Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
768
116.612.923
 
Triết học cách mạng cho khoa học
Lê Hải*

 

Triết gia Thomas Samuel Kuhn (1922-1996) được từ điển triết học của ĐH Stanford đánh giá[1] là “một trong số các triết gia khoa học nhiều ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20, mà có lẽ là người ảnh hưởng nhiều nhất. Tác phẩm Cấu trúc của các cuộc Cách mạng khoa học[2] là một trong số các đầu sách được trích dẫn nhiều nhất trong mọi thời đại.” Nghiên cứu lịch sử phát triển của các ngành khoa học mà theo cách hiểu của ông chủ yếu là khoa học tự nhiên, Kuhn đưa ra các qui luật mà ngay chính ông cũng không ngờ là đã tác động mạnh và thậm chí làm thay đổi toàn bộ[3] ngành khoa học xã hội trong nửa sau của thế kỷ 20. Triết học cách mạng trong khoa học của Kuhn cũng tương tự[4] như qui luật lượng biến thành chất trong triết học Mác.

 

Được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1962[5], công trình của Kuhn là kết quả của 15 năm nghiên cứu, bắt đầu từ vị trí một sinh viên tốt nghiệp ngành vật lý lý thuyết, sang nghiên cứu lịch sử khoa học để phục vụ giảng dạy, và rồi đi theo tiếng gọi của triết học khoa học. Với kiến thức cơ bản từ ngành khoa học tự nhiên mà phải làm việc trong môi trường của các nhà khoa học xã hội, Kuhn đã chú ý đặc biệt đến phạm trù paradigm[6] tức là khái niệm do chính ông đặt ra để mô tả kết cấu của một ngành khoa học, thay đổi theo thời gian. Tại Việt Nam khái niệm này được bộ giáo dục và đào tạo thể hiện qua hệ thống (nội dung của) mã ngành, tức là các định chuẩn được công nhận cho mỗi ngành khoa học. Nguyên nghĩa Hi Lạp của paradigmparadeigma, xuất phát từ động từ para-deiknumi tức là chỉ ra cái nằm bên trên, dùng trong tác phẩm Timaeus của Plato. Trước Kuhn, ngôn ngữ học gọi paradigm là hệ thống chia động từ, còn Ferdinand de Sausseur thì dùng để mô tả nhóm các phần tử tương tự. Từ điển mạng Merriam-Webster định nghĩa[7] đây là khung - framework - lý thuyết hoặc triết học, còn Bách khoa toàn thư Britannica thì diễn nghĩa[8] đó là nhân sinh quan trong hệ thống khái niệm – conceptual world view.

 

Khi xuất hiện các phản ví dụ, tức là những trường hợp ngoại lệ đánh đổ giá trị của lý thuyết, mà Kuhn gọi là anomalies, thì ngành học đi vào trạng thái khủng hoảng – crisis, kéo theo sự thay thế của một hệ thống paradigm khác tạo ra cuộc cách mạng. Toàn bộ tư duy được xây dựng từ những ngạc nhiên của ông khi còn là một nhà vật lý lý thuyết, tìm đọc[9] tác phẩm về vật lý của Arystotle với nhân sinh quan được trang bị từ vật lý học Newton, và phát hiện thấy hoặc là tiền nhân không biết gì về vật lý, hoặc ngược lại, bản thân mình không hiểu những gì Arystotle trình bày. Và cứ như thế, chính bản thân Kuhn cũng tạo ra khủng hoảng mang tính cách mạng cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn, để hôm nay các lý thuyết gia trong ngành này không thể nào không đọc và không nhắc tới Thomas Samuel Kuhn trong công trình của mình. Khái niệm paradigm trở thành thuật ngữ quen thuộc được nhiều ngành học nhắc tới. Lý thuyết của ông cũng có thể coi là cầu nối cho hai hệ  thống ngành học vốn được coi là hoàn toàn khác nhau. Thậm chí trước đó Kuhn còn không coi các ngành xã hội và nhân văn là khoa học. Sau Kuhn, các nhà khoa học xã hội phải hướng tới các chuẩn mực mới để xây dựng ngành của mình thành một bộ môn khoa học. Qua tác phẩm của Kuhn, chuyên gia từ các ngành tự nhiên cũng dễ dàng tìm thấy con đường để cân chỉnh và bước chân vào các ngành xã hội và nhân văn một cách chuyên nghiệp.

 



[1] Trang mạng dành riêng ở địa chỉ http://plato.stanford.edu/entries/thomas-kuhn/

[2] Kuhn, Thomas S. (1962, 1970) 1996, The Structure of Scientific Revolution, University of Chicago Press. Tác phẩm đã được Chu Lan Đình (Chu Trung Can) dịch sang tiếng Việt và NXB Tri Thức phát hành năm 2009, giới thiệu tại buổi tọa đàm Khoa học luận tháng 11/2010

http://www.quyphanchautrinh.org.vn/index.php?route=catalog/newsdetail&menuid=&id=defaultContent753. Mục lục sách có thể tham khảo ở hiệu sách mạng http://www.nhasachgiamgia.com/chinh-tri-triet-hoc/cau-truc-cac-cuoc-cach-mang-khoa-hoc.

[3] Như đánh giá của chuyên gia hàng đầu trong ngành xã hội học Ba Lan GS Jerzy Szacki 2003, [Lịch sử tư tưởng xã hội học] Historia myśli sociologicznej, PWN. Đây cũng là đánh giá tương tự trong bộ sách giáo khoa trên mạng của chương trình BBC h2g2 http://www.bbc.co.uk/dna/h2g2/A2280674

[4] Chương liên quan được đăng lại trên trang mạng của hội lý luận Mác-xít

http://www.marxists.org/reference/subject/philosophy/works/us/kuhn.htm

[5] Như tác giả thuật lại trong lời mở đầu. Bài viết này sử dụng bản in lần thứ ba vào năm 1996.

[6] Khái niệm này được Bùi Văn Nam Sơn dùng trong tiếng Việt là “hệ hình”, như trong bài giới thiệu trên SGTThttp://sgtt.vn/Khoa-giao/141023/Cach-mang-trong-khoa-hoc.html. Có nơi còn dịch là “mẫu hình” hay “mẫu hình khoa học” như trong bài giới thiệu của NXB Tri Thức, lưu ở

http://www.sunlaw.com.vn/news/cau-truc-cac-cuoc-cach-mang-khoa-hoc.aspx. Ngoài ra còn có các từ tương đương như là “mẫu chuẩn”, “khuôn mẫu”, “mẫu thức”, “chuẩn thức” v.v. như dịch giả giới thiệu trong phần ghi chú, hoặc là “mô thức” như trên Wikipedia tiếng Việt http://vi.wikipedia.org/wiki/Mẫu_hình. Bài giới thiệu của Nhị Linh đưa thêm chữ “phạm thức” http://nhilinhblog.blogspot.com/2009/05/con-het-cuoi-tuan-thi.html. Bài giới thiệu của Nguyễn Quang A đưa thêm chữ “khung mẫu” nhưng gợi ý nên để nguyên từ gốc

 http://www.idr.edu.vn/diendannghiencuu/showthread.php?t=2689

[9] Quá trình này được kể lại trong bộ sách do MIT xuất bản năm 1987, The Probablistic Revolution, Volume I: Ideas in History, Lorenz Kruger, Lorraine J Daston và Michael Heidelgerger biên tập, trang 7-22, lưu trên mạng ở địa chỉ http://www.units.muohio.edu/technologyandhumanities/kuhn.htm.

Lê Hải*
Số lần đọc: 2264
Ngày đăng: 06.07.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thơ Du Tử Lê - Nguyễn Vy Khanh
Thế-kỷ tiểu-thuyết 1 - Nguyễn Vy Khanh
Thế-kỷ tiểu-thuyết 2 - Nguyễn Vy Khanh
Các nhà văn nói về Môn Văn. - Yến Nhi
Triết học đại học - Lê Hải*
Nghĩ Về Đề Tài Chiến Tranh, Tình Yêu Và Siêu Hình, Trong Thơ Luân Hoán - Trần Văn Nam
Bàn Thêm Một Số Nhận Định Văn Chương Ở Sách Giáo Khoa - Trầm Thanh Tuấn
Trần Dzạ Lữ, nhà thơ hát dạo bên trời - Nguyễn Vy Khanh
Luân Hoán, nhà thơ Thế Hệ Chiến tranh - Phạm Văn Nhàn
Phong Kiều dạ bạc , Ngàn Năm Âm Vang - Trầm Thanh Tuấn
Cùng một tác giả
Quê Mẹ (truyện ngắn)
Hiện tượng học (tiểu luận)
Bàn về mỹ nghệ (nghệ thuật)
Việt Nam là gì? (nghệ thuật)