Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
752
115.994.717
 
Mô tả Đậm đặc trong truyện ngắn của Lưu Thủy Hương
Lê Hải*

Đọc truyện ngắn mới nhất của Lưu Thủy Hương trên Văn Chương Việt về một người bán trứng [1], người ta có thể liên tưởng đến phương pháp Mô tả Đậm đặc [2] gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của giáo sư nhân học người Mỹ Clifford Geertz (1926-2006). Như lý thuyết gia Charles Wight Mills (1917-1961) từng đòi nhà xã hội học phải có tiếng nói làm thay đổi xã hội, nhà văn Lưu Thủy Hương không chỉ kể một câu chuyện hay, mà còn lồng ghép những phân tích văn hóa sâu sắc để thuyết phục người đọc đi đến câu trả lời nhân bản, cũng chính là cảnh giới đạo đức - mỹ học, vốn là sứ mệnh của văn chương.

 

Một chi tiết đơn giản trong xã hội nhìn qua lăng kính của một nhà nhân học kinh nghiệm như Clifford Geertz sẽ được mô tả đậm đặc (thick description) đến mức đủ hoàn tất một luận văn khoa học. Câu chuyện "Giấc mơ cô bán trứng" đơn giản như chỉ cần cái tựa đề là đủ để tóm tắt hết toàn bộ, nhưng qua xây dựng của Lưu Thủy Hương thì là cả một hiện tượng (phenomennon) trong xã hội, đặt ra vô số vấn đề mà người đọc sẽ phải trải nghiệm và trả lời. Bán mấy trái trứng từ dưới quê lên thành phố không chỉ khác nhau từ "chục mười tám" thành "chục mười hai", mà còn là những quả trứng để thụ tinh nhân tạo, nơi câu chuyện vô sinh ở Việt Nam là vấn đề thực sự còn phổ biến và nổi cộm hơn phá thai. Vấn đề xã hội không nhất thiết phải bàn qua những tranh cãi hầm hố với những khái niệm đao to búa lớn, mà nhẹ nhàng được thể hiện qua từng nhân vật. Từ khung cảnh ngôi nhà và gia đình của cô gái, đến đường dây mối lái, người xe ôm già ăn theo, cho đến bác sĩ y tá trong bệnh viện, đôi vợ chồng người mua trứng, và vào sâu trong suy nghĩ của cô gái: "sợ quá là [bể] mất trứng". Câu chuyện người phụ nữ nghèo hết tuổi bán thân phải ráng bán trứng để đổi đời còn là câu chuyện xã hội ngày càng phân cách giàu nghèo thời Việt Nam sau đổi mới, là câu chuyện chung của những người nghèo và những người phụ nữ trên thế giới. Bậc thầy của mô tả đậm đặc Clifford Geertz đã nói từ sự kiện nhỏ là những vấn đề lớn, là tư duy, là vấn đề xã hội, là lý thuyết và cũng là lời giải đáp. Truyện ngắn của nhà văn Lưu Thủy Hương có sẵn kết cấu để sinh viên cao học tiếp tục mô tả đậm đặc mà bảo vệ luận văn thạc sĩ, để bác sĩ tiếp tục bổ sung nền (background) số liệu mà bảo vệ luận văn tiến sĩ, để các giảng viên xây dựng phương pháp mà trở thành giáo sư, và để các nhà hoạt động xã hội vận động mà thay đổi thế giới.

 

Nhưng đó sẽ là câu chuyện của những người khác. Quay trở lại con đường của nhà văn Lưu Thủy Hương, truyện của chị không đơn giản là câu chữ, không đơn thuần là mô tả, mà là những câu chữ dùng để mô tả đậm đặc nhằm tìm đến một cảnh giới cao hơn. Độc giả còn thấy chị thử diễn giải (interpretation) và tiếp cận (encounter) Kinh Dịch như quẻ gieo Cấn - Tốn - Ly - Chấn - Đoài - Càn và Khôn - Khảm trong câu chuyện một Kẻ săn bướm [3]. Một thử nghiệm tương tự với Kinh Dịch từng đem lại giải thưởng văn chương cao quí của Hội văn bút Hoa Kỳ cho nữ nhà văn gốc Việt Lily Hoàng Kim Ly [4]. Nhưng có vẻ như Lưu Thủy Hương muốn kể thật nhiều những câu chuyện của những người xung quanh, về những người Việt không phải là thuyền nhân sống ở nước Đức, lẫn những người Việt không phải là Việt Kiều sống ở nước Việt. Tựa đề các truyện ngắn của chị luôn là về con người: những Kẻ săn kiến, Kẻ săn chó, Kẻ sát nhân, Kẻ tự vẫn, Kẻ đồng hành, Kẻ đội mồ, được Sanh ra trên tấm thớt, lang bạt trên Phố ly hương của con Đường viễn xứ [5].

 

Xây dựng các truyện ngắn hư cấu từ những câu chuyện rất thực trong cuộc đời, Lưu Thủy Hương đang đi trước Tô Hoài hàng chục năm, không chỉ dám mô tả mà còn mô tả đậm đặc cuộc sống ngay tại chính điểm thời gian mình đang trải nghiệm, ngay khi vừa có đủ khoảng cách cần thiết để chiêm nghiệm và thông hiểu. Phải đọc hết tất cả các truyện ngắn của chị thì độc giả mới có thể hiểu tại sao lại nói các soái đông Âu cá độ một ván tennis bằng mạng người, để hiểu tại sao có những người Việt ở đông Âu muốn dân bản xứ coi mình là người, chứ không phải là thằng người, để hiểu tại sao có những người lớn khôn bằng cơm cao su. Độ đậm đặc trong các câu chuyện của Lưu Thủy Hương mạnh đến nỗi TBT Nguyễn Hòa khi giới thiệu tác phẩm của chị lần đầu xuất hiện trên Văn Chương Việt đã phải thốt lên là "truyện ngắn đẹp như những bài thơ" [6] - không chỉ là những bố cục chặt chẽ theo nhịp và điệu mà còn đẫm triết lý từ ngay chính cuộc sống chung quanh. Đúng vậy, quan sát và mô tả của Lưu Thủy Hương đậm đặc đến nỗi ngay cả một chiếc cúc áo cũng có thể kể một câu chuyện không chỉ là giải trí mà còn là giáo dục, khiến người đọc phải nhìn sâu vào quần thể xã hội đang thay đổi ngay xung quanh mình [7]. Bút pháp này đáng để làm bài văn mẫu không chỉ cho các bạn trẻ muốn viết văn, các nhà báo trẻ muốn có phóng sự hay sau chuyến đi xa, mà cả các bạn sinh viên muốn viết luận văn trong ngành nhân học theo trường phái mô tả đậm đặc của Clifford Geertz nữa. Nhà nhân học diễn giải hành động xã hội trong không gian biểu tượng được dần tuyệt đối hóa, còn nhà văn Lưu Thủy Hương thì trình bày câu trả lời cho các vấn đề xã hội bằng nhân vật trong không gian văn học mà chị đang dần xây dựng [8].

 

[1] http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=17256

[2] http://sotaynghiencuu.blogspot.com/2011/11/thick-description.html

[3] http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=16255

[4] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture/2009/10/091019_lily_hoang.shtml

[5] Tên một số truyện ngắn đăng trên Văn Chương Việt, được tóm thành mục lục bên cạnh trang giới thiệu về tác giả ở địa chỉ

http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacgia&action=detail&id=2400

[6] http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=15632

, sau đó anh Hòa còn một lần nữa choáng ngợp về vẻ đẹp của tác giả khi gặp off-line ở Sài Gòn

http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=16207

[7] http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=15727

[8] Với riêng tôi, thì tuyển tập truyện ngắn của Lưu Thủy Hương được xếp chung với những gì

Herodotus và học trò của ông đã viết.

 

Tham khảo:

Geertz, Clifford 1973, An Interpretation of Culture, Basic Books

Lê Hải*
Số lần đọc: 2305
Ngày đăng: 16.11.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Điểm sách 1Q84 của Haruki Murakami - Nguyễn Thị Hải Hà
Đọc Mặt Nạ Thâm Cung – Tiểu Thuyết Của Trần Hoàng Trúc (Nxb Thanh Niên 2011) - Đoàn Minh Tuấn
Rừng – Kinh Dương Vương, Sự Hóa Thân Lộng Lẫy Trong Hội Họa – Văn Chương - Ngô Nguyên Nghiễm
Tiểu thuyết Le Boujoum của Cung Giũ Nguyên và cái nhìn về số phận con người. - Phạm Văn Quang,
Thức một miền xanh - Miền thương yêu nhân hậu - Lâm Xuân Vi
Đọc hồi ký Đặng Nhật Minh - Lê Hải*
Những Cuộc Dịch Chuyển Trong “Ngày Linh Hương Nở Sáng”(*) - Hoàng Thụy Anh
Bút pháp Phùng Văn Khai qua tiểu thuyết “Hồ đồ” - Đặng Văn Sinh
Đinh Như Thúy - Ngày linh hương nở sáng. - Khổng Ðức
Lửa đắng, sự lệch pha trong thế cờ cải cách hành chính - Đặng Văn Sinh
Cùng một tác giả
Quê Mẹ (truyện ngắn)
Hiện tượng học (tiểu luận)
Bàn về mỹ nghệ (nghệ thuật)
Việt Nam là gì? (nghệ thuật)