Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
490
116.586.529
 
Những góc nhìn luễnh loãng Đông & Tây khi đọc Đỗ Minh Tuấn bên Nabokov & Trang Tử & Muhammad & v.v...
Đặng Thân

(Cảm tưởng mông lung khi đọc Thần thánh và bươm bướm của Đỗ Minh Tuấn, nxb Văn Học 2009)

 

I

Khi bắt đầu đọc Thần thánh và bướm bướm tôi đã phải nghĩ ngay đến Nabokov (Vladimir Vladimirovich Nabokov [1899–1977]). Nabokov là ai?

 

Tất nhiên, đó là một người Nga; dòng dõi đại quý tộc; một nhà thơ, nhà văn kiêm dịch giả siêu hạng. Nhưng có sự lạ, là, ngoài việc viết 8 tiểu thuyết bằng tiếng Nga thì ông còn viết 8 cuốn khác bằng tiếng Anh, có cuốn lên đến đỉnh cao thế giới. Hãy nghe Nabokov tự nói về mình:

 

“Tôi là nhà văn Mỹ, sinh ở nước Nga, học văn học Pháp ở Anh trước khi chuyển về Đức ở 15 năm... Đầu tôi nói chuyện bằng tiếng Anh, tim tôi – bằng tiếng Nga, tai tôi – bằng tiếng Pháp.”

Sau Cách mạng Tháng 10, cả nhà ông đã phải ra nước ngoài, không bao giờ trở lại.

 

Về cái sự “đa ngôn” thì hiện nay ở nước ta may ra có Dương Tường đến thăm Nabokov được, vì “lão nhà thơ trẻ” này có tuyên bố rằng:

“Nàng Thơ của tôi nói bằng 3 thứ tiếng.”

 

Chưa hết đâu, điều sau đây mới gây kinh ngạc: Nabokov là một nhà nghiên cứu sâu sắc uyên bác về tất cả các loài bướm, thôi thì cứ gọi là nhà bướm học cho tiện. Dù sinh ra trong gia đình quý tộc toàn những chính khách lớn, nhưng Nabokov lại là người hờ hững với chính trị, ngay từ nhỏ đã chỉ say mê bướm.

 

Nabokov xuất hiện trên các từ điển với 3 từ: “novelist, lepidopterist, professor” (tiểu thuyết gia, nhà bướm học, giáo sư).

 

Khi tạp chí Time danh giá đưa ảnh ông lên bìa, bao quanh chân dung ông ngoài mấy thứ rất Nga thì có 3 cuốn sách và 2 con bướm. Vậy chứng tỏ nghiệp văn và nghiệp bướm của ông đúng là bên 8 lạng bên nửa cân.

 

Chuyện văn, chuyện bướm của Nabokov thì dính dáng gì đến Đỗ Minh Tuấn?

Đến đây chắc ai cũng rõ, Đỗ Minh Tuấn cũng có đủ văn, thơ và bướm. Thôi, không cần thiết phải nhắc đến các vai trò khác của ông như họa sỹ, nhà phê bình, nhà lý luận, đạo diễn phim nhựa, đạo diễn phim truyền hình ở đây.

Trước hết nói luôn về BƯỚM.

 

Chỉ riêng về nghiệp bướm của Nabokov đã có cả một đội ngũ trùng điệp từng viết về nó như là Brian Boyd, Evelyn Ch’ien, Andrew Field, Stephen Parker, Elendea Proffer, J.E. Rivers và Charles Nicol, Stacy Shiff, Vladimir Alexandrov, Sarah Funke, Michael Juliar, Kurt Johnson, Michel Sartori, Dieter Zimmer... chứng tỏ chắc chắn sự nghiệp ấy lừng lẫy, dù cho có chưa đọc xem họ viết gì.

 

Chưa có ai viết về nghiệp bướm của Đỗ Minh Tuấn. Cũng như chưa có ai ở ta ủng hộ bướm, bỏ cả cục tiền lớn ra mua bướm hay yêu bướm như... Tây. Đứng trước bướm, Đông & Tây đã phân lằn ranh thái độ dị biệt lắm rồi vậy.

 

Vậy hãy đọc Thần thánh và bươm bướm. Bướm phủ sóng gần nửa cuốn tiểu thuyết này. Những trang viết về bướm ở đây quả thật lộng lẫy, chi tiết và hoành tráng. Chứng tỏ sự nghiên cứu nghiêm túc của Đỗ Minh Tuấn về bướm là không thể chối cãi.

 

Những con bướm, những đàn bướm muôn thái bắt đầu bung ra từ trang 242 trong cuốn tiểu thuyết 434 trang. Những con bướm cho ta thấy Đỗ Minh Tuấn hiểu biết nhiều nhẽ đa chiều về “tứ nông” (nông dân, nông thôn, nông nghiệp, nông sản) ở Việt Nam. Mà 80% dân Việt Nam vẫn là nông dân, vậy với con bướm Đỗ Minh Tuấn đã muốn lột tả con người Việt Nam. Đó là gì?

 

Bướm Nabokov quan hệ với khoa học, với sinh học, với phân loại học hay với sâu bọ học. Bướm Đỗ Minh Tuấn không những khác với con bướm “Tây học” ấy mà còn khác cả với con bướm sinh sinh hóa hóa rất “đắc đạo” của Trang Tử khi ông bảo không biết Trang hóa bướm hay bướm hóa Trang.

 

Bướm Nabokov (rất Tây) đem lại hưng phấn, kích thích về tri thức, về đời sống.

Bướm Trang Tử (rất Đông) đem đến thăng hoa trong cuộc “ngộ” cõi vô thường.

Bướm Đỗ Minh Tuấn (rất Việt) vừa bay lên vun vút vừa lôi cổ não trạng người Việt xuống tận đáy bùn sâu, để mà nhận chân sự thật. Sự thật gì?

 

Đã sống, chiến đấu và lao động hàng mấy ngàn năm lịch sử nhưng những con người trên mảnh đất chữ S này chưa bao giờ hết mơ hão, hết hoài vọng vào những sự thần kỳ (vốn dĩ hiếm như những giọt nước giữa Sahara trong cuộc đời này), hết mộng đổi đời trong nháy mắt, hết ngu ngơ, hết tủi nhục... Cả một rừng người trong cuốn sách này vẫn còn sẵn sàng tin ngay rằng con bướm kia có thể giúp họ đổi đời, bỗng dưng giầu có sang trọng. Ngòi bút của Đỗ Minh Tuấn đủ cứng để xây dựng nên được một bức tranh xã hội xác đáng và sinh động; đó là một xã hội đau thương, tủi nhục đến tột cùng. Tuy có phóng đại và có những khi rườm lời một cách nhiệt thành, nhưng mà ông đã thành công với khả năng khắc họa đời sống nông thôn Việt, với rất nhiều nhân vật đứng được trong lòng người đọc. Điều đó không dễ.

 

Thế là, bướm trong Thần thánh và bươm bướm có ít nhất hai sắc thái. Nó vừa hiện lên đẹp rực rỡ miên mang vừa là biểu tượng của những ước vọng hư ảo không bao giờ với tới (nói nôm na là “mơ hão”).

 

Cái sắc thái rực rỡ của bướm đã có trong cõi tâm linh của Đỗ Minh Tuấn từ lâu. Trong bài  “Cái đẹp một nghi án” ông mở đầu bằng hình ảnh cánh bướm đại ý rằng trong kinh Vệ Đà có một hình ảnh thông thái, cái thông thái nhuốm màu mơ mộng:

 

Chiều xuống, những đàn bướm muôn hồng ngàn tía đậu lên xác của cả những người chiến thắng và những người chiến bại.

 

Đàn bướm ở đây như là biểu trưng của cái Đẹp, vĩnh hằng.

Trong bài thơ “Bướm thôi miên”, cánh bướm vẫn là biểu tượng của cái Đẹp tuyệt đối ám ảnh, Đỗ Minh Tuấn dường như muốn đuổi theo nó đến tận cùng của hơi sức, nhưng mà rồi ông vẫn luyến tiếc cái đẹp của đời với những nào là chủ nghĩa nhân văn, nào là trách nhiệm công dân...

 

Ơi quê thơ dãy tím bìm bìm chữ

Bướm thôi miên vẫn tiếc hoa gần

Chuối Phật Bà xòe tay trăm ngón

Mọi ngả đường đều đưa đến gương soi

 

Bướm thôi miên đi lạc

Không phải lạc, bướm tìm quên nẻo khác

 

Thèm trời trong đáy nước

Nơi cư trú bóng hoa

Bóng sen xa

Đáy hồ mơ

Quả tim lăn lóc thức

Nở một mùa kinh giải thoát

Thoát quê hương

 

Thèm bưng một quả chuông lạ

Đứng trong đêm[1]

 

Con “bướm thôi miên” của cái Đẹp tuyệt đối đã đi lạc vào Thần thánh và bươm bướm? Không hề! Cái Đẹp tuyệt đối khi vào đây đã hòa cùng với những cơn mơ hão nhuốm mầu tang thương. Vào trong “bụng dạ” người nông dân Việt, cả hai sắc thái ấy bị “đồng hóa” thành Một, đã ngàn đời.

 

Đến đây, xin tái khẳng định: bướm Đỗ Minh Tuấn là một con bướm thành tựu.

Nay lại quay về cái duyên nợ với Nabokov, và cái duyên nợ này mới là duyên thuần văn học. Nabokov có một cuốn tiểu thuyết được Random House xếp thứ 4 trong danh sách 100 tiểu thuyết hay nhất[2] thế kỷ XX: Lolita. Còn Le Monde, Time, World Library hay các nhà xuất bản uy tín toàn cầu khác cũng xếp nó vào thứ hạng cao.

 

Lolita được viết bằng tiếng Anh, xuất bản tại Paris năm 1955. Cuốn này nổi tiếng cả ở phong cách mới lạ lẫn nội dung, gây ra các tranh cãi do nhân vật chính của tiểu thuyết tên Humbert Humbert, một người khá nhiều tuổi, có sự ám ảnh về tình dục với một cô gái 12 tuổi tên Dolores Haze mà ông gọi vừa thân mật vừa bí mật là Lolita. Ngay sau khi ra lò Lolita đã trở thành một tác phẩm kinh điển và là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất và gây ra nhiều tranh cãi nhất của nền văn chương thế kỷ XX. Cái tên “Lolita” đã đi vào văn hóa đại chúng, để chỉ một em gái phát triển sớm về giới tính và tinh quái, vì chính Lolita đã chủ động quyến rũ Humbert. Vấn đề ghê gớm là sau khi đã trở thành bố dượng, Humbert đã có quan hệ tình dục và tình cảm sâu nặng với Lolita. Nhờ đưa vào văn học được cái vụ “mía ngọt đánh cả cụm” này mà Nabokov đã đưa ra được nhiều vấn đề tối hệ trọng trong đời sống tâm lý, luân lý và bản năng, bản sắc con người. Ngoài ra, mối quan hệ vừa cuốn hút vừa trớ trêu đó còn để lại cho nhân vật Humbert một bài học sống: một đời sống gia đình bi đát nhất còn tốt hơn là trò khôi hài của một cuộc tình loạn luân vụng trộm.

 

Vấn đề là, motif này cũng xuất hiện khá lung linh trong Thần thánh và bươm bướm. Hãy nghe chính tác giả tâm sự[3]:

 

“Nhà văn mô tả tình dục hay chiến tranh không thể chỉ để khơi gợi dục vọng hay bạo lực. Phải coi tình dục hay chiến tranh là một thứ "nước quỳ" để nhúng nhân vật vào, làm hiện hình những sắc thái, những cạnh khía tiềm ẩn trong chiều sâu nhân cách. Thao bị hấp dẫn bởi những hoạt động chữa bệnh bằng tình dục của cậu con trai xưng Thánh, rồi bày mưu định chiếm đoạt Liên, con gái người đồng đội trong điện thờ của con trai. Đó là những hoạt động tình dục của con người bình thường. Nhưng cách ứng xử của Thao trước thân thể nõn nà của cô bé 17 tuổi lại bộc lộ một khía cạnh nhân văn trong cốt cách một cựu chiến binh.”

 

Người cựu chiến binh tên Thao đã dừng lại khi sờ phải vết sẹo trên lưng cô gái 17 tuổi kia, vết sẹo ấy đã như ghim chặt Thao vào quá khứ, không thể nào thoát ra được. Với nhân vật này, Đỗ Minh Tuấn đã thành công trong việc lột tả một nhân vật điển hình rất Việt, rất phổ biến. Tác giả đã có sự xử lý hợp logic nghệ thuật trong một tác phẩm có tham vọng khám phá sự ngập ngừng, bất trắc, giao thoa giữa lưu manh và ông thánh, giữa những ý định, những kế hoạch và sự xô đẩy vô thường. Tính cách Việt đương đại đã được ký thác trong hành vi nửa đời nửa đoạn của nhân vật khi mà mọi sự trong thực tiễn Việt đều nửa vời, thậm chí nham nhở trong những mặt nạ.

 

Sự thành công trong việc khắc họa “Việt tính” của tác giả lại tiếp tục cho chúng ta những suy nghĩ khác, khi nhìn ra thế giới. Nào hãy cùng “think different”.

 

Khi đối chiếu mối quan hệ Thao-Liên của Thần thánh và bươm bướm trong thực thể Việt và mối quan hệ Humbert-Haze của Lolita đã có người thốt lên rằng Đông & Tây vẫn còn khác nhau thế đó, sau cả 55 năm. Dẫu cho nhiều người cứ cho rằng cái “khía cạnh nhân văn” và “cốt cách” ấy (của nhân vật Thao) trong Thần thánh và bươm bướm có mang “mầu sắc cúng cụ” đi nữa thì câu chuyện lại đặt ra những câu hỏi không kém phần khốc liệt. Văn học Việt Nam dường như chưa nỡ để cho một Lolita xuất hiện chăng? Hay không ai dám đẩy bất kỳ sự việc gì đến tận cùng? Văn chương sẽ còn lùng bùng đến bao giờ?

 

Phải chăng đến hư cấu (hay “bịa”) mà chúng ta cũng vẫn còn sợ bị đánh thuế?

Hình như cái gọi là trí tưởng tượng mà vẫn còn đầy rẫy những lớp lớp hàng rào kẽm gai?

 

Đỗ Minh Tuấn chắc rằng đã phải cân nhắc rất lao lung trước những tấm bản đồ tâm lý, tình cảm, bụng dạ mang nhãn hiệu Việt. Có người cứ cho rằng sự dừng lại của nhân vật Thao dường như đã phản ảnh sự dừng lại của văn chương Việt hiện nay ở nơi nửa vời mang nhãn hiệu “trung dung” với những câu triết lý kiểu “một vừa hai phải” hay “đừng có động vào tổ kiến lửa”... Tất nhiên, triết lý sống nào cũng xuất phát từ hiện thực đời sống mang tính địa phương. Những triết lý Việt chắc rằng cũng là “tối ưu” trong hoàn cảnh của nó.

 

Một liên tưởng mạnh đến với tôi lúc này là chuyện của những người đi biển. Như chúng ta đều biết, đến thế kỷ XIX, những người đi biển của nước Anh đã đi khắp thế giới, đã chiếm được 2/3 quả đất để cho “mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh”. Còn chúng ta, những người đi biển Việt vẫn “đi khơi”, “đi lộng”. Theo ý kiến của nhà dân tộc học Từ Chi thì “đi lộng” là cách bờ 3 km, còn “đi khơi” là cách bờ 7 km. Người phương Tây đi biển để tìm ra cả Tân Thế giới, còn chúng ta “chỉ” đi khơi đi lộng (mà có thể bị phương Tây cho là biểu hiện của sự thiếu tham vọng quyết liệt, nặng về ngẫu hứng) để có được một xã hội khá “hiền hòa”, một đời sống “dĩ hòa vi quý” trong cái quan niệm “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Thế nhưng, thế kỷ XXI này người Việt đang hoài bão “đi ra biển lớn”!! Chắc chắn cuộc đi sẽ không thể đến đích nếu chỉ khư khư cái truyền thống chỉ “cần” đi 3-7 km, nếu không có trong mình những quan niệm, những cách “đi” mới, và nhất là, những dũng khí mới.

 

II

Thần thánh và bươm bướm có khá nhiều trang viết về tình dục vừa trần trụi vừa đùa cợt.”[4] Nhưng, đùa mà chắc gì đã đùa.

Đáng kể là nhân vật Quỳ.

 

Một chàng trai lai Tây đen nghèo túng mà sức khỏe vô bờ. Chỉ vì ham muốn dục tình cao độ mà bị vợ bỏ. Bao năm đằng đẵng anh chẳng được gần gũi phụ nữ. Thế rồi:

 

“Nhiều lúc thèm đàn bà lắm ông ạ, định nhảy lên lưng trâu chơi thử xem sao... nhưng lại thấy thế nào ấy... Kinh bỏ mẹ! Mình có phải là súc vật đâu!”[5]

 

Câu nói ấy chắc chắn là của một người “thuần Việt”. Ở đây nhân vật cũng rất Việt như chính tác giả. Tây đen đâu thế, cũng như là Tây nâu, Tây trắng. Như nhân vật Thao luôn phải hụt bước lên Thiên Đàng có một gang tay thì lại đến nhân vật Quỳ không dám tận hưởng niềm khoái lạc nhân sinh dẫu có là ở... Địa Ngục. (Phải chăng phương châm sống của người Việt chính là “hổng dám đâu”?)

 

Người Hồi giáo cho phép điều ấy, rất nghiêm túc. Trong các trước tác của Đại giáo chủ Ayatollah Khomeini có các hướng dẫn về việc quan hệ tình dục với súc vật:

“Một người đàn ông có thể có quan hệ tình dục với cừu, bò, lạc đà, v.v... Nhưng, anh ta sẽ phải giết ngay con vật sau khi đạt tới cực khoái. Anh ta không được phép bán thịt con vật đó cho những người cùng làng, nhưng mà bán thịt ấy cho làng khác thì không sao.”[6]

 

Ông chỉ rõ:

“Nếu có người phạm phải cái thói quan hệ với bò hay lạc đà thì nước tiểu và phân của con vật đó sẽ không còn tinh khiết nữa, thậm chí sữa của nó cũng không đáng được sử dụng. Con vật đó phải được đem giết ngay rồi đốt bỏ.”[7]

 

Thậm chí người Hồi còn được phép quan hệ với trẻ em:

 

“Một người đàn ông được phép có được khoái cảm tình dục với một em bé; nhưng, anh ta không được đi vào trong. Nếu anh ta đi vào trong và đứa bé bị tai ách thì anh ta sẽ phải chịu trách nhiệm với cuộc sống của bé đó suốt đời. Tuy nhiên, đứa bé đó sẽ không được tính là một trong bốn người vợ chính thức trong cuộc đời anh ta.”[8]

 

Còn đích thân Đấng tiên tri Muhammad thì dậy rằng:

“Hãy đối xử với phụ nữ thật tốt, vì họ cũng như là gia súc của mình.”[9]

 

Với lời dậy cao xa ấy của đấng cao cả, người Hồi thật khó mà phân biệt được sự khác nhau giữa con người và súc vật. Cũng có thể họ còn trọng và tôn thờ súc vật hơn cả người. Cho nên, (với họ chẳng hạn), cớ sao trong khi bấn loạn mà lại còn áy náy khi muốn quan hệ với con trâu hiền lành, con bò mũm mĩm, con lợn trắng hồng... kia?

 

Những quan niệm của người Hồi vô cùng khác với người Việt! Chắc rằng với họ, sự dừng lại của nhân vật Thao và nhân vật Quỳ dễ là một trò cười? Con người chỉ là một loài, thế mà... Dẫu người Việt có quan niệm của mình, thì cũng nên tham khảo và chớ vội phản bác kịch liệt quan niệm sống của những dân tộc khác, nhất là khi muốn làm bạn với toàn thế giới.

 

Giữa chồng đống các quan/khái niệm ấy từ khắp các cung trời Đông & Tây, người Việt, văn hóa Việt, cũng như là văn chương Việt, sẽ phải/nên đi về hướng nào?

 

Trong cuộc toàn cầu hóa, mà tiểu thuyết của Đỗ Minh Tuấn cũng có đề cập, rất cần những người tiên phong, dám dấn thân. Mọi lối đi đều do có người đi rồi sẽ thành đường. Đường nào cũng là “đạo” vậy, miễn là vừa phù hợp vừa đáp ứng được nhu cầu của con người, ấy mới là nhân bản triệu lần hơn. Là giải phóng, là giác ngộ.

 

III

Bây giờ xin đến với THẦN THÁNH.

Tôi thấy tác giả, báo đài cũng như độc giả đã quá chú ý đến nhân vật Thánh Chấn. Thánh ấy thì cũng cùng típ với bướm, sinh ra từ ước mơ “cổ tích” của bản sắc Việt. Chỉ khi sức mạnh của con người quá mong manh, hèn kém thì người ta mới khao khát tìm tới sự ban phát mưa móc của siêu nhiên đến mức như thế. Tất nhiên, Thánh Chấn đã làm nên một nửa câu chuyện, nhưng có một vị Thánh đích thực hiển linh mà chắc rằng ít người để ý.

 

Vị Thánh-Đích-Thực đó chính là nhân vật sư cô, và “người trợ lý” là gã đánh giậm tên Quỳ. Khi mà những ánh mắt nhìn cô đầy khát khao vụng trộm của Quỳ hiện lên tâm trí cô...

Đoạn văn đó là một thiên khải! Đoạn văn ấy dường như đã hóa thành một bài kinh, thắp sáng tâm linh CON NGƯỜI. Xin mời quý vị thưởng thức:

 

Cô thở dài trằn trọc trong đêm, cảm thấy ngôi chùa tự nhiên mênh mông hoang vắng quá. Tiếng mưa rơi lộp bộp trên tàu chuối sao mà miên man đằng đẵng. Cái anh chàng Tây đen chết tiệt lôi cô trở về với những day dứt trần thế. Cô nhớ nhà, thương mẹ, thương em và thèm cuộc sống trong cái ký túc xá mà trước đây cô từng thấy nhốn nháo và uế tạp. Cô thấy cái anh chàng như trâu lăn ấy nhìn bề ngoài thô ráp và trần tục, nhưng có cái gì rất tận tâm và tội nghiệp. Anh ta như một thứ Sa Tăng lặng lẽ, trung thành và lầm lũi gánh hành lý đi sau thầy trò Đường Tăng. Nhưng cô không thấy có cảm giác lo sợ, vì cô luôn cảm thấy có một cái gì lớn hơn, mạnh mẽ hơn trong anh ta. Cô cảm nhận được sự vật lộn giữa thần thánh và quỷ sứ trong con người ấy. Thậm chí, nếu cuộc vật lộn căng thẳng quá, vị thánh trong anh ta trong tình thế nguy nan sắp bị vật ngã có thể trỗi dậy ra lệnh cho anh ta cầm dao chặt phéng cái “dục vọng” bất trị ấy đi để giữ lấy đạo. Cái cảm nhận siêu tuyệt ấy khiến cô thấy thương thương anh chàng đánh giậm kia, và thấy cuộc đời trong những dục vọng điên dại của nó không đáng ghê sợ như lâu nay cô vẫn kinh hãi...

 

... Trong chuỗi ngày trần thế trôi qua cửa Phật, có bao nhiêu hình ảnh thẳm sâu và bí hiểm như khẩu súng gỉ trên tay Thao và cái của quý trỗi dậy trong quần anh đánh giậm. Bạo lực và dâm đãng, đó là thứ tín hiệu bất cứ ai cũng thấy. Ấy vậy mà, cái của quý kia làm cho sư cô “ngộ” ra những chiều kích thánh thiện của thế gian, khiến cô không ghét đời như xưa, thấy thương đời hơn, thấy kiếp người sao mà khổ ải trầm luân đáng tha thứ biết chừng nào. Trong mắt sư cô, anh ta không phải là kẻ dâm đãng, mà chỉ là kẻ đói khát tình dục một cách tự nhiên lành mạnh, anh luôn luôn kìm nén cơn đói khát ấy để sống cho phải đạo. Càng kìm nén, càng đói khát, anh càng trở nên một sinh linh đáng thương, khiến có lúc sư cô bằng lý trí muốn bố thí cho anh ta một chút lạc thú như đem đến cho kẻ đói một bát cơm nhà Phật.

 

Cái ý nghĩ táo bạo lẫn lộn giữa đời và đạo ấy tự nhiên trỗi dậy trong sâu thẳm tâm hồn sư cô, như một tình thương của người mẹ vậy. Sư cô thấy thanh thản vì mình không nghĩ đến chuyện hành lạc với anh ta vì thôi thúc của tình dục, mà chỉ nghĩ đến chuyện bố thí cho anh ta chút xác thịt trong cơn đói khát vật vã kéo dài đằng đẵng ấy.

 

... Sư cụ tay lần tràng hạt miệng lầm rầm cầu khấn điều gì đó mà chẳng hề biết có một nguồn mạch từ bi đầy sức sống đang dâng lên từ đáy lòng sư cô lan tỏa trong không gian ẩm ướt của ngôi chùa vắng, bao trùm lên mọi hình tướng khả nghi và bí ẩn như một sự giao hòa rất tự nhiên giữa đạo và đời.[10]

 

Ấy địch thị gọi là “sắc sắc không không” có phải không?

“Tinh thần thần thánh” là một sắc thái khá rõ trong văn Đỗ Minh Tuấn, đã lâu. Nhưng phải đến khi xây dựng được nhân vật sư cô này “thánh tính” mới hiện lên. Và lại phải mượn mầu xác thịt mới “lên” được. Có gì đâu, “linga” và “yoni” là hai linh vật đích thực tối cao, trong mọi tôn giáo, mọi thánh lễ cao siêu nhất.

 

IV

Đỗ Minh Tuấn có cái văn phong “trùng trùng điệp điệp”. Văn ông trông như những làn sóng không dứt trên cánh đồng lúa hay biển cả. Đặc tính này có căn cốt từ trong tâm linh ông, một căn cốt mà, về mặt đời sống, đã từng có người gọi ông là “anh hùng”. Và cũng phải nhờ có Thần thánh và bươm bướm mà cái căn cốt ấy mới hiển lộ rõ ràng, với sự xuất chiêu của hình tượng đàn đàn “bọ hung” (trùng) và “bươm bướm” (điệp) {dẫu cho đây chỉ là chuyện “đồng âm”}. Không chỉ văn phong mà cả văn hóa trong Đỗ Minh Tuấn cũng trùng trùng điệp điệp. Ông như một dòng sông dài không ngừng cuồn cuộn. Dòng sông ấy rất nhiều khi làm cho chúng ta thấy hưng phấn vì sức vóc dâng trào nhưng cũng có lúc, với một số người, gây ức chế vì cảnh ngập lụt. Rất ước nguyện một người đã từng là “anh hùng” trong đời sống sẽ thành một anh hùng trong văn chương.

 

Những biểu tượng đều có gốc. Mọi hình ảnh dường như đều có sẵn trong vô thức và tiềm thức. Nhà văn muốn khai thác được cả mỏ vàng hay mỏ kim cương nào phải đi tìm đâu thật xa. Khi “tâm” đã “linh” thì chỉ cần một “niệm”.

 

Dương Tường đã nói: “Đỗ Minh Tuấn – kẻ bị bỏ bùa bởi cái đẹp.” Nay tôi xin kết: “Đỗ Minh Tuấn là nhà văn hóa trùng điệp.”

19-24/11/11



[1] Trích “Bướm thôi miên” của Đỗ Minh Tuấn.

[3] Gia Quan, “Đỗ Minh Tuấn viết tiểu thuyết về con người hôm nay” - Xem: http://evan.vnexpress.net/News/doi-song-van-nghe/2009/10/3B9AE72C/

[4] Nt.

[5] Đỗ Minh Tuấn, Thần thánh và bươm bướm – trg 336.

[6] Khomeini, “Tahrirolvasyleh”, tập IV – Darol Elm, Qom, Iran 1990.

[7] Nt.

[8] Nt.

[9] Muhammad, “Bài thuyết giáo cuối cùng”, Tabari, tập IX, 113.

[10] Đỗ Minh Tuấn, Sđd. – trg 345-348.

(Cảm tưởng mông lung khi đọc Thần thánh và bươm bướm của Đỗ Minh Tuấn, nxb Văn Học 2009)

 

I

Khi bắt đầu đọc Thần thánh và bướm bướm tôi đã phải nghĩ ngay đến Nabokov (Vladimir Vladimirovich Nabokov [1899–1977]). Nabokov là ai?

 

Tất nhiên, đó là một người Nga; dòng dõi đại quý tộc; một nhà thơ, nhà văn kiêm dịch giả siêu hạng. Nhưng có sự lạ, là, ngoài việc viết 8 tiểu thuyết bằng tiếng Nga thì ông còn viết 8 cuốn khác bằng tiếng Anh, có cuốn lên đến đỉnh cao thế giới. Hãy nghe Nabokov tự nói về mình:

 

“Tôi là nhà văn Mỹ, sinh ở nước Nga, học văn học Pháp ở Anh trước khi chuyển về Đức ở 15 năm... Đầu tôi nói chuyện bằng tiếng Anh, tim tôi – bằng tiếng Nga, tai tôi – bằng tiếng Pháp.”

Sau Cách mạng Tháng 10, cả nhà ông đã phải ra nước ngoài, không bao giờ trở lại.

 

Về cái sự “đa ngôn” thì hiện nay ở nước ta may ra có Dương Tường đến thăm Nabokov được, vì “lão nhà thơ trẻ” này có tuyên bố rằng:

“Nàng Thơ của tôi nói bằng 3 thứ tiếng.”

 

Chưa hết đâu, điều sau đây mới gây kinh ngạc: Nabokov là một nhà nghiên cứu sâu sắc uyên bác về tất cả các loài bướm, thôi thì cứ gọi là nhà bướm học cho tiện. Dù sinh ra trong gia đình quý tộc toàn những chính khách lớn, nhưng Nabokov lại là người hờ hững với chính trị, ngay từ nhỏ đã chỉ say mê bướm.

 

Nabokov xuất hiện trên các từ điển với 3 từ: “novelist, lepidopterist, professor” (tiểu thuyết gia, nhà bướm học, giáo sư).

 

Khi tạp chí Time danh giá đưa ảnh ông lên bìa, bao quanh chân dung ông ngoài mấy thứ rất Nga thì có 3 cuốn sách và 2 con bướm. Vậy chứng tỏ nghiệp văn và nghiệp bướm của ông đúng là bên 8 lạng bên nửa cân.

 

Chuyện văn, chuyện bướm của Nabokov thì dính dáng gì đến Đỗ Minh Tuấn?

Đến đây chắc ai cũng rõ, Đỗ Minh Tuấn cũng có đủ văn, thơ và bướm. Thôi, không cần thiết phải nhắc đến các vai trò khác của ông như họa sỹ, nhà phê bình, nhà lý luận, đạo diễn phim nhựa, đạo diễn phim truyền hình ở đây.

Trước hết nói luôn về BƯỚM.

 

Chỉ riêng về nghiệp bướm của Nabokov đã có cả một đội ngũ trùng điệp từng viết về nó như là Brian Boyd, Evelyn Ch’ien, Andrew Field, Stephen Parker, Elendea Proffer, J.E. Rivers và Charles Nicol, Stacy Shiff, Vladimir Alexandrov, Sarah Funke, Michael Juliar, Kurt Johnson, Michel Sartori, Dieter Zimmer... chứng tỏ chắc chắn sự nghiệp ấy lừng lẫy, dù cho có chưa đọc xem họ viết gì.

 

Chưa có ai viết về nghiệp bướm của Đỗ Minh Tuấn. Cũng như chưa có ai ở ta ủng hộ bướm, bỏ cả cục tiền lớn ra mua bướm hay yêu bướm như... Tây. Đứng trước bướm, Đông & Tây đã phân lằn ranh thái độ dị biệt lắm rồi vậy.

 

Vậy hãy đọc Thần thánh và bươm bướm. Bướm phủ sóng gần nửa cuốn tiểu thuyết này. Những trang viết về bướm ở đây quả thật lộng lẫy, chi tiết và hoành tráng. Chứng tỏ sự nghiên cứu nghiêm túc của Đỗ Minh Tuấn về bướm là không thể chối cãi.

 

Những con bướm, những đàn bướm muôn thái bắt đầu bung ra từ trang 242 trong cuốn tiểu thuyết 434 trang. Những con bướm cho ta thấy Đỗ Minh Tuấn hiểu biết nhiều nhẽ đa chiều về “tứ nông” (nông dân, nông thôn, nông nghiệp, nông sản) ở Việt Nam. Mà 80% dân Việt Nam vẫn là nông dân, vậy với con bướm Đỗ Minh Tuấn đã muốn lột tả con người Việt Nam. Đó là gì?

 

Bướm Nabokov quan hệ với khoa học, với sinh học, với phân loại học hay với sâu bọ học. Bướm Đỗ Minh Tuấn không những khác với con bướm “Tây học” ấy mà còn khác cả với con bướm sinh sinh hóa hóa rất “đắc đạo” của Trang Tử khi ông bảo không biết Trang hóa bướm hay bướm hóa Trang.

 

Bướm Nabokov (rất Tây) đem lại hưng phấn, kích thích về tri thức, về đời sống.

Bướm Trang Tử (rất Đông) đem đến thăng hoa trong cuộc “ngộ” cõi vô thường.

Bướm Đỗ Minh Tuấn (rất Việt) vừa bay lên vun vút vừa lôi cổ não trạng người Việt xuống tận đáy bùn sâu, để mà nhận chân sự thật. Sự thật gì?

 

Đã sống, chiến đấu và lao động hàng mấy ngàn năm lịch sử nhưng những con người trên mảnh đất chữ S này chưa bao giờ hết mơ hão, hết hoài vọng vào những sự thần kỳ (vốn dĩ hiếm như những giọt nước giữa Sahara trong cuộc đời này), hết mộng đổi đời trong nháy mắt, hết ngu ngơ, hết tủi nhục... Cả một rừng người trong cuốn sách này vẫn còn sẵn sàng tin ngay rằng con bướm kia có thể giúp họ đổi đời, bỗng dưng giầu có sang trọng. Ngòi bút của Đỗ Minh Tuấn đủ cứng để xây dựng nên được một bức tranh xã hội xác đáng và sinh động; đó là một xã hội đau thương, tủi nhục đến tột cùng. Tuy có phóng đại và có những khi rườm lời một cách nhiệt thành, nhưng mà ông đã thành công với khả năng khắc họa đời sống nông thôn Việt, với rất nhiều nhân vật đứng được trong lòng người đọc. Điều đó không dễ.

 

Thế là, bướm trong Thần thánh và bươm bướm có ít nhất hai sắc thái. Nó vừa hiện lên đẹp rực rỡ miên mang vừa là biểu tượng của những ước vọng hư ảo không bao giờ với tới (nói nôm na là “mơ hão”).

 

Cái sắc thái rực rỡ của bướm đã có trong cõi tâm linh của Đỗ Minh Tuấn từ lâu. Trong bài  “Cái đẹp một nghi án” ông mở đầu bằng hình ảnh cánh bướm đại ý rằng trong kinh Vệ Đà có một hình ảnh thông thái, cái thông thái nhuốm màu mơ mộng:

 

Chiều xuống, những đàn bướm muôn hồng ngàn tía đậu lên xác của cả những người chiến thắng và những người chiến bại.

 

Đàn bướm ở đây như là biểu trưng của cái Đẹp, vĩnh hằng.

Trong bài thơ “Bướm thôi miên”, cánh bướm vẫn là biểu tượng của cái Đẹp tuyệt đối ám ảnh, Đỗ Minh Tuấn dường như muốn đuổi theo nó đến tận cùng của hơi sức, nhưng mà rồi ông vẫn luyến tiếc cái đẹp của đời với những nào là chủ nghĩa nhân văn, nào là trách nhiệm công dân...

 

Ơi quê thơ dãy tím bìm bìm chữ

Bướm thôi miên vẫn tiếc hoa gần

Chuối Phật Bà xòe tay trăm ngón

Mọi ngả đường đều đưa đến gương soi

 

Bướm thôi miên đi lạc

Không phải lạc, bướm tìm quên nẻo khác

 

Thèm trời trong đáy nước

Nơi cư trú bóng hoa

Bóng sen xa

Đáy hồ mơ

Quả tim lăn lóc thức

Nở một mùa kinh giải thoát

Thoát quê hương

 

Thèm bưng một quả chuông lạ

Đứng trong đêm[1]

 

Con “bướm thôi miên” của cái Đẹp tuyệt đối đã đi lạc vào Thần thánh và bươm bướm? Không hề! Cái Đẹp tuyệt đối khi vào đây đã hòa cùng với những cơn mơ hão nhuốm mầu tang thương. Vào trong “bụng dạ” người nông dân Việt, cả hai sắc thái ấy bị “đồng hóa” thành Một, đã ngàn đời.

 

Đến đây, xin tái khẳng định: bướm Đỗ Minh Tuấn là một con bướm thành tựu.

Nay lại quay về cái duyên nợ với Nabokov, và cái duyên nợ này mới là duyên thuần văn học. Nabokov có một cuốn tiểu thuyết được Random House xếp thứ 4 trong danh sách 100 tiểu thuyết hay nhất[2] thế kỷ XX: Lolita. Còn Le Monde, Time, World Library hay các nhà xuất bản uy tín toàn cầu khác cũng xếp nó vào thứ hạng cao.

 

Lolita được viết bằng tiếng Anh, xuất bản tại Paris năm 1955. Cuốn này nổi tiếng cả ở phong cách mới lạ lẫn nội dung, gây ra các tranh cãi do nhân vật chính của tiểu thuyết tên Humbert Humbert, một người khá nhiều tuổi, có sự ám ảnh về tình dục với một cô gái 12 tuổi tên Dolores Haze mà ông gọi vừa thân mật vừa bí mật là Lolita. Ngay sau khi ra lò Lolita đã trở thành một tác phẩm kinh điển và là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất và gây ra nhiều tranh cãi nhất của nền văn chương thế kỷ XX. Cái tên “Lolita” đã đi vào văn hóa đại chúng, để chỉ một em gái phát triển sớm về giới tính và tinh quái, vì chính Lolita đã chủ động quyến rũ Humbert. Vấn đề ghê gớm là sau khi đã trở thành bố dượng, Humbert đã có quan hệ tình dục và tình cảm sâu nặng với Lolita. Nhờ đưa vào văn học được cái vụ “mía ngọt đánh cả cụm” này mà Nabokov đã đưa ra được nhiều vấn đề tối hệ trọng trong đời sống tâm lý, luân lý và bản năng, bản sắc con người. Ngoài ra, mối quan hệ vừa cuốn hút vừa trớ trêu đó còn để lại cho nhân vật Humbert một bài học sống: một đời sống gia đình bi đát nhất còn tốt hơn là trò khôi hài của một cuộc tình loạn luân vụng trộm.

 

Vấn đề là, motif này cũng xuất hiện khá lung linh trong Thần thánh và bươm bướm. Hãy nghe chính tác giả tâm sự[3]:

 

“Nhà văn mô tả tình dục hay chiến tranh không thể chỉ để khơi gợi dục vọng hay bạo lực. Phải coi tình dục hay chiến tranh là một thứ "nước quỳ" để nhúng nhân vật vào, làm hiện hình những sắc thái, những cạnh khía tiềm ẩn trong chiều sâu nhân cách. Thao bị hấp dẫn bởi những hoạt động chữa bệnh bằng tình dục của cậu con trai xưng Thánh, rồi bày mưu định chiếm đoạt Liên, con gái người đồng đội trong điện thờ của con trai. Đó là những hoạt động tình dục của con người bình thường. Nhưng cách ứng xử của Thao trước thân thể nõn nà của cô bé 17 tuổi lại bộc lộ một khía cạnh nhân văn trong cốt cách một cựu chiến binh.”

 

Người cựu chiến binh tên Thao đã dừng lại khi sờ phải vết sẹo trên lưng cô gái 17 tuổi kia, vết sẹo ấy đã như ghim chặt Thao vào quá khứ, không thể nào thoát ra được. Với nhân vật này, Đỗ Minh Tuấn đã thành công trong việc lột tả một nhân vật điển hình rất Việt, rất phổ biến. Tác giả đã có sự xử lý hợp logic nghệ thuật trong một tác phẩm có tham vọng khám phá sự ngập ngừng, bất trắc, giao thoa giữa lưu manh và ông thánh, giữa những ý định, những kế hoạch và sự xô đẩy vô thường. Tính cách Việt đương đại đã được ký thác trong hành vi nửa đời nửa đoạn của nhân vật khi mà mọi sự trong thực tiễn Việt đều nửa vời, thậm chí nham nhở trong những mặt nạ.

 

Sự thành công trong việc khắc họa “Việt tính” của tác giả lại tiếp tục cho chúng ta những suy nghĩ khác, khi nhìn ra thế giới. Nào hãy cùng “think different”.

 

Khi đối chiếu mối quan hệ Thao-Liên của Thần thánh và bươm bướm trong thực thể Việt và mối quan hệ Humbert-Haze của Lolita đã có người thốt lên rằng Đông & Tây vẫn còn khác nhau thế đó, sau cả 55 năm. Dẫu cho nhiều người cứ cho rằng cái “khía cạnh nhân văn” và “cốt cách” ấy (của nhân vật Thao) trong Thần thánh và bươm bướm có mang “mầu sắc cúng cụ” đi nữa thì câu chuyện lại đặt ra những câu hỏi không kém phần khốc liệt. Văn học Việt Nam dường như chưa nỡ để cho một Lolita xuất hiện chăng? Hay không ai dám đẩy bất kỳ sự việc gì đến tận cùng? Văn chương sẽ còn lùng bùng đến bao giờ?

 

Phải chăng đến hư cấu (hay “bịa”) mà chúng ta cũng vẫn còn sợ bị đánh thuế?

Hình như cái gọi là trí tưởng tượng mà vẫn còn đầy rẫy những lớp lớp hàng rào kẽm gai?

 

Đỗ Minh Tuấn chắc rằng đã phải cân nhắc rất lao lung trước những tấm bản đồ tâm lý, tình cảm, bụng dạ mang nhãn hiệu Việt. Có người cứ cho rằng sự dừng lại của nhân vật Thao dường như đã phản ảnh sự dừng lại của văn chương Việt hiện nay ở nơi nửa vời mang nhãn hiệu “trung dung” với những câu triết lý kiểu “một vừa hai phải” hay “đừng có động vào tổ kiến lửa”... Tất nhiên, triết lý sống nào cũng xuất phát từ hiện thực đời sống mang tính địa phương. Những triết lý Việt chắc rằng cũng là “tối ưu” trong hoàn cảnh của nó.

 

Một liên tưởng mạnh đến với tôi lúc này là chuyện của những người đi biển. Như chúng ta đều biết, đến thế kỷ XIX, những người đi biển của nước Anh đã đi khắp thế giới, đã chiếm được 2/3 quả đất để cho “mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh”. Còn chúng ta, những người đi biển Việt vẫn “đi khơi”, “đi lộng”. Theo ý kiến của nhà dân tộc học Từ Chi thì “đi lộng” là cách bờ 3 km, còn “đi khơi” là cách bờ 7 km. Người phương Tây đi biển để tìm ra cả Tân Thế giới, còn chúng ta “chỉ” đi khơi đi lộng (mà có thể bị phương Tây cho là biểu hiện của sự thiếu tham vọng quyết liệt, nặng về ngẫu hứng) để có được một xã hội khá “hiền hòa”, một đời sống “dĩ hòa vi quý” trong cái quan niệm “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Thế nhưng, thế kỷ XXI này người Việt đang hoài bão “đi ra biển lớn”!! Chắc chắn cuộc đi sẽ không thể đến đích nếu chỉ khư khư cái truyền thống chỉ “cần” đi 3-7 km, nếu không có trong mình những quan niệm, những cách “đi” mới, và nhất là, những dũng khí mới.

 

II

Thần thánh và bươm bướm có khá nhiều trang viết về tình dục vừa trần trụi vừa đùa cợt.”[4] Nhưng, đùa mà chắc gì đã đùa.

Đáng kể là nhân vật Quỳ.

 

Một chàng trai lai Tây đen nghèo túng mà sức khỏe vô bờ. Chỉ vì ham muốn dục tình cao độ mà bị vợ bỏ. Bao năm đằng đẵng anh chẳng được gần gũi phụ nữ. Thế rồi:

 

“Nhiều lúc thèm đàn bà lắm ông ạ, định nhảy lên lưng trâu chơi thử xem sao... nhưng lại thấy thế nào ấy... Kinh bỏ mẹ! Mình có phải là súc vật đâu!”[5]

 

Câu nói ấy chắc chắn là của một người “thuần Việt”. Ở đây nhân vật cũng rất Việt như chính tác giả. Tây đen đâu thế, cũng như là Tây nâu, Tây trắng. Như nhân vật Thao luôn phải hụt bước lên Thiên Đàng có một gang tay thì lại đến nhân vật Quỳ không dám tận hưởng niềm khoái lạc nhân sinh dẫu có là ở... Địa Ngục. (Phải chăng phương châm sống của người Việt chính là “hổng dám đâu”?)

 

Người Hồi giáo cho phép điều ấy, rất nghiêm túc. Trong các trước tác của Đại giáo chủ Ayatollah Khomeini có các hướng dẫn về việc quan hệ tình dục với súc vật:

“Một người đàn ông có thể có quan hệ tình dục với cừu, bò, lạc đà, v.v... Nhưng, anh ta sẽ phải giết ngay con vật sau khi đạt tới cực khoái. Anh ta không được phép bán thịt con vật đó cho những người cùng làng, nhưng mà bán thịt ấy cho làng khác thì không sao.”[6]

 

Ông chỉ rõ:

“Nếu có người phạm phải cái thói quan hệ với bò hay lạc đà thì nước tiểu và phân của con vật đó sẽ không còn tinh khiết nữa, thậm chí sữa của nó cũng không đáng được sử dụng. Con vật đó phải được đem giết ngay rồi đốt bỏ.”[7]

 

Thậm chí người Hồi còn được phép quan hệ với trẻ em:

 

“Một người đàn ông được phép có được khoái cảm tình dục với một em bé; nhưng, anh ta không được đi vào trong. Nếu anh ta đi vào trong và đứa bé bị tai ách thì anh ta sẽ phải chịu trách nhiệm với cuộc sống của bé đó suốt đời. Tuy nhiên, đứa bé đó sẽ không được tính là một trong bốn người vợ chính thức trong cuộc đời anh ta.”[8]

 

Còn đích thân Đấng tiên tri Muhammad thì dậy rằng:

“Hãy đối xử với phụ nữ thật tốt, vì họ cũng như là gia súc của mình.”[9]

 

Với lời dậy cao xa ấy của đấng cao cả, người Hồi thật khó mà phân biệt được sự khác nhau giữa con người và súc vật. Cũng có thể họ còn trọng và tôn thờ súc vật hơn cả người. Cho nên, (với họ chẳng hạn), cớ sao trong khi bấn loạn mà lại còn áy náy khi muốn quan hệ với con trâu hiền lành, con bò mũm mĩm, con lợn trắng hồng... kia?

 

Những quan niệm của người Hồi vô cùng khác với người Việt! Chắc rằng với họ, sự dừng lại của nhân vật Thao và nhân vật Quỳ dễ là một trò cười? Con người chỉ là một loài, thế mà... Dẫu người Việt có quan niệm của mình, thì cũng nên tham khảo và chớ vội phản bác kịch liệt quan niệm sống của những dân tộc khác, nhất là khi muốn làm bạn với toàn thế giới.

 

Giữa chồng đống các quan/khái niệm ấy từ khắp các cung trời Đông & Tây, người Việt, văn hóa Việt, cũng như là văn chương Việt, sẽ phải/nên đi về hướng nào?

 

Trong cuộc toàn cầu hóa, mà tiểu thuyết của Đỗ Minh Tuấn cũng có đề cập, rất cần những người tiên phong, dám dấn thân. Mọi lối đi đều do có người đi rồi sẽ thành đường. Đường nào cũng là “đạo” vậy, miễn là vừa phù hợp vừa đáp ứng được nhu cầu của con người, ấy mới là nhân bản triệu lần hơn. Là giải phóng, là giác ngộ.

 

III

Bây giờ xin đến với THẦN THÁNH.

Tôi thấy tác giả, báo đài cũng như độc giả đã quá chú ý đến nhân vật Thánh Chấn. Thánh ấy thì cũng cùng típ với bướm, sinh ra từ ước mơ “cổ tích” của bản sắc Việt. Chỉ khi sức mạnh của con người quá mong manh, hèn kém thì người ta mới khao khát tìm tới sự ban phát mưa móc của siêu nhiên đến mức như thế. Tất nhiên, Thánh Chấn đã làm nên một nửa câu chuyện, nhưng có một vị Thánh đích thực hiển linh mà chắc rằng ít người để ý.

 

Vị Thánh-Đích-Thực đó chính là nhân vật sư cô, và “người trợ lý” là gã đánh giậm tên Quỳ. Khi mà những ánh mắt nhìn cô đầy khát khao vụng trộm của Quỳ hiện lên tâm trí cô...

Đoạn văn đó là một thiên khải! Đoạn văn ấy dường như đã hóa thành một bài kinh, thắp sáng tâm linh CON NGƯỜI. Xin mời quý vị thưởng thức:

 

Cô thở dài trằn trọc trong đêm, cảm thấy ngôi chùa tự nhiên mênh mông hoang vắng quá. Tiếng mưa rơi lộp bộp trên tàu chuối sao mà miên man đằng đẵng. Cái anh chàng Tây đen chết tiệt lôi cô trở về với những day dứt trần thế. Cô nhớ nhà, thương mẹ, thương em và thèm cuộc sống trong cái ký túc xá mà trước đây cô từng thấy nhốn nháo và uế tạp. Cô thấy cái anh chàng như trâu lăn ấy nhìn bề ngoài thô ráp và trần tục, nhưng có cái gì rất tận tâm và tội nghiệp. Anh ta như một thứ Sa Tăng lặng lẽ, trung thành và lầm lũi gánh hành lý đi sau thầy trò Đường Tăng. Nhưng cô không thấy có cảm giác lo sợ, vì cô luôn cảm thấy có một cái gì lớn hơn, mạnh mẽ hơn trong anh ta. Cô cảm nhận được sự vật lộn giữa thần thánh và quỷ sứ trong con người ấy. Thậm chí, nếu cuộc vật lộn căng thẳng quá, vị thánh trong anh ta trong tình thế nguy nan sắp bị vật ngã có thể trỗi dậy ra lệnh cho anh ta cầm dao chặt phéng cái “dục vọng” bất trị ấy đi để giữ lấy đạo. Cái cảm nhận siêu tuyệt ấy khiến cô thấy thương thương anh chàng đánh giậm kia, và thấy cuộc đời trong những dục vọng điên dại của nó không đáng ghê sợ như lâu nay cô vẫn kinh hãi...

 

... Trong chuỗi ngày trần thế trôi qua cửa Phật, có bao nhiêu hình ảnh thẳm sâu và bí hiểm như khẩu súng gỉ trên tay Thao và cái của quý trỗi dậy trong quần anh đánh giậm. Bạo lực và dâm đãng, đó là thứ tín hiệu bất cứ ai cũng thấy. Ấy vậy mà, cái của quý kia làm cho sư cô “ngộ” ra những chiều kích thánh thiện của thế gian, khiến cô không ghét đời như xưa, thấy thương đời hơn, thấy kiếp người sao mà khổ ải trầm luân đáng tha thứ biết chừng nào. Trong mắt sư cô, anh ta không phải là kẻ dâm đãng, mà chỉ là kẻ đói khát tình dục một cách tự nhiên lành mạnh, anh luôn luôn kìm nén cơn đói khát ấy để sống cho phải đạo. Càng kìm nén, càng đói khát, anh càng trở nên một sinh linh đáng thương, khiến có lúc sư cô bằng lý trí muốn bố thí cho anh ta một chút lạc thú như đem đến cho kẻ đói một bát cơm nhà Phật.

 

Cái ý nghĩ táo bạo lẫn lộn giữa đời và đạo ấy tự nhiên trỗi dậy trong sâu thẳm tâm hồn sư cô, như một tình thương của người mẹ vậy. Sư cô thấy thanh thản vì mình không nghĩ đến chuyện hành lạc với anh ta vì thôi thúc của tình dục, mà chỉ nghĩ đến chuyện bố thí cho anh ta chút xác thịt trong cơn đói khát vật vã kéo dài đằng đẵng ấy.

 

... Sư cụ tay lần tràng hạt miệng lầm rầm cầu khấn điều gì đó mà chẳng hề biết có một nguồn mạch từ bi đầy sức sống đang dâng lên từ đáy lòng sư cô lan tỏa trong không gian ẩm ướt của ngôi chùa vắng, bao trùm lên mọi hình tướng khả nghi và bí ẩn như một sự giao hòa rất tự nhiên giữa đạo và đời.[10]

 

Ấy địch thị gọi là “sắc sắc không không” có phải không?

“Tinh thần thần thánh” là một sắc thái khá rõ trong văn Đỗ Minh Tuấn, đã lâu. Nhưng phải đến khi xây dựng được nhân vật sư cô này “thánh tính” mới hiện lên. Và lại phải mượn mầu xác thịt mới “lên” được. Có gì đâu, “linga” và “yoni” là hai linh vật đích thực tối cao, trong mọi tôn giáo, mọi thánh lễ cao siêu nhất.

 

IV

Đỗ Minh Tuấn có cái văn phong “trùng trùng điệp điệp”. Văn ông trông như những làn sóng không dứt trên cánh đồng lúa hay biển cả. Đặc tính này có căn cốt từ trong tâm linh ông, một căn cốt mà, về mặt đời sống, đã từng có người gọi ông là “anh hùng”. Và cũng phải nhờ có Thần thánh và bươm bướm mà cái căn cốt ấy mới hiển lộ rõ ràng, với sự xuất chiêu của hình tượng đàn đàn “bọ hung” (trùng) và “bươm bướm” (điệp) {dẫu cho đây chỉ là chuyện “đồng âm”}. Không chỉ văn phong mà cả văn hóa trong Đỗ Minh Tuấn cũng trùng trùng điệp điệp. Ông như một dòng sông dài không ngừng cuồn cuộn. Dòng sông ấy rất nhiều khi làm cho chúng ta thấy hưng phấn vì sức vóc dâng trào nhưng cũng có lúc, với một số người, gây ức chế vì cảnh ngập lụt. Rất ước nguyện một người đã từng là “anh hùng” trong đời sống sẽ thành một anh hùng trong văn chương.

 

Những biểu tượng đều có gốc. Mọi hình ảnh dường như đều có sẵn trong vô thức và tiềm thức. Nhà văn muốn khai thác được cả mỏ vàng hay mỏ kim cương nào phải đi tìm đâu thật xa. Khi “tâm” đã “linh” thì chỉ cần một “niệm”.

 

Dương Tường đã nói: “Đỗ Minh Tuấn – kẻ bị bỏ bùa bởi cái đẹp.” Nay tôi xin kết: “Đỗ Minh Tuấn là nhà văn hóa trùng điệp.”

19-24/11/11



[1] Trích “Bướm thôi miên” của Đỗ Minh Tuấn.

[3] Gia Quan, “Đỗ Minh Tuấn viết tiểu thuyết về con người hôm nay” - Xem: http://evan.vnexpress.net/News/doi-song-van-nghe/2009/10/3B9AE72C/

[4] Nt.

[5] Đỗ Minh Tuấn, Thần thánh và bươm bướm – trg 336.

[6] Khomeini, “Tahrirolvasyleh”, tập IV – Darol Elm, Qom, Iran 1990.

[7] Nt.

[8] Nt.

[9] Muhammad, “Bài thuyết giáo cuối cùng”, Tabari, tập IX, 113.

[10] Đỗ Minh Tuấn, Sđd. – trg 345-348.

 

Đặng Thân
Số lần đọc: 2349
Ngày đăng: 02.12.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nguyên Sa – Trong Màu Áo Tương Tư - Trần Ngọc Tuấn
Những Lần Đến Thăm - Lê Văn Thiện
Viết Cho Võ Phi Hùng, Viết Cho Ngọn Đèn Dầu Đã Tắt - Bùi Chí Vinh
Có Một Lời Cầu Hôn Trước Tượng Chúa - Lữ Quỳnh
Tấm Lòng Của Người Lính Miền Nam Cầm Bút, Đối Với Văn Học Miền Nam - Trần Phù Thế
Trền cầu Tình yêu - Nguyễn Thị Hậu
Amsterdam (Hà Lan), Thủ Đô Của Bảo Tàng Nghệ Thuật - Lữ Quỳnh
Nhớ Quần Áo Cũ - Nguyễn Thị Hậu
Dinant (Bỉ), Thành Phố Của Saxophone Và Bánh Couque - Lữ Quỳnh
Trại tù Long Bình 1965-1973 - Lê Hải*
Cùng một tác giả
Thùng Thuốc Nổ (truyện ngắn)
Cú Hých Về Nguồn (truyện ngắn)
ngái em (thơ)
Người thầy của em. (truyện ngắn)
Yêu (tuyển truyện)
Ma nhòa (truyện ngắn)
6i +Hi i (thơ)
Đặng Thân: Viết (phỏng vấn)