Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.312 tác phẩm
2.745 tác giả
470
115.866.116
 
Máy Xưng Tội Tự Động
Vũ Ngọc Anh

 

 

 

[Nguồn lấy từ L'EXPRESS - Semaine du 15 au 21 Decembre 1994]

 

Khoa học viễn tưởng không phải là một mô hình viễn vông để giải trí mà là một cách dự báo cho thành tựu khoa học trong tương lai mà nền tảng đã từng được xây dựng từ trước và cả trong thời hiện tại đó. Junes Verne xứng đáng là một nhà văn khoa học viễn tưởng điển hình.

Trong tôn giáo cũng không thiếu những tiên tri ấy. Đức GH. Jean-Paul II cũng đồng ý với văn hào André Malraux: " Chắc chắn André Malraux đã có lý khi ông bảo rằng thế kỷ 21 sẽ mang tính tôn giáo hoặc là nó sẽ chẳng hiện hữu nữa." ["ENTREZ DANS L'ESPÉRANCE = Bước vào hy vọng"-tr.224-Nhóm Tin Yêu dịch].

 

Và khoa học cũng không chậm trể tiên liệu trong tương lai sẽ bị khủng khoảng tình trạng khan hiếm linh mục và tội ác lạm phát nên ở Mỹ họ đã chế ra cái "Máy Xưng Tội Tự Động" - ( Automatic Cofession Machine)-1994-

 

Chắc chắn trong tương lai loại máy này sẽ được đặt chốn đông người như ở các góc chợ, nơi thương xá, bến xe, ga xe lửa, sân bay và trên các xa lộ hoặc nơi các giao lộ đông đúc dân cư để tiện bề phục vụ.

 

Hẳn rằng, xưng tội thì phải được giải tội ! Cũng xin một chút tưởng tượng:

- Nếu trực tiếp muốn được nghe lời tha tội thì chỉ phải bỏ vào một vài đô.

- Nhưng nếu chưa nhận được lời tha tội: "Con về bằng an !" thì bỏ thêm 5/10 đô nữa. Vẫn chưa nghe được sự tha tội, mà nghe: "Con phải làm việc đền tội....." thì bỏ thêm một vài trăm đô nữa ! Kỳ cho đến khi nghe: "Tội con đã được tha. Con về bằng an !", mới thanh thản…thảnh thơi an tâm ra về !

 

Khi sử dụng đến máy thì người ta đã tính đến sự công bằng như máy đếm tiền, máy kiểm phiếu trong các cuộc bầu cử...chứ không thể tin vào cảm tính của con người, nhất là người giải tội. Đó cũng là một lý do phải dùng đến máy trong thời đại máy móc này !Hy vọng cuộc thử nghiệm này sớm được áp dụng !Top of Form

Bottom of Form

 

Thursday March 6, 2008 - 12:23am (ICT)

                                           

  THẢO LUẬN:

Rốt cuộc thì cá nhân hay tổ chức nào phù hợp nhứt cho vai trò kinh doanh Máy xưng tội ? Nhà thờ thì không được vì từ căn gốc, tôn giáo là sinh hoạt do con người bày ra cho con người, từ giáo chủ tuyên bố đạo ra đời, giáo sĩ chăn dắt tín đồ,thậm chí chánh án tòa án thần quyền xét xử người phản đạo hay dị giáo,linh mục rửa tội cho người hấp hối...,đều là con người, CB-CNV thuộc biên chế giáo hội cả, chứ không phải là những cái máy phát thanh hay những robot biết nói việc đạo, trong đó có việc nghe xưng tội.

Saturday March 8, 2008 - 05:19pm (ICT)

 

*Hồi đáp:

@Lenh Ho>> Bạn nói..."đều là con người", nhưng trong Kitôgiáo .
Cái máy chỉ là một cái cớ của người làm ra máy thôi chứ không phải là một sản phẩm để sử dụng. Như câu chuyện ngụ ngôn, nhân vật chỉ là cái cớ thôi chứ không phải là chính nhân vật đó. Cái chính là nhân vật đó nói lên cái gì !

Theo tôi, máy xưng tội này là câu chuyện ngụ ngôn hậu hiện đại đấy.

Và…một nhát thiền ấy chăng…một khi Phương tây chơi thiền !

*

@Lenh Ho…”…mặc cho thân phận bất tòan, hữu hạn và phi lý (triết Hiện sinh) của mình, đã sáng tạo ra đủ thứ đồ tốt/xấu, trong đó có máy xưng tội. Mình đã thử cố gắng trả lời như thế cho câu hỏi căn bản "Tại sao con người cùng lúc mà có cả hai bản chất đối nghịch tốt/xấu, thần tính/thú tính, hướng thiện/ dâm dục...?"

 

Hồi đáp:

@LENH HO >> Theo Kitôgiáo: Thiện là do Thiên chúa, Ác là do Quỷ (và kể cả do con người). Với Nho Á đông, người này thì bảo "Nhân chi sơ tính bản thiện" - người nọ thì cho là "Nhân chi sơ tính bản ác" - người khác lại không thấy cái "bản" mà chỉ thấy "Nhân chi sơ tính phi thiện, phi ác". Còn Phật giáo, mình chưa biết nguồn gốc của thiện và ác do từ đâu ! [nghiệp chăng ?]

Và ai nói thì cứ nói, ai tin thì cứ tin, ai không tin thì cứ không tin.


Còn "tại sao" hoặc "do đâu" mà có thiện/ác - tốt/xấu ? mình cũng có suy nghĩ riêng: nói như Ngô Thừa Ân, con người lúc "còn làm bạn với lang trùng, vui cùng hưu nai, chan hòa với khỉ vượn..." rồi đến cái ngày "không lẫn vào đàn chim bay, không theo vào loài thú chạy !"...và đến lúc "đạo tâm đã phát rồi đấy !"; đó là lúc: "trong hang đá có chậu đá, bếp đá, giường đá...và bếp lửa...và trên áng thức ăn còn nguyên cả...bên cơ nghiệp ấy là cái cầu sắt"!!! [TDK – (10 tập) – Văn Học xb.1982]. Mà Yves Coppens có ý kiến:"nhánh Australopitheus afagens sinh ra giống Homo xuất hiện ở Đông phi cách đây ba triệu năm...Đây là loài ăn hoa quả, rễ cây và củ, và có lẽ biết sử dụng dụng cụ thô sơ bằng đá....Sự sáng chế dụng cụ đầu tiên bằng đá đánh dấu giai đoạn cơ bản của quá trình tiến hóa vì nó đã đưa văn hóa vào trật tự tự nhiên...Từ khi LƯƠNG TÂM XUẤT HIỆN cách đây khoảng ba triệu năm, chúng ta đã đạt được nhiều hiểu biết về bản chất con người của chúng ta, về môi trường của chúng ta"[Người đưa tin UNESCO sồ-1994]


"Đạo tâm đã phát" hay "Lương tâm xuất hiện", nói như Vương Dương Minh:"Lương tri là cái phân biệt thiện ác", và dụ ngôn Trái Cấm [Cựu Ước] là trái phân biệt thiện-ác. Mình nghĩ nguồn gốc của thiện và ác là do cuộc hóa văn (esthétiquation) mà con người tự lập ra cho mình cái bảng giá trị ấy ! Từ khi nào ? - Sớm nhất là thời đồ đá cũ và muộn nhất là cuối thời đồ đá mới/đầu thời đồ sắt [N.T.Ân] mà với Coppens thì "cách đây khoảng ba triệu năm"

Chắc chắn máy này không làm các linh mục thất nghiệp đâu vì chỉ là máy bình ổn TÂM LÝ cho người có tội vì nó thiếu chiều kích bí tích.

Friday March 7, 2008 - 10:51am (ICT)

 

 Hồi đáp:

@vinhan...>> Chắc chắn người làm ra máy này họ không tính đến chuyện thất nghiệp mà tính đến chuyện bính ổn tâm lý thôi. Cũng như những tôn giáo thờ ngẫu tượng họ đâu có nghỉ rằng họ đang quì lạy và xin ơn trước một phiến đá, một bức tượng gỗ hay thạch cao, mà họ đang chìm đắm vào với vị thần linh của họ đấy chứ. Nhưng cái ý đồ của người làm ra máy này còn muốn đặt ra câu hỏi:"Sự hiện diện cùa người giải tội có cần thiết không ?" Bên Tin Lành trả lời là không ! Vì "bí tích linh mục" và "bí tích giải tội"; cả hai bí tích này phái Calvin và cả phái Luther đều không công nhận; vì "họ không thừa nhận kẻ trung gian giữa chúa và tín đồ"[Lịch sử thế giới III-tr.62-Nguyễn Hiến Lê]

Đó là tôn giáo đấy ! Ai nói gì thì cứ nói: ai tin thì cứ tin, ai không tin thì cứ không tin !


Sẵn  đây xin kể một câu chuyện:

*****Có hai anh chị yêu nhau, nhưng bị cả hai gia đình ngăn cấm. Túng thế thì tùng quyền (quyền yêu nhau !); họ dẫn nhau đi đến một phương trời mới. Họ sống hạnh phúc với nhau một thời gian - số họ bị chơi xấu - nên thời gian quá ngắn. Một hôm họ chở nhau đi picnic để kỹ niệm một năm yêu nhau; nhưng cuộc chơi xấu đến: họ bị accident và cùng dắt tay nhau lên Thiên đàng. Gặp thánh Phêrô đang cầm lũng lẵng một xâu chìa khóa, và Ngài chào:"Chào các con, các con vào đi !". Nhưng họ thưa:"Nhưng chúng con chưa được làm phép Hôn Phối.". Thánh Phêrô nói:"Cha biết, các con ngồi đây chờ cha tí nhé; cha đi tìm người có nhiệm vụ làm phép Hôn Phối đến làm cho các con rồi vào. Các con thật trong lành."


Hai anh chị ngồi chờ tứ sáng sớm đến chạng vạng mà thánh Phêrô sao mất dạng, không thấy trở về. Đến gần chặp tối Ngài mới đến. Hai anh chị hỏi:"Cha quên chuyện của chúng con rồi sao ?" - "Đâu có, cha đi lo chuyện cho các con đấy chứ." - "Vậy người ấy đâu cha ?" - Thánh Phêrô buồn buồn nói: "Cha đi khắp từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài; ngỏ ngách nào, xó xỉnh nào cha cũng lục lọi, tìm tòi nhưng không tìm ra người có nhiệm vụ làm phép Hôn Phối cho các con." - "Vậy giờ làm sao cha ?" - Thánh Phêrô: "Chẳng lẽ các con phải đứng đây đời đời ? Có hay không có chẳng quan trọng. Các con cứ vào đi !"

Saturday March 8, 2008 - 04:58pm (ICT)

ái chà, đọc cái entry này làm em nhớ đến câu chuyện, con nhân sư biết ngậm miệng cắn đứt bàn tay của những kẻ nói dối. Đó có phải là sự tưổng tượng của loài người mà ra. Người ta bảo, khoa học viễn tưởng là sự thật trong tương lai mà. Ai biết được ngày mai ra sao đâu. Cũng như 20, 30 năm trước, có ai biết được cái computer bây giờ hiện hữu đầy rẫy ra. Có lẽ ngày đó đã có ai nghĩ ra cái máy này rồi cũng nên.

Nhưng mà đã là máy thì cảm tính con người làm gì có, và nếu như trên đời này cái gì cũng sữ dụng máy ,thì một ngày thế giới thành vô cảm, cộng đồng con người còn sót lại trong thời đại ấy sẽ có lúc không biết mình là máy hay là người thật, vì môi trường ấy thì máy nhiều hơn người, máy sẽ chi phối con người, và làm bản tính con người bị giới hạn trước bản tính của máy.
Cho nên dù sao cũng nên coi máy là phương tiện cho con người hơn là nghĩ xem cách máy thay thế con người như thế nào.

Saturday March 8, 2008 –

 

Hồi đáp:

@PANDA>> Hình như đã có một phim viễn tưởng giả định một ngày kia con người bị máy móc cai trị ! Đó là cái khuyến cáo mà Panda đã đưa ra. Chắc chắn là con người làm ra máy chứ máy không làm ra con người. Máy được con người lập trình ra để xử lý, nghĩa là con người cài đặt cách xử lý cho máy để giải quyết tức con người giải quyết chứ không phải là máy."Tin cả vào (sách) máy, thà rằng không có (sách) máy."[Mạnh tử]

 

Và đúng như Panda nói: máy thì vô cảm. Nếu có xưng tội họ sẽ giang tay và ngửa mặt lên trời nói thẳng với Thượng đế [như người Tin Lành], hoặc quỳ mọp xuống thưa thẳng vơi Thượng đế [như người Hồi giáo] chứ chắng ai chịu chui vào cái máy vô cảm đó để xưng tội đâu !

Còn cái máy kia, mình nghĩ nó chỉ là một ngụ ngôn mà thôi. Người làm ra máy đó chẳng có ảo tưởng gì đâu - mình tin vậy -

Sunday March 9, 2008 - 10:40am (ICT)

Em thì còn nhỏ tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm sống lẫn những nghiên cứu sâu sắc như các anh chị, nhưng theo em, em vẫn chọn hình thức sám hối và xưng tội cổ điển anh ạ. Chẳng lẽ tội lỗi tày trời, bỏ ra chừng vài trăm đô la là sẽ hết tội và lòng mình ra về nhẹ nhõm ? Thật sự có nhẹ nhõm nỗi không khi đã lỡ nhúng tay vào một tội ác nào đó mà Trời không dung, đất không tha hả anh ? Nếu mà như thế, kẻ cướp của giết người sẽ rất sẳn lòng bỏ vào máy 500 đô la sau khi giết và cướp một phi vụ 10.000 đô la chẳng hạn.


Đúng như các anh đã phân tích, vấn đề ở đây chỉ là yếu tố tâm lý mà thôi. Mà đã là như thế, thì em vẫn duy trì quan niệm và tín ngưỡng của em vào Đấng Thiêng Liêng vô hình, chứ không thể nào em tin vào cái máy đó cả anh ạ.


Đã phàm là con người, thì không ai có thể vỗ ngực xưng tên rằng mình luôn luôn đúng, luôn luôn không mắc sai lầm, tội lỗi..., bởi ông bà ta đã từng có câu:"Bảy mươi chưa què chưa đui chớ gọi là lành". Vấn đề là, sự giác ngộ tội lỗi, sai phạm đó của chúng ta có hay không ? Ăn năn, nhưng có hối cải và sửa đổi hay không ? Hay chỉ đến nhà thờ, chùa chiền xưng tội, xin xoá tội, rồi sau đó lại tiếp tục "chứng nào tật ấy".

Trao đổi giữa anh và chị Panda về vấn đề máy móc, em nghĩ rằng con người tạo ra máy móc để máy móc phục vụ cho lợi ích của mình, do vậy máy móc không thể nào thống trị và tạo ra con người được cả. Cái máy vô tâm và vô cảm, nó chỉ biết làm theo những lệnh đã được lập trình hoá, chứ nó không biết cười, không biết khóc, không biết thương cảm, không biết căm ghét trước những chuyện đời ngổn ngang vui buồn, oan trái, ưu tư của loài người chúng ta.

Monday March 10, 2008 - 06:14pm (ICT)

 

Hồi đáp:

@Mdleechen…>>>Đúng vậy Leechen, máy thì nó vẫn là cái máy do con người tạo ra và điều khiển nó chứ nó chẳng thể bao giờ điều khiển lại con nguời, ngoại trừ ai tin vào máy quá thì chúng chỉ làm mất đi cái giá trị chủ nhân của con người mà thôi.
"Máy xưng tội tự động" với một chút tưởng tượng vui vui của người viết: bỏ thêm tiền vào cho kỳ được tha tội ! Ở đây người tưởng tượng muốn gợi lại cái kỹ niệm xa xăm thời trung cổ Âu châu, Giáo Hội Công giáo cũng đã một lần làm như thế: muốn được tha tội cứ vào Ngân hàng mua một chi phiếu tùy vào tội của mình (chắc là mình tự đánh giá tội đó mệnh giá bao nhiêu tiền) thế là tội tự nhiên biến mất. Chính Luther phản đối cái cách buôn thần bán phép thánh này mà bị đuổi ra khỏi Giáo hội.  Không sao, Luther xé bản án "Dứt phép thông công" trước mặt đông đảo bốn đạo (Luther là một Giám mục Công giáo Roma) và tuyên bố ra Tin Lành. Tin Lành được hình thành từ đó - ít ra từ cái phép giải tội bằng tiền đó –

Ít dòng chia xẻ với Leechen và các bạn.

 

Cám ơn Lee và các bạn đến góp vui cho thêm lửa entry này.

Monday March 10, 2008 - 06:48pm (ICT)

Trao đổi sôi nổi thật, nếu có máy thì có một số người thất nghiệp nhưng sẽ tạo việc làm cho một số người khác.

Tuesday March 11, 2008 - 11:15am (ICT)

Hồi đáp:

@tmaid...>> Mình thấy cái người phát kiến ra chiếc máy này có cái ý tưởng thật lạ: xưng tội với máy, và ắt là máy phải giải tội thôi. Chiếc máy nằm đó như một sự gợi ý, một câu đố, và kể cả một thách thức ! Nhưng cái lạ, cái hay nữa là Giáo hội lẫn tín đồ "bên đó" đều không có ý kiến.


"Tại sao ?" sẽ mở ra giải đáp còn lý thú hơn nữa !

Tuesday March 11, 2008 - 12:04pm (ICT)

 

*

@ <Máy được sử dụng> Trong trường hợp này, máy có thể được thay thế linh mục được không ? Xét về cái máy thì nó chỉ là một vật vô tri thôi thì chỉ đúng về phương diện vật lý, nhưng về phương diện tâm linh chưa hẳn một vật vô tri không đóng vai trò hữu dụng trong niềm tin. Bằng chứng là các tôn giáo thờ ngẫu tượng (Paganisme): tín đồ đặt trọn niềm tin vào khúc gỗ, hòn đá, tượng đắp bằng thạch cao...và họ kính cẩn và cầu xin chính bức tượng đó như chính họ cầu nguyện chính đấng thiêng liêng của họ. Khi ấy, cái ngẫu tượng đó chỉ là biểu tượng (tượng trưng) thay mặt cho Đấng họ kính ngưỡng chứ đơn thuần không còn là một vật hoàn toàn vật lý nữa. Một thời tín đồ Công giáo Âu châu sau cách mạng 1789 (Pháp) đã xông vào nhà thờ đập phá các bức tượng vì họ cho rằng như thế là mê tín dị đoan và cũng chỉ là một hình thức thờ ngẫu tượng thôi; nhưng phe này thất bại và phe thờ hình tượng chiến thắng cho đến ngày nay. Một miếng bánh mì chay cũng có thể biết thành thịt…ruợu cũng có thể biến thành máu...được vị linh mục làm phép thánh thì nó đã biến thành linh thiêng phi vật lý chứ không còn thuần vật chất nữa. “Đó là mầu nhiệm đức tin.”

Chuyện này được Vivekananda so sánh: - Người Ấn độ-giáo cho rằng bánh và rượu kia của người Kitô-giáo là “mê tín dị đoan”. Và người Kitô-giáo cho rằng người Ấn độ-giáo thờ cái Linga – Lingam (cái sinh thực khí của đàn ông đàn bà) là “mê tín dị đoan”. Nhưng với “họ” có phải là mê tín dị đoan không hay là “thật” ?

 

Vậy chiếc máy xưng tội này nếu được làm phép nó cũng có thể đóng vai trò được Giáo hội quy định và lòng tin của tín đồ cũng sắt son như họ quì thầm thì nói chuyện hay cầu nguyện trước một cây thánh giá bằng gỗ hay thạch cao ! Người Hồi giáo hàng năm về Lameque cũng chỉ để dập đầu trước một hón đá cầu nguyện, nhưng với họ hòn đá đen to tướng đó bổng dưng mất giá trị về mặt vật lý vô tri mà là chính thần tính Alha của họ. Cũng như Épicure nói thôi:  “Cầu nguyện với Thượng Đế cũng như cầu nguyện với bức tường.”

 

@ <Máy được đặt đó như một dụ ngôn> như một thách thức Giáo hội CG có nên xét lại phép bí tích giải tội không ? Nếu vị linh mục có quyền tha tội như được Giáo hội nại ra trong Kinh thánh thì liệu vai trò phán xét của Thiên Chúa có còn giá trị gì nữa không ? Từng lúc trong cuộc đời ta đã xưng tội và được tha có khác gì ta đã được bạch hóa hồ sơ trước khi đến Tòa (Phán Xét)! Đó là lý do Tin Lành không tin vào Bí tích Giải tội.

 

@ Và chiếc máy nằm đó mà Giáo hội CG cũng như tín đồ đều không lên tiếng phản đối là một dấu hiệu sáng sủa của nhân loại - qua rồi cái thời tối tăm trung cổ - Cuộc trắc nghiệm của người làm ra máy này thật thú vị !

Mừng cho nhân loại: Văn đã Hóa rồi ! (esthétiquationner)

 

Vũ Ngọc Anh
Số lần đọc: 2073
Ngày đăng: 02.06.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đôi lời xin trao đổi với dịch giả Trần Thiện Đạo về bài báo “Dịch loạn” - Nguyễn Thành Nhân
đọc sử để thấm lẽ đời vua hiền - tôi sáng - Đinh Văn Hạnh
Thư Ngỏ Gửi Anh Đặng Hùng Võ - Vũ Ngọc Tiến
Một Phần Vạn - Huỳnh Văn Úc
Thư Ngỏ: Kính gửi ông Nguyễn Khắc Hào, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hưng Yên - Huỳnh Văn Úc
Những điều chưa biết về tác giả bài hát Quê hương - Từ Nguyên Thạch
“ Ừ ” - Vũ Ngọc Anh
Hai bài Nói Về Bản Dịch - Trần Thiện Đạo
Nói thêm về bài hát Quê Hương - Từ Nguyên Thạch
Một người gặp Thác-nhĩ-tư-thái và Lê-ninh dưới địa ngục - Lại Nguyên Ân
Cùng một tác giả
Đặng Phùng Quân (truyện ngắn)
Cánh hoa vô ưu (tạp văn)
Đánh giặc (đối thoại)
Ta đi tìm Mình (tạp văn)
Thư mở...cho mầy (đối thoại)
Trái Cấm (tiểu luận)
“ Ừ ” (đối thoại)
Ngôn Pháp (nghệ thuật)
TomTom (tạp văn)
Chạy Mất Dép (tạp văn)
Thú tủi nhục (tạp văn)
Hóa văn (tạp văn)
Trái Cấm (tạp văn)
Vô ngôn sư (tiểu luận)
VÀNG và LỬA (tiểu luận)
Chuyện con tim (truyện ngắn)