Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
459
115.987.939
 
Ô mê ly
Thụy Vi

Tranh vẽ miền quê, từ lâu nay tôi vẫn ngây ngất trước bức họa “Ánh lửa trong nhà”  bằng màu nước thật thâm trầm của họa sĩ Nguyễn Đồng. Còn về dòng nhạc miền quê, tôi mê nhất Hương xưa thật êm ả của Cung Tiến. Đặc biệt, khi nghe bản Ô mê ly rộn rã của Văn Phụng thì chắc chắn mọi buồn phiền, hệ lụy cuộc đời sẽ trôi đi tuồn tuột.

 

 

Bức màu nước Ánh lửa trong nhà của Họa sĩ Nguyễn Đồng.

 

Theo Wikipedia, nhạc sĩ Văn Phụng tên thật là Nguyễn Văn Phụng sinh năm 1930 tại Hà Nội trong một gia đình tám anh em mà ông là thứ hai. Học đàn dương cầm từ nhỏ, được sự chỉ dạy của hai giáo sư dương cầm là bà Perrier và bà Vượng, năm 1945 Văn Phụng đã đoạt giải nhất độc tấu dương cầm trong một cuộc tuyển lựa tại Nhà hát lớn Hà Nội với nhạc phẩm La Prière d’Une Vierge. Năm 1948 cũng là năm Văn Phụng sáng tác ca khúc đầu tay Ô mê ly trong một lần vui đùa ca hát cùng bạn bè. Ông thường trình diễn nhạc phẩm này tại những vũ trường ở Hà Nội. Bài hát đã được hoan nghênh đón nhận và kể từ đó tên tuổi Văn Phụng được giới yêu nhạc chú ý.

 

Ngày trước, trong những giọng ca nữ, không ai hát bài này hay hơn Thái Thanh. Giọng bà đủ cao để diễn tả đầy đủ hình ảnh trong một không gian bao la - Này là cánh đồng rộng rãi với gió lướt, mây trắng, mưa rơi, nắng lên – Bà đủ tình cảm mang tiếng hát thôn nữ từ đám lúa xanh nõn nà như xuân sắc bay vút lên…. Bài hát này được thu thanh với ban nhạc Thăng Long đã lâu, lúc đó bà còn trẻ nên giọng của bà nhả ra thật nũng nịu.

 

Vào năm 1993 giữa một Sài Gòn sôi động, có một nữ ca sĩ khiến Văn Cao chảy nước mắt khi ông nghe cô trình bày những ca khúc của ông thật hay. Ông cảm động đến hãnh diện khi nói “Đầu đời nhạc Văn Cao có Kim Tiêu. Cuối đời nhạc Văn Cao có Ánh Tuyết …” Báo chí sau đó đồng loạt viết về Ánh Tuyết như một hiện tượng trong làng âm nhạc Việt Nam, đặc biệt với những ca khúc của Văn Cao.

 

Ánh Tuyết không phải chỉ chinh phục người nghe vớiỉ những ca khúc của Văn Cao. Năm 2000 Ánh Tuyết hát Ô mê ly. Giọng hát rõ lời, véo von luyến láy thật tươi trẻ những điệp khúc chạy rào rào thật nhanh thật tuyệt vời của cô một lần nữa lại chinh phục khán thính giả, kể cả những người nghe khó tính nhất.

 

Ô mê ly, mê ly!

Ô mê ly, mê ly đời ta!

Ô mê ly đời sống với cây đàn

Tình tính tang dạo phím rồi ca vang

Chiều êm êm nhìn phía xa mây vàng

Giục lòng ta dạo khúc ca với đàn

Một chiều mưa ta hát vang "Mưa rơi!"

Rồi cùng ta mưa đáp: "Cho tươi đời!"

Một ngày nắng ta hát vang: "Nắng tươi!"

Đàn cầm tay say sưa hát là nguồn vui

Gió sớm đã về, cùng tiếng hát tiếng cười

Thấp thoáng bóng người ngoài đám lúa cất lời

Thấy tiếng hát cười là gió sớm đến mời: "Người ơi, đàn đi!"

Ô mê ly, mê ly!

Ô mê ly, mê ly đời ta!

Đứng giữa cánh đồng nhìn ánh nắng phớt hồng

Có tiếng hát chòng từ đám lúa lướt về

Thoáng thấy tiếng nàng và thoáng có tiếng cười, đàn ta hòa vang

Ô mê ly, tơ duyên!

Ô mê ly, khúc ca triền miên!

Ô mê ly đời sống bao duyên tình

Trời về trưa ngồi dưới hàng cây xanh

Nhìn bao la đồng lúa xa xa mờ

Đàn hòa vang tựa sóng xô đến bờ

Đường về thôn em bé vui câu ca

Giục hồn thơ tha thiết yêu quê nhà

Đàn cùng ta reo khúc ca chơi vơi

Nhạc còn vang nhịp nhàng đưa ngàn nơi. (*)

 

http://www.youtube.com/watch?v=ie0wTPuKFvc

 

Nhạc phẩm: Ô mê ly

Sáng tác: Văn Phụng

Biểu diễn: Ánh Tuyết

 

Nhạc đã trổi lên rồi, nào chúng ta hãy tay cầm tay say sưa nhún nhẩy trong một tâm trạng thoáng đạt. Hãy bước qua khung cửa chật hẹp để thấy những ruộng đồng bát ngát phiêu bồng… Và hát vang lên Ô mê ly, mê ly đời ta... /.            

                                          

(Chào mùa Xuân 2011 của Michigan)

 

(*) Lời bài hát Ô mê ly của nhạc sĩ Văn Phụng.

Thụy Vi
Số lần đọc: 5962
Ngày đăng: 18.05.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Việt Nam - Hình Bóng Quê Xưa - Nguyễn Trọng Khôi
Tiến thoái lưỡng nan - Trinh Công Sơn
Một thời ghi dấu, Ca khúc Nguyễn Trọng Khôi, Thương tiếc Nguyễn Đức Quang - Nguyễn Trọng Khôi
Một vài cảm xúc âm nhạc qua trường ca Con Ðường Cái Quan của Phạm Duy - Phạm Văn Kỳ Thanh
Câu chuyện về một nhà xuất bản âm nhạc - Lê Huỳnh Lâm
Tâm Lý Nhạc Sến - Trần Kiêm Ðoàn
Hội thảo nhạc trẻ thiếu người trẻ - Nhiều Tác Giả
Nhạc sĩ Văn Lưu : Âm nhạc- sự hòa quyện giữa tính hào hung và trữ tình - Võ Tấn Cường
Nhớ dòng An Giang ngày ấy - Ngữ Yên
Đoàn Chuẩn - Nhạc sĩ của mùa thu - Nguyễn thụy Kha
Cùng một tác giả
Tình Rụng (truyện ngắn)
Ghi…vụn! (tạp văn)
Rừng câm (truyện ngắn)
Mê khúc (truyện ngắn)
Chim hót bên trời (truyện ngắn)
Tình Ơi! (truyện ngắn)
Miền Chim Hát (truyện ngắn)
Tình Xanh (tạp văn)
Di Chúc (thơ)
Ô mê ly (âm nhạc)
Trước, Sau (tạp văn)
Phố Nhạc Xanh (tạp văn)
Nói Hay Không Nói? (đối thoại)
Thả Tình (tạp văn)
PHÍA CUỐI CHÂN TRỜI (truyện ngắn)