Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.374 tác phẩm
2.747 tác giả
543
116.487.239
 
Trang trí diềm mái thời Trần - Hồ ở đàn Nam Giao (Thanh Hoá)
Trần Anh Dũng

 

Bộ  mái của kiến trúc cổ Việt Nam, đặc biệt là các kiến trúc cung đình, có khá nhiều thành phần kiến trúc được trang trí. Càng ngày càng có thêm tư liệu khảo cổ học được phát hiện về trang trí trên bộ mái. Một trong số đó là trang trí diềm mái.

 

Trang trí diềm mái thời Lê đã được phát hiện khá nhiêù, đặc biệt là trong mô hình nhà gốm được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, vị trí của nó là khá rõ ràng. Trang trí diềm mái thời Trần-Hồ vẫn còn là ẩn số. Tại đàn Nam Giao, loại hình di vật này hầu như được phát hiện ở tất cả các đợt khai quật. Song chúng đều ở trong tình trạng bị vỡ vụn nên rất khó xác định hình dáng, bố cục và môtip hoa văn. Trong đợt khai quật lần thứ 4, chúng tôi đã phát hiện được tổng số 172 hiện vật. Trang trí diềm mái được làm từ đất nung, được tráng men xanh lưu ly hoặc để mộc.

 

Về hình dáng và bố cục, cho mãi đến cuộc khai quật đàn Nam Giao nhà Hồ lần thứ 4, trên cơ sở phát hiện được 2 tiêu bản tương đối quan trọng của loại hình này, từ đó chúng tôi mới biết được chính xác hình dáng của chúng.

 

Diềm mái có dạng hình chữ L, gồm 3 bộ phận: mặt diềm trang trí, thân diềm và lá đề gắn bên trên. Ba bộ phận này được làm tách rời nhau, sau đó chúng được gắn với nhau từ khi đất còn ướt rồi mới nung.

 

Tiêu bản thứ nhất mang kí hiệu 10.NGTH.H36.L2:59.

 

Phần mặt diềm trang trí được theo chiều thẳng đứng, gắn vuông góc với phần thân. Mặt diềm có thể được in nổi rồng, cúc dây hình sin cách điệu, sen dây và hoa cúc.

 

Phần thân diềm: hai mặt phẳng, chiều dài còn đủ 22cm, dày đủ 1,8cm, chiều rộng bị vỡ nhưng căn cứ vào độ dài còn đủ của mặt diềm trang trí gắn trên phần ngói của một hiện vật khác, chúng tôi có thể đoán định chiều rộng của nó ở vào khoảng 30 – 31cm. Phần ngói của diềm trang trí này có chiều rộng còn lại là 17cm.

 

Khi sử dụng trang trí trên diềm mái thì nó sẽ được lợp ốp vào hàng đầu tiên của bộ mái. Phần có trang trí quay ra ngoài, phần thân ngói quay vào phía trong. Để giữ cho ngói khỏi xô và tụt thì từ hàng tiếp theo người ta đã lợp lên đây những viên ngói mũi hài. Sức nặng của những viên  ngói đã chặn giữ cho các tấm diềm trang trí xê dịch.

 

Phần lá đề: Lá đề được gắn ở đầu ngoài cùng của phần ngói. Lá đề chỉ có một mặt. ở phần ngói của hiện vật này vẫn còn dấu vết của một cuống lá đề cân gắn bên trên.

 

Tiêu bản thứ hait mang kí hiệu 10.NGTH.H36.L2:137, bị vỡ chỉ còn lại phần góc. Tuy nhiên hiện vật này còn đủ dấu vết 3 bộ phận của một diềm mái. Đây là di vật rất quan trọng giúp xác định chính xác loại hình, công dụng và chức năng của hiện vật.

 

Mảnh góc này cho thấy phần mặt diềm và thân diềm được gắn vuông góc với nhau tạo thành hình thước thợ. Mặt diềm theo chiều thẳng đứng ở phía trước, thân diềm theo chiều nằm ngang. Trên thân diềm có dấu vết cuống của một lá đề gắn ở bên trên. Nếu so sánh với các loại cuống lá đề ở đàn Nam Giao thì đây là cuống của một lá đề cân. Lá đề được gắn cách điểm bắt góc của mặt và thân diềm là 4cm (chân lá đề rộng 8 – 9cm), theo tính toán của chúng tôi, mỗi một tấm trang trí diềm mái sẽ được gắn hai lá đề cân ở sát góc (biết rằng mỗi mặt của một tấm trang trí loại này có chiều rộng khoảng 30cm). Mặt sau cắt ngang của hiện vật này cũng hình thước thợ.

 

Mặt diềm khắc nổi cúc dây hình sin, mặt trong được làm lõm và còn lại dấu vết gắn chắp giữa 3 bộ phận: mặt, thân và lá đề. Tấm trang trí diềm mái này rộng còn lại 13,2cm, cao 10,5cm, thân dày 1,5cm, mặt diềm dày 1,3cm.

 

Từ phát hiện và so sánh trang trí diềm mái thời Trần-Hồ và thời Lê, có thể thấy:

 

1.Trang trí diềm mái thời Trần-Hồ có kích thước lớn hơn , hoa văn trang trí cũng đa dạng hơn thời Lê.

 

2. Qua mô hình nhà bằng gốm ở thời Lê Trung Hưng lưu giữ ở bảo tàng Lịch sử Việt Nam thì thấy nhà có mái lợp bằng ngói mũi vát sẽ có trang trí diềm mái ở dưới. Tuy nhiên ở thời Trần – Hồ điều này cần được kiểm chứng.

 

3. Chưa thấy trang trí diềm mái thời Lê có gắn lá đề.

 

4. Phát hiện trang trí diềm mái thời Trần-Hồ ở đàn Nam Giao Thanh Hoá góp phần vào việc nhận diện các di vật cùng loại ở các di tích khác.

 

 

 

 

 

Trần Anh Dũng
Số lần đọc: 2740
Ngày đăng: 23.09.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ngói bít đốc ở đàn Nam Giao nhà Hồ - Thanh Hoá - Trần Anh Dũng
Biên Hòa – Từ màu men xanh đồng trổ bông - Đinh Lê Na
Gốm Chăm Bầu Trúc - Lê Ký Thương
Người Lạc Việt Là Chủ Nhân Của Giáp Cốt Văn - Hà văn Thùy
Thềm Biển Đông – Chiếc Nôi Của Người Việt - Hà văn Thùy
Một Số Loại Hình Gốm Men Qua Cuộc Khai Quật Địa Điểm Đoan Môn Và Bắc Môn - Trần Anh Dũng
Vật liệu kiến trúc 10 thế kỷ đầu công nguyên ở Hoàng thành Thăng Long - Trần Anh Dũng
Khai Quật Khu Lò Luyện Sắt Vườn Lò (Hiệp Hòa –Bắc Giang) - Trần Anh Dũng
Nghề Gốm ở Tân Phước Khánh (Bình Dương) - Trần Anh Dũng
Tìm hiểu nghề gốm ở Hưng Định (tỉnh Bình Dương) - Trần Anh Dũng
Cùng một tác giả
Làng gốm Hiển Lễ (dân tộc học)
Làng gốm Hương Canh (dân tộc học)