Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
482
116.586.564
 
Nhà văn Kinh Dương Vương nói về vụ phim “Đường kiến”: Tôi tin theo chiều hướng tích cực với lời giải thích của đạo diễn Thiều Hà Quang Nghĩa
Nhiều Tác Giả

Kinh Dương Vương là một tác giả của VCV, anh vừa trở về VN trong 3 ngày nay, anh gửi bài PV này cho VCV, nhân đ ây VCV cũng trả lời các bạn có thư hỏi và chất vấn về sự kiện phim “Đường kiến”. Có lẻ đây là trường hợp hiếm đối với VCV về chuyện đạo này đạo nọ, dù xảy ra khá nhiều, BBT bàn có nên đưa lên web không, và cuối cùng quan điểm đưa tin lên thắng thế, với các lý do: Đã không trao đổi, xin phép, tự động chỉnh ý mà không cần biết tác giả, (có một tờ báo nọ, có tiếng nhất đất SG, bảo rằng có một vài trang mạng và báo chí nước ngoài lên tiếng, thưa bạn, VCV ở ngay SG và lên tiếng sớm nhất, và truyện cũng đăng trên VCV rồi, bạn phóng viên ú ớ ạ.), thứ đến đã lấy truyện mà còn tham gia dự thi ( và phát biểu là do hoàn cảnh của mình mà có ý tưởng này, thì thú thật không còn gì để nói cả. Đáng sợ nhất là ăn cắp một cách nghênh ngang…Vài lời giải trình với các bạn. VCV

 

Việt Weekly: Tác giả Kinh Dương Vương chính thức dành cho Việt Weekly một cuộc phỏng vấn nói về sự kiện phim “Đường kiến” của Thiều Hà Quang Nghĩa, cũng như chia sẻ của ông về truyện ngắn này.

 

° Etcetera ghi

 

Về sự kiện phim “Đường kiến” của đạo diễn Thiều Hà Quang Nghĩa

 

VW: Chào nhà văn Kinh Dương Vương, ông biết đến sự kiện bộ phim “Đường kiến” của đạo diễn Thiều Hà Quang Nghĩa đoạt giải “Cánh diều bạc” từ nguồn nào?

 

Kinh Dương Vương (KDV): Tôi đọc thông tin này trên mạng VietnamXpress, tường thuật lại buổi phát thưởng “Cánh diều vàng” ở Việt Nam, và bộ phim “Đường kiến” của đạo diễn Thiều Hà Quang Nghĩa đoạt giải “Cánh diều bạc.” Tôi thấy nội dung của bộ phim đúng là trùng với một truyện ngắn của tôi.

 

VW: Giống ở mức độ nào?

 

KDV: Khoảng 90%. Có thể nói đây là một chuyển thể từ truyện thành phim, chứ không thể nói là dựa theo ý tưởng được. Tôi có viết điện thư hỏi tác giả bài báo đó. Sau đó, tôi nhận được thư xin lỗi của đạo diễn Thiều Hà Quang Nghĩa. Cậu ấy có nói là có ý tìm kiếm tác giả truyện ngắn, nhưng không biết kiếm ở đâu để xin phép. Cậu ấy cũng cho biết tiền thưởng của bộ phim được 7 triệu đồng, cậu sẵn sàng chia một nửa cho tôi (cười). Tôi có trả lời cho cậu ta, chuyện đã bùng nổ trên mạng. Giữa hai cá nhân, tôi cũng không chấp nhất gì, cứ rút kinh nghiệm để lần sau làm cho tốt hơn. Còn chuyện tiền bạc không thành vấn đề. Còn vấn đề dư luận công chúng thì cứ giải quyết theo tinh thần chung.

 

VW: Về mặt dư luận công chúng, theo ông nên có cách nào giải quyết cho tốt đẹp đôi bên?

 

KDV: Về mặt công chúng, tôi nghĩ đạo diễn Quang Nghĩa nên chính thức nói rõ vấn đề, để mọi người hiểu về nguồn gốc của kịch bản để tránh ngộ nhận thêm.

 

VW: Ông có dự tính gì về vấn đề Ban giám khảo chấm giải cho phim “Đường kiến”?

        

KDV: Có thể Ban giám khảo cũng không biết chuyện này. Tôi chưa nói gì với họ hết. Việc đó không thuộc nhiệm vụ của họ, nếu họ biết thì sự việc đã khác. Ban giám khảo chỉ thấy phim hay, chấm hạng và trao giải, vậy thôi.

 

VW: Cho tới giờ phút này, Ban giám khảo chưa liên lạc gì với ông?

 

KDV: Chưa. Họ chưa nói gì với tôi.

 

VW: Nếu Ban giám khảo giữ im lặng, không nói gì, ông sẽ làm gì?

 

KDV: Có thể tôi sẽ viết thư nhắc nhở Ban giám khảo phải thận trọng hơn trong tương lai, đối với những phim đoạt giải để không bị lập lại chuyện xảy ra vừa rồi.

 

VW: Giả dụ, Ban giám khảo khi quyết định rút lại giải thưởng “Đường kiến” ông nghĩ sao?

 

KDV: Tùy ở họ. Nếu họ nghĩ chuyện đó là đúng, tôi không có ý kiến gì.

 

VW: Là người hoạt động trong ba lãnh vực văn học nghệ thuật, làm thơ (bút hiệu Dung Nham), viết văn (bút hiệu Kinh Dương Vương), vẽ tranh (bút danh Rừng), theo ông khuynh hướng cóp nhặt, chôm ý, đạo văn có thường xuyên xảy ra không? Và ông có bao giờ bị “ảnh hưởng” nặng bởi một tác giả nào khác mà không muốn nói ra không?

 

KDV: Chuyện sáng tác bị ảnh hưởng bởi người này hay người khác trong nghệ thuật từ tư tưởng, style này kia, tôi cho là chuyện bình thường. Ai cũng bị ảnh hưởng lẫn nhau. Nhưng đàng này, cậu Quang Nghĩa “bê nguyên xi” hay gọi là nhẹ nhàng hơn là “đạo” thì tôi thấy, lâu nay, trong giới sáng tác Việt Nam có tình trạng này. Không riêng gì trong điện ảnh, mà trong âm nhạc, hội họa cũng nhiều. Có nhiều bức tranh chép y hệt, triển lãm dự thi, đoạt giải mà ban giám khảo cũng không biết. Tôi thấy hiện tượng này không được lành mạnh trong xã hội Việt Nam hiện nay. Theo tôi, văn hóa ngày càng đi xuống, nên người ta không còn tự trọng. Có khi họ làm một cách hồn nhiên, cho đến khi bị khám phá ra, mới thấy đó là tầm bậy. Như trường hợp cậu Nghĩa này giải thích, nói rằng có một cậu Hoàng nào đó gợi cho cậu Nghĩa ý tưởng qua truyện “Đường kiến.” Tôi nghĩ cậu Hoàng chắc chắn có đọc truyện của tôi. Truyện “Đường kiến” gần đây nhất được đăng lại trên mạng vanchuongviet.org. Việc tìm ra nguồn, tác giả gởi tới một trang web đâu có khó gì. Và khi phim đoạt giải, cậu Nghĩa cũng lờ đi, không nói tới kịch bản được lấy ý từ đâu. Sau sự kiện vỡ lở, cậu Nghĩa có nói là phần đầu của phim, đã có đề là “Phim này lấy ý tưởng từ truyện Đường Kiến của tác giả Kinh Dương Vương.” Tôi tin theo chiều hướng tích cực với lời giải thích của đạo diễn Thiều Hà Quang Nghĩa, cũng không muốn cậu bị rắc rối làm gì. Cậu Nghĩa còn trẻ, có thể vô tình thế thôi.

 

Về truyện ngắn “Đường kiến” của Kinh Dương Vương

 

VW: Xin ông cho biết nội dung chính của truyện ngắn “Đường kiến”?

 

KDV: Truyện “Đường kiến” viết và đăng trên báo Văn năm 1969. Đây là giai đoạn chiến tranh ác liệt ở Việt Nam. Tôi lấy bối cảnh thời chiến để viết nên một truyện ngắn. Sau một trận đánh ác liệt, chuyện kể về hai người lính VNCH đi từ trong rừng tìm đường ra ngoài căn cứ. Một người tên Hoàng. Anh Hoàng bị một mũi chông của phía người thượng gài, xuyên qua bụng. Anh Hoàng chết. Anh lính chôn cất bạn xong, đói lả, nằm vật ra đó. Khi tỉnh dậy, anh ta thấy một đàn kiến bò ngang. Trên miệng mỗi con kiến có ngậm một hạt màu trắng. Anh lính bắt con kiến, bóp hạt trắng, biết là hạt cơm. Lần ngược theo đàn kiến, đi ngược lại đường, anh lính thấy một xác chết của anh du kích VC địa phương nằm, mới chết. Cạnh xác chết du kích có một gói cơm, bị kiến cắn và tha từng hạt cơm đi. Anh lính ăn bọc cơm, tỉnh người. Sau đó, anh nghĩ phải có một nghĩa cử nào đó với xác chết. Anh đào một cái hầm, định chôn xác chết. Thế nhưng khi cúi xuống, nâng xác chết, thì những trái lựu đạn gài dưới xác chết nổ tung. Anh lính cũng chết theo.

 

VW: Các nhân vật trong chuyện, từ khởi đầu cho tới phút cuối đều chết. Ai là người chứng kiến để kể lại, như vậy hẳn là chuyện hư cấu 100%?

 

KDV: Tất nhiên là hư cấu. Tôi là tác giả truyện, tôi dựa theo tài liệu trong chiến tranh, xảy ra rất thường. Tôi phải biết lối gài chông của phe du kích. Tôi phải biết kỹ thuật thật rồi hư cấu thêm.

 

VW: Chiến tranh Việt Nam trải qua khá lâu, một thế hệ mới đã hình thành, nhưng một truyện ngắn viết và đăng từ năm 1969 tới nay vẫn được dựng lại thành phim, lại đạt giải thưởng điện ảnh. Như vậy những ý tưởng về chiến tranh vẫn còn là những bài học dính liền với nhiều thế hệ qua tác phẩm văn học hay điện ảnh. Ông nghĩ gì về sự chọn lựa của đạo diễn Quang Nghĩa và sự chấm giải thưởng ở trong nước cho đề tài chiến tranh này?

 

KDV: Nếu nói về cái tôi của mình, cũng không phải là điều tốt. Tuy nhiên, tôi muốn chia sẻ về chuyện viết văn. Tôi từng có một độc giả từng đọc truyện ngắn của tôi khi gặp tôi, 30 năm sau, họ nhắc và kể lại câu chuyện vanh vách. Cho thấy cốt truyện đã in sâu trong tâm thức của họ. Bắt họ xúc động và nhớ. Tôi không viết những gì không đáng viết. Những gì tôi muốn viết là vì có cái gì đó thôi thúc, buộc tôi phải viết. Tôi không viết lan man như đi dạo chơi. Ngoài truyện “Đường kiến” ra, tôi có viết truyện “Phiên chợ” tả cảnh hai đứa bé lấy máu người cha du kích bị chết đạn, nặn máu cha vào trong mấy con sò để chơi đồ hàng. Đứa chị hái mấy cái lá “làm tiền giả” đến mua cho thằng em bán bánh làm bằng máu cha mình. Đó là những chuyện tôi nghĩ và viết. Nếu không đọc thì thôi, chứ đã đọc văn của tôi, thường có một cái gì khiến người ta phải nhớ. Đề tài chiến tranh, đối với những người từng kinh qua nó, thường thấy trong truyện tôi viết có một cái gì rất riêng, độc đáo. Bằng chứng là hai cậu Nghĩa và cậu Hoàng khi chọn truyện của tôi để dựng phim, họ cũng chỉ ngoài 30 tuổi, đâu có biết chiến tranh là gì. Nhưng truyện ngắn của tôi gây ấn tượng cho họ, nên họ chọn để làm phim. Chuyện này cũng làm cho tôi vui, vui vì một thế hệ hậu chiến, vẫn còn cảm được một đề tài hóc búa như vậy.

 

VW: Năm nay đầu tiên, giải “Cánh diều vàng” chọn phim “Đường kiến” là thể loại phim ngắn đoạt giải. Trong giai đoạn Việt Nam đang đi vào nền kinh tế phát triển, nhưng Ban giám khảo vẫn chọn cho giải phim chiến tranh, ông thấy rằng đây là một chọn lựa đáng suy nghĩ?

 

KDV: Ban giám khảo phim là những người làm nghệ thuật, họ bị xúc động bởi bộ phim của Thiều Hà Quang Nghĩa từ truyện “Đường kiến” vì thấy cốt truyện, bộ phim liên quan đến đời sống của con người. Mặc dù chiến tranh đã qua, nhưng bài học thể hiện tình người, nên được chọn cho giải thưởng./.

Nhiều Tác Giả
Số lần đọc: 2317
Ngày đăng: 30.03.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Vài Suy Nghĩ Về Đám Tang Cố Học Giả Nhà Thơ Phạm Công Thiện - Quỳnh Thi
90% Thanh Niên Nông Thôn Quê Tôi Không Biết Làm Nghề Nông - Hoàng Trọng Muôn
Ra mắt tuyển tập kỷ niệm 10 năm ngày mất Trịnh Công Sơn - ánh nến và bạn bè - Nhiều Tác Giả
Một Câu Hỏi Lớn Không Lời Đáp? - Hoàng Hưng
Bài Phát Biểu Tại Lễ Nhận Giải Của Quỹ Giải Thưởng Phan Châu Trinh - Lại Nguyên Ân
‘Đường kiến’ - phim ngắn đoạt Cánh Diều Bạc là tác phẩm ăn cắp nội dung và tên truyện. - Nhiều Tác Giả
Trường thơ Loạn, những cái tôi đầy đối cực - Nguyễn Thị Quyên
Đường TrỊnh Công Sơn Sẽ Thành “Không Gian Văn Hóa Trịnh” - Võ Quê
Một bức thư từ Nhật bản của TS Hà Minh Thành - Hà Minh Thành
Thư gửi bạn đọc nhân Kỉ niệm 23 năm ngày mất của Nhà thơ Quang Dũng tháng 10 năm 2011. - Bùi Phương Thảo
Cùng một tác giả
Chia Buồn (văn hóa)
Tin buồn (văn hóa)
Cảm tạ (văn hóa)
Tin buồn (văn hóa)
CHIA BUỒN (văn hóa)
Tin buồn (văn hóa)
Tin buồn (văn hóa)
Tin buồn (văn hóa)
Tin buồn (văn hóa)
Tin buồn. (văn hóa)
Tin buồn (văn hóa)
Tin buồn (văn hóa)
Tin Buồn (văn hóa)
Phở Việt Nam (văn hóa)
CƠN MÊ (thơ)