Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.371 tác phẩm
2.747 tác giả
396
116.384.469
 
Thuyết hấp dẫn mới
Vũ Ngọc Anh

 

Cái gì dù cho hấp dẫn đến mấy mà cũ mèm rồi thì sức quyến rũ cũng không còn lôi cuốn nữa. Sức hấp dẫn vì thế mất hiệu lực.

Cũ không có nghĩa là để lâu thành xưa. Nhà cũ không phải nhà cổ. Nhà cổ không phải nhà cũ. : tức rơi vào tình trạng suy đồi…thoái hóa!

 

Học thuyết cũng đồng chung số phận. Cũng kẹt vào cái vòng luân hồi ấy. Đấy là luật.

 

Đức Phật, người sáng lập tôn giáo từng nhìn suốt ba ngàn thế giới đã thấy trước chính học thuyết của mình rồi cũng sẽ bước vào con đường chung kết tất yếu ấy. Ngài đã nói trước [tiên tri] Chánh Pháp của Ngài rồi cũng sẽ đến ngày mạt pháp. Người duy nhất có đủ dũng lực nhìn nhận qui luật cay nghiệt này cũng áp dụng cho Pháp Đế của mình. Ngài nói: “ Ta biết những giáo lý của thế gian là những ảo thuật của những tên phù thủy. Ta thấy rõ tư tưởng cao siêu của sự giải thoát như là một miếng nhung vàng trong giấc mộng, và thấy thánh đạo của những kẻ thông sáng như những đóa hoa xuất hiện trước mắt một người. Ta xem sự thiền định như là một cột trụ trên núi cao và Niết bàn là một cơn mộng du giữa ban ngày.”[1]

 

Miếng nhung vàng trong giấc mộng”, nói như người Tây phương là củ cà-rốt trước mõm con lừa và người Việt thì bảo là bánh vẽ!

 

Ngài không tự mâu thuẩn với Ngài, như [Socrate phán quyết: “tất cả mọi người Hylạp đều nói dối”, mà Socrate chính là người Hylạp]. Cho nên cái Pháp của Ngài bị đẩy tới thời mạt vận là do những tên phù thủy biến Niết bàn thành cơn mộng du. Ngài không lạ gì thói người! Cái đám lòi tói đó!

 

Pháp của Ngài gồm cả mạt- vận -pháp. Đó là cái lý đương nhiên, cái lẽ thường tình.

PHÁP !

Cũ không còn quyến rũ nữa; vậy nên cần cái hấp dẫn mới.

Do đó một lý thuyết mới cần phải ra đời, một hấp dẫn mới cần phải có mặt, để “cảnh báo” và “chỉ ra” cho nhân loại cái nguy cơ đi lộn đường.

 

Newton, Einstein còn bị một nhà bác học Việtnam đẻ thiếu tháng rặng ra “thuyết hâm hấp dớ dẫn mới” lật nhào, còn được ông Pgs.Ts Viện trưởng Viện Khoa Học Phát Triển Nhân Lực và Tài Năng Việtnam tung hô và khuyến khích cứ tự nhiên dám nghỉ dám làm chớ có sợ bóng đè, được báo Thanh Niên tổ chức công bố ngày 25-11-2006 một cách trịnh trọng và đầy tự hào cái “hâm hấp dớ dẫn” đó cho cả thế giới tỏ tường và học hỏi.

[Web:www.thanhnien.com.vn/khoahoc/2006/11/10/69467.tno-71].

[Web:www.vnExpress.net.Vietnam/khoahoc/2006/11/3B9F070E]

Nếu hai trang trên không còn nữa, xin mở trang này:

[ http://www.vusta.vn/Temps/Home/template2/default.asp?nid=3906 ]

 

Như báo KH&ĐS cuối tuần số 302 đã có bài giới thiệu KTS Bùi Minh Trí ở TPHCM tuyên bố đã tự phát kiến ra "Thuyết hấp dẫn mới:Trường quyển vật thể" , ngày 25/11, Viện Khoa học Phát triển Nhân lực và Tài năng VN và Ban giáo dục báo Thanh Niên đã tổ chức giới thiệu công trình này. Hai bản phản biện của các nhà khoa học do PV báo KH&ĐS cung cấp đã làm sáng tỏ phần nào giá trị thực trong phát kiến của ông Trí. [VUSTA]

 

Tâm đắc nhất là tuyên bố của ô.viện trưởng tài năng đó: biết đâu ông ấy có thể tìm ra một cái gì đó bổ sung sâu thêm những điều Newton và Einstein đã nêu ra. Hay! Một công trình khoa học tầm cở siêu quốc gia đem ra công bố mà thậm thò thậm thụt lưỡng ước cầu may “biết đâu”-“có thể”-“cái gì đó” như xin xăm không bằng! Công trình này vĩ đại trăm ngàn lần công trình nghiên cứu đã được MC Thanh Bạch công bố, khi được hỏi: “VN có công trình khoa học nào thành công không?”- “Có chứ, sau nhiều năm khổ công cặm cụi nghiên cứu, một nhà khoa học VN chúng ta đã cho ra đời một giống lai mới: bắp hạt lép!”. Vậy mà cái công trình T.Bạch công bố lại chắc như bắp chứ không phải đồ cùi bắp như cái dớ dẫn dị đoan kia.

 

Hay là hay ở chổ:

- người ta có thuyết hấp dẫn, mình có thuyết hấp dẫn mới! Oảnh nhé!

- người ta có sầu riêng hạt lép, mình có bắp hạt lép! Cừ nhé!

 

Tâm đắc là tâm đắc từ nay cái tâm bệnh ẩn ức của Việt Nam bung lò xo bật dậy đếch sợ con ngáo ọp nào, dầu đó là cây đại thụ hay cây da xà!

 

Và càng tâm đắc hơn nữa là được bị xúi dục “Đừng sợ!” theo Huấn dụ của Đức Giáo Hoàng GIOAN-PHAOLÔ II(2): dù là Lời Chúa cũng phớt tĩnh, mặc cho Lời Hằng Sống, “dù trái với Tin Mừng” mà Dostoievski: “Theo thiển ý thì điểm ấy như sau: Chúa đã truyền lại tất cả cho Giáo Hoàng rồi, bây giờ mọi việc đều do Giáo Hoàng quyết định.”(3) Dĩ nhiên là Giáo Hoàng quyết định chứ ai. Ai vào đây? “ Chúng ăn bánh ta và trở gót lại cùng ta”[Jésus]- Không ngoa gì mà người ta gọi đó là Đạo Giáo Hoàng là vậy!

Ăn cháo, đá bát” là qui luật của muôn đời của muôn vàn giáo thuyết!

 

Đó là lý do cùng nhiều lý do khác mới có “Thuyết hấp dẫn mới” này trình làng.

Trước khi vào chính đề, xin được có một chút phụ đề về tác giả và nguyên lai tác phẩm.

Người viết đây là một phu xích lô, nhân sau môt buổi mệt nhoài, dừng bánh, tạt vào cái quán càfê quen thuộc bên vỉa hè mà rủi ro nghe lóm được một anh phu huyên thuyên với các bạn đồng nghiệp chúng tôi về một đề tài khoa học thật sôi nổi và đầy hấp dẫn. Cuối cuộc diễn thuyết, anh cho biết đấy là “thuyết hấp dẫn mới” mà một anh bạn khác gọi là “thuyết hâm hấp dớ dẫn mới

Đã là một triết lý được đẩy lên tầm một triết giáo thì sao không khỏi những lập luận hợp lý chặc chẽ. Đó là phương pháp suy luận có chứng minh cụ thể nói có sách, mách có chứng bằng thường nghiệm. Không có chỗ hở cho phản biện. Không chối vào đâu được.

 

Khởi đầu anh ta cho là mục tiêu tối hậu của mọi sinh linh là phải đào thoát khỏi cái vòng luẫn quẩn sinh-tử/tử-sinh. Vòng loanh quanh đó được ví như cái quạt cối xay gió, nó xoay hoài: lộn đi rồi lộn lại. Cứ kẹt vào cái guồng quay đó mãi thì khổ viên mãn.

Trốn thôi!

 

Nhưng làm thế nào thoát?

Muốn thoát thì phải biết cái qui luật của nó – của luật tiến hóa –

Luật tiến hóa xác nhận: từ đâu tiến tới đâu? Nghĩa là từ căn nguyên mà tiến tới giải thoát.

Căn nguyên từ đâu?

- Khởi sự tự thần linh:

 

Qua lời Đấng Tới Cao (trong Yajur-Veda): “Brahmâ do nơi ta sinh ra, ở trên hết muôn vật. Ngài là Đại-Tổ (Pitâmaha) tức là cha chung của muôn loài, là Đấng tự sinh tự hữu (Svayambhù)”(4), được kể rằng: “Brahmâ say mê một người con gái mình là Samdhyâ (Hoàng Hôn) tức là vợ của Shiva. Nàng Samdhyâ sợ quá phải biến hình thành con hưu cái. Brahmâ bèn biến thành con hưu đực và đuổi theo nàng trên nền trời. Shiva thấy thế nổi nóng nên bắn một mũi tên đứt đầu hưu đực và Brahmâ phải hiện nguyên hình.” Và một chuyện khác kể rằng: “Brahmâ say mê một người con gái của mình là Ushas (Rạng Đông). Thần biến nàng thành con hưu cái và phạm tội dâm loàn với nàng.”(5)

 

“Ngày xưa không có thần thánh chỉ có Trời và Đất thôi, Trời và Đất là bậc phụ mẫu đầu tiên sinh ra giống người khổng lồ Titans. Giống người này cai trị thế giới hằng bao nhiêu thời đại. Sau cùng các vị thần, con của giống khổng lồ Titans này nổi loạn và lật đổ họ. Thần Zéus là chúa tể toàn vũ trụ, vợ và cũng là em của thần tên Hera trở thành hoàng hậu.”(6)

Thần thì vô Đạo. Đành hanh thô lỗ. Đố kỵ hằng thù. Dâm dục vô luân. Cái bản năng ấy khi đã chuyển qua hợp đề nó vẫn còn đậm nét nơi loài thú hoang: cha lấy con, con lấy mẹ, anh lấy em. Xử với nhau theo “luật rừng”: khôn sống, mống chết.

Cái đám Titans mất dạy đó vẫn còn thua xa bọn Satans khốn kiếp ngày nay. Và chúng đều được thờ. Là thần mà! Sao không?

Nhưng chúng chỉ có khổ đau và đau khổ!

 

Phản đề là loài người: đã bước một bước tiến hóa, bớt đi cái vô đạo bạo ngược kia, tức tiến tới một trình độ có văn hóa hơn. “Hình thức con người cao siêu hơn hình thức thiên thần”[Vivekananda]. Và Vikananda dẫn chứng: “Du già sư Patanjali của ta viết rằng: “jâtyantara parinâmah prakrityâ-pùrât = “giống loài này (jâti) hóa thành giống loài nọ - tiến hóa. “Parinâmah” có nghĩa là vật này thành vật nọ cũng đúng như giống này thành giống nọ”(7). Cứ mỗi một phản đề tức một bước hóa văn (esthétiquationner), gọi là tiến hóa. Lương Tri chính là cái phần thưởng xứng đáng mà “thần” nào gây nghiệp tốt được hưởng, tức được tái sinh thăng cấp “làm người”.

 

Người mà vô đạo, tức mất đi cái nhân tính làm người của mình thì kiếp tái sinh của nó sẽ trở về chốn cũ, nghĩa là trở lại với bản năng thần linh của mình. Cái bản năng vô văn hóa hằng có đó.

Nhưng nếu nó biết ăn ở hợp đạo người, nó cũng sẽ không biến chuyển gì hơn; nó lại phải ở kiếp người vĩnh viễn. Theo đạo người thì chỉ có làm người thôi.

 

Chỉ khi nào nó phá vỡ được cái đạo nhân ấy, cái đạo lấy lương tri làm chuẩn mực, làm căn bản gọi là nhân bản đó thì nó mới hòng thoát khỏi kiếp nhân sinh.

 

Loài thú là loài ý thức về hành vi của mình mờ nhạt hơn. Cái tạo nghiệp chính là cái ý thức. Mất ý thức về sự phân biệt nhị nguyên “thiện – ác” là đạt Đạo Muông. Còn phân biệt Đúng-Sai là còn vô minh là còn trụ ở đạo người. Hành động thế nào cho phi-thiện – phi-ác, tức phải thoát khỏi cái lương tri thì mới không còn gây nghiệp nữa. Không còn gây nghiệp mới tới bờ giải thoát. Vì gây nghiệp thiện sẽ hưởng quả thiện, gây nghiệp ác sẽ hưởng quả ác tức là còn ngu độn, ngu lậu, còn mờ tâm vì màng vô minh chưa bị phá tân thì vẫn cứ bị bánh xe luân hoán nó quay đều…quay đều… vòng vo mãi mãi…viên mãn!

 

Một khi nó không còn vô minh trong cái vòng luẫn quẩn nhị nguyên thiện-ác nữa, nó đạt cảnh vực phi-nhị-nguyên tức đạt đến đích điểm chuyền hóa luân thì sẽ được thảnh thơi bước thêm bước nữa. Nó không còn kẹt vào cái lương tri nữa, nó sẽ được lai sinh vào kiếp muông.

 

Là thú thì nó ít gây nghiệp nhất vì nó đang trong tình trạng phi thiện – phi ác. Đứa nào còn vô minh, còn phân biệt thiện-ác, nghĩa là còn ý niệm nhị nguyên thì lộn trở về làm người, nơi còn cái lương tri để phân biệt cái đúng cái sai, cái thiện cái ác.

Tri thiện, tri ác, tức thị lương tri.”[Dương Vương Minh] mà ẩn dụ là “Cây phân biệt điều thiện và điều ác” [Cựu Ước]. Cái “Lương Tri” chính là sản phẩm hóa văn (esthétiquationner) độc đáo vô nhị mà con người thâu hoạch được trong quá trình tiến hóa bước một bước thăng hoa làm Người. “ Lương Tri là Đạo Người”

 

Đạo Nhân là của người, Đạo Muông là của thú.

Nếu vẫn cứ ở trong cảnh vực bất nhị thì thú cũng hoàn thú không thể chuyển hóa luân để tiến hóa được.

Từ động vật sẽ chuyển thành thực vật.

Động vật tính là xích xiềng, và giải thoát là bức xiềng xích. Sợi xích thằng của nó là sự luyến ái – một mảng nhỏ của nhị nguyên: còn yêu tức còn ghét. Còn đành hanh, còn dành lãnh địa, dành cái, còn ngoại tình như các nàng đà điểu…là còn xúc động tình cảm: vẫn còn thương yêu, đùm bọc, chở che con cái. Tình yêu in dấu ấn từ thần linh đến con người và còn lưu truyền tới muông thú; như hợp đề vẫn còn hơi hướm của phản đề và tiền đề phản phất lại.

 

“Ai có một trăm tình yêu ,sẽ có một trăm đau khổ;

Ai có chín mươi tình yêu, sẽ có chín mươi đau khổ;

Ai có tám mươi tình yêu, sẽ có tám mươi đau khổ;

Ai có một tình yêu, sẽ có một đau khổ,

Và ai không có tình yêu nào, sẽ không có đau khổ” [Udâna, VIII,8] Đức Phật đã nói như thế !

[“Sans amour (không tình yêu)

Sans souci (không lo lắng)

Sans problème”- (không rắc rối) - lời của một ca khúc Pháp -]

 

Con nào đột phá bức xích được cái nhị nguyên mơ hồ đó: đẻ con ăn con, không đôi không cặp không vợ không chồng – không xúc động luyến ái: đơn giản chỉ là tình dục. Ái ân thôi! Không cha không mẹ: chỉ vì tình dục mà tôi được sinh ra theo nguyên lý sinh học thôi. Ấy, khi ấy nó mới thoát được kiếp động vật, chuyển sang kiếp thực vật.

 

Thực vật có sinh hồn mà không có giác hồn, cho nên nó chỉ có mỗi nhiệm vụ sinh sản là cùng. Sự đành hanh giảm đến mức epsilon, luyến ái quan bị triệt tiêu. Nhưng đứa nào còn tham sống, sợ chết thì chịu khó ở lại làm thực vật tiếp. Chính Nguyễn Công Trứ muốn quá độ, đốt giai đoạn, nhảy chồm qua kiếp động vật mà nhào thẳng vào kiếp cây cối: “Kiếp sau xin chớ làm người. Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.” Đấy, không phải thăng hoa sao?

 

Nhưng thực vật hãy còn cái đà sống [élan vital] trong cơ năng sinh hoạt [fonctions vitales] nên đàng nào nó cũng còn tính phản ứng sinh hoạt [réactions vitales], chí cho nên nó cũng còn thụ hưởng và tham sống. Nó vươn ra tìm ánh sáng, rễ hút chất màu: tranh hết quyền lợi sự sống của những đứa khác: đứa đó ở lại làm thực vật tiếp muôn kiếp. Đứa nào chịu bó tay tĩnh tịch không tranh giành chi hết cho nên không lưu nghiệp – xem như thua keo này gầy keo khác – sẽ tiến hóa qua kiếp lai sinh tốt hơn. Bước kế tiếp của nó là khoáng vật.

 

Đến khoáng vật thì không còn gọi là đời sống nữa. Không sinh hồn. Không giác hồn. Không sinh. Không tử. Đây mới là đến cái cảnh vực “tịch nhiên nhi nhiên”. Nhưng vẫn còn hiện hữu. Vẫn còn hữu thể. Đây là giai đoạn sau cùng để bốc hơi. Giai đoạn êm ã nhất, bình yên nhất; không còn sợ trở lui nữa, chỉ có tiến tới. Tiến tới GIẢI THOÁT !

GIẢI THOÁT ở đây đồng nghĩa với HAO MÒN. Cứ hao mòn…hao mòn dần cho đến khi nào hết thì thôi.

HẾT là GIẢI THOÁT.

 

Như Đức Phật so sánh : như hòn núi kia mà lấy khăn lau, lau cho đến bao giờ nó mòn hết đi là giải thoát. Chỉ còn ý nghĩa thời gian.

GIẢI THOÁT là VÔ.

VÔ là HẾT.

HẾT là VÔ.

Giảng tới đây diễn giả bị chất vấn:

- Giữa thần và người có mối liên hệ nào không?

- Có chứ: thần nhân !

- Giữa người và động vật có liên quan gì với nhau không?

- Có chứ: loài linh trường !

- Giữa động vật và thực vật có giây mơ rễ má gì nhau?

- Có chứ: loài cây ăn thịt sống !

- Giữa thực vật với khoáng vật lại có ăn nhập gì?

- Có chứ: loài san hô !

Cử tọa : Ừ nhỉ !

 

Diễn giả tiếp: Sự chuyển hóa bao giờ cũng mang tính liên tục. Đứt đoạn là hết. Có bao giờ sự sống đứt đoạn mà sự sống vẫn tiếp tục tồn tại? Cho nên chuyển kiếp dù từ chủng loài này đến chủng loài khác cũng vẫn tồn lưu cái tiền kiếp, nói như triết giáo nọ, đàn bà mà có lên thần đi chăng nữa thì cũng phải trải qua kiếp đàn ông đã(*), rồi muốn thoát đi đâu thì đi.

Chuyển kiếp chính là phản đề, thì trong phản đề vẫn còn cái hơi hướm với tiền đề chứ không bao giờ quay lưng làm ngơ giả không quen biết với tiền thân của mình.

 

Đó là qui luật! Không có cách nào khác!

Con đường một chiều (one way) không có cửa cho bất kỳ loại ưu tiên nào.

Qui luật này duy nhất, bất biến, thường tại và bền vững miên viễn.

Ấy cho nên cái giao thoa giữa hai chủng loàichủng ấp làm trung gian.

Giữa thần linh và người thì có loại thần nhân: bán thần bán nhân!

 

Giữa người và thú thì có khỉ-vượn-đười ươi. Và thử quan sát một giai đoạn nhỏ của tiến trình tiến hóa giữa người thành vượn thì có loài: người không ra người, ngợm không ra ngợm!

Giữa muông thú và cây cỏ thì có loài thực vật ăn thịt sống: nữa thực vật nữa động vật.

Giữa thực vật và khoáng vật thì có loài san hô: có ăn, có sống, có sinh, có tử.

Đến khoáng vật thì bất sinh, bất tử: chỉ có hao…mòn…cho đến…hết!

Chính cái tính thể bất sinh bất tử nơi khoáng vật mới là cái đà vọt vào cái VÔ, là cảnh vực thường tại của bất sinh bất tử.

Khoáng vật là trạm dừng cuối cùng trên cuộc hành trình về giải thoát.

 

Và ta nhìn lại con đường vạn lý trường chinh đó ta mới nhận ra cái chuổi sự sống được nối kết bền chặc với nhau qua những mắt xích liên kết chặc chẽ của tính liên tục. Chủng tử tiềm phục trong bản ngã sự vật, nói như khoa học ngày nay là cái gène nó lưu truyền theo giòng sự sống bền vững trong tính thể của nó – nói một cách khác, nó tiềm ẩn trong mỗi hữu thể dầu cho hữu thể đó tiến hóa ra sao nhưng nó vẫn cứ miên tục thường tại hằng hữu; cho nên nó bảo vệ được tính liên tục. Đó là chủng tử sự sống. Dù cho nó chuyển qua khoáng vật, nó cũng chuyển một cách êm ã nhẹ nhàn từ sự sống sang bất tử như cái khoản lặng trong âm nhạc. Cái khoản lặng êm dịu đó chỉ là sự chuyển tiếp vào một giai điệu khác thành một biến tấu mới trong cái hòa điệu vĩnh cửu.

Diễn giả lại bị cật vấn nữa:

 

Hỏi:- Ông nhiều chuyện quá; nói huyên thuyên hòng đánh lạc hướng người nghe chứ gì? Ông dấu đầu mà chỉ cho lò cái đuôi. Tắt một lời, ông trả lời câu hỏi muôn đời này: “ Ai sinh ra thần?”

 

Trả lời: - “Ai biết được đích xác, ai có thể nói rõ nơi đây xem sự sáng-tạo này phát-xuất tự nơi đâu? Các thần-linh ra đời sau sự sáng-tạo thế-gian này, vậy ai biết do đâu mà có sự sáng-tạo?

“Sự sáng-tạo do đâu mà có? Có hay không có sáng-tạo? Chỉ có Đấng Cai-quản thế-gian ở trên tầng trời cao nhất là có thể biết được, mà có khi chính Ngài cũng không thể biết nữa.”(8)

Hỏi: - Ko Veda? Ai biết?

Trả lời: - Ông chứ ai !

Câu trả lời chấm dứt câu chuyện.

hongphuongvien

 

 

(1).- Thiền Sư MUJU-Đỗ Đình Đồng dịch-“ Góp nhặt cát đá”-tr.115-116-Lá Bối xb.Saigon-1972-

(2).- dẫn từ “Bước vào hy vọng” của Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II….Câu hỏi đầu tiên này làm cho tôi nhớ ngay đến lời huấn dụ khi tôi mới bắt đầu sứ mệnh của tôi trên ngai tòa Phêrô: “Anh chị em đừng sợ!”…Lúc đó tôi có thể tự nhủ: Đừng sợ khi người ta gọi mình là Đại Diện Chúa Kitô, khi người ta gọi mình là “Đức Thánh Cha”, hay khi người ta dùng những từ ngữ tương tự như vậy, cho dẫu những từ ngữ ấy có vẻ trái ngược với Tin Mừng. Thật vậy, chẳng phải Chúa Kitô đã từng nói: “Anh em đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời. Anh em cũng đừng để cho ai gọi mình bằng Thầy, vì anh em chỉ có một vị Thầy là Đức Kitô” sao?(Mt 23,9-10). Tuy nhiên, những từ ngữ này được xây dựng trên một truyền thống lâu đời và đã đi vào trong ngôn ngữ thường dùng, và ngay cả những từ ngữ này ta cũng không nên sợ. [Bước vào hy vọng – Nhóm Tin Yêu dịch – tr.28-30].

Đức Jésus há chẳng biết “những từ ngữ này dược xây dựng trên một truyền thống lâu đời và đã đi vào trong ngôn ngữ thường dùng của người Do Thái sao”? - Ơ, hay đó bay!

Ngài là Ngôi Lời, và Ngài đã từng nói: “Trời đất sẽ qua đi, nhưng Lời Ta nói chẳng bao giờ qua đi”.[Mat.24:35]- Nhưng với bọn phù thủy [lời Đức Phật] thì mặc cho đó là Tin Mừng thì Ngôi Lời cũng ngũm!

(3) “Vị đại pháp quan tôn giáo” trong “Anh Em nhà Karamazov –tr.285- Vũ Đình Lưu dịch – Nguồn Sáng xb-

(4) Ba Ngôi Tối Linh – Brahmâ, đấng Sáng-tạo – tr.79 – [Lê Xuân Khoa – Triết học nhập môn Ấn độ - Trung Tâm Học Liệu-Bộ GD. Xb-1972-]

(5) chú thích (4) –tr.81-82

(6) Doãn Quốc Sỹ: [“Thần thoại © tr.44-45- Sáng Tạo xb.]

(7) Vivekananda-[“Tôn giáo là gì”-tr.117-Vương Gia Hớn dịch-An Tiêm xb.1970]

(8) Rig Veda X:6,7 [sách dẫn trên(4)-tr.200-]

 

(*)-Trong Kinh Sách khác cũng để lại dấu ấn không mấy tốt đẹp về thân phận người phụ nữ: “Nói một cách đại khái thì, đối với việc tu đạo, Phật quan niệm rằng phụ nữ kém nam giới, đó là một sự thật, cứ xem trong các kinh điển có nhiều chổ nói về những nhược điểm của phụ nữ cũng đủ rõ.”[tr.312-“Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận”-KIMURA TAIKEN].

Và “Duy về phương diện pháp tướng thì giữa nam giới và nữ có sự khu biệt. Chẳng hạn, một trong những sự khu biệt đó là đàn bà không thể là Như Lai (và Chuyển-Luân-Thành-Vương).[tr.313-sd-]

Và “Nếu nói theo pháp tướng, thì đàn bà, nếu kiếp sau sinh làm đàn ông, sẽ có thể làm Như Lai (và Chuyuển Luân Vương). Như vậy, đàn bà kém đàn ông chẳng qua cũng chỉ cách nhau một kiếp mà thôi. [tr.314-sd-]

Như lời Nguyện (thứ 35)của Đức Phật A Di Đà: “Tôi thành Phật rồi, nguyện cho hàng phụ nữ trong ngàn muôn và vô số cõi Phật, hễ nghe danh hiệu tôi, bèn ra sức tinh tấn mà trì niệm, phát tâm tu đến thành Chánh giác, nhàm chán sự luân hồi làm thân phụ nữ, như vậy nếu về sau có sanh ra nữa, thì khỏi mang thân phụ nữ.”[tr.129-“Các tông phái đạo Phật”-Đoàn Trung Còn-xb,Thuận Hóa-1995].

-“Tóm lại, nếu xử lý về phương diện hình thức thì, dĩ nhiên, đức Phật đã coi phụ nữ kém nam giới.”[tr.316-NTPGTTL-sd. trên]

(@) "Theo ông Viện Trưởng Viện Khoa Học Tài Năng và Nhân Lực VN: biết đâu ông Bùi Minh Trí có thể tìm ra một cái gì đó bổ sung sâu thêm những điều Newton và Einstein đã nêu ra."

http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Sap-gioi-thieu-thuyet-hap-dan-moi/10984642/188/

 

Vài lời bạt:

 

Từ ngữ “ cảnh báo” và “chỉ ra” ở giữa trang đầu, mở đầu việc trình bày thuyết dớ dẫn nào đó đảo chánh Newton và Einstein là chôm của tác giả lập thuyết đó chứ người viết bài này đố cha nó dám lếu láo thế. Xin trình.

Và cảm nhận từ huấn dụ Anh chị em đừng sợ ” của GH. Jean-Paul II, người viết xin có bài vè đính kèm biếu bạn đọc cho bớt khô cổ sau khi đọc mấy trang trên, xem như khuyến mãi:

 

ĐÁ CHANH

 

Đá chanh uống cho thanh giọng

Cho thông vọng ngữ, cho thuần vong ngôn

Cho lộn dây lái dây lèo

Cho Hiếu Đạo cũng tùng phèo dây cương

Giêsu Ma !!! Giêsu Ma !!!

Ai là cha ??? Ai là cha ???

Đá chanh

Đánh cha

Bất hiếu

Cương thường đứt dây !

 

Vũ Ngọc Anh
Số lần đọc: 1844
Ngày đăng: 02.05.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Kê Cân - Huỳnh Văn Úc
Cừu Ăn Thịt Người - Huỳnh Văn Úc
Nếu không tự nói ra thì ai biết - Lâm Bích Thủy
Khổ Thân Thằng Mõ - Huỳnh Văn Úc
Thử lý giải về hiện tượng teo tóp của văn học - Từ Nguyên Thạch
Hội Nghị Thượng Đỉnh Cung Đâu Suất - Vũ Ngọc Anh
Oan Cho Hắn Quá! - Huỳnh Văn Úc
Văn Hóa Mạng - Trần Thanh Hà
Giêsu Kitô, Con Người thương xót - Nguyễn Đăng Trúc
Chuyện Cá Tháng Tư Kể Muộn - Huỳnh Văn Úc
Cùng một tác giả
Đặng Phùng Quân (truyện ngắn)
Cánh hoa vô ưu (tạp văn)
Đánh giặc (đối thoại)
Ta đi tìm Mình (tạp văn)
Thư mở...cho mầy (đối thoại)
Trái Cấm (tiểu luận)
“ Ừ ” (đối thoại)
Ngôn Pháp (nghệ thuật)
TomTom (tạp văn)
Chạy Mất Dép (tạp văn)
Thú tủi nhục (tạp văn)
Hóa văn (tạp văn)
Trái Cấm (tạp văn)
Vô ngôn sư (tiểu luận)
VÀNG và LỬA (tiểu luận)
Chuyện con tim (truyện ngắn)