Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
754
115.994.348
 
Nguyên nhân giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng trước thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Lê Hải*

 

Thủ tướng nhận khuyết điểm trước quốc hội, và trước đó hội nghị trung ương đảng cộng sản Việt Nam nhìn nhận những yếu kém trong quản lý kinh tế. Trong bối cảnh Việt Nam vẫn đặt mục tiêu là tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, thì điều mà giới chuyên môn cần làm là xét lại giai đoạn trước đó để tìm ra bài học ứng dụng

 

 

Một trong số những công trình đáng chú ý là luận văn tiến sĩ của Hoàng Mai Anh, mới được NXB RegioSpectra ở Đức phát hành bằng tiếng Anh: Understanding the Causes of Vietnamese Economic Growth from 1986 to 2005.

 

Sử dụng số liệu từ các nguồn nhà nước lẫn ngân hàng đầu tư nước ngoài, TS Mai Anh đã vận dụng mô hình lý thuyết tăng trưởng để đánh giá và xác định đâu là tác nhân chính tạo ra tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam. Theo đó yếu tố "mở cửa" không giúp gì mấy cho sự tăng trưởng của nền kinh tế, mà tiền đầu tư cụ thể mới là động lực chính. Khi so sánh giữa khu vực doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân thì luồng tiền đầu tư đi vào các công ty tư nhân có hiệu quả hơn. Điều này vừa qua đã lộ rõ qua các vụ phá sản của các tập đoàn nhà nước lớn. Chính sách mở cửa của chính phủ chỉ đơn thuần là cho phép nguồn tiền đi vào, chứ không hề giúp tăng mặt bằng kỹ thuật cho nền kinh tế, cho nên không giúp gì được mấy cho quá trình tăng trưởng bền vững. Giải pháp được đề nghị là chính phủ phải đầu tư vào giáo dục với mục tiêu tăng vốn tri thức cho người lao động chuyển hóa thành năng suất cao cho nền kinh tế. Tác giả tập sách nói rõ "kinh tế Việt Nam cần phải tăng tốc ứng dụng công nghệ cao và thân thiện với môi trường và từ bỏ chiến lược trông chờ vào nhân công rẻ và khai thác tài nguyên. Có vẻ như chính phủ Việt Nam nhiệm kỳ vừa qua không chú ý gì đến bài học này, mặc dù GS Vincent Houben là người dẫn luận văn này tại Đại học Humboldt ở Berlin, vốn được Việt Nam đánh giá cao trong nhóm các chuyên gia trong ngành Việt Nam học.

 

 

Tuy nhiên, giá trị của công trình nghiên cứu mà TS Hoàng Mai Anh đã in ra thành sách không nằm ở những dòng kết luận và đề xuất như một tập báo cáo, mà là hệ thống công cụ để đo tăng trưởng và điều chỉnh tham số được trình bày xuyên suốt và có tham chiếu các trường hợp tương đương như nền kinh tế Trung Quốc và các con rồng châu Á. Giới độc giả bình dân quan tâm tới kinh tế có cơ hội điểm qua các mô hình nghiên cứu tăng trưởng, từ tư duy cổ điển của Adam Smith với tác phẩm Tài nguyên quốc gia từ năm 1776 hay Thomas Malthus và Các Mác, sang đến mô hình kinh tế chính trị và thuế của John Maynard Keynes năm 1936 và nay là nghiên cứu thực nghiệm như Paul Krugman với hệ thống lý thuyết mới hoàn chỉnh vào năm 1994. TS Hoàng Mai Anh là cán bộ khoa Quốc tế học thuộc Đại học quốc gia Hà Nội. Sách có bán tại trang mạng của nhà xuất bản ở địa chỉ RegioSpectra.de.

 

Lê Hải*
Số lần đọc: 2256
Ngày đăng: 23.10.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bản sắc Việt ở chợ Đồng Xuân (Berlin) - Lê Hải*
Nguyễn Thị Hậu Với 101 Truyện 100 Chữ - Vũ Trọng Quang
Đọc lại “Hồi Ký Sihanouk” - Trần Trung Sáng
Vĩnh biệt nhà cộng sản kiên định - Lê Hải*
Nhân Đọc “ Trong Như Tiếng Hac Bay Qua” - Mang Viên Long
Lời Chào Ngọn Gió – Lời Chào Nhân Gian Của Nhà Thơ Chim Trắng. - Trần Hữu Dũng
Đường Vào Văn Chương PHÊ BÌNH LÝ TRÍ VĂN CHƯƠNG của đặng phùng quân - Đào Trung Đạo
Nửa thế kỷ lưu lạc - Lê Hải*
Bộ sách phi thường - Lý Đợi
Khoảng cách vô hình - Đinh Lê Na
Cùng một tác giả
Quê Mẹ (truyện ngắn)
Hiện tượng học (tiểu luận)
Bàn về mỹ nghệ (nghệ thuật)
Việt Nam là gì? (nghệ thuật)