Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
326
116.590.190
 
6 biểu tượng thiên nhiên của Phần Lan
Khuyết danh

Thiên nga:

Một số tộc người ở phía tây đất nước cho rằng, thiên nga cũng chỉ tầm thường như bao loài chim khác, nhưng những người dân miền đông lại cho đó là con vật thiêng. Khi vũ khí bắt đầu phát triển thì thiên nga dần bị biến mất. Có một thời kỳ, khoảng thập kỷ 50, ngỗng trời gần như tuyệt chủng, chỉ có một vài tổ ở phía bắc xa xôi.

Loài chim trời quý giá may mắn sống sót nhờ nỗ lực của một người đàn ông tên là Yrjö Kokko. Người cựu chiến binh mơ ước chụp ảnh và làm phóng sự về sinh hoạt của thiên nga. Sau một thời gian nghiên cứu, ông cho xuất bản cuốn Laulujoutsen (Thiên nga) vào năm 1950. Chính nhờ tác phẩm này mà người Phần Lan thức tỉnh, nhiều chiến dịch bảo vệ thiên nga được phát động. Dân số của loại chim kiêu hãnh tăng trưởng trở lại, cho phép Kokko giới thiệu cuốn tiếp theo Chúng đã trở lại, năm 1954. Với chính sách bảo vệ nghiêm ngặt, số lượng thiên nga đã tăng lên hàng trăm lần sau 40 năm. Hiện có khoảng 2.000 cặp thiên nga làm tổ, nhiều con thậm chí còn sống rất gần khu dân cư.

Thiên nga có lẽ đã được coi là biểu tượng của Phần Lan từ thuở xa xưa. Ở những bức phác hoạ trên đá có niên đại hàng nghìn năm ở hồ Onega, thiên nga đã được thể hiện như một sự tích kỳ bí. Ngoài ra, hình ảnh chú thiên nga trắng muốt bay trên nền trời xanh được liên hệ với lá cờ của Phần Lan, có nền trắng với sọc xanh. Không chỉ thế, thiên nga là con vật phổ biến nhất được đưa vào các clip quảng cáo, và là dấu hiệu đảm bảo hàng hoá không gây nhiễm cho môi trường.

Chúa tể của miền hoang dã

Gấu được coi là chúa tể của rừng rậm Phần Lan, nó là loài vật được kiềng nể và cũng gây nỗi sợ hãi lớn. Thời cổ đại, gấu có thể đã được sử dụng như một biểu tượng của bộ lạc, được coi là con vật tổ của loài người, cùng với nai sừng tấm.

Mặc dù có một vị thế linh thiêng, trước đây, người ta vẫn lùng sục săn bắn gấu bởi ai lấy được đầu gấu được coi là dũng mãnh và vĩ đại. Cũng giống như thiên nga, giữa thế kỷ 20, gấu bị dồn lên sống ở vùng rừng biên giới phía bắc và phía đông với số lượng ngày càng hạn chế, nhưng hằng năm vẫn có khá nhiều gấu nhập cư vào Phần Lan từ biên giới Liên Xô cũ. Một con gấu trở nên nguy hiểm nhất khi chúng đang bị thương. Ngoài ra, gấu ở cữ cũng rất dễ tấn công người. Nếu tình cờ nhìn thấy một con gấu sơ sinh thì tốt hơn cả là rút lui thầm lặng.

Hiện ở Phần Lan có chừng 1.000 con gấu. Được coi là biểu tượng tiêu biểu, nhưng người Phần Lan đôi khi không cảm thấy thoải mái với con vật này. Lý do là người thu thuế từ trước đến nay được thể hiện dưới hình ảnh con gấu với chiếc mũ lưỡi trai và túi thu tiền to đùng.

 

Hoa lan chuông

Hoa lan chuông được biết đến là một loại thảo dược, đồng thời cũng chứa chất độc chết người. Hoa nở rộ vào tháng 6 với mùi hương tinh tế, có phần hơi hắc. Cũng có loại nước hoa mang mùi thơm đặc trưng này.Hoa lan chuông có bộ rễ khá cứng cáp, thân cây có hai lá. Hoa có thể ép nở vào mùa đông, nhưng không dễ như tulip hay hoa nghệ. Quả chín đỏ mọng vào mùa thu. Màu đỏ rực đối chọi với hạt xanh như muốn nói lên bản chất vừa độc hại vừa đẹp đẽ của giống cây này. Người Phần Lan nhận thức rõ sự độc hại của nó nên chưa có sự cố nào đáng tiếc xảy ra. Điều đặc biệt là quả cây không gây độc với chim chóc.

Cây bulô

Đây là một trong những loại cây phổ biến nhất ở rừng Phần Lan, cùng với vân sam và thông. Với những ai khéo léo, cây bulô chu cấp nhiều lợi ích như: nhựa cây tạo một thứ đồ uống tươi bổ, rồi vỏ cây có thể dùng lợp mái nhà, đan rổ, rá, thậm chí có thể bện dép; phần thân cây thì dùng để xây dựng, đóng các vật dụng nội thất; gân lá được bó lại làm chổi tắm xông hơi hoặc có thể phơi khô làm thức ăn cho gia súc. Cây bulô có ý nghĩa đặc biệt đến mức thời xưa, chúng thậm chí còn chôn cùng với những báu vật khác trong ngôi mộ của Pharaoh Tutankhamen.

Thế kỷ 19, cây bulô được lãng mạn hoá và đi vào văn chương khá nhiều. Truyện cổ tích Cây bulô và ngôi sao của Zacharias Topelius kể về hai đứa trẻ bị lạc. Sau nhiều ngày tìm kiếm, chúng trở về được ngôi nhà yêu dấu nhờ nhận ra cây bulô quen thuộc trước sân. Ngày nay, hình ảnh cô gái mặc trang phục truyền thống dựa vào cây bulô được coi là biểu tượng của Phần Lan, có tới hàng trăm thiệp mừng mang hình ảnh tương tự. Thậm chí có một người đàn ông trẻ đã cầu hôn với cô dâu tương lai bằng chiếc nhẫn làm từ vỏ cây bulô.

Cây bulô thực sự xứng đáng là biểu tượng của Phần Lan. 1/5 diện tích rừng nước này phủ đầy bulô, 1/10 hộ gia đình sử dụng gỗ bulô làm củi đốt lò sưởi, chưa kể hầu hết phòng tắm xông hơi dùng đến loại gỗ này. Hơn thế nữa, cây bulô còn cung cấp nguyên liệu làm nên thứ bột giấy có chất lượng cao, cung cấp chất đường làm kẹo không gây hại cho răng.

Hoa bulô nở rộ vào tháng 5 trước khi lá mọc sum xuê. Phía nam, lá chuyển màu vàng và trút rơi vào tháng 10, trong khi phía bắc, mùa lá rụng là vào tháng 9. Đến tuổi thứ 50 thì có thể đốn lấy gỗ. Thông thường, loại thực vật này sống được chừng 100 năm, ở điều kiện tốt có thể thọ đến 300 tuổi. Cây bulô cao nhất ở Phần Lan là khoảng 32 m.

Cá pecca

Cá pecca thuộc họ cá rô, là một trong những thuỷ sinh phổ biến nhất ở Phần Lan, chúng sinh trưởng ở hầu hết ao hồ, sông suối. Chỉ có những hồ nước ở độ cao trên 450 m so với mực nước biển ở những vùng miền núi, loài cá này mới không có khả năng chinh phục.

Hằng năm, có khoảng 10 triệu kg cá rô được đánh bắt ở Phần Lan và hầu hết là từ những tay cần bất đắc dĩ trong những ngày nghỉ. Tuy nhiên, đa số những chú cá đều nhỏ hơn một lạng, chú nào sống thọ đến 20 tuổi mới được một kg. Con cá rô bự nhất từng bắt được ở Phần Lan là khoảng 3,6 kg.

Đá granite

Granite được hình thành từ thạch anh, Fenspat và mica cùng một số loại khoáng chất khác. Ở Phần Lan, ngoài việc xây dựng, granite cũng được sử dụng cho điêu khắc.

Những quặng đá granite có vẻ như là vùng được hình thành lâu đời nhất ở châu Âu. Hầu như chúng đều có niên đại từ 1.800 đến 2.800 triệu năm, những vùng đá non trẻ nhất cũng đã chừng 1.600 triệu năm tuổi.

T.H vietnamnet

Khuyết danh
Số lần đọc: 3488
Ngày đăng: 28.01.2005
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Văn Thánh Miếu - Khuyết danh
Nghĩ về ông Phan Thanh Giản - Nguyễn Hữu Hiệp
Thượng Tân Thị (1879-1966), giai tế đất Vĩnh Long - Lê Tương Ứng
Làng Vĩnh Hòa Đông : - Nguyễn Thị Diệp Mai
Danh nhân văn hóa – lịch sử : Trương Vĩnh Ký - Khuyết danh
Tháp cổ Bình Thạnh (Trảng Bàng - Tây Ninh) - Khuyết danh
Nhà công tử Bạc Liêu - Khuyết danh
Văn Thánh miếu Vĩnh Long - Khuyết danh
Trào lưu di dân Nam tiến - Khuyết danh
Giới thiệu lịch sử Việt Nam - Khuyết danh
Cùng một tác giả
Khu di chỉ Óc Eo (khảo cổ)
CHỢ ÂM DƯƠNG - NƠI (dân tộc học)
Chợ Việt Nam (dân tộc học)
Bình thơ : (văn hóa)
Phù điêu (nghệ thuật)
Võ Việt Chung và (thời trang)
Tranh dân gian (hội họa)
Dân ca (dân ca)
Văn Thánh Miếu (lịch sử)
Lý Cái Mơn (ca cổ)
Tranh dân gian (hội họa)
Ngày bình yên (thời trang)
Bàn tay (điêu khắc)
Bên nhau (điêu khắc)
Chim lửa (điêu khắc)
Cô gái vuốt tóc (điêu khắc)
Mối quan hệ (điêu khắc)
Ngọc (điêu khắc)