 2011.

3.      Krishnamurti, Đánh thức trí thông minh, Ban dịch thuật Thiện Tri Thức, NXB Văn Hóa Sài Gòn, 2008.

4.      Henry Miller, Thế giới tính dục, Hoài Khanh dịch, NXB Văn Hóa Sài Gòn, 2008.

5.      Remo Bodei, Triết học thế kỷ XX, Phan Quang Định biên dịch, NXB Thời Đại, 2011.

 

Phạm Tấn Xuân Cao
Số lần đọc: 1768
Ngày đăng: 31.01.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Cô Đơn của những ai dám chấp nhận nó - Phạm Tấn Xuân Cao
Tôn giáo, Nghệ thuật, Triết học và Khoa học - Cư sĩ Minh Đạt
Thơ Phùng Cung và những ám ảnh Văn Hóa Việt - Trần Hoài Anh
Thẩm định về giá trị Triết Học và tư duy của Triết Gia - Võ Công Liêm
Triết học Xã hội , Chính trị và Tôn giáo - Võ Công Liêm
Việt Ngữ Tương Giao Văn Học Và Triết Học Viết Từ Năm 1950 Của G.S. Trần Đức Thảo - Trần Văn Nam
Một giọt từ sự đọa đầy - Nguyễn Hồng Nhung
Tu tập thời @ (5) Te của Lao Tzu. - Cư sĩ Minh Đạt
Lửa của Pascal (Pascal's Fire) - Phạm Việt Hưng
Sự tha hóa trong những cuộc đi tìm bản thể - Nguyễn Anh Tuấn