Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
874
116.513.832
 
Đọc thơ Huỳnh Thúy Kiều “ Giấu anh vào cỏ xanh”
Khổng Ðức

Đọc thơ là một sự phiêu lưu trong sự đổi mới, một hành vi sang tạo,,   sụ khởi thủy miên viễn, tái sinh sự ngạc nhiên. Khỏi thủy không chỉ là một hành động – Edward Said  viết- nó cũng là cái tâm cảnh, một loại công tác, một thái độ, một ý thức.

(Reading poetry is an adventure in renewal, a creative act, a perpetual beginning, a rebirth of wonder. Beginning is not only a kind of action – Edward Said writes – it is also a frame of mind, a kind of work, an attitude, a consciousness}.

 

“ Giấu anh vào cỏ xanh ” đã được Nhị Ka viết một bài nhận xét với thái độ dè dặt và thận trọng, nên Ka Đại, hay Đại Ka (gọi tắt K.Đ ) phải viết thêm bài này, với bản chất và thái độ của một người vốn chẳng coi ai ra gì, dù già trẻ hay lớn bé, dân dã hay chức tước, nên cứ nói ngay nói thẳng, mất lòng thì chịu.

Đồng ý với Nhị Ka là tập thơ chia ra làm hai phần, từ bài 1 đến bài 16, cứ coi là phần thứ nhất, bỏ đi không nói đến. Vì nó đụng chạm đến những điều kị húy của riêng chúng tôi hay nhóm Bông Giấy cũng được, một là đất nước thái bình hơn 30 năm rồi nên không nhắc đến chiến chinh  nữa. Hai là huyền thoại Lạc Long Quân - Âu Cơ chẳng hay ho gì nên vứt đi, chuyện con người đẻ trứng là súc vật, nở trăm con không bao lâu ông bà chia tay, bà dẫn 50 lên non, ông đưa 50 xuống biển. Có gia đình nào sống hạnh phúc mà lại chia ly, vậy thì trước khi chia tay nhau đã xảy ra bao nhiêu chuyện hục hặc, đấm đá, chưởi bới… Sự kiện đó đã để lại cho dân tộc và đất nước bao chua cay, chia rẻ, đố kỵ…;nên mỗi khi có người nhắc đến con rồng cháu tiên là một sự sỉ nhục chứ chẳng hay ho gì, là kẻ thức giả nên biết điều đó. Có thể Ca Đại nói bậy, thì đó cũng là dĩ nhiên vì bản chất nó hay nói bậy nên ai muốn nghe thì nghe không thì thôi chứ không có tranh luận ở đây. Bây giờ hãy trở lại với thơ trong phần hai là từ bài thứ 17 trở đi, là bài “ Giấu anh vào cỏ xanh”, cũng là nhan đề của tập thơ. Nhị Ka cũng đã nhẹ nhàng liên hệ với những câu thơ trong truyện Kiều. Nhưng tôi thì phải xét kĩ những câu thơ trong bài này trước khi phân tích những câu thơ khác của HTK.

Tên người vốn có liên hệ  đến cả cuộc đời, nên không trách Thúy Kiều hay nói đến cỏ xanh, thì thúy là màu xanh biếc ở lông đuôi của loài chim bói cá, hơn nữa dân ở nông thôn như gắn liền với cây cỏ xanh. Nhưng giấu người yêu trong mùa xanh của cỏ, chđến chín mọng một mai sau, thì còn  dùng được vào đâu . Nhìn chung giấu trong cỏ rồi giấu với mưa bay, chắc con người đã thành đồ vật bỏ túi, nên giấu được trong lần tay áo, dẫu có thành búp bê vẫn là con người thu gọn với phép màu là nó sinh từ trứng cũng được đi, nhưng đến khi giấu vào tóc, có sợi chẻ hai, trói lang thang trong từng khoảnh khắc, nhớ mùi thơm mà biết lối tìm về, ý tưởng và hình ảnh khá hay, nhưng con người thành con chí rồi, và cuối cùng là giấu anh vào đất là chôn thể xác sao. Nhưng phân tích thơ theo lý tính là giết chết thơ, không còn thơ nữa mà thơ là phi lý tính, thơ là tiếng nói của nội tâm, tiếng nói của tình cảm. Thế giới của thi ca là thế giới thần bí, phi thuần lý, phi thực tế, thuộc về sự thô lậu của thần thoại. Người ta có thể định nghĩa trái lại, thi ca như là lý trí cao cả, mà lý trí cộng đồng không có khả năng. Cái giá trị đặc biệt của nó, với tính cách là công cụ nhận thức chính xác sinh ra điều nó sáng tạo như trong bầu trời riêng biệt, trong kích thước của sự vật không có lý lẽ suy luận; hoạt động của thi ca từ chối và hỗn hợp cái vô lý tính của lý tính con người mà nó tin đó là sở hữu cái bản chất của sự vật. Cho nên hình ảnh người yêu biến dạng thành đủ thứ có thể giấu được, để :

 

Khi buồn có bận ngóng trông

Ngước  mắt  nhìn đâu cũng dông bão

Bừng lên vệt sáng chân trời

 

Có điều làm tôi vô cùng ngạc nhiên, là ở cái xứ Đất Mũi  cùng tận xa xôi, tôi cũng chưa đến bao giờ, nghe đâu muỗi và đỉa là nhiều không chê, mà sao lại có được một nhà thơ nữ thuộc thế hệ gần 8X khá xuất sắc. Ngay ở phần một trong tập thơ, tôi chê không muốn   nhắc tới, nhưng  khi bất chợt đọc hai câu  trong bài “ Đi tìm dấu cỏ” cũng phải giật mình:

Nắng hoang dã  đựng trời xanh quẫy gió

Đêm trên cành rằm non rơi xuống vỡ ấu thơ

Câu thơ đã được xây dựng với những hình ảnh quá đẹp và cầu kỳ, không phải ai cũng làm được và hiểu được. Trong ánh nắng hoang dã của đồng quê mộc mạc chứa đựng cả một bầu trời xanh, với những ngọn gió làm chao đảo vạn vật. Đêm nằm trên cành rằm là phải nhớ đến câu thơ của Hàn Mặc Tử “ Trăng nằm sóng soải trên cành liễu, đợi gió đông về để lả lơi…”

Non rơi xuống là non dại  tự mình gây cho mình hay hoàn cảnh đẩy đưa đã gây ra sự đổ vỡ tuổi thơ. Nhưng đổ vỡ này là đổ vỡ đi tìm dấu cỏ, đi dự hội Đạp Thanh. Nên không lạ, suốt cả phần hai trong tập thơ, chỉ  một chữ “NHỚ’ là bao trùm hết. Giấu anh vào   cỏ xanh  cũng  chỉ vì nhớ     thôi, tiếp  theo  “ Đêm Sàigòn nằm nghe tiếng nhớ, Mắt mùa đông, Đông đang về gõ cửa ,v..v… Tài tình là đủ các thứ nhớ, mỗi cái nhớ đều khác nhau, tôi mơ màng rằng HTK có thể viết đến hàng trăm nỗi nhớ. Tôi không hề quen biết nhà thơ nữ Cà Mau này, nên không biết đã học thơ ở đâu, chịu ảnh hưởng thơ ai, trình độ học vấn ra sao, hay tự thiên phú, mà viết được những câu thơ tuyệt vời :

Chiều rải vàng mang nhạt nắng đi qua

Sao dốc nhớ bỏ miền thương trầm lặng?

( Ngày không anh )

Ngày tháng rộng dài ướp hy vọng vào hương khuya thầm kín

Réo an lành khép cho trọn cuộc bể dâu

( Đêm Sàigòn nằm nghe tiếng nhớ )

 

Xé lòng câu thơ chào đời trước dông bão

Gò ngực hoang gọi đêm đông ửng hồng tháng chạp

( Mắt mùa đông )

Tôi chỉ trích một đôi câu tiêu biểu, cái tuyệt vời ở đây trước tiên là sự cô đọng hàm súc với những hình ảnh  đẹp :  Chiều rải vàng , thật ra là ánh nắng vàng của trời chiều như trải ra, như mang màu vàng  đi qua; nhưng do tác giả bố trí sắp đặt các từ trong câu làm cho nó có một ý nghĩa mới, để bùng nổ cái điều mà vũ trụ chối từ diễn tả bằng ngôn ngữ minh bạch. Chiều ở đây không còn cái thông dụng của chiều thiên nhiên, mà nó đã thành chủ từ chủ thể, mỗi độc giả có quyền tái sáng tạo theo quan điểm của mình. Theo tôi thì Chiều ở đây chính là hình ảnh của tác giả, tự thấy cuộc đời của mình cũng đã ngả về chiều, mang nhạt nắng đi qua là hình ảnh của một thân phận cô đơn lạnh lẽo. Sao dốc nhớ bỏ miền thương trầm lặng? Muốn lãnh hội được ý nghĩa câu  này thì phải ý thức rằng “ ngôn ngữ của thi ca là ngôn ngữ của ráp nối”, nó thuộc về kiếp sống phù du mà lại mơ tưởng những hình thức vĩnh hằng, ca tụng những vẻ đẹp ảo bí và cái cá thể sâu xa, bằng cách khơi dậy sự im lặng và thương xót cho sự lầm lẫn. Đặt mọi vật trong sự liên hệ, nó chống lại sự chia cách, kết hợp bằng công việc của những phù hiệu hiện diện thay thế cho sự vắng mặt, sự vĩnh cửu và nhất thời, nó sáng chế ra một không gian ca tụng, ở đó có thể xen vào sự kêu ca phàn nàn (lời của J. Michel Maulpoix, thấy rất thích hợp cho sự diễn tả ý thơ, nên KĐ dịch ra mượn dụng), Sao bên dốc hố nhớ thương sâu xa phải giấu đi trong trầm lặng như cố tình xóa bỏ, như chưa có đợi chờ. Mà  rồi có xóa bỏ được đâu, vì:

“Bốn mùa thổi vào em thông thốc gió

……. Ngày không anh

Em giặt giũ nỗi buồn

Trắng tinh phiền  muộn

Phơi vào đêm phần phật bão dông

Đúng là trong thái độ im lặng tìm một ngôn ngữ, một hình ảnh để diễn tả, hình ảnh giặt giũ nỗi buồn, hết phiền muộn thành trắng tinh, phơi vào đêm  phần phật bão dông, cố giấu vẫn như hiển hiện những sự đay nghiến giày vò… Vậy phiền muộn có trắng tinh không, hay mãi mãi….

Tính hàm súc là câu thơ ít lời mà nhiều hình ảnh, lắm ý tứ. Thơ đúng nghĩa là hình ảnh, là ẩn dụ kín đáo, chính đó là sức hấp dẫn, là cái ma lực của tác phẩm. Những câu tiêu biểu của HTK vừa trích dẫn ở trên vô cùng kín đáo, xin  nhắc lại :

 

Xé lòng câu thơ chào đời trước dông bão

Gò ngực hoang gọi đêm đông ửng hồng tháng chạp

Câu thơ này là câu thơ mộc mạc đến tận cùng xé lòng viết cho anh, nó hồn nhiên ngây ngô như giây phút em chào đời trước dông bão - dông bão này khác với dông bão của đay nghiền dằn vặt mà là đầy tai ương của cuộc đời. Gò ngực hoang là ôm ngực hoang dại, tức tối đau khổ thất vọng, cất tiếng kêu gọi trong đêm đông là hình ảnh kêu gọi trong sự cô đơn lạnh lẽo, tuy nhiên vẫn đầy hi vọng vì là đêm đông của tháng chạp, phía chân trời xa chắc chắn có ánh bình minh ửng hồng.

HTK, theo tôi còn có một tài đặc biệt, là biết vận dụng những động từ như trong hai câu nêu trên :

Ngày tháng rộng dài ướp hi vọng vào hương khuya thầm kín

Réo an lành khép cho trọn cuộc bể dâu.

( Đêm Sàigòn nằm nghe tiếng nhớ )

Mưa tưới chiều vội vã

Bến ngây ngô giọt  nước đậu cánh buồm

Thân trần trụi tiễn heo may vào khuya trở rét

( Mắt mùa đông )

Những động từ ướp, réo, khép, tưới, đậu, tiễn, vv…có tác dụng như là những nhãn tự làm cho hình ảnh trong thơ vô cùng sống động . Hay những câu như :

Ngực phù sa đẫm hương bùn anh cứ nhấm nháp từng nhịp đập

Và em sẽ chẳng đi lạc con đường trăng khuyết tới hừng đông

( Không đề cho anh )

Và nhà thơ trước hết là người thợ ngôn từ, người thực hiện, tạo hình ngôn ngữ (The poet is first of all a language worker, a marker, a shaper of language.)Bài thơ là một hành vi vượt ra ngoài ngữ nghĩa ngôn từ, bởi vì những gì đang được nói đến luôn luôn tách ra khỏi cái cách mà nó đang nói. The poem is an act beyond paraphrase, because what is being said is always inseparable from the way it is being said. ( Edward Hirsch). Nôm na là ý tại ngôn ngoại. HTK chỉ cần trau luyện thêm  cái thủ pháp “ vị ngoại vi “ hay  “huyền ngoại huyền” tức là cái dư âm dư vị ở phía sau bài thơ là thơ của Đất Mũi sẽ toàn bích./.

(7-2010)

Khổng Ðức
Số lần đọc: 2337
Ngày đăng: 28.07.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Xuân Diệu, Trong Những Năm 1954-58 -1 - Lại Nguyên Ân
Xuân Diệu, Trong Những Năm 1954-58 -2 - Lại Nguyên Ân
Xuân Diệu, Trong Những Năm 1954-58 -3 - Lại Nguyên Ân
Trò Chơi Ẩn Dụ Trong Tháp Nghiêng - Hoàng Thụy Anh
Nguyễn Hồng Quang Trong Bóng Tối Nhìn Ra Ánh Sáng - Lương Văn Chi
Người “sục tìm trong khoảng biếc” thi ca - Nguyễn Hoàng Sơn
Ám ảnh thời gian trong thơ Trương Đăng Dung - Hoàng Thụy Anh
Đến Với “Điềm Nhiên Cỏ” Của Hoàng Công Hảo - Võ Thị Như Mai
Thơ ẩn hiện giữa đời (*) - Huỳnh Như Phương
Món Quà Của Tình Yêu - Trần Hữu Dũng
Cùng một tác giả
Nhân đọc bài (tạp văn)
Bức thư rơi… (truyện ngắn)
Thi Tính Tự Do (tiểu luận)
Khí hạo nhiên (tiểu luận)
Thần tứ (tiểu luận)
Thế giới thơ… (tiểu luận)
Mỹ học tiếp thụ (nghệ thuật)
Con tim nhà thơ… (nghệ thuật)